Tổng quan và tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên. Phân tích thực trạng của hoạt động du lịch văn hóa ở Điện Biên. Đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch văn hóa nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Điện Biên nói riêng và nền kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên nói chung.
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 33
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Đặng Thanh Nhường
Trang 4Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, các anh chị
và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh
Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 Học viên thực hiện
Đặng Thanh Nhường
Trang 55
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 9
1 Lý do chọn đề tài 9
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Bố cục luận văn 12
7 Đóng góp của luận văn 13
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH ĐIỆN BIÊN 14
1.1 Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa 14
1.1.1 Quan niệm về du lịch văn hóa 14
1.1.2 Quan niệm về tài nguyên du lịch văn hóa 15
1.1.3 Quan niệm về sản phẩm du lịch văn hóa 17
1.1.4 Quan niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa 19
1.1.5 Quan niệm về nhân lực trong du lịch văn hóa 20
1.1.6 Quan niệm về điểm đến du lịch văn hóa 21
1.1.7 Quan niệm về thị trường của du lịch văn hóa 22
1.1.8 Quan niệm về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa 22
1.1.9 Quan niệm về xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa 24
1.1.10 Quan niệm về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch 25
1.2 Điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên 26
Trang 66
1.2.1.Sơ lược điều kiện tự nhiên của Điện Biên 26
1.2.2 Điều kiện lịch sử xã hội 27
1.2.2.1 Lịch sử hình thành vùng đất Điện Biên 27
1.2.2.2 Kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên 28
1.2.3 Tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên 32
1.2.3.1 Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể 32
1.2.3.2 Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể 34
1.3 Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa 42
1.3.1 Những bài học kinh nghiệm trong nước 41
1.3.2 Những bài học kinh nghiệm của nước ngoài 42
Tiểu kết chương 1 45
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH ĐIỆN BIÊN 46
2.1 Thi trường khách du lịch văn hóa ở Điện Biên 46
2.1.1 Mục đích tham quan và tìm hiểu của du khách 46
2.1.2 Phân kỳ du khách đến Điện Biên 48
2.1.3 Nhu cầu lưu trú của khách đến Điện Biên 49
2.1.4 Lượng khách du lịch – khách du lịch văn hóa đến Điện Biên 51
2.1.5 Đặc điểm và xu hướng của du khách 55
2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên 63
2.2.1 Cơ sở kinh doanh du lịch 63
2.2.2 Cơ sở kinh doanh lưu trú 64
2.2.3 Cơ sở kinh doanh ăn uống 66
2.2.4 Phương tiện vận chuyển khách du lịch 66
2.2.5 Các cơ sở vui chơi, giải trí 68
2.2.6 Các dịch vụ bổ sung 68
2.3 Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên 69
Trang 77
2.3.1 Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử 69
2.3.2 Du lịch phong tục tại các bản Thái 71
2.3.3 Du lịch lễ hội 72
2.3.4 Du lịch làng nghề 74
2.3.5 Du lịch nghỉ dưỡng 75
2.3.6 Du lịch ẩm thực Điện Biên 76
2.4 Các tuyến điểm du lịch văn hóa tiêu biểu ở Điện Biên 78
2.4.1 Các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu 78
2.4.2 Các tuyến du lịch văn hóa tiêu biểu 85
2.5 Nhân lực du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên 86
2.5.1 Ngồn nhân lực du lịch thường xuyên tỉnh Điện Biên 87
2.5.2 Nhân lực du lịch thời vụ 92
2.6 Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên 92
2.6.1 Các cấp chính quyền và quản lý nhà nước 92
2.6.2 Các đơn vị kinh doanh du lịch 94
2.6.3 Cư dân bản địa 94
2.7 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên 95
2.7.1 Cơ quan quản lý nhà nước 95
2.7.2 Chính quyền địa phương 98
2.7.3 Các doanh nghiệp du lịch 98
2.8 Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa ở tỉnh Điện Biên 99
2.8.1 Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa vật thể 99
2.8.1.1.Tác động tích cực 99
2.8.1.2.Tác động tiêu cực 100
2.8.2 Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa phi vật thể 101
2.8.2.1.Tác động tích cực 102
Trang 88
2.8.2.2.Tác động tiêu cực 102
Tiểu kết chương 2 104
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH ĐIỆN BIÊN 105
3.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp 105
3.1.1 Chủ trương chính sách nhà nước 105
3.1.2 Định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh Điện Biên 106
3.1.3 Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch văn hóa của tỉnh 111
3.1.4 Những hạn chế của du lịch văn hóa Điện Biên 115
3.2 Những giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa Điện Biên 117
3.2.1 Giải pháp cốt lõi 117
3.2.1.1 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù 117
3.2.1.2 Giải pháp phát triển nhân lực du lịch văn hóa 119
3.2.1.3 Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa 121
3.2.1.4 Giải pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa 123
3.2.2 Giải pháp khuyến khích 126
3.2.2.1 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 126
3.2.2.2 Xây dựng các tuyến điểm du lịch văn hóa tiêu biểu ở Điện Biên 128
3.2.2.3 Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch văn hóa 131
3.2.2.4 Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa 132
Tiểu kết chương 3 134
KẾT LUẬN 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
PHỤ LỤC 142
Trang 99
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
ICOMOS International Council On Monuments and Sites
Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ
ITE HCM Largest travel event Ho Chi Minh
Hội chợ du lịch quốc tế Hồ Chí MInh IAIA International Air Transport Association
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
KH - UBND Kế hoạch - Ủy ban nhân dân
NQ/TW Nghị quyết /Trung ƣơng
QĐ-SVHTTDL Quyết định – Sở Văn hóa Thể thao Du lịch QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban Nhân dân
Trang 10VITM Vietnam International Travel Mart
Hội chợ quốc tế Việt Nam
Tổng sản phẩm quốc nội
UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization) Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới
UNIDO (United Nations Industrial Development Organization)
Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc UNWTO (World Tourism Organization) Tổ chức Du lịch thế giới
Trang 1111
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể 16
Bảng 1.2: So sánh sản phẩm du lịch và sản phẩm văn hóa 17
Bảng 1.3:Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia ở Điện Biên 33
Bảng 2.1: Hiện trạng ngày khách và ngày lưu trú trung bình 50
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến một số tỉnh Tây Bắc 51
Bảng 2.3: Hiện trạng khách du lịch đến Điện Biên 52
Bảng 2.4: Thị trường khách quốc tế đến Điện Biên 54
Bảng 2.5: Doanh thu du lịch của các đơn vị qua các giai đoạn 59
Bảng 2.6: Chi phí tour du lịch 3 ngày 2 đêm của khách trong nước vận chuyển bằng máy bay 60
Bảng 2.7: Chi phí tour du lịch 4 ngày 3 đêm của khách trong nước vận chuyển bằng ô tô 61
Bảng 2.8: Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Điện Biên 64
Bảng 2.9: Cơ sở lưu trú ở Điện Biên 65
Bảng 2.10: Các nhà hàng ở Điện Biên 66
Bảng 2.11: Các lớp nghiệp vụ du lịch đã được tổ chức 87
Bảng 2.12: Lao động trực tiếp trong du lịch ở Điện Biên 88
Bảng 2.13: Dự đoán số lượng lao động trong du lịch từ 2015 – 2030 90
Bảng 2.14: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên 90
Bảng 2.15: Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư và Du lịch Điện Biên 91
Bảng 2.16: Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 91
Trang 1212
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Quy trình bảo tồn di sản 25
Biểu đồ 2.1:Mục đích của du khách đến Điện Biên 46
Biểu đồ 2.2: Phân kỳ khách du lịch đến Điện Biên 48
Biểu đồ 2.3: Nguồn khách trong nước đến Điện Biên 54
Biểu đồ 2.4: Nhu cầu lưu trú của khách đến Điện Biên 56
Biểu đồ 2.5: Thời gian lưu trú của khách đến Điện Biên 58
Biểu đồ 2.6: Mức chi tiêu của khách đến Điện Biên 62
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ trình độ lao động năm 2012 89
Trang 13để tạo nên các sản phẩm du lịch văn hóa ở Điện Biên
Du lịch văn hóa Điện Biên có nhiều sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong
và ngoài nước Đặc biệt là khách du lịch ở các khu vực như Đồng bằng sông Hồng,
TP Hà Nội và miền đồng bằng Bắc Bộ Sức hấp dẫn của du lịch văn hóa ở Điện Biên ẩn chứa nhiều điều kỳ thú qua từng dòng sông, ngọn núi, văn hóa ẩm thực, các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa và lễ hội của các dân tộc cộng cư trên vùng đất lịch sử
Sự lôi cuốn này được thể hiện qua tổng số lượng khách du lịch đến Điện Biên hàng
năm đều tăng mạnh và năm 2011 lượng khách du lịch văn hóa đến Điện Biên đạt
353 ngàn lượt người Bên cạnh việc góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, du lịch văn hóa ở Điện Biên còn có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, và tiếp thu các giá trị văn hóa trong khu vực, hay trong quốc gia, để làm phong phú thêm đời sống văn hóa địa phương
Tuy nhiên, hiện nay du lịch văn hóa Điện Biên chưa được nghiên cứu đầy
đủ, toàn diện và phù hợp, vì vậy chúng tôi lựa chọn việc “Nghiên cứu phát triển du
Trang 14Thứ hai, các nghiên cứu về du lịch Điện Biên từ trước đến nay còn khá khái quát, chung chung, hoặc trong những phạm vi còn rất hẹp, chưa giúp cho việc hình dung đầy đủ về các thế mạnh và hạn chế của du lịch tỉnh này
Thứ ba, du lịch văn hóa chiếm giữ vị trí chủ đạo của du lịch Điện Biên, nhưng hiện nay chưa được một bộ phận cán bộ chính quyền và nhân dân nhận thức cũng như quan tâm đầy đủ, vì vậy cần một nghiên cứu chuyên sâu nhắm góp phần xác định tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cũng như góp phần giúp người Điện Biên nhận thức và hành động phù hợp hơn để phát triển du lịch Điện Biên
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, ngoài những nghiên cứu, giới thiệu khá phong phú về văn hóa Điện Biên, bắt đầu có một số công trình nghiên cứu về du lịch Điện Biên như: Đặng
Thị Oanh (2011), Lễ hội dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên với vấn đề
bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch của tỉnh, Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh –
Hội văn học nghệ thuật tỉnh Điện Biên; Bùi Minh Thư (2006), Tổ chức lãnh thổ du
lịch tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ địa lý du lịch, Trường ĐHSP Hà Nội …
Các đề tài nghiên cứu trên đã nêu lên được những tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển của du lịch ở Điện Biên nói chung Đề tài nghiên cứu của Đặng Thị Oanh đã đi sâu vào phân tích lễ hội, sản phẩm du lịch văn hóa của cộng đồng các dân tộc của tỉnh Điện Biên từ đó có một góc nghiên cứu mới đối với du lịch văn hóa ở Điện Biên Nhìn chung, tất cả các đề tài nghiên cứu trên đã góp phần
Trang 1515
khẳng định việc phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên là hoàn toàn khả thi và để lại
tư liệu quan trọng cho các công trình nghiên cứu sau
Tuy nhiên, vấn đề còn bỏ ngỏ chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về du lịch văn hóa ở Điện Biên Các đề tài trên hoặc chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu chung về định hướng phát triển của du lịch Điện Biên, hoặc nghiên cứu ở phạm vi quá nhỏ về du lịch văn hóa lễ hội của một tỉnh mà chưa đi sâu vào nghiên cứu tính toàn diện về loại hình du lịch văn hóa Vì thế, nhiệm vụ đặt ra của luận văn là nghiên cứu chuyên đề về du lịch văn hóa, thế mạnh du lịch chủ yếu của tỉnh, một cách tương đối đầy đủ, toàn diện để đề ra được những giải pháp thiết thực bước đầu, góp phần phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Góp phần phát triển du lịch văn hóa Điện Biên, cũng như góp phần bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch ở Điện Biên
3.2 Nhiệm vụ
- Tổng quan và tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa
- Đánh giá điều kiện phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên
- Phân tích thực trạng của hoạt động du lịch văn hóa ở Điện Biên
- Đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch văn hóa nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Điện Biên nói riêng và nền kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những lĩnh vực chủ yếu của du lịch văn hóa Điện Biên như: Cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch văn hóa, di tích lịch sử, thị trường, nguồn nhân lực, tổ chức, quản lý, tuyên truyền, quảng bá, công tác bảo tồn các di sản và tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa ở tỉnh Điện Biên
Trang 1616
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Toàn bộ các hoạt động du lịch văn hóa tại tỉnh Điện Biên,
cùng các di tích văn hóa – lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và một phần của văn hóa vô thể như các phong tục tập quán, lễ hội, nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa múa xòe, nhảy sạp và sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số…
Thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2012
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thực địa
- Phương pháp sưu tầm tài liệu
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa và điều kiện phát triển du lịch
văn hóa tỉnh Điện Biên
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên
Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện
Biên
Trang 1717
7 Đóng góp của luận văn
- Tổng quan cơ sở lý luận về nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa
- Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở Điện Biên
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên
Trang 1818
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH ĐIỆN BIÊN
1.1 Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa
Trong phần này, luận văn đề cập tới những vấn đề có tính lý thuyết, những khái niệm chủ đạo có liên quan như cơ sở cho các nghiên cứu, khảo sát trong nội dung luận văn
1.1.1 Quan niệm về du lịch văn hóa
Cần có sự phân biệt rõ giữa cụm từ “Du lịch văn hóa’’ và “Văn hóa du lịch’’ Khi nói đến văn hóa du lịch là nói đến văn hóa của con người trong hoạt động khai thác, sử dụng và hưởng thụ sản phẩm du lịch Nói đến ý thức văn hóa và cách ứng xử của con người thể hiện trong mọi hoạt động du lịch Thuật ngữ “Du lịch văn hóa” ở đây muốn đề cập đến một loại hình du lịch mà lấy những giá trị vật thể và phi vật thể của các di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc làm nòng cốt trong chương trình du lịch
Hiện nay trên thế giới và trong nước có rất nhiều khái niệm về du lịch văn hóa như sau:
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di
tích và di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nổ lực bảo tồn
và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế – xã hội” (ICOMOS)
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cũng đưa ra một khái niệm khác về du
lịch văn hóa “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ
yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu
về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện về văn hóa khác nhau, thăm
Trang 1919
các di tích đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”
Theo Luật du lịch Việt Nam thì “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa
vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”
Hoặc “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá
trị di sản văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách có văn hóa” 1 [3,tr.98]
Như vậy, du lịch văn hóa là lĩnh vực du lịch khai thác các tài nguyên du
lịch văn hóa, các dịch vụ thích hợp nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách Du lịch văn hóa lấy văn hóa làm tài nguyên du lịch Du lịch văn
hóa có tính lựa chọn khách, nó vừa mang tính giáo dục nhận thức, vừa giúp bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa và là cầu nối cho việc giao lưu văn hóa giữa các vùng miền
1.1.2 Quan niệm về tài nguyên du lịch văn hóa
Luật du lịch Việt Nam chia tài nguyên ra 2 dạng chính là tài nguyên du lịch
tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất như: rừng, biển, sông, hồ, hang động… và dạng tài nguyên du lịch văn hóa đang được khai thác và chưa được khai thác Tài nguyên du lịch văn hóa được tạo ra từ bàn tay và khối óc của con người trong quá trình sống, lao động và sáng tạo như các di tích lịch sử văn hóa, các món ăn hay hàng thủ công mỹ nghệ… Hiểu theo cách này thì các thành tố văn hóa được xếp vào dạng tài nguyên du lịch văn hóa như truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian và đây cũng là nguồn tài nguyên hết sức độc đáo trong du lịch Tuy nhiên, tài nguyên văn hóa được chia ra 2 loại cơ bản là tài nguyên văn hóa vật thể thì tồn tại dưới dạng hữu hình mà con người có thể thấy và chạm vào được như các công trình kiến trúc, hàng thủ công, các công cụ …; còn tài nguyên văn hóa phi vật thể thì tồn tại ở dạng vô hình, không hiện hữu trong không gian, con người chỉ có
1 Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch, tr.98
Trang 2020
thể cảm nhận thông qua các giác quan như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách giao tiếp, ứng xử …
Bảng 1.1: Tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể 1:
Tài nguyên văn hóa vật thể Tài nguyên văn hóa phi vật thể
Không phải tất cả tài nguyên văn hóa đều là tài nguyên du lịch văn hóa Nó
phải đáp ứng đủ các điều kiện khách quan và chủ quan Tài nguyên du lịch văn hóa
là toàn bộ tài nguyên văn hóa có khả năng kết hợp với các loại dịch vụ du lịch tương ứng để tạo thành sản phẩm du lịch 2
Các giá trị di sản vật thể hay phi vật thể chỉ được phát huy khi nó thực sự đóng vai trò nhất định tác động đến tâm lý, tình cảm và tri thức của con người Như vậy, chỉ những giá trị văn hóa nào được phép khai thác đưa vào trong hoạt động du
1 Bảng 1.1: Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng
Những vấn đế lý luận Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng Những vấn
đế lý luận Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 2121
lịch và có tính hấp dẫn du khách thì mới trở thành tài nguyên du lịch văn hóa Du lịch văn hóa khai thác các giá trị di sản và giá trị truyền thống của dân tộc làm nguồn tài nguyên cho mình và nguồn tài nguyên này là cốt lõi của chương trình du lịch văn hóa
1.1.3 Quan niệm về sản phẩm du lịch văn hóa
Trong quá trình sống con người đã tạo ra văn hóa và sự sáng tạo của con người là biết vận dụng các giá trị văn hóa để tạo các sản phẩm du lịch văn hóa nhằm thỏa mãn những yêu cầu và khát vọng tìm hiểu của con người Có rất nhiều khái
niệm về sản phẩm du lịch như “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để
thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch” 1 [27,tr.4]
Theo Tiến sĩ Dương Văn Sáu thì “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch
vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn
ra các hoạt động kinh doanh du lịch”
Bảng 1.2: So sánh sản phẩm du lịch và sản phẩm văn hóa2: [29, tr.33]
-Bền vững, tính bất biến cao -Thích ứng, tính khả biến cao
-Mang nặng dấu ấn của cộng đồng cư
1 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch, Nxb Lao động, tr.4
2 Bảng 1.2: Dương Văn Sáu, Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2010, tr.33
Trang 2222
lịch
-Sản xuất ra không phải để bán, chủ yếu
phục vụ đời sống sinh hoạt văn hóa –
tinh thần của cư dân bản địa
-Sản xuất ra phải được bán ra thị trường, bán cho du khách, phục vụ nhu cầu của các đối tượng du khách là cư dân của các vùng miền khác nhau
-Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị không
đo được hết bằng giá cả
-Giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế -
xã hội Giá trị được đo bằng giá cả -Quy mô hạn chế, thời gian và không
Như vậy sản phẩm du lịch văn hóa là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch văn hóa trong chuyến đi du lịch Các sản phẩm du
lịch văn hóa bao gồm: du lịch phong tục tập quán, du lịch lễ hội, du lịch tìm hiểu các di tích văn hóa – lịch sử, du lịch làng nghề, du lịch nông nghiệp, du lịch ẩm thực… Sản phẩm văn hóa tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch trở thành sản phẩm du lịch văn hóa Sản phẩm du lịch văn hóa do con người tạo ra và nó luôn chịu sự chi phối của con người Sự sáng tạo và vận dụng của con người có khả năng làm các giá trị văn hóa mất đi bản sắc của nó Tuy nhiên, chính con người đã đưa các giá trị văn hóa đến gần hơn nữa với nhân loại và tôn vinh giá trị của nó thông qua con đường du lịch
Tuy nhiên, nếu xem sản phẩm du lịch chỉ là dịch vụ thì mới chỉ chú ý đến sự
tham gia của yếu tố chủ thể là con người, người phục vụ nhu cầu của du khách, hay các hình thức phục vụ nhu cầu của du khách Sản phẩm du lịch bắt buộc phải cần tới đối tượng khách thể, nằm ngoài người phục vụ, hay hình thức dịch vụ, chi phối
Trang 2323
nhu cầu của du khách, để có khả năng và hình thức phục vụ thích hợp, đó là tài
nguyên du lịch Tài nguyên du lịch nào thì dịch vụ du lịch ấy, sản phẩm du lịch ấy
Không có tài nguyên du lịch thì không có sản phẩm du lịch Vì vậy, sản phẩm du lịch phải là sự kết hợp giữa toàn bộ các loại tài nguyên du lịch và toàn bộ các loại dịch vụ du lịch thích hợp nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải
nghiệm về những điều khác biệt, mới lạ của du khách Sản phẩm du lịch văn hóa
phải là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch văn hóa thích hợp phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách về những điều khác biệt, mới lạ của các nền văn hóa khác nhau 1
1.1.4 Quan niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa
Hiểu theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch được xem là toàn
bộ cơ sở hạ tầng, phương tiện, vật chất và kỹ thuật tham gia vào hoạt động du lịch Bao gồm cả cơ sở vật chất của bản thân ngành du lịch như nhà hàng, khách sạn, hệ thống điện, nước, vệ sinh phục vụ tại điểm du lịch và cơ sở vật chất của các ngành kinh tế khác có liên quan như: mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước của vùng …
Hiểu theo nghĩa hẹp, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch là toàn bộ những cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật được các nhà làm du lịch đầu tư xây dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch như nhà hàng, khách sạn, đường giao thông nội bộ trong khu, điểm du lịch, công trình điện nước tại khu điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí, phương tiện giao thông, camping, và các công trình bổ trợ khác gắn liền với hoạt động du lịch
Theo 2 cách hiểu trên, cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là toàn bộ các
cơ sở vật chất của bản thân ngành du lịch và cả các cơ sở hạ tầng của các ngành nghề khác có liên quan đến hoạt động du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch của một địa phương hay một quốc gia
1 Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng Những vấn
đế lý luận Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 2424
Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa là toàn bộ các cơ sở
vật chất kỹ thuật tại điểm du lịch văn hóa và cơ sở hạ tầng của ngành nghề khác tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, các công trình cung cấp điện, nước, cơ sở phục vụ ăn, uống, lưu trú, các cửa hàng, khu giải trí, thể thao, cơ sở y tế, trạm xăng dầu, nhà ga, bến cảng, bãi đỗ xe… phục vụ trực tiếp cho du khách đến tham quan tìm hiểu du lịch văn hóa Cơ sở vật
chất kỹ thuật của du lịch văn hóa góp phần quyết định đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế của điểm đến du lịch văn hóa
1.1.5 Quan niệm về nhân lực trong du lịch văn hóa
Nguồn nhân lực được hiểu là tất cả người lao động làm việc trong một tổ chức, bao gồm trí lực và thể lực Nguồn nhân lực luôn được xem là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả công việc
Nguồn nhân lực trong du lịch hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ đội ngũ nhân viên làm việc có liên quan đến lĩnh vực du lịch Bao gồm cả nguồn nhân lực thường xuyên và nguồn nhân lực không thường xuyên như nhân viên quản lý nhà nước về
du lịch, quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, nhân viên nhà hàng, khách sạn, bán
vé tại các điểm du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên y tế, ngân hàng, hàng không… Tất cả người lao động có liên quan đến du lịch
Hiểu theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực du lịch là đội ngũ nhân viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các khu, điểm du lịch… Tất cả người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch
Do vậy, nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa là toàn bộ những người trực
tiếp và gián tiếp làm việc có liên quan đến du lịch văn hóa Bao gồm quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kinh doanh du lịch văn hóa Đội ngũ này quyết định
hiệu quả kinh doanh và sự tồn tại của du lịch văn hóa Muốn phát triển du lịch văn hóa bền vững cần phải có đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn nghiệp vụ am tường lĩnh vực văn hóa, đủ khả năng đảm nhiệm vai trò truyền tải về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam cho du khách
Trang 2525
1.1.6 Quan niệm về điểm đến du lịch văn hóa
Theo điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Điểm du lịch là nơi có
tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” Tuy
nhiên, điểm đến du lịch có thể là vùng du lịch, á vùng du lịch hay tiểu vùng du lịch tùy theo quy mô lớn, nhỏ Theo cách hiểu trên thì điểm du lịch được xem là có quy
mô nhỏ “là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa – lịch sử
hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp
cả hai ở quy mô nhỏ” 1 [47, tr.113]
Điều 24, Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch cấp quốc gia:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục
vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm
Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục
vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm
Như vậy, điểm đến du lịch văn hóa là nơi có tài nguyên du lịch văn hóa hấp
dẫn, có khả năng thu hút và thỏa mãn các yêu cầu của du khách về du lịch văn hóa như: những di tích văn hóa lịch sử, những danh thắng, các công trình cổ đại và đương đại, các cổ vật, những giá trị văn hóa phi vật thể, truyền miệng, phong tục tập quán, ứng xử, các lễ hội, làng nghề, nghệ thuật ẩm thực, những tác phẩm văn
1 Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.113
Trang 2626
học, nhạc họa, thơ ca, những sự kiện, những hoạt động văn hóa, thể thao, khoa học, kinh tế, xã hội…
1.1.7 Quan niệm về thị trường du lịch văn hóa
Thị trường du lịch là nơi diễn ra quá trình mua và bán các sản phẩm du lịch, mang nhiều đặc tính của thị trường hàng hóa như yếu tố về địa lý, thời gian, yếu tố cung cầu, tính chất sản phẩm… và thực hiện các chức năng như thị trường hàng hóa Thị trường du lịch xuất hiện và vận hành dựa trên cơ sở thị trường hàng hóa
Thị trường du lịch văn hóa được hiểu là một kiểu thị trường du lịch đã phát triển thêm để đáp ứng yêu cầu làm thỏa mãn yếu tố văn hóa của du khách Như vậy,
thị trường du lịch văn hóa là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán giữa người mua là khách du lịch có nhu cầu thỏa mãn về sản phẩm văn hóa và người bán là những nhà cung cấp các dịch vụ có liên quan đến du lịch văn hóa trong một thời gian và không gian xác định Thị trường du lịch văn hóa chịu sự tác động chung của thị
trường du lịch về yếu tố địa lý, yếu tố cung cầu, về tính chất hoạt động và thành phần sản phẩm Đồng thời, thị trường du lịch văn hóa đảm nhiệm các chức năng như: chức năng thực hiện, chức năng thừa nhận, chức năng thông tin và chức năng điều tiết
1.1.8 Quan niệm về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa cũng đồng nghĩa với công tác tổ chức quản lý, phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa Đây là điều kiện quan trọng
để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững để phát triển du lịch văn hóa Việc tổ chức quản lý du lịch văn hóa nhằm mục đích khai thác, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa trong du lịch Như vậy, việc tổ chức, quản lý du lịch văn hóa dựa trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về du lịch như sau:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Ngành du lịch hiện nay đã và đang không ngừng phát triển, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch của một vùng, miền Vì thế, việc khai thác và sử dụng đúng ý
Trang 27và định hướng phát triển bền vững của ngành Căn cứ vào điều 10, Luật du lịch Việt Nam quy định nội dung quản lý nhà nước về du lịch từ đó suy ra các chức năng và nhiệm vụ trong việc tổ chức quản lý du lịch văn hóa của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển du lịch văn hóa
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động du lịch văn hóa trong phạm vi pháp luật
du lịch
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa
- Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa, xác định khu du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa, tuyến du lịch văn hóa để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch văn hóa
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế và hoạt động xúc tiến du lịch văn hóa ở trong và ngoài nước
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
- Quy định trách nhiệm cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa
- Kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch văn hóa
Trang 2828
Đối với chính quyền địa phương
Theo sự phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm của chính phủ, UBND cấp tỉnh, cấp thành phố có trách nhiệm thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ được phân công trong công tác quản lý nhà nước về du lịch văn hóa ở từng địa phương Việc quản lý phải được cụ thể hóa trong công tác quy hoạch, ban hành quy chế, các chính sách phát triển du lịch văn hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương
Đối với cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa
Các cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa phải chấp hành mọi quy định của nhà nước về tổ chức, quản lý các hoạt động có liên quan đến du lịch văn hóa Bên cạnh việc khai thác có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, các doanh nghiệp phải biết giữ gìn và tôn tạo nguồn tài nguyên vô giá này để hoạt động kinh doanh phát triển bền vững
1.1.9 Quan niệm về xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá trong du lịch văn hóa
Trong kinh doanh việc xúc tiến, tuyên truyền quảng bá sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng để khẳng định tính hiệu quả của công việc và sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường Công tác quảng bá trong du lịch góp phần quan trọng trong việc giới thiệu hình ảnh sản phẩm du lịch đến với du khách và mang về hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch Vì thế, việc xúc tiến tuyên truyền quảng bá trong du
lịch có thể được hiểu “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận
động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch” 1 [27, tr.4]
Như vậy xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá trong du lịch văn hóa là tranh thủ mọi cơ hội có thể để quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa đến với thị trường du lịch trong và ngoài nước Mục đích của việc xúc tiến, tuyên tuyền, quảng bá trong du lịch văn hóa là hoạt động giới thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa để du khách có
1 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch, Nxb Lao động, tr.4
Trang 2929
thể chiêm ngưỡng, đánh giá, nghiên cứu, đồng thời, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho ngành du lịch
1.1.10 Quan niệm về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch
Văn hóa là tài nguyên cốt lỏi để cấu thành sản phẩm du lịch văn hóa Nếu nhìn về góc độ tổng thể, nơi nào có yếu tố du lịch thì nơi đó chắc chắn tồn tại yếu tố văn hóa Do mối quan hệ không thể tách rời, nên sản phẩm du lịch bao giờ cũng mang hình ảnh của văn hóa Vì thế, bảo vệ các giá trị văn hóa cũng chính là bảo vệ tài nguyên du lịch Bên cạnh đó, di sản văn hóa chính là bản sắc dân tộc Do vậy, bảo tồn di sản văn hóa là nghĩa vụ và quyền lợi thiết thực của mỗi con người trong
xã hội
Luật Di sản của Việt Nam đã khẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài
sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” 1 Như vậy, việc bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị văn hóa trong du lịch bao giờ cũng là cần thiết và cấp bách Từ hoạt động thực tiễn của việc bảo tồn di sản ở Việt Nam trong nhiều năm qua thể hiện cách nhìn nhận không đúng về di sản,
sự không thống nhất về cách nghĩ cách làm của các nhà quản lý đã làm cho các di sản bị tổn hại và đôi khi đánh mất luôn cả giá trị thực của nó Xét về mặt du lịch văn hóa những việc làm sai trái trong công tác bảo tồn các di sản văn hóa sẽ làm cho nguồn tài nguyên du lịch bị mai một Do vậy việc bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa cần phải có quy trình cụ thể như sau:
1
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản Văn hóa
8 Dallen J.Timothy, Stephen W Boyd (2003), Heritage tourism, Prentice Hall, Page 107
Trang 3030
Sơ đồ 1.1: Quy trình bảo tồn di sản
1.2 Điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên
1.2.1.Sơ lược điều kiện tự nhiên của Điện Biên
Điện Biên là tên gọi do vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841 với ý nghĩa “ Điện” là vững chãi “Biên” là biên giới, Biên ải - là vùng biên vững chắc.Trước đây vùng đất này mang tên là Mường Thanh, nghĩa là xứ trời, đất tổ của người Thái
Điện Biên là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý được xác định từ vị trí 102 º10’ đến 103 º56 kinh Đông; được giới hạn bởi tỉnh Lai Châu về phía Bắc, tỉnh Sơn La về phía Đông và Đông Bắc, Luông Pha Băng và Phong Sa Lỳ của nước CHDCND Lào về phía Tây và Tây Nam, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc về phía Tây
Địa hình tỉnh Điện Biên mang những nét đặc trưng riêng biệt, với nhiều kiểu địa hình: vừa có núi non hung vĩ, vừa có cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay mà
Nhận diện di sản
Nghiên cứu và kiểm kê di sản
Xây dựng chính sách bảo tồn
Chỉ định cơ quan bảo tồn
Trùng tu, tôn tạo & phát triển
Quản lý & quảng bá di sản
Trang 3131
tiêu biểu và rộng lớn hơn cả là vùng long chảo Điện Biên, có chiều dài khoảng 20km, chỗ rộng nhất khoảng 9km Khoảng giữa long chảo là cánh đồng Mường Thanh phì nhiêu nhất của Tây Bắc, với bề rộng 6,3km, bề dài 13km Đây là vựa lá lớn nhất của tỉnh cũng như của cả vùng Tây Bắc, với nhiều loại gạo ngon nổi tiếng
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh
và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thường, phân hoá
đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng Nhiệt
độ trung bình hàng năm từ 21ºC - 23ºC, chất lượng mưa trung bình từ 1.700 – 2.500
mm, độ ẩm trung bình từ 83% – 85%
Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hoá thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mường Nhé, tiểu vùng khí hậu Mường Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thượng nguồn sông Mã
1.2.2 Điều kiện lịch sử xã hội:
1.2.2.1.Lịch sử hình thành vùng đất Điện Biên
Điện Biên là vùng đất từ xa xưa đã có con người sinh sống và cư ngự, ngay
từ thời tiền sử qua các bằng chứng về khảo cổ học từ thời kỳ đồ đá qua sự hiện diện của các di tích như hang Thẩm Khương, Thẩn Búa (ở Tuần Giáo) đã chứng minh con người từ thời thượng cổ đã có mặt rất sớm nơi đây, là một trung tâm của người Việt cổ
Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải Điện Biên tức là miền biên cương vững chãi của tổ quốc, Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó
Ngày 7/5/1954 sau chín năm kháng chiến trường kỳ cùng với quân dân của
cả nước nhân dân tỉnh Điện Biên đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, đất nước ta chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực dân phong kiến Để tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho
Trang 3232
các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, trung ương đã quyết định lập trong phạm vi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây Bắc, gọi là Khu tự trị Thái – Mèo Thực hiện chính sách lập khu vực tự trị của các dân tộc ở những vùng có điều kiện theo Nghị quyết của Quốc hội, ngày 29 tháng 4 năm 1955 Chủ tịch nước Việt Nam Trước đó, theo Sắc lệnh số 143-SL ngày 28 tháng 1 năm 1953 của Chủ tịch nước, Khu Tây Bắc được thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc
Ngày 26/9/2003, chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2003/NĐ-CP Về việc thành lập thành phố Điện Biên Phủ, điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng
và thành lập các phường thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu, trên cơ sở diện tích của thị xã Điện Biên Phủ và điều chỉnh địa giới của huyện Điện Biên, sau khi được sát nhập Thành phố Điện Biên Phủ có 6.009,05 ha diện tích tự nhiên và 70.639 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trường, Noong Bua
và xã Thanh Minh Ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa X đã phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lai Châu Theo đó, tỉnh Lai Châu được chia tách thành hai tỉnh là Lai Châu mới và Điện Biên Đảng bộ và nhân dân tỉnh Điện Biên xác định đây là cơ hội lịch sử để thực hiện ước muốn xóa hết đói nghèo, tiến tới xây dựng một Điện Biên mới, giàu và đẹp hơn
Tỉnh Điện Biên sau khi chia tách là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km về phía Tây Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Lào (xem bản đồ 1 phụ lục 2)
1.2.2.2.Kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên
Tính đến năm 2012, tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: TP Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và 8 huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ẳng, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Nậm Pồ Trong đó TP Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh
Trang 3333
Điện Biên có 18 dân tộc anh em sinh sống: Thái, Mông, Kinh, Lào, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Phù Lá, Kháng, Xinh Mún, Si La, Cống…trong đó, dân tộc Thái chiếm tỷ lệ dân số đông nhất khoảng 38%, dân tộc Mông chiếm 35%, dân tộc Kinh chiếm 18,4%, người Khơ Mú chiếm 3,3%, người Dao chiếm 1,1%, dân tộc Lào chiếm 0,9%, dân tộc Kháng chiếm khoảng 0,86%, dân tôc Hà Nhì chiếm khoảng 0,8%, người Xinh Mún chiếm 0,39%,dân tộc Cống chiếm 0,18%, dân tộc Phù Lá chiếm 0,04%, dân tộc Si La chiếm 0,03%, dân tộc Sán Chay chiếm 0,03% Ngoài
ra, còn có các dân tộc khác: Tày, Nùng, Hoa… cư trú xen kẽ với các dân tộc khác trong tỉnh Dân số Điện Biên có 512,3 nghìn người ( thống kê năm 2011), mật độ dân số khoảng 54 người/km2, đứng thứ 11 trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc 8 đơn vị hành chính như huyện Điện Biên, TP Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo, thị xã Mường Lay, huyện Tủa Chùa, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ẳng, huyện Mường Chà, chiếm hơn 70% dân số toàn tỉnh Tổng diện tích của Điện Biên là 9562,9 km2, diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có 623.868,7 ha, chiếm 65,38% diện tích tự nhiên của tỉnh Trong đó đất
sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 119.025,6 ha, chiếm 12,47% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 504.033,7 ha, chiếm 52,82% diện tích đất tự nhiên; đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 767 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên của tỉnh
Nền kinh tế chủ yếu của tỉnh là lâm nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm Điện Biên có 2 cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc đó là cửa quốc tế đường bộ Tây Trang (huyện Điện Biên), cửa khẩu đường bộ quốc gia A pa Chải (huyện Mường Nhé) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch khác Với lợi thế đường biên giới với nước bạn Lào dài 360km và Trung Quốc dài 38,5km, Điện Biên có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế và du lịch
Cơ sở hạ tầng
* Giao thông:
- Giao thông đường bộ: Điện Biên có đường biên giới 398,5km với 2 của khẩu được phép thông quan hàng hóa, gồm: cửa khẩu quốc tế Tây Trang và của khẩu quốc gia A Pa Chải Quốc lộ 279 và rẽ sang quốc lộ 6 từ thành phố Điện Biên
Trang 3434
Phủ tới Hà Nội khoảng 500km, đây chính là tuyến huyết mạch giao lưu kinh tế văn hóa giữa miền xuôi với các tỉnh miền núi Tây Bắc Quốc lộ 12: Từ Thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng ( Lai Châu) 195 km Quốc lộ 279: Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117 km Đường không: sân bay Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ - Viêng Chăn - Luông Pha Băng Toàn tỉnh hiện có 109/116 xã, phường, thị trấn có đường ôtô đến trung tâm xã, trên 80% xã có đường ôtô đi được
cả 2 mùa, đảm bảo thông suốt giữa các vùng trong tỉnh Các trục quốc lộ qua địa bàn tỉnh (quốc lộ 279, 12 và 6) đều được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi Tại các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, mạng lưới giao thông đều được ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống đường nối Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cơ động trong phòng thủ chiến lược cũng như quản lý giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội nên tỉnh tập trung xây dựng cơ bản các tuyến đường vành đai biên giới, đường ra biên giới và đường tuần tra biên giới Hiện tại, các tuyến đường vành đai biên giới như Si Pa Phìn – Mường Nhé lên ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc, Pắc Ma – Mường Nhé, Điện Biên – Sông Mã đang trong giai đoạn tập trung đầu tư nâng cấp, nhựa hoá Ngoài hoàn thiện hệ thống giao thông nội tỉnh đi các tỉnh thành miền xuôi, tỉnh còn chú trọng phát triển giao thông hướng ngoại, đảm
bảo thông thương tới các cửa khẩu chính, phụ trên địa bàn
Trên thực tế, muốn chiến lược phát triển kinh tế thành công thì giao thông luôn phải đi trước một bước Xác định rõ điều đó và căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong nhiều năm tới, Điện Biên sẽ ưu tiên đầu tư phát triển giao thông vận tải phù hợp với quy hoạch giao thông vùng và cả nước Với tổng mức đầu tư dự kiến trên 50.000 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2011 – 2015
là 8.584 tỷ đồng và sẽ tăng dần trong các giai đoạn tiếp theo Theo đó, từ nay đến năm 2020 hệ thống quốc lộ và đường tỉnh sẽ đưa vào cấp hạng kỹ thuật, 100% thảm
bê tông nhựa, láng nhựa hoặc bê tông xi măng Một số tuyến trọng yếu trên quốc lộ
6, 12 và 279 như: đoạn Tuần Giáo – thị xã Mường Lay, Mường Chà – thành phố Điện Biên Phủ, Tuần Giáo – thành phố Điện Biên Phủ và thành phố Điện Biên Phủ
Trang 3535
– Tây Trang (gồm cả tuyến chính thành phố Điện Biên Phủ) đang trong quá trình nâng cấp, cải tạo với tổng chiều dài 353,3km Trong đó, các tuyến quốc lộ qua địa bàn nâng cấp chủ yếu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, riêng một số đoạn qua khu vực
đô thị đạt cấp II Đối với hệ thống đường tỉnh sẽ tiếp tục nâng cấp cải tạo chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp VI, V, một số đoạn tuyến đạt cấp IV
- Giao thông đường hàng không: Sân bay Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ - Viêng Chăn - Luông Pha Băng
- Giao thông đường thủy: Cùng với việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo
hệ thống đường bộ thì giao thông đường thủy (thế mạnh của một số huyện) cũng được chú trọng xây dựng quy hoạch đầu tư, như: Bến cảng Đồi Cao (T.X Mường Lay) và Huổi Só, Pắc Ma (Tủa Chùa) Hiện tại Điện Biên đang xúc tiến các điều kiện mở tuyến vận tải đường thủy nội địa từ Quỳnh Nhai (Sơn La) đến T.X Mường Lay dài 150km, một mặt đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách, mặt khác phục vụ nhu cầu du lịch khu vực lòng hồ Thủy điện Sơn La và T.X Mường Lay
* Hệ thống giáo dục và dạy nghề:
Hệ thống các trường đào tạo đã và đang được đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và sinh hoạt cho học sinh, sinh viên Toàn tỉnh hiện có 1 trường dạy nghề, 1 trường Cao đẳng Sư phạm và 2 trường Trung học chuyên nghiệp (1 trường Trung học Y tế, 1 trường Trung học Kinh tế kỹ thuật tổng hợp) Hình thức đào tạo nghề có nhiều tiến bộ, nhiều ngành nghề mới được xây dựng chương trình và đưa vào giảng dạy, từng bước đáp ứng yêu cầu về lao động có tay nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh Ngoài việc tự đào tạo, tỉnh còn liên kết với các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội như: Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tài chính, Đại học Nông nghiệp, Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông
để đào tạo cho đội ngũ cán bộ và con em trong tỉnh
Tổ chức tín dụng và ngân hàng:
Toàn tỉnh Điện Biên có trên 4 tổ chức tín dụng, ngân hàng đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng và dễ dàng cho du khách Bên cạnh đó, các hệ thống y tế và
Trang 36du lịch nhằm tạo sự an tâm cho du khách
1.2.3 Tài nguyên du lịch văn hóa của Điện Biên
1.2.3.1 Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
Hiên nay, tỉnh Điện Biên có 09 di tích đã được xếp hạng, trong đó: 01 di tích xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Di tích chiến trường Điện Biên Phủ) và 06
di tích xếp hạng di tích quốc gia (di tích lịch sử thành bản Phủ, di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Mường Luân, di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Chiềng Sơ, di tích lịch sử thành Sam Mứn, di tích động Pa Thơm, di tích hang Mường Tỉnh); 02 di tích xếp hạng di tích cấp tỉnh (di tích lịch sử nhà tù Lai Châu, di tích lịch sử cách mạng
Pú Nhung)
Điện Biên có 06 di tích đang lập hồ sơ đề nghị xếp hạng, trong đó: 02 di tích đề nghị xếp hạng cấp quốc gia (di tích hang Thẩm Khương và di tích động Xá Nhè) và 04 di tích đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh (di tích hang Mùn Chung, di
Trang 37Bảng1.3: Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia ở Điện Biên
STT Tên di tích Loại hình Địa phương Xếp hạng
cấp quốc gia
01 Thành Bản
Xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên
10/QĐ-VHTT ngày 9/02/1981
02 Tháp Mường
Luân
Kiến trúc nghệ thuật
Xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông
10/QĐ-VHTT Ngày 9/02/1981
03 Thành Sa
Xã Sa Mứn, Noong Luống, Huyện Điện
Biên
QĐ BVHTTDL ngày 22/01/2009;
310/QĐ-04 Tháp Chiềng
Sơ
Kiến trúc nghệ thuật
xã Chiềng Sơ, Huyện Điện Biên Đông;
QĐ BVHTTDL ngày 14/04/2011;
1255/QĐ-05 Động Pa
Xã Pa Thơm, xã Na
Ư, Huyện Điện Biên
QĐ BVHTTDL ngày 22/01/2009;
309/QĐ-06 Hang Mường
Xã Sa Dung, Huyện Điện Biên
QĐ BVHTTDL ngày
Trang 38QĐ 1272/QĐ-Ttg ngày 28/8/2009;
Xã Pú Nhung, Huyện Tuần Giáo,
TP Điện Biên Phủ;
QĐ 926/QĐ-UBND ngày 27/07/2010
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1.2.3.2 Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Ngoài những tài nguyên du lịch văn hóa vật thể, ở Điện Biên còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể rất phong phú như: tín ngưỡng; phong tục tập quán: lễ hội cổ truyền, tết; làng nghề; ẩm thực…
* Tôn giáo và tín ngưỡng dân gian
Tôn giáo
Điện Biên là một tỉnh có nền kinh tế lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi Người dân sống chủ yếu dựa vào ruộng vườn, nương rãy và rừng Đối với dân tộc kinh do di cư từ nhiều tỉnh miền xuôi lên Điện Biên nên cũng có một số theo đạo Phật và đạo Thiên chúa giáo Còn đối với đại bộ phận các dân tộc thiểu số của tỉnh có tư duy và văn hóa nhưng không theo một tôn giáo nghiêm ngặt nào như đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên chúa Vì các dân tộc thiểu
số ở Điện Biên nói chung không hình thành tư duy trên con đường đó mà theo một hướng riêng của mình Có thể nói, các dân tộc thiểu số có tín ngưỡng đa thần Tín ngưỡng chưa phát triển thành tôn giáo riêng nhưng họ cũng không chịu ảnh hưởng
Trang 3939
hay du nhập vào mình các tôn giáo khác Đó là các tín ngưỡng về nhiên thần, nhân thần, tín ngưỡng về phồn thực, tín ngưỡng về vạn vật hữu linh…
Tín ngưỡng dân gian
Từ những ngày đầu khai hoang lập bản làng người dân Điện Biên là một cộng đồng gồm các dân tộc cộng cư lập nghiệp trên mảnh đất hoang vu Mỗi một dân tộc họ tập trung thành từng bản có quan hệ họ hàng, huyết thống sống gần nhau
để lương tựa vào nhau cùng nhau sản xuất, săn bắt giúp đỡ nhau trong cuộc sống Trong cách giao tiếp và ứng xử hàng ngày mang nặng tư tưởng quan hệ thân tộc, dòng dõi, lai lịch Vì thế, tín ngưỡng ở Điện Biên mang nặng tính bản địa, người dân Điện Biên với các tín ngưỡng nhiên thần, nhân thần, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh… được biểu hiện thông qua các nghi thức cầu cúng, các hoạt động vui hội, trò chơi, văn nghệ, ẩm thực ngày hội…
Những đặc điểm tín ngưỡng ở Điện Biên là những nét đặc trưng văn hóa Tây Bắc và không thể tách rời trong đời sống sinh hoạt, xã hội của cộng đồng dân
cư
* Các lễ hội
Các lễ hội dân gian truyền thống
- Lễ hội đền Thành Bản Phủ: Là lễ hội cúng mùng chiến thắng của Hoàng Công Chất thắng giặc Phẻ vào ngày 5 tháng 5 Người ta cúng “ Then Chất”, cầu cho mọi người sức khỏe, cầu mưa thuận gió hòa để ruộng đồng Mường Thanh được mùa tốt tưới.[54,tr.127]
- Lễ cơm mới ( lễ cầu mùa): Các lễ cơm mới gắn liền với ý nghĩa nông
nghiệp như lễ Hàng xì ( tết cơm mới) của người Cống (làm lễ cảm ơn ma lúa, linh
hồn tổ tiên, ma rừng vào lúc thu hoạch lúa; Rạc Hrệ (Lễ cầu mùa) của người Khơ
Mú (Lễ cảm ơn thần nương, thần núi vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch khi
người dân bắt đầu gieo hạt); Mạ Chiêng Ngọ Mị ( tết cơm mới) của người Khơ Mú (vào ngày 16 hoặc ngày 16 tháng 10 hàng năm); Lễ cúng cơm mới của người Si La
Trang 4040
(được tiến hành vào khoảng cuối tháng 8 và đầu tháng 9, khi lúa bắt đầu chín rộ trên
lương); Xêm Khẩu Mấư ( cúng cơm mới) của ngưới Thái Đen.[54, tr.27 – 360]
- Lễ cúng bản ( Xêm bản): Là một trong những lễ hội mang tính cầu an rất
rõ nét để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cong người khỏe mạnh,
cuộc sống ầm no, bình yên hạnh phúc Xêm bản, Xêm mường còn là biểu tượng của tín ngưỡng thờ thần tự nhiên là thần đất và thần nước Xêm bản của người Thái vào
khoảng tháng 9, tháng 10 theo lịch Thái ( tháng 4 tháng 5 theo lịch âm của người
kinh) Người Khơ Mú Ten cúng ( lễ cúng bản) được tổ chức vào tháng 2, tháng 3
âm lịch Xưa kia còn được tổ chức từ 3 đến 5 ngày.[ 54, tr.224]
- Lễ hội hoa ban: là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Thái, Theo tiếng Thái thì "ban" có nghĩa là ngon, đẹp đẽ Tất cả những gì ngon ngọt, đẹp đẽ đều gọi
là "ban" Lễ hội có một ý nghĩa quan trọng đối với người Thái Đó là lúc họ thỉnh bái thần rừng, thần hang và hồn vía đôi trai gái qua sự tích, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt Thường được tổ chức vào ngày 5/2 âm lịch
- Lễ hội của các dân tộc Cống, Khơ Mú, Hà Nhì, Sán Chay, Si La, Lào, Thái, Phù Lá, Xinh Mún, Kháng, H’mông
Lễ hội của người Cống: Hàng Xị ( tết cơm mới) thường tổ chức vào ngày
6, 7 tháng 8 âm lịch; Lễ cúng tổ tiên dòng họ của người Cống thường tổ chức 1 năm
hay 2 đến 3 năm mới tổ chức một lần và chỉ khi cha mẹ mất được 5 năm trở lên con cháu mới được làm.[ 54, tr.27]
Lễ hội của người Hà Nhì: Ú trụ lo gio xạ sự ( cúng nguồn nước) thường tổ chức vào dịp đầu năm mới và vào ngày con rồng để cúng.; Há xạ sư ( cúng cầu đủ
nước cho lúa nương nảy mầm) thường diễn ra vào đầu mùa làm nương vào khoảng tháng 2 tháng 3 âm lịch.[54, tr.170]
Lễ tết của người Sán Chay ở Điện Biên thường ăn tết đúng vào dịp tết Nguyên đán của người Kinh Những nghi lễ cúng tổ tiên, dòng họ trong dịp tết thường bắt đầu từ ngày 30 rải rác cho đến hết ngày 15 tết.[54, tr.174]
Lễ hội của người Si La: Plạ khớ thú ( lễ cúng bản) nghi lễ này thường tổ
chức 3 ngày vào khoảng tháng giêng, tháng 2 âm lịch hàng năm.[54, tr.186]