Trách nhiệm của tổ chức nhận và uỷ thác

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 33 - 37)

1.6.1. Trách nhiệm của tổ chức Hội LHPN

1.6.1.1. Tổ chức thực hiện tốt các nội dung ủy thác nêu trên.

1.6.1.2. Phân công bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi và thực hiện việc ủy thác, mở sổ sách theo dõi hoạt động ủy thác cho vay của NHCSXH.

Chỉ đạo Ban Thường vụ tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã không được kiêm nhiệm Ban quản lý Tổ TK&VV để đảm bảo việc kiểm soát và đôn đốc hoạt động của Tổ TK&VV.

1.6.1.3. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc của tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp tỉnh, huyện đối với Hội, đoàn thể cấp xã; các Tổ TK&VV thuộc Hội, đoàn thể mình theo dõi, quản lý.

Hàng năm, Hội, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện ủy thác. Thông báo kết quả kiểm tra cho NHCSXH cùng cấp và Hội, đoàn thể cấp trên để theo dõi và phối hợp khi cần thiết. Kế hoạch kiểm tra hàng năm phải đảm bảo như sau:

- Hội, đoàn thể cấp tỉnh: Tổ chức kiểm tra 100% Hội, đoàn thể cấp huyện; tại mỗi huyện được kiểm tra phải kiểm tra ít nhất 01 xã, 01 Tổ TK&VV.

- Hội, đoàn thể cấp huyện: Tổ chức kiểm tra 100% Hội, đoàn thể cấp xã; tại mỗi xã được kiểm tra phải kiểm tra ít nhất 15% Tổ TK&VV.

- Hội, đoàn thể cấp xã: Tổ chức kiểm tra 100% hoạt động Tổ TK&VV; tại mỗi Tổ TK&VV được kiểm tra, phải kiểm tra ít nhất 05 hộ vay vốn để nắm tình hình sử dụng vốn vay NHCSXH và thực hiện chính sách tín dụng của hộ vay.

1.6.1.4. Chỉ đạo Hội, đoàn thể cấp xã phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tổ chức giao ban thường xuyên theo lịch trực giao dịch của NHCSXH tại xã để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện ủy thác cho vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh tại xã.

1.6.1.5. Phối hợp với các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... hướng dẫn giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả và thực hiện lồng ghép các chương trình dự án tạo thêm việc làm, tăng thu nhập để giảm nghèo bền vững.

1.6.1.6. Định kỳ hàng năm, tổ chức Hội, đoàn thể tỉnh tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, những vướng mắc, tồn tại và giải pháp khắc phục.

1.6.2. Trách nhiệm của NHCSXH

1.6.2.1. Cung ứng vốn trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm và cùng phối hợp với tổ chức Hội, đoàn thể cho vay đúng đối tượng.

1.6.2.2. Tạo điều kiện cho tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện tốt các nội dung ủy thác quy định nêu trên.

1.6.2.3. Thanh toán đầy đủ và đúng định kỳ trả phí ủy thác theo Văn bản Liên tịch này.

1.6.2.4. Thông báo kịp thời cho Hội, đoàn thể khi Thủ tướng Chính phủ có thay đổi, bổ sung về chủ trương, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

1.6.2.5. Phối hợp với Hội, đoàn thể tổ chức tập huấn về cơ chế, chính sách và văn bản mới.

1.6.2.6. NHCSXH chủ động tổ chức giao ban định kỳ để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện ủy thác, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh.

1.6.2.7. Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với hoạt động ủy thác. Việc tổ chức kiểm tra, giám sát phải được lập thành văn bản để theo dõi và có cơ sở xử lý khi cần thiết. Thông báo vấn đề phát sinh

liên quan đến ủy thác cho tổ chức Hội, đoàn thể cùng cấp để phối hợp cùng giải quyết.

1.6.3. Trách nhiệm chung của hai bên

qua Tổ TK&VV và Điểm giao dịch tại xã.

1.6.3.2. Xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra, giám sát hàng năm (định kỳ hoặc đột xuất) hoạt động của Hội, đoàn thể cấp dưới và hoạt động của Tổ TK&VV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác.

1.6.3.3. Phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể các cấp và Ban quản lý Tổ TK&VV.

1.6.3.4. Phối hợp tổ chức giao ban theo định kỳ

- NHCSXH cấp huyện với Hội, đoàn thể cấp xã, Tổ TK&VV: giao ban 1 tháng/lần tại Điểm giao dịch xã;

- NHCSXH cấp huyện với Hội, đoàn thể cấp huyện: giao ban 2 tháng/lần. - NHCSXH cấp tỉnh với Hội, đoàn thể cấp tỉnh: giao ban 3 tháng/lần;

1.6.3.5. Định kỳ hàng năm, NHCSXH phối hợp với tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức tổng kết đánh giá kết quả ủy thác.

1.6.3.6. NHCSXH cấp huyện cùng Hội, đoàn thể cấp xã tiến hành đánh giá hoạt động của Tổ TK&VV để xếp loại Tổ theo quy định làm cơ sở củng cố, đào tạo, tập huấn, xếp loại thi đua hàng năm.

1.6.3.7. NHCSXH và Hội, đoàn thể có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo hệ thống dọc thuộc phạm vi quản lý của mình tổ chức thực hiện nội dung Văn bản Liên tịch này.

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 tác giả đã nêu lên một số vấn đề chung của hoạt động tín dụng ủy thác, cho thấy được vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan trong hoạt động ủy thác, những nghiệp vụ ủy thác khi thực hiện. Nêu ra kinh nghiệm quản quý nguồn vốn ủy thác của các đơn vị bạn để từ đó có cơ sở đánh giá hoạt động của đơn vị mình; đồng thời chương 1 tác giả cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm để Hội LHPN tỉnh Quảng Nam quản lý tốt nguồn vốn vay ủy thác trên tiền đề thực tễ và những cách làm của các địa phương khác.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN VAY UỶ THÁC CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH QUẢNG NAM

TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay uỷ thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam. (Trang 33 - 37)