2.1.1. Giới thiệu về địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung, nằmtrong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tỉnh Quảng Nam nằm trong tọa độ địa lý khoảng 108026’16” đến 108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng - đô thị lớn nhất của miền Trung, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Kon Tum, phía Nam là hệ thống cảng biển Kỳ Hà và sân bay Chu Lai, nằm kề khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất của tỉnh Quảng Ngãi - là khu công nghiệp lớn của Việt Nam trong tương lai.
Quảng Nam là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình Khu Kinh tế mở, lại có 2 di sản văn hóa (Khu Di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An) được thế giới công nhận. Do đó, có thể nói Quảng Nam chứa đựng nhiều tiềm năng, cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ…
Diện tích: 10.406 Km2
Dân số: gần 1,5 triệu người (2004)
Các dân tộc: Kinh, CơTu, Hoa, Xê Đăng, Cadong, Mơ Nông, Giẻ Triêng, Cor Đơn vị hành chính: Tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính: 02 thành phố, 01 thị xã và 15 huyện:
- Các huyện miền núi (9 huyện): Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My.
- Các huyện đồng bằng (6 huyện): Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh.
- Thành phố: Tam Kỳ và Hội An - Tỉnh lỵ: Thành phố Tam Kỳ.
Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển, Quảng Nam - với ý nghĩa là vùng đất rộng lớn về phương Nam - được hình thành từ khá sớm và được biết đến là “đất khoa bảng”, “đất địa linh nhân kiệt”, “đất văn hóa” nơi đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài danh, hào kiệt. Không những thế, nói đến Quảng Nam là nói đến mảnh đất “trung dũng kiên cường”, giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng đã sinh dưỡng những danh nhân kiệt xuất, những Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức được tái lập.Với vị trí địa lý của mình, Quảng Nam có điều kiện tương đối thuận lợi trong quan hệ và giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước và nước bạn láng giềng. Quảng Nam còn là một trong số rất ít địa phương trong cả nước có cả sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ 1A, là nơi triển khai mô hình Khu kinh tế mở đầu tiên trong cả nước với những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Ngoài ra, với 2 di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội An, những làng nghề truyền thống đặc sắc và các lễ hội độc đáo, đây là vùng đất hứa hẹn nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành kinh tế du lịch.
2.1.2. Đặc điểm về nguồn tài nguyên
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí trung bình 84%, lượng mưa bình quân năm 2.000 - 2.500 mm, tập trung trong các tháng 9, 10, 11. Nhiệt độ trung bình năm 250C, mùa đông dao động trong khoảng 20 - 24 0C, mùa hè 25- 30 0C.
Tài nguyên rừng: Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỉ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30.000.000m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng già ở Quảng Nam hiện có khoảng 10.000 ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc huyện Nam Giang
Tài nguyên khoáng sản: Quảng Nam có nhiều tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, đã phát hiện và đánh giá được hơn 200 điểm quặng và mỏ với hơn 35
chủng loại khoáng sản. Khoáng sản kim loại có sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, thiếc, titan, vàng, …, khoáng sản phi kim loại như đá vôi xi măng, đất sét, đá xây dựng, cát xây dựng, than bùn, cát thủy tinh, đất sét, cao lanh làm gốm sứ.
Trong đó đáng kể là than đá ở Nông Sơn có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đã và đang khai thác với sản lượng năm cao nhất đạt khoảng 5 vạn tấn/năm. Ngoài ra còn có mỏ than Ngọc Kinh (trữ lượng khoảng 4 triệu tấn) nhưng đã ngừng khai thác từ năm 1994 vì không có khả năng khai thác công nghiệp; vàng gốc và vàng sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương, riêng ở Bồng Miêu đã khai thác với sản lượng khoảng vài trăm kg/năm; cát trắng công nghiệp là khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực các huyện Thăng Bình, Núi Thành.
Trên địa bàn Quảng Nam đã thăm dò được 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí metan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh, thành thuộc khu vực phía nam. Ngoài ra, các khoáng sản khác như đá granite, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thủy tinh... được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh.
Tài nguyên thủy sản: Quảng Nam có bờ biển dài trên 125km và thềm lục địa rộng lớn, có nguồn hải sản vô cùng phong phú thuộc vùng biển Nam Trung bộ. Theo số liệu của Viện Quy hoạch thủy sản thì vùng biển Nam Trung bộ có trữ lượng cá khoảng 42 vạn tấn, khả năng đánh bắt hàng năm 20 vạn tấn, trữ lượng mực
7.000 tấn, tôm biển 4.000 tấn.Có nhiều loại hải sản quý như hải sâm, bào ngư, tôm hùm, đặc biệt có yến sào ở Cù Lao Chàm. Trên đất liền có khoảng 30.000 ha mặt nước (cả 3 loại: nước lợ, nước ngọt, nước mặn), trong đó có gần 10.000 ha bãi triều, hàng chục ngàn ha eo biển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản.Với những tiềm năng và lợi thế kể trên, Quảng Nam có điều kiện để phát triển ngành đánh bắt xa bờ cũng như ngành nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven sông, ven biển và ở quần đảo Cù Lao Chàm...
Nguồn lợi thủy sản: Quảng Nam có diện tích ngư trường rộng trên 40.000 km2, có trữ lượng gần 90.000 tấn hải sản các loại, khả năng cho phép khai thác hàng
năm 42- 45 ngàn tấn với 30% sản lượng có thể đưa vào chế biến xuất khẩu.
2.1.3. Tổng quan về Hội LHPN tỉnh Quảng Nam
Hội LHPN tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là cơ quan) là đơn vị trực thuộc quản lý của Hội LHPN Việt Nam, chính vì vậy cơ quan tuân theo những quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi, những quan điểm cơ bản chi phối mọi quá trình quản lý.
Theo Quy định Điều lệ Hội LHPN được thông qua tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017 – 2022, thì vị trí Hội LHPN tỉnh Quảng Nam xác định vị trí của mình trong hệ thống chính trị được xác định như sau:
Là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, có tư cách pháp nhân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ tỉnh Quảng Nam nói riêng; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.
2.1.3.1. Chức năng
Xác định đây là một tổ chức chính trị - xã hội, đại diện bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước.
Cơ quan Hội LHPN tỉnh có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là Ban thường vụ Hội LHPN cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức Hội, công tác Hội, đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo quy định của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam
2.1.3.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN cùng cấp và phong trào phụ nữ theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của Hội cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.
Nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách liên quan đến quyền, lợi ích, nhiệm vụ của Hội và cán bộ công chức trong cơ quan chuyên trách công tác Hội phụ nữ; Sơ kết, tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ theo phân công, phân cấp và
theo quy định của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp Hội tại địa phương trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN cùng cấp; nghiệp vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ; tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Hội; Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.
Giúp Ban Thường vụ và Thường trực Hội LHPN tỉnh quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ và Thường trực Hội LHPN tỉnh giao
Đa dạng hóa các nguồn thu hợp pháp để xây dựng và phát triển quỹ Hội bền vững, hỗ trợ hoạt động của Hội.
Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.
2.1.4. Tổng quan về Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam
2.1.4.1. Hình thành và phát triển
Được thành lập theo Quyết định số 49/QĐ-HĐQT ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam. Lúc đầu toàn tỉnh có 07 cán bộ từ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chuyển sang, với tổng nguồn vốn và dư nợ được nàm giao từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo và Kho bạc Nhà nước là 203 tỷ đồng. Toàn bộ trụ sở làm việc từ tỉnh đến huyện đều phải thuê mượn, cán bộ mỗi huyện có từ 02 đến 03 người, chủ yếu là tuyển dụng mới, Giám đốc được chuyển từ các ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Giáo dục, Thương mại sang, cơ sở vật
chất phương tiện làm việc còn rất khó khăn, mọi việc gần như phải bắt đầu từ đầu. Sau 15 năm thành lập, đến nay mạng lưới hoạt động của chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam gồm 01 Hội sở chính, 17 Phòng giao dịch, 244 Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn với 3.972 Tổ TK&VV. Mạng lưới hoạt động rộng khắp từ tỉnh đến thôn, khối phố. Cán bộ từ 07 người nay đã có đến 277 người, hầu hết đều có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Khi mới thành lập chỉ có 02 chương trình cho vay là hộ nghèo và giải quyết việc làm, đến nay đã triển khai 17 chương trình tín dụng ưu đãi, với tổng nguồn vốn và dư nợ dần 3.900 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,05% trên tổng dư nợ. Với phương thức đầu tư vốn chủ yếu ủy thác qua các Tổ chức chính trị - xã hội (Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên) đã giúp cho việc đưa vốn đầu tư đến đúng địa chỉ người cần vốn một cách công khai dân chủ, vốn vay được sử dụng đúng mục đích hiệu quả. Cách làm này cũng đã tạo điều kiện cho các tổ chức Hội gần gũi hội viên, giúp hội viên phát triển kinh tế và cũng góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Trong 15 năm đã giải ngân trên 627 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, hiện cáo 142.482 còn dư nợ tại Ngân hàng, với trên 350 ngàn lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được vay vốn; trên 100 ngàn lượt học sinh sinh viên nghèo, khó khăn được vay để học tập; gần 40 ngàn lao động có việc làm ổn định; 145 ngàn công trình vệ sinh nước sạch được xây dựng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân... đây là công cụ đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, bình quân hàng năm góp phần giảm từ 2,5%-3% tỷ lệ hộ nghèo.
2.1.4.2. Nội dung ủy thác qua Hội LHPN tỉnh Gồm 6 công đoạn sau:
(1). Tổ chức họp các đối tượng vay vốn thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ. Thông báo và phổ biến các chương trình chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
(2). Hướng dẫn việc thành lập Tổ TK&VV theo Quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH. Chỉ đạo và hướng dẫn Tổ TK&VV tổ chức họp tổ để kết nạp tổ viên, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu xin vay vốn và đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng CSXH theo từng chương trình, trình UBND cấp xã xác nhận và đề nghị ngân hàng cho vay.
(3). Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn.
(4). Kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Tổ TK&VV thuộc phạm vi của tổ chức hội quản lý. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ. Phối hợp với ban quản lý Tổ TK&VV đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận. Thông báo kịp thời cho ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay trốn… để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).
(5). Chỉ đạo và giám sát ban quản lý Tổ TK&VV trong việc:
Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận.
Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được NHCSXH uỷ nhiệm thu); chỉ đạo Ban quản lý Tổ TK&VV đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các Tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ nhiệm thu).
(6). Theo dõi hoạt động của Tổ TK&VV, đôn đốc ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức hội, ban quản lý Tổ TK&VV để hoàn thành công việc uỷ thác cho vay.
2.1.5. Tổng quan về Hội viên, Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Nam
Phụ nữ từ 18 tuổi trở lên; quốc tịch Việt Nam; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên.
Hội viên là nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ. Nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động đang sinh hoạt trong tổ chức Công đoàn là hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; việc thực hiện Nghị quyết và Điều lệ Hội đối với hội viên là đoàn