7. Đóng góp của luận văn
2.2.3. Cơ sở kinh doanh ăn uống
Ở Điện Biên, các nhà hàng thƣờng gắn liền với khách sạn từ 2 sao – 4 sao. Các nhà hàng này ngoài việc phục vụ đám tiệc của địa phƣơng còn phục vụ lƣợng khách lƣu trú trong khách sạn. Đây cũng là nơi các đơn vị lữ hành ở các tỉnh bạn thƣờng đặt ăn cho đoàn khách đến Điện Biên. Những nhà hàng này phục vụ mang tính chuyên nghiệp và quy mô lớn, thực đơn cũng phong phú có sự giao lƣu văn hóa ẩm thực giũa các dân tộc địa phƣơng cũng nhƣ các món ăn của các bạn Lào và Trung Quốc. Bên canh đó, các nhà hàng kinh doanh riêng biệt cũng rất linh động, khách chủ động xây dựng thực đơn. Tuy nhiên, loại nhà hàng này chủ yếu phục vụ khách địa phƣơng và lƣợng lớn khách du lịch tự phát. Điện Biên có tổng cộng 47 nhà hàng, với sức chứa 2261 khách, đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch từ bình dân đến cao cấp. Các nhà hàng đƣợc phân bổ nhiều nhất là ở TP.Điện Biên.
Bảng 2.10: Các nhà hàng ở Điện Biên
STT Phân loại nhà hàng Số lƣợng Số ghế
01 Nhà hàng gắn liền với khách sạn 5 520
02 Nhà hàng kinh doanh riêng biệt 42 1741
Tổng cộng 47 2261
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Điện Biên
2.2.4. Phương tiện vận chuyển khách du lịch
-Đường bộ: Điện Biên là một tỉnh vùng Tây Bắc, núi non hiểm trở. Nên đƣờng xá đi lại rất khó khăn. Do vậy, các tuyến đƣờng từ TP. Điện Biên đến các điểm du lịch và đến các thôn bản đều đƣợc bê tông, nhựa hóa. Tuy nhiên, vào mùa mua các tuyến đƣờng bị sạt nở nên việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn. Nhất là tuyến TP. Điện Biên đến khu du lịch Mƣờng Phăng. Các loại xe phục vụ du lịch ở Điện Biên nhiều chủng loại, chất lƣợng cao, đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch ngay cả những nhóm khách khó tính. Các công ty du lịch ở Điện Biên đa số là có xe
71
vận chuyển khách theo tour với số lƣợng khá lớn nhƣ Trung tâm lữ hành quốc tế Him Lam.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 170 xe từ 12 – 45 chỗ đăng ký “chạy hợp đồng” bao gồm vận chuyển hành khách và vận chuyển khách du lịch. Tuy nhiên, khoảng 90% trong số này là vận chuyển hành khách theo tuyến cố định. Số lƣợng xe chuyên chở khách du lịch chiếm rất ít và thƣờng tập trung vào các hộ kinh doanh cá thể và HTX vận tải Điện Biên . Đây cũng là đối tác liên kết của các đơn vị kinh doanh du lịch để tổ chức tour trọn gói.
Vận chuyển đƣờng bộ quốc tế, ở Điện Biên có 1 đơn vị có giấy phép vận chuyển khách du lịch đƣờng bộ từ Việt Nam sang Lào và ngƣợc lại với số lƣợng khoảng 20 chiếc từ 16 – 45 chỗ. Phƣợng tiện này hoạt động chủ yếu là đƣa khách du lịch, tiểu thƣơng từ Điện Biên sang Lào và ngƣợc lại. Hiện tại, số lƣợng phƣơng tiện này cũng cung cấp đủ nhu cầu tham quan du lịch của du khách.
-Đường hàng không: Cảng hàng không Điện Biên Phủ là sân bay ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, có tọa độ 21°23'41' ' vĩ Bắc, 103°00'10' ' kinh Đông. Mã IATA của sân bay này là DIN.
Sân bay Mƣờng Thanh hay còn gọi là sân bay Điện Biên Phủ thuộc nay thuộc phƣờng Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây vốn là sân bay dã chiến hồi 1954 – cứ điểm 206 năm xƣa, một căn cứ tiếp vận rất quan trọng của Pháp và cũng là sân bay trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngày nay, sân bay này đã đƣợc cải tạo, nâng cấp thành một cảng hàng không dân dụng của thành phố Điện Biên Phủ. Cảng hàng không
Điện Biên Phủ có tọa độ 21°23'50 vĩ Bắc, 103°00'28 kinh Đông. Sân bay có:
Đài kiểm soát không lƣu. Hệ thống rada dẫn đƣờng.
72
Đƣờng lăn, sân đỗ rộng 7.500m2 với 04 vị trí đỗ máy bay. Nhà ga hành khách rộng 2.500m2 với trang thiết bị và công nghệ hiện đại, phục vụ một lúc cả chuyến bay quốc tế và nội địa. Thiết bị dò tìm vũ khí…
Đây là sân bay lớn nhất miền Tây Bắc Việt Nam. Hiện tại, sân bay Điện Biên Phủ thực hiện ngày 2 chuyến Hà Nội - Điện Biên và Điện Biên - Hà Nội, một số ngày đặc biệt có thể tăng lên 4 chuyến trên ngày và có khả năng đáp ứng mỗi ngày 4 chuyến bay, hạ cánh một giờ cao điểm.
Sân bay có một đƣờng cất hạ cánh dài 1830 m, rộng 30 m, bề mặt bê tông xi măng. Sân đỗ máy bay (apron) có diện tích 522 m². Nhà ga hành khách rộng 2400 m².
Đây chính là một yếu tố thuận lợi để khách du lịch đến với Điện Biên cũng nhƣ từ Điện Biên có thể đi du lịch sang các tỉnh Lào Cai, Sơn La hoặc sang nƣớc bạn Lào dễ dàng hơn.
2.2.5. Các cơ sở vui chơi, giải trí
Ở Điện Biên những năm gần đây, số lƣợng và chất lƣợng các trung tâm này đang từng bƣớc đƣợc nâng cấp, cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống dân cƣ địa phƣơng, đồng thời góp phần tham gia vào những sự kiện văn hóa, thể thao du lịch của tỉnh, của vùng và của quốc gia. Năm 2012, thành phố Điện Biên có 1 bảo tàng, 1 trung tâm văn hóa, một nhà thi đấu, 1 rạp chiếu phim, một trung tâm hội nghị, 3 bể bơi, 1 sân vận động, 4 sân tennis…góp phần đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
2.2.6. Các dịch vụ bổ sung
Trong những năm gần đây, Điện Biên đã xây dựng nhiều trung tâm mua sắm ở địa bàn TP. Điện Biên Phủ; trung tâm thƣơng mại tại chợ trung tâm TP. Điện Biên, các bản văn hóa tổ chức các buổi giao lƣu vắn hóa, văn nghệ với đồng bào dân tộc Thái, câu lạc bộ đêm, phố chợ đêm; tổ chức nhiều sự kiện văn hóa du lịch; Bảo tàng Điện Biên thƣờng xuyên mở cửa đón khách; các dịch vụ ngân hàng, viễn thông có mặt hầu hết tại các điểm du lịch để phục vụ du khách.
73
Tuy nhiên, nhìn chung các dịch vụ bổ sung cho hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh vẫn còn hạn chế về quy mô và số lƣợng. Đồng thời, chất lƣợng của các dịch vụ bổ trợ này vẫn còn hạn chế và thiếu chuyên nghiệp. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm ấn tƣợng tốt về du lịch Điện Biên.
2.3. Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên
Du lịch văn hóa là điểm nổi trội của hoạt động du lịch ở Điện Biên bởi sự đa dạng của nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể đã, đang khai thác và nguồn tài nguyên tiềm năng chƣa đƣợc khai thác. Dựa trên nguồn tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh, ngành du lịch Điện Biên xây dựng một số sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu nhƣ sau:
2.3.1. Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử
Các di tích lịch sử văn hóa của một vùng đất chính là những thƣớc phim tài liệu ghi lại quá trình hình thành, phát triển đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của ông cha ta. Vì thế, các di tích này tự thân đã cấu thành những sản phẩm du lịch văn hóa đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của địa phƣơng.
- Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử: Điện Biên có cả một quần thể hệ thống di tích lịch sử. Đó chính là những chứng tích ghi dấu lại trận đấu hào hùng của quân và dân ta.
Ảnh 3: Hầm Đờ Cát 1 Ảnh 4: Khu chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ2
1 Ảnh 3: GVHD. PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng
74
Quần thể di tích này bao gồm những tên đất, tên núi, tên sông gắn liền với chiến dịch 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mƣa dầm, cơm vắt” của quân và dân ta làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống thực dân Pháp xâm lƣợc của dân tộc Việt Nam
Quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ bao gồm các hạng mục nhƣ đồi Him Lam, nơi xảy ra trận đánh mở màn chiến dịch; đồi A1 nơi xảy ra trận đánh hết sức ác liệt, ta và địch giành nhau từng tấc đất; cầu Mƣờng Thanh, nơi quân ta vƣợt qua để tiến công vào sào huyệt cuối cùng của giặc Pháp; Nghĩa trang Liệt sĩ đồi A1, nơi yên nghỉ của các những ngƣời con đã làm nên bản anh hùng ca lịch sử; Bảo tàng Điện Biên Phủ với những hình ảnh sinh động chiến trƣờng xƣa; các đồi D1, C1; đƣờng kéo pháo; trận địa bao vây; hầm chỉ huy của viên tƣớng bại trận Đờ Cát .... Tất cả đƣợc quy tụ thành một cụm di tích liên hoàn nhƣ một bức tranh gợi lên khung cảnh cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ vừa sống động vừa sâu lắng... Quần thể di tích chính là một bài học lịch sử vẻ vang đƣợc lƣu lại bằng hình ảnh hiện vật.
Ngày nay, nhắc đến Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, du khách trong nƣớc và quốc tế đều ngƣỡng mộ và mong muốn ít nhất có một lần tới thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu, thăm lại chiến trƣờng xƣa.
Có thể nhận thấy, hệ thống di tích lịch sử cách mạng của tỉnh Điện Biên là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hết sức có giá trị đối với việc phát triển du lịch trong giai đoạn trƣớc mắt và lâu dài, việc khai thác các di tích cách mạng phát triển du lịch không chỉ phục vụ cho du khách tham quan tìm hiểu mà còn có ý nghĩa giáo dục tinh thần yêu nƣớc, truyến thống cách mạng và phát triển nhân cách cho các thế hệ con cháu Việt Nam.
- Du lịch tham quan các di tích khảo cổ: Sản phẩm du lịch này xuất phát từ các di tích nhƣ trống đồng cổ ở bản Phiềng Quái, xã Noong Luống,. Các nhà khảo cổ học đã xác định đây là chiếc trống đồng cổ thuộc nền văn hoá Đông sơn, loại muộn, khẳng định sự giao lƣu văn hoá từ xa giữa miền ngƣợc và miền xuôi. Ngoài ra, ở Điện Biên có Hang Thẩm Báng không chỉ là một hang đá đẹp mà tại đây, nhân
75
dân địa phƣơng đã phát hiện một số loại rìu, chày nghiền thức ăn bằng đá, một số mẩu xƣơng động vật hoá thạch. Khách du lịch quốc tế và nội địa tìm hiểu sản phẩm du lịch này do tính tò mò về một mảnh đất cực tây đầy bí ẩn này.
- Du lịch tham quan di lưu niệm anh hùng lựu lượng vũ trang: Đến Điện Biên qua huyện Tuần Giáo thăm quan tƣợng và quê hƣơng của anh hùng lực lƣợng vũ trang Vù A Dính tại xã Pú Nhung cũng là một sản phẩm du lịch đƣợc đối tƣợng sinh viên, học sinh ƣa thích.
Du lịch thăm quan các di tích văn hóa lịch sử ở Điện Biên là sản phẩm du lịch phổ biến và thu hút lƣợng lớn khách du lịch khi đến với Điện Biên. Sản phẩm này đang phát triển mạnh ở thị trƣờng du lịch nội địa và khách quốc tế nhất là khách Pháp.
2.3.2. Du lịch phong tục tại các bản Thái
Điện Biên dân tộc Thái có dân số 186.270 ngƣời (2009) chiếm tỷ lệ đông nhất khoảng 38% dân số của tỉnh1 [39, tr.54], phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh và gồm 2 nhóm: Thái Đen và Thái Trắng. Họ làm ruộng giỏi, khéo dệt vải với những tấm thổ cẩm có hoa văn độc đáo. Ngƣời Thái rất đam mê và có khả năng văn nghệ. Dân tộc này đã và đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian phong phú với chữ viết lâu đời. Ngƣời Thái còn có các món ăn truyền thống nhƣ cơm lam, cá nƣớng, măng đắng, nậm pịa…mà đến nay đã trở thành một nét ẩm thực độc đáo.
Năm 2003 Điện Biên bắt đầu đƣa loại hình du lịch công đồng vào khai thác và phát triển ở 8 bản văn hóa du lịch của các dân tộc (xem bảng 2 phụ lục 4). Nhƣng trong đó các bản văn hóa du lịch của ngƣời Thái nhất là 3 bản: bản Ten, bản Mển ở huyện Điện Biên, bản Him Lam 2 ở TP. Điện Biên là nơi có sức thu hút khách du lịch lớn nhất bởi 3 bản này cách trung tâm TP. Điện Biên khoảng 2km đến 5km. Tai đây du khách có thể khám phá các phong tục, tập quán rất đặc sắc của dân tộc Thái Điện Biên nhƣ: Các luật lệ liên quan đến sản xuất, Các lệ luật liên quan đến hôn nhân gia đình, Luật lệ liên quan đến việc chia tài sản, Lệ liên quan đến
76
hành vi làm mất trật tự an ninh xã hội, Luật lệ sở hữu và sử dụng đất đai, Luật tục liên quan đến gia đình dòng họ, Tục lệ xung quanh vòng đời ( sinh – cƣới hỏi – tang ma), Tục sinh nở, Tục cƣới xin, Tục tang ma, Tục làm hiếu…
Văn hóa cổ truyền ngƣời Thái Điện Biên để lại một kho tàng quý giá về nhiều mặt, trong đó có vấn đề gia tộc, tiêu chuẩn đạo đức và luật tục. Đó là những chuẩn mực ứng xử xã hội truyền thống đã hình thành trong xã hội truyền thống đã hình thành trong xã hội phát triển lâu dài của cộng đồng ngƣời Thái. Những nội dung này đƣợc mọi ngƣời tự giác và làm theo nhƣ một tập quán một nếp sống văn hóa.
2.3.3. Du lịch lễ hội
Ở Điện Biên, sản phẩm du lịch lễ hội mang tính chất cầu mùa màng tốt tƣơi, nó cũng có sức thu hút rất lớn đối với ngƣời dân Tây Bắc nhƣ:
- Hội Hoa Ban: Hàng năm, cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mƣa xuân, hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc thì ngƣời Thái Tây Bắc lại đi trẩy hội hoa ban.
Cứ đến ngày trẩy hội hoa ban, các chàng trai, cô gái Thái lại có dịp gặp nhau, hò hẹn, tâm tình. Chàng trai Thái ngắt những bông hoa ban đầu xuân đẹp nhất cài lên mái tóc của ngƣời mình yêu. Cô gái Thái e ấp, thẹn thùng nấp mình dƣới những lộc ban xanh mƣớt
Hội hoa ban mở ra không chỉ là ngày hội của tình yêu và hạnh phúc, mà cũng là dịp để ngƣời Thái cầu mùa, cầu phúc; là dịp để bày tỏ đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ; là dịp để trai gái qua lại với nhau, tìm hiểu nhau qua tiếng hát, tiếng đàn.
- Ngƣời Mông chơi quay: Thú chơi quay của ngƣời Mông rèn ngƣời chơi phải có sức khỏe, độ khéo léo, tinh nhanh và phán đoán tốt. Ngƣời chơi đƣợc sự cổ vũ rất nhiệt tình của những thiếu nữ Mông đứng xem bên ngoài.
Ðồng bào Mông có cách tính Tết theo vòng thời gian cố định, hết một vòng quay của 12 tháng là ăn Tết. Tết Mông thƣờng đƣợc tính từ ngày 30 tháng Mƣời
77
một (Âm lịch) và trƣớc Tết Nguyên đán khoảng một tháng, nếu năm đó không nhuận. Do tập quán canh tác ở vùng cao chỉ làm đƣợc ruộng một vụ (cả lúa nƣớc và lúa nƣơng) cho nên việc ăn Tết của đồng bào thƣờng kéo dài cả tháng, thông thƣờng là những ngày đầu năm dƣơng lịch thì nhà nhà mổ lợn, giết gà trƣớc để cúng ông bà tổ tiên, cúng cho mƣa thuận gió hòa, sau là ăn và chơi Tết.
Ngạn ngữ ngƣời Mông thƣờng có câu: "Có rƣợu cùng đổ, có thịt cùng ăn", sự ăn uống của đồng bào Mông ngày Tết cũng đơn giản, không có nhiều món cầu kỳ nhƣ dân tộc khác. Mổ con lợn nuôi vài tuổi, nặng cả tạ, thịt mỡ thì tẩm gia vị ƣớp sấy và làm thịt chua để ăn quanh năm; lòng già đƣợc làm sạch nhồi thịt mỡ và riềng giã nhỏ cùng các gia vị khác, sau đó đem phơi sƣơng (giống lạp xƣờn của ngƣời Kinh) để làm thức ăn dần. Những thửa ruộng bậc thang rộng sau mùa gặt còn