Bối cảnh, quan điểm, mục tiêu thực hiện quản lý vốn vay ủy thác

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 75 - 77)

3.1.1. Bối cảnh

Tín dụng chính sách hiện là kênh hỗ trợ không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của Chính phủ. Nhờ nguồn vốn này, hàng triệu hộ dân đã thoát nghèo và không ít người trở thành doanh nhân thành đạt. Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, một câu hỏi đặt ra là: Liệu tín dụng chính sách có thể giúp những đối tượng dễ tổn thương này thích ứng với biến động của thị trường và ấm no trên “cánh đồng hội nhập” hay không?

Hội nhập sẽ mang đến cho chúng ta rất nhiều thách thức nhưng không có nghĩa, nó sẽ làm cho người ta nghèo đói hơn. Song, để người yếu thế vượt qua thách thức của hội nhập, Chính phủ cần bảo đảm nguồn vốn tín dụng cho tất cả hộ nghèo có nhu cầu; ưu tiên vốn cho các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng dân tộc thiểu số, địa bàn thường xuyên bị thiên tai, hạn hán, nhất là các vùng lõi nghèo; tùy theo mức độ khó khăn khác nhau, nên có mức lãi suất khác nhau giữa các địa bàn nhưng bình quân lãi suất không đổi. Đặc biệt, phải tăng cường hiệu quả phối hợp giữa đào tạo nghề, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ với hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm sao, nông phẩm của bà con, đồng bào dân tộc thiểu số phải trở thành hàng hóa, khắc phục cho được tình trạng sản xuất tự cung, tự cấp. Bên cạnh đó, việc tăng nguồn vốn tín dụng để tiếp tục thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững là cần thiết và cũng là nhu cầu khách quan khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. Đồng thời, cần tiếp tục tái cơ cấu lại mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay theo điều kiện cụ thể để phát huy hiệu quả của vốn vay và tính chủ động, sáng tạo của người vay. Đặc biệt, tôi muốn nhấn mạnh, việc thiết kế các chính sách tín dụng phải gắn với các tiêu chí, điều kiện cụ thể, nhằm nâng cao trách nhiệm, khắc phục tư tưởng ỷ lại và

trông chờ của hộ nghèo.

Rõ ràng, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, tín dụng chính sách đang trở thành một kênh hỗ trợ quan trọng cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Một mặt, nó giúp người dân có điều kiện để đầu tư, mở rộng sản xuất; chuyển từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, từ sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất quy mô lớn hơn, chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường. Mặt khác, tạo thành lưới đỡ khi phát sinh rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, yếu tố thị trường cũng như rủi ro cá nhân trong đời sống mà không phải chịu sức ép của cho vay thương mại lãi suất cao, đặc biệt là tín dụng “đen”. Chính sách hỗ trợ ngày càng hoàn thiện theo hướng từ cho không sang cho vay có điều kiện, đã giúp người dân làm quen với cơ chế thị trường; làm ăn có tính toán và từ bỏ dần nếp nghĩ giản đơn trong sản xuất, chi tiêu gia đình; thúc đẩy sự nỗ lực, sáng tạo vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Tuy nhiên, tín dụng chính sách đã cho thấy nhiều điểm không còn phù hợp, cần được sửa đổi, bổ sung. Đối với Hội LHPN luôn xác định nhiệm vụ của mình trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của quốc gia. Từ đó, chủ động, tập trung huy động nguồn lực và tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình; tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách. Trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng thực hiện công tác nhận từ NHCSXH, chất lượng của các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn của người vay… Cùng với đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đoàn kết thống nhất trong toàn hệ thống để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao và là “Cánh tay" nối dài đưa vốn đến người nghèo góp phần hạn chế "tín dụng đen".

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu

Trong những năm tới, các cấp Hội LHPN tiếp tục nâng cao chất lượng công tác nhận ủy thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, với một số mục tiêu cụ thể cần đạt được là:

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ ủy thác của Hội phụ nữ hàng năm bằng hoặc cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân chung về cho vay hộ nghèo và

đối tượng chính sách khác của NHCSXH (khoảng 10%/năm).

- Tỷ lệ nợ quá hạn không vượt quá 0,1% so với tổng dư nợ nhận ủy thác. - Tỷ lệ thu lãi (lãi phải thu) đúng hạn hàng tháng đạt từ 99% trở lên.

- 100% Tổ TK&VV có hoạt động tiết kiệm tự nguyện, tỷ lệ thành viên tham gia gửi tiết kiệm tự nguyện đạt 95% trở lên.

- Phấn đấu hàng năm không có Tổ TK&VV xếp loại yếu kém; số Tổ TK&VV đạt loại tốt chiếm từ 85% trở lên.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w