Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
202,65 KB
Nội dung
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC TRẢ THÙ LAO CHO NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN TƯỞNG BẰNG LƯỢNG Phó Chánh tòa Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao I. NgưỜi quẢn lý di sẢn và cơ sỞ pháp lý cỦa viỆc thanh toán công sỨc cho ngưỜi quẢn lý di sản: Khi một người chết có di sản để lại sẽ phát sinh quan hệ thừa kế. Thừa kế được mở kể từ thời điểm người để lại di sản chết. Nhưng trong thực tế ít có trường hợp ngay khi mở thừa kế đã diễn ra việc chia thừa kế. Thông thường việc chia thừa kế diễn ra sau đó một thời gian khá dài. Đặc biệt là các vụ tranh chấp thừa kế tại Tòa án thì hầu hết thừa kế đã mở từ lâu, có những vụ thời điểm mở thừa kế cách thời điểm tranh chấp từ 10 năm đến 30 - 40 năm, cá biệt có vụ còn lâu hơn, do đó sẽ xuất hiện “người quản lý di sản”. Tuy pháp luật thừa kế được quy định từ sớm, nhưng các quy định ban đầu còn rất sơ lược và chung chung, mới chỉ đề cập đến một vài nguyên tắc cơ bản về thừa kế chứ chưa đề cập đến việc thanh toán công sức cho “người quản lý di sản”. Song, qua thực tiễn công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã có nhiều hướng dẫn, trong đó phải kể đến Thông tư số 81 ngày 24/7/1981. Trong Thông tư này vấn đề thừa kế được quy định tương đối có hệ thống và cũng tại đây lần đầu tiên pháp luật của Nhà nước ta đề cập đến việc những người “có công nuôi dưỡng, chăm sóc người để lại di sản và người có công giữ gìn di sản của người đã chết, cần được chiếu cố” khi chia di sản. Ngày 30/8/1990 Pháp lệnh thừa kế được ban hành cũng tiếp tục quy định việc thanh toán “chi phí cho việc bảo quản di sản; các chi phí khác” (điểm 10 Điều 334 Pháp lệnh thừa kế). Tuy nhiên các văn bản pháp luật ra đời trước năm 1995 chưa ra thuật ngữ “người quản lý di sản”, chưa đề cập đến nghĩa vụ và các quyền của họ, khi Bộ luật Dân sự ra đời, vấn đề này đã được quy định từ Điều 641 đến Điều 643. Tại Điều 686 Bộ luật Dân sự coi việc thanh toán “chi phí cho việc bảo quản di sản” là điểm ưu tiên thứ 9. Vậy Bộ luật Dân sự đã quy định “người” nào được công nhận là “người quản lý di sản”? Theo quy định tại Điều 641 thì: 1. Người quản lý di sản là người chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. 2. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản, thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. 3. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý, thì di sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý”. Điều 642 Bộ luật Dân sự đã quy định nghĩa vụ của người quản lý di sản. Đối với người quản lý di sản được quy định ở khoản 1 và khoản 3 Điều 641 Bộ luật Dân sự thì Điều 642 có ghi rõ nghĩa vụ là: 1. Người quản lý di sản được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 641 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây: “a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản; c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế ; d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; đ) Giao lại tài sản theo yêu cầu của người thừa kế”. Đối với người quản lý di sản được quy định ở khoản 2 Điều 641 Bộ luật Dân sự thì chỉ có 4 nghĩa vụ đó là: “a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác; b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế; c) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người chia thừa kế”. Nếu người quản lý di sản đã thực hiện tốt các nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định, thì họ đã có công trong việc giữ gìn, bảo tồn di sản, làm cho khối di sản không bị mai một, mất mát theo thời gian. Đây là một loại lao động có ích và vì lợi ích của các thừa kế. Vì vậy công sức mà người quản lý di sản đã bỏ ra là cơ sở cho việc người thừa kế phải trả thù lao cho họ. Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự thì người quản lý di sản “được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế”. Đây là cơ sở pháp lý để Tòa án trích từ khối di sản một khoản tiền, hoặc hiện vật để trả công cho người quản lý di sản. Bộ luật Dân sự không quy định nếu người quản lý di sản và những người thừa kế không thỏa thuận được việc trả thù lao thì sẽ giải quyết như thế nào? Hiện nay đang có các ý kiến khác nhau về việc trả thù lao cho người quản lý di sản. Có ý kiến cho rằng đối với trường hợp người quản lý di sản không khai thác lợi ích của tài sản, thì dù có thỏa thuận trước hay không có thỏa thuận trước, các thừa kế đều phải trả thù lao tương xứng với công sức của người quản lý di sản đã bỏ ra. Nhưng đối với các trường hợp người quản lý di sản đồng thời là người chiếm hữu, sử dụng khối di sản đó, ví dụ sử dụng nhà di sản để cả gia đình ở, hoặc khai thác lợi ích, hoa lợi của tài sản, ví dụ hàng năm thu hoạch vườn cây ăn quả v.v… thì không nên buộc các thừa kế phải trả thù lao cho họ; trừ trường hợp chính họ tự nguyện thỏa thuận trả thù lao. Sở dĩ không trả thù lao là vì người quản lý di sản đã được hưởng lợi từ tài sản mà họ quản lý, ví dụ được khai thác công dụng của nhà di sản mà không phải trả tiền thuê nhà. Nếu buộc các thừa kế trả thù lao cho họ thì họ được hưởng lợi hai lần. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng trong mọi trường hợp, nếu người quản lý di sản yêu cầu thì đều phải trả thù lao cho họ. Vì nếu nhà đất, vườn cây không có người ở, người quản lý, trông coi sẽ bị lấn chiếm, mất đất; nhà không có người ở sẽ nhanh hư hỏng hơn… Họ có “giữ” thì di sản mới còn nguyên vẹn. Đó là chưa kể có những giai đoạn, nếu di sản không có người quản lý, Nhà nước sẽ lấy mất, cấp cho người khác nếu nhà đất rộng. Vì vậy phải thanh toán thù lao cho họ. Những quan điểm khác nhau được phản ánh trong thực tiễn xét xử. II. ThỰc tiỄn giẢi quyẾt viỆc trẢ thù lao cho ngưỜi quẢn lý di sẢn: - Về mặt từ ngữ: Bộ luật Dân sự đã dùng từ “trả thù lao cho người quản lý di sản”, còn trong thực tiễn xét xử các Tòa án thường dùng từ trích công sức cho người quản lý di sản. Đây là hình thức trả công để bù đắp lao động đã bỏ ra, căn cứ vào thời gian lao động. Hình thức lao động ở đây là hành động giữ gìn, bảo tồn di sản. Vì vậy, về mặt lý thuyết, nếu số lượng và chủng loại di sản như nhau thì thời gian phải trông coi, giữ gìn, bảo tồn di sản càng dài thì thù lao càng phải lớn. Bộ luật Dân sự quy định có 4 loại “người” quản lý di sản, cả 4 loại người này đều được hưởng thù lao theo thỏa thuận, không có sự phân biệt loại người nào được hưởng thù lao nhiều, loại nào được hưởng thù lao ít. Bộ luật này cũng không quy định tỷ lệ hưởng thù lao với khối di sản mà người đó quản lý. Vì vậy, khi xét xử, việc quyết định mức thù lao trong từng vụ cụ thể như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào hội đồng xét xử. Trong thực tiễn xét xử, Tòa án các cấp tính thù lao cho người quản lý di sản không thống nhất theo một tỷ lệ nào. Sự không thống nhất đó còn thể hiện cùng một vụ án giữa Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm tính công sức rất khác nhau, có khi tính công sức trả thù lao bằng một suất thừa kế, nhưng có trường hợp trả thù lao bằng ½ giá trị di sản thừa kế. Song có vụ không trả thù lao cho người quản lý di sản, hoặc trả rất ít so với tổng giá trị di sản. Mặt khác vì dùng từ tính công sức, nên có Tòa án coi việc trả thù lao cho việc duy trì di sản với việc thanh toán phần sửa chữa, xây dựng, trồng thêm cây trong vườn… đều nhập làm một, chứ không tách bạch rõ ràng. Dưới đây là một số dạng tính công sức trong các vụ án thừa kế đã được xét xử trong thời gian qua: 1. Có sự nhập nhằng, không tách bạch rõ ràng giữa tính công sức đóng góp vào khối di sản, với việc tính công duy trì, bảo quản di sản Ví dụ: Vụ Trần Điệp Chiến - Trần Quang Mỹ. Nội dung: Vợ chồng cụ Trần Phúc Anh và cụ Trần Thị Hợi sinh được hai người con là bà Trần Thị Nghiêm và Trần Quang Mỹ. Năm 1945 bố mẹ ông Chiến chết nên cụ Anh (là bác ruột ông Chiến) đón ông Chiến về nuôi. Ông Chiến ở với vợ chồng cụ Anh đến năm 1947 đi làm con nuôi người khác. Năm [...]... không thể có việc thỏa thuận trả thù lao trước khi quản lý tài sản Song nếu các bên không có thỏa thuận, hoặc không thỏa thuận được việc trả thù lao thì Tòa án có quyền quyết định việc trả thù lao không? Hiện có ý kiến cho rằng nếu không có thỏa thuận việc trả thù lao thì không buộc các thừa kế phải thanh toán thù lao cho người quản lý di sản Chúng tôi cho rằng đối với người chỉ quản lý di sản, không... định trong di chúc (khoản 1 Điều 641) Thực tế thường gặp là người được giao quản lý di sản để thờ cúng hoặc giao quản lý phần di sản của thừa kế khác khi người này không có mặt ở đó - Người quản lý di sản là do những người thừa kế thỏa thuận cử ra (khoản 1 Điều 641) Rất hiếm gặp trong thực tế - Người quản lý di sản là người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản thì tiếp tục quản lý di sản đó (khoản... thuận về việc trả thù lao Tòa án vẫn trích từ khối di sản trả công duy trì, quản lý di sản cho họ trừ trường hợp người quản lý, sử dụng di sản đồng thời là người thuê, người ở nhờ thì Tòa án mới không cho họ hưởng thù lao Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này Theo chúng tôi người quản lý di sản đồng thời là người sử dụng, khai thác lợi ích, hưởng lợi từ di sản thì chỉ được hưởng thù lao khi... dưỡng người để lại di sản thừa kế trước khi chết, nên sau khi người để lại di sản thừa kế chết họ tiếp tục sử dụng và quản lý di sản, chứ không có ai cử họ như quy định ở khoản 1 Điều 641 Bộ luật Dân sự Chính vì vậy cũng không có sự thỏa thuận trước về việc trả thù lao giữa người quản lý di sản và những người thừa kế khi bắt đầu di n ra việc quản lý di sản Di sản có nhiều loại, có thể là tư liệu sản. .. Như vậy người quản lý di sản đồng thời là người sử dụng di sản được quy định ở khoản 2 Điều 641 không có nghĩa vụ “lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Tại sao người quản lý di sản đồng thời là người sử dụng di sản lại không có nghĩa vụ lập danh mục di sản, ít nhất là số di sản họ đang quản lý, sử dụng... những người thừa kế, lúc đó mới thỏa thuận việc trả thù lao? Có ý kiến cho rằng việc thỏa thuận trả thù lao phải di n ra ngay từ đầu, khi những người thừa kế giao cho một ai đó quản lý di sản Chúng tôi cho rằng ý kiến này là không hợp lý, nên giải thích điểm này theo hướng việc thỏa thuận trả thù lao di n ra vào thời điểm nào cũng được Bởi lẽ, nếu không giải thích theo hướng này thì người quản lý là... quy định của pháp luật”; còn nếu có thỏa thuận mà thỏa thuận đó là hợp pháp thì công nhận thỏa thuận đó Riêng trường hợp người quản lý di sản đồng thời là người sử dụng, khai thác lợi ích di sản, hưởng hoa lợi từ di sản (khoản 2 Điều 641) nếu giữa người thừa kế và người quản lý di sản không có thỏa thuận về việc trả thù lao, thì Tòa án có buộc các người thừa kế phải trả thù lao không? Thực tế xét xử... Còn nếu người quản lý và sử dụng di sản đồng thời là người thừa kế tại sao không có nghĩa vụ lập danh mục số di sản họ đang quản lý, sử dụng và cả danh mục di sản đang do người khác quản lý? Tại sao lại không có nghĩa vụ phải thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác (không phải người trong di n được hưởng tài sản thừa kế) đang chiếm hữu Nếu luật giao nghĩa vụ này cho họ và họ thực hiện... người quản lý di sản cũng có những điểm không hợp lý: Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc (khoản 1 Điều 641), nếu họ được chỉ định quản lý toàn bộ di sản thì họ có quyền đại di n cho người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; còn nếu họ chỉ được giao quản lý (theo di chúc) một số di sản thì làm sao họ đương nhiên có quyền đại di n cho người thừa kế... với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế khác? Rõ ràng nội dung điểm a, khoản 1 Điều 643 là chưa chặt chẽ, cần bổ sung Điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 653 đều quy định quyền: “được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế” Vậy giữa hai bên (người quản lý di sản và những người thừa kế) phải có thỏa thuận khi giao cho quản lý tài sản hay sau khi người quản lý di sản giao trả tài sản cho . CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC TRẢ THÙ LAO CHO NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN TƯỞNG BẰNG LƯỢNG Phó Chánh tòa Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao I. NgưỜi quẢn lý di sẢn và cơ sỞ pháp lý. trong thực tiễn xét xử. II. ThỰc tiỄn giẢi quyẾt viỆc trẢ thù lao cho ngưỜi quẢn lý di sẢn: - Về mặt từ ngữ: Bộ luật Dân sự đã dùng từ trả thù lao cho người quản lý di sản , còn trong thực tiễn. việc trả thù lao thì sẽ giải quyết như thế nào? Hiện nay đang có các ý kiến khác nhau về việc trả thù lao cho người quản lý di sản. Có ý kiến cho rằng đối với trường hợp người quản lý di