Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch văn hóa của tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 115 - 164)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.3. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch văn hóa của tỉnh

- Điều kiện tự nhiên:

Điện Biên là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý đƣợc xác định từ vị trí 102 º10’ đến 103 º56 kinh Đông; đƣợc giới hạn bởi tỉnh Lai Châu về phía Bắc, tỉnh Sơn La về phía Đông và Đông Bắc, Luông Pha Băng và Phong Sa Lỳ của nƣớc CHDCND Lào về phía Tây và Tây Nam, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc về phía Tây.

116

Địa hình tỉnh Điện Biên mang những nét đặc trƣng riêng biệt, với nhiều kiểu địa hình: vừa có núi non hung vĩ, vừa có cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay mà tiêu biểu và rộng lớn hơn cả là vùng lòng chảo Điện Biên, có chiều dài khoảng 20km, chỗ rộng nhất khoảng 9km. Khoảng giữa lòng chảo là cánh đồng Mƣờng Thanh phì nhiêu nhất của Tây Bắc, với bề rộng 6,3km, bề dài 13km. Đây là vựa lúa lớn nhất của tỉnh cũng nhƣ của cả vùng Tây Bắc, với nhiều loại gạo ngon nổi tiếng.

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tƣơng đối lạnh và ít mƣa; mùa hạ nóng, mƣa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thƣờng, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hƣởng của bão, chịu ảnh hƣởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21ºC - 23ºC, chất lƣợng mƣa trung bình từ 1.700 – 2.500 mm, độ ẩm trung bình từ 83% – 85%.

Do diện tích tự nhiên rộng 9562,9km; địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hoá thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mƣờng Nhé, tiểu vùng khí hậu Mƣờng Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thƣợng nguồn sông Mã.

Điện Biên có một vị trí chiến lƣợc rất quan trọng nên thực dân Pháp đã xây dựng nơi đây thành một cứ điểm quân sự quan trọng. Năm 1954 với 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt của quân và dân ta trong trận đánh lịch sử Điện Biên Phủ vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Trải từ đèo Pha Đin đến trung tâm TP. Điện Biên Phủ có rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa ghi dấu ấn một thời oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó Điện Biên có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống với nhiều bản sắc văn hóa độc đáo riêng của vùng biên cƣơng này.

- Tài nguyên du lịch văn hóa:

* Văn hóa bản địa và các lễ hội dân gian:

Sự độc đáo, đa dạng của văn hóa bản địa đã góp phần tạo nên nguồn tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn và nét đặc trƣng cho sản phẩm du lịch ở Điện Biên.

Cuộc sống cộng cƣ của 18 dân tộc Kinh, Thái, H’mông, Khơ Mú, Hà Nhì, Lào, Si La….trên lãnh thổ Điện Biên đã tao ra những nét văn hóa đặc trƣng cho

117

vùng đất này. Văn hóa của ngƣời dân đƣợc hình thành ngay trong cuộc sống nông nghiệp thuần túy trên ruộng nƣơng, bên sông suối và trên núi đồi. Cách ứng xử, lễ nghi hay việc vui chơi, giải trí đƣợc thể hiện qua các lễ hội dân gian, các phong tục tập quán và các tín ngƣỡng bản địa. Cƣ dân trong vùng ngoài việc tham gia vào các lễ hội riêng của dân tộc mình còn đƣợc thƣởng thức những lễ hội của các dân tộc khác trong vùng. Lễ hội Thành Bản Phủ của các dân tộc Điện Biên; lễ hội hoa ban của ngƣời Thái; lễ xêm bản, lễ cơm mới….của các dân tộc có rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan.

* Các di tích văn hóa lịch sử

Nhƣ đã trình bày ở phần trên, Điện Biên có 09 di tích đã đƣợc xếp hạng, trong đó: 01 di tích xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Di tích chiến trƣờng Điện Biên Phủ) và 06 di tích xếp hạng di tích quốc gia (di tích lịch sử thành bản Phủ, di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Mƣờng Luân, di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Chiềng Sơ, di tích lịch sử thành Sam Mứn, di tích động Pa Thơm, di tích hang Mƣờng Tỉnh); 02 di tích xếp hạng di tích cấp tỉnh (di tích lịch sử nhà tù Lai Châu, di tích lịch sử cách mạng Pú Nhung).

Điện Biên có 06 di tích đang lập hồ sơ đề nghị xếp hạng, trong đó: 02 di tích đề nghị xếp hạng cấp quốc gia (di tích hang Thẩm Khƣơng và di tích động Xá Nhè) và 04 di tích đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh (di tích hang Mùn Chung, di tích công trình đại thủy nông Nậm Rốm, di tích dân quân Thanh An bắn rơi máy bay Mỹ và di tích thành Vàng Lồng).

Đã và đang triển khai công tác quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị của 03 di tích: di tích chiến trƣờng Điện Biên Phủ, di tích lịch sử thành bản Phủ và di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Mƣờng Luân; đang lập dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị 03 di tích: di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Chiềng Sơ, di tích lịch sử thành Sam Mứn và di tích hang Mƣờng Tỉnh; các di tích khác hiện chƣa đƣợc triển khai công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị.

118

Các di tích văn hóa lịch sử này có trƣớc, có sau, có cổ có nay, có lớn có nhỏ. Tuy nhiên, dù nhìn nhận ở góc độ nào thì cũng không thể phủ nhận giá trị tự thân của các di tích. Chính những giá trị đó là nguồn tài nguyên quý giá cho ngành du lịch Điện Biên và là nguồn nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù của tỉnh.

* Ẩm thực

Ẩm thực là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị du lịch. Trên khắp mọi miền đất nƣớc dù ở thời kỳ lịch sử nào thì ẩm thực luôn mang một âm hƣởng chung là đem đến cho con ngƣời sự sống. Tuy nhiên, trong vô vàn các món ăn cần thiết cho sự sống, thì có những món còn để lại những cảm nhận và tình cảm khác nhau cho ngƣời thƣởng thức. Vì thế, ẩm thực dần dần đi vào trang du lịch nhƣ một nét đẹp của một vùng, miền.

Ở Điện Biên, ẩm thực cũng góp phần tạo nên sự độc đáo cho du lịch văn hóa. Khách du lịch đến thăm bản Thái sẽ thƣởng thức món Coóng khẩu hay cá nƣớng, thịt gác bếp mang hƣơng vị rất đặc biệt. Hay lên huyện Tủa Chùa sứ sở của vua mèo thƣởng thức món gà đi bộ, món thắng cố, thit lợn chua v.v…Đặc biệt, có thể kể đến món rau đắng của ngƣời Khơ Mú, loại rau chỉ có vào mùa mua có vị đắng đắng mà lại rất ngọt ai ăn một lần không thể quên. Hay món chẩm chéo một loại đồ chấm của ngƣời Tây Bắc rất đặc trƣng đem chấm với măng rừng, hay món nộm làm từ búp ban, hoa ban ….. Tất cả những sản vật trời ban cho vùng đất này cùng tạo nên những món ăn vô cùng độc đáo, hấp dẫn mang nét mộc mạc của miền núi Tây Bắc.

* Các nghề thủ công truyền thống:

Cùng với việc hình thành tập quán sống và phát triển kinh tế, thì làng nghề thủ công ở Điện Biên cũng đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hiện tại ở Điện Biên có rất nhiều làng nghề luôn đƣợc duy trì và phát triển mạnh nhƣ: nghề dệt của ngƣời Thái ở Xã Mƣờng Phăng, huyện Điện

119

Biên;ngƣời H’mông Bản Hồ Ke, xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa; ngƣời Hà Nhì ở Xã Sín Thầu, huyện Mƣờng Nhé;…

Du lịch văn hóa hình thành ở Điện Biện cũng ít nhiều giúp cho rất nhiều làng nghề sống lại và ngƣợc lại, các làng nghề ở Điện Biên đã góp phần làm cho các chƣơng trình du lịch văn hóa đến Điện Biên thêm phong phú. Hiện tại các làng nghề ở Điện Biên cũng bắt đầu đã trở thành những điểm du lịch và những sản phẩm du lịch rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nƣớc.

- Điều kiện về cơ sở hạ tầng:

Điều kiện cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng góp phần phát triển DL du lịch nói chung và du lịch văn hóa ở Điện Biên nói riêng.

* Hệ thống giao thông

Giao thông đƣờng bộ ở Điện Biên có quốc lộ 279 đi thằng tới cửa khẩu Tây Trang; QL.12 xuyên thẳng đi TX. Mƣờng Lay, cửa khẩu A Pa Chải và các tỉnh Lai Châu, Lào Cai; QL.6 đi xuyên qua tỉnh Sơn La, Mộc Châu, Hòa Bình, TP. Hà Nội.

Giao thông đƣờng hàng không: Từ sân bay Nội Bài đến Điện Biên ngày thƣờng 2 chuyến, những ngày cao điểm thì từ 3 đến 4 chuyến..

* Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại địa phƣơng

Tỉnh tổ chức có cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch chính thức:

- Nhƣng tỉnh cũng có những chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực do UNESCO hƣớng dẫn

- Sở lao động thƣơng binh xã hội phối hợp với Trƣờng cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên mở lớp đào tạo nhân lực du lịch.

- Bên cạnh đó hiện nay tỉnh đã có đề án bồi dƣỡng, đào tạo nghiệp vụ nghề du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn năm 2011 – 2020.

3.1.4. Những hạn chế của du lịch văn hóa ở Điện Biên

Hoạt động du lịch văn hóa ở Điện Biên có phần nhộn nhịp so với nhiều tỉnh trong khu vực Tây Bắc bộ. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở Điện

120 Biên vẫn còn nhiều yếu kém:

- Việc khai thác và xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa vẫn còn quá đơn điệu, vội vã, chƣa mang tính chiến lƣợc và lâu dài. Cụm di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nơi mà du khách biết về Điện Biên nhiều nhất. Nơi đây đƣợc xem là trung tâm du lịch văn hóa lịch sử của tỉnh. Tuy nhiên, ngƣời dân địa phƣơng chƣa quán triệt tinh thần khai thác du lịch là để bảo tồn tài nguyên và phát huy giá trị văn hóa lịch sử và văn hóa bản địa. Họ làm du lịch rất vội vã và chỉ chú trọng việc khai thác triệt để tài nguyên du lịch, không quan tâm đến cảm nhận của khách, giá trị thật của di tích và của di sản văn hóa. Vì thế, hiện tƣợng lƣợng du khách lƣu trú nơi đây còn ít và tour du lịch này chỉ thu hút lƣợng lớn khách du lịch là các cựu chiến binh những ngƣời từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Có một số làng nghề truyền thống hiện nay tuy vẫn cò tồn tại, nhƣng các sản phẩm làm ra không nhiều và chỉ bán trong thị trƣờng nội địa. Vì thế, có nhiều đoàn khách du lịch tìm đến làng nghề nhƣng không tìm thấy sản phẩm và không thỏa mãn trong việc tìm hiểu hoạt động của làng nghề.

- Hoạt động du lịch sinh thái ở Pa Khoang, Khu du lịch sinh thái Uva, Pe Luông mặc dù có phong cảnh đẹp cũng nhƣ có nguồn nƣớc khoáng nóng là cơ sở để thu hút khách du lịch. Nhƣng trên thực tế việc thu hút khách du lịch đến đây cũng vẫn còn rất hạn chế. Vì đƣờng giao thông vào các điểm này rất khó khăn, thiếu thông tin quảng cáo về điểm du lịch cũng nhƣ các biển chỉ dẫn. Bên cạnh đó dịch vụ tại các điểm này còn ngheo nàn và thiếu chuyên nghiêp. Do vậy, hoạt động du lịch sinh thái ở Điện Biên chƣa phát huy đƣợc hết tiềm năng của nó.

- Những sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử cũng còn ngheo nàn đơn điệu không có tính đặc trƣng chƣa thu hút khách du lịch.

- Sản phẩm du lịch lễ hội Hoa ban ở Điện Biên rất đặc biệt bởi cái đặc thù của một tỉnh Tây Bắc ăn tết xong sang tháng giêng khi mùa xuân về hoa Ban, hoa Gạo nở trắng núi đồi Tây Bắc cũng là lúc mà các lễ hội cùa ngƣời Thái, ngƣời Mông, ngƣời Khơ Mú, Ngƣời Hà Nhì…diễn ra. Bên cạnh đó là những điệu xòe,

121

tiếng khèn làm say đám lòng ngƣời.Tuy nhiên, để sản phẩm này sẵn sàng phục vụ du khách thì còn nhiều vấn đề cần chuẩn bị: nhƣ sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng, các cơ sở vật chất phục vụ du khách, cách thức tổ chức, tuyên truyền quảng bá …

- Sản phẩm thăm quan các bản văn hóa ngƣời Thái ở Điện Biên cũng rất đặc trƣng. Tới đây du khách có thể tìm hiểu phong tực tập quán, văn hóa, ẩm thực….đặc sắc của dân tộc này. Để sản phẩm này phục vụ và thu hút đƣợc nhiều khách du lịch thì tình Điện Biên phải có một kế hoạch, chính sách đầu tƣ cũng nhƣ việc sẵn sàng phục vụ, đón khách du lịch của ngƣời dân tại bản.

Nhìn chung, phần lớn trong tổng lƣợng khách đến Điện Biên là khách du lịch nội địat. Điều này cho thấy, hoạt động du lịch văn hóa ở Điện Biên chƣa đủ sức và điều kiện để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch văn hóa ở Điện Biên còn nhiều thiếu hụt, nguồn nhân lực du lịch chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của thị trƣờng, giá cả đắt đỏ .v.v…Đó là những nguyên nhân quan trọng đƣa đến sự yếu kém của hoạt động du lịch văn hóa ở Điện Biên nhƣ hiện nay.

3.2. Những giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa Điện Biên

3.2.1. Giải pháp cốt lõi

3.2.1.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù

- Trƣớc hết, cần xác định đƣợc sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm có nét đặc trƣng riêng biệt chỉ có ở Điện Biên đó chính là “ du lịch ký ức”

Ngoài ra còn có các sản phẩm du lịch khác nhƣ: + Du lịch tham quan nghiên cứu, tìm hiểu. + Du lịch văn hóa lễ hội, sự kiện lịch sử. + Du lịch thăm lại chiến trƣờng xƣa. + Du lịch sinh thái

122 + Du lịch khảo cổ

+ Du lịch làng nghề + Du lịch nghỉ dƣỡng

+ Du lịch kèm theo sự kiện đặc biệt (lễ kỷ niệm)

- Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa ở Điện Biên theo đặc tính tài nguyên du lịch của tỉnh kết hợp với nét văn hóa đặc sắc dân tộc của cƣ dân địa phƣơng. Quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, phong tục tập quán ở trung tâm TP. Điện Biên, huyện Điện Biên nhất là: Cụm di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Khu chỉ huy chiến dịch Điện Biên, Thành bản phủ, các bản văn hóa du lịch ( Ten, Mển, Him Lam 2, Che Căn,...). Tuy nhiên, cần phát huy đúng đắn các giá trị văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Điện Biên để làm sản phẩm du lịch văn hóa riêng biệt mang đậm nét đặc trƣng của vùng Tây Bắc.

- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch văn hóa thông qua việc xác định giá trị thực của sản phẩm để có kế hoạch đầu tƣ đúng đắn và lâu dài.

- Khai thác văn hóa ẩm thực của các dân tộc ở tỉnh để làm điểm nhấn trong tour du lịch nhằm góp phần nâng cao các giá trị văn hóa trong du lịch ở Điện Biên. Đó chính là cách chế biến món ăn của ngƣời Thái, ngƣời H’mông, ngƣời Khơ Mú, ngƣời Lào….nhƣ món thịt trâu, thịt bò gác bếp, chẩm chéo, món da trâu, măng đắng, xôi nếp, cơm lam, rau rừng, nộm hoa ban, nậm pịa…Đến Điện Biên, nếu không tìm hiểu qua các món ẩm thực này thì xem nhƣ chuyến du ngoạn chƣa trọn vẹn. Các tỉnh Tây bắc nơi nào cũng có món chẩm chéo, thịt trâu, thịt bò gác bếp. Tuy nhiên, những món này từ lâu đã trở nên quen thuộc và nổi tiếng đối với du khách xa gần. Thế nên, nghề làm thịt gác bếp, chẩm chéo và ẩm thực ở Điện Biên cũng là nét đặc thù về văn hóa làng nghề, văn hóa ẩm thực cần đƣợc nghiên cứu đƣa vào chƣơng trình du lịch để làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa ở Điện Biên. - Khôi phục các trò chơi dân gian biểu diễn tại các điểm đến, mang đến cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 115 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)