7. Đóng góp của luận văn
1.2.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Ngoài những tài nguyên du lịch văn hóa vật thể, ở Điện Biên còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể rất phong phú nhƣ: tín ngƣỡng; phong tục tập quán: lễ hội cổ truyền, tết; làng nghề; ẩm thực…
* Tôn giáo và tín ngƣỡng dân gian
Tôn giáo
Điện Biên là một tỉnh có nền kinh tế lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Ngƣời dân sống chủ yếu dựa vào ruộng vƣờn, nƣơng rãy và rừng. Đối với dân tộc kinh do di cƣ từ nhiều tỉnh miền xuôi lên Điện Biên nên cũng có một số theo đạo Phật và đạo Thiên chúa giáo. Còn đối với đại bộ phận các dân tộc thiểu số của tỉnh có tƣ duy và văn hóa nhƣng không theo một tôn giáo nghiêm ngặt nào nhƣ đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên chúa...Vì các dân tộc thiểu số ở Điện Biên nói chung không hình thành tƣ duy trên con đƣờng đó mà theo một hƣớng riêng của mình. Có thể nói, các dân tộc thiểu số có tín ngƣỡng đa thần. Tín ngƣỡng chƣa phát triển thành tôn giáo riêng nhƣng họ cũng không chịu ảnh hƣởng
39
hay du nhập vào mình các tôn giáo khác. Đó là các tín ngƣỡng về nhiên thần, nhân thần, tín ngƣỡng về phồn thực, tín ngƣỡng về vạn vật hữu linh….
Tín ngưỡng dân gian
Từ những ngày đầu khai hoang lập bản làng ngƣời dân Điện Biên là một cộng đồng gồm các dân tộc cộng cƣ lập nghiệp trên mảnh đất hoang vu. Mỗi một dân tộc họ tập trung thành từng bản có quan hệ họ hàng, huyết thống sống gần nhau để lƣơng tựa vào nhau cùng nhau sản xuất, săn bắt giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Trong cách giao tiếp và ứng xử hàng ngày mang nặng tƣ tƣởng quan hệ thân tộc, dòng dõi, lai lịch. Vì thế, tín ngƣỡng ở Điện Biên mang nặng tính bản địa, ngƣời dân Điện Biên với các tín ngƣỡng nhiên thần, nhân thần, tín ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng vạn vật hữu linh… đƣợc biểu hiện thông qua các nghi thức cầu cúng, các hoạt động vui hội, trò chơi, văn nghệ, ẩm thực ngày hội…
Những đặc điểm tín ngƣỡng ở Điện Biên là những nét đặc trƣng văn hóa Tây Bắc và không thể tách rời trong đời sống sinh hoạt, xã hội của cộng đồng dân cƣ.
* Các lễ hội
Các lễ hội dân gian truyền thống
- Lễ hội đền Thành Bản Phủ: Là lễ hội cúng mùng chiến thắng của Hoàng Công Chất thắng giặc Phẻ vào ngày 5 tháng 5. Ngƣời ta cúng “ Then Chất”, cầu cho mọi ngƣời sức khỏe, cầu mƣa thuận gió hòa để ruộng đồng Mƣờng Thanh đƣợc mùa tốt tƣới.[54,tr.127]
- Lễ cơm mới ( lễ cầu mùa): Các lễ cơm mới gắn liền với ý nghĩa nông nghiệp như lễ Hàng xì ( tết cơm mới) của người Cống (làm lễ cảm ơn ma lúa, linh hồn tổ tiên, ma rừng vào lúc thu hoạch lúa; Rạc Hrệ (Lễ cầu mùa) của người Khơ Mú (Lễ cảm ơn thần nƣơng, thần núi vào khoảng tháng 4, tháng 5 dƣơng lịch khi ngƣời dân bắt đầu gieo hạt); Mạ Chiêng Ngọ Mị ( tết cơm mới) của người Khơ Mú
40
(đƣợc tiến hành vào khoảng cuối tháng 8 và đầu tháng 9, khi lúa bắt đầu chín rộ trên lƣơng); Xêm Khẩu Mấư ( cúng cơm mới) của ngưới Thái Đen.[54, tr.27 – 360]
- Lễ cúng bản ( Xêm bản): Là một trong những lễ hội mang tính cầu an rất rõ nét để cầu cho mƣa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cong ngƣời khỏe mạnh, cuộc sống ầm no, bình yên hạnh phúc. Xêm bản, Xêm mường còn là biểu tƣợng của tín ngƣỡng thờ thần tự nhiên là thần đất và thần nƣớc. Xêm bản của người Thái vào khoảng tháng 9, tháng 10 theo lịch Thái ( tháng 4 tháng 5 theo lịch âm của ngƣời kinh). Người Khơ Mú Ten cúng ( lễ cúng bản) được tổ chức vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Xƣa kia còn đƣợc tổ chức từ 3 đến 5 ngày.[ 54, tr.224]
- Lễ hội hoa ban: là một lễ hội của ngƣời đồng bào dân tộc Thái, Theo tiếng Thái thì "ban" có nghĩa là ngon, đẹp đẽ. Tất cả những gì ngon ngọt, đẹp đẽ đều gọi là "ban". Lễ hội có một ý nghĩa quan trọng đối với ngƣời Thái. Đó là lúc họ thỉnh bái thần rừng, thần hang và hồn vía đôi trai gái qua sự tích, cầu mong cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt. Thƣờng đƣợc tổ chức vào ngày 5/2 âm lịch.
- Lễ hội của các dân tộc Cống, Khơ Mú, Hà Nhì, Sán Chay, Si La, Lào, Thái, Phù Lá, Xinh Mún, Kháng, H’mông
Lễ hội của ngƣời Cống: Hàng Xị ( tết cơm mới) thƣờng tổ chức vào ngày 6, 7 tháng 8 âm lịch; Lễ cúng tổ tiên dòng họ của người Cống thƣờng tổ chức 1 năm hay 2 đến 3 năm mới tổ chức một lần và chỉ khi cha mẹ mất đƣợc 5 năm trở lên con cháu mới đƣợc làm.[ 54, tr.27]
Lễ hội của ngƣời Hà Nhì: Ú trụ lo gio xạ sự ( cúng nguồn nƣớc) thƣờng tổ chức vào dịp đầu năm mới và vào ngày con rồng để cúng.; Há xạ sư ( cúng cầu đủ nƣớc cho lúa nƣơng nảy mầm) thƣờng diễn ra vào đầu mùa làm nƣơng vào khoảng tháng 2 tháng 3 âm lịch.[54, tr.170]
Lễ tết của ngƣời Sán Chay ở Điện Biên thƣờng ăn tết đúng vào dịp tết Nguyên đán của ngƣời Kinh. Những nghi lễ cúng tổ tiên, dòng họ trong dịp tết thƣờng bắt đầu từ ngày 30 rải rác cho đến hết ngày 15 tết.[54, tr.174]
Lễ hội của ngƣời Si La: Plạ khớ thú ( lễ cúng bản) nghi lễ này thƣờng tổ chức 3 ngày vào khoảng tháng giêng, tháng 2 âm lịch hàng năm.[54, tr.186]
41
Lễ hội của ngƣời Dao: Bút Toòng ( tết nhảy) là nghi lễ phổ biến của ngƣời Dao Điện Biên. Nghi lễ này không thể thiếu đƣợc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Thời gian tổ chức thƣờng vào sáng mồng 1 hoặc mồng 2 tết Nguyên đán; Lễ cấp sắc – Tù cải (công nhận ngƣời trƣởng thành của ngƣời Dao) lễ thƣờng tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng giêng hàng năm, vi đây là thời gian rỗi.[54, tr.198]
Lễ hội của ngƣời Lào: Căm bản căm mường ( cấm bản, cấm mƣờng) đƣợc tổ chức vào ngày thin của tháng 5 theo lịch Lào đƣơng đƣơng tháng 12 (30/12) âm lịch của ngƣời Kinh. Địa điểm tổ chức tại nhà chủ áo – ngƣời đứng đầu bản và vạt rừng ở đầu bản – nơi cúng thần rừng, thần nƣớc, thần bản.[54,tr.206]
Lễ hội của ngƣời Thái: Hạn khuống (lễ hội của ngƣời thái đen) là một hình thức sinh hoạt dân gian mang đậm bản sắc văn hóa Thái, là sân chơi lành mạnh của nam thanh nữ tú, là nơi các chàng trai cô gái Thái gặp gỡ, làm quen trao đổi tâm tình. Thời gian tổ chức vào lúc nông nhàn cuối thu sang đông, lúc mùa vụ đã đƣợc gặt hái xong, lúa đã đƣợc phơi khô, cũng có khi đƣợc tổ chức vào mùa xuân trong những dịp vui lớn của bản mƣờng và đƣợc kéo dài cả tháng. Kin pang then lễ hội tiêu biểu của ngƣời Thái Trắng ở Điện Biên. Chữ “ Then” ở đây đƣợc hiểu là thầy của bà Then ( mo một) – ngƣời của trời đƣợc cử xuống trần gian giúp bà Then chữa trị bệnh tật. Lễ hội mang tính cộng đồng cao, góp phần vào việc vun đáp khối đoàn kết dân tộc, giáo dục truyền thống uống nƣớc nhờ nguồn, tạo bầu không khí vui chơi lành mạnh. Lễ hội thƣờng tổ chức vào khoảng ngày 10 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm. Thời gian tổ chức lễ hội là thời gian đua nở của các loài hoa : hoa
bók mạ nở vàng hai bên bờ suối, hoa bƣởi phảng phất trong các ngõ, hoa bók bẻ nở từng chum rực rỡ…[54, tr.224 – 251]
- Lễ hội lịch sử cách mạng
Lễ kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954 đƣợc tỉnh Điện Biên tổ chức. Đặc biệt, vào những năm chẵn ví dụ kỷ niệm 40 năm, 50 năm, 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đƣợc trung ƣơng đứng ra tổ chức tại thành phố Điện Biên Phủ.
42
* Phong tục tập quán
Trong quan niệm sống, ngƣời dân Điện Biên theo triết lý sống hài hòa và không thoát ly tính cách sống của dân tộc Việt Nam. Phong tục tập quán và nếp sống gia đình của ngƣời dân Điện Biên có nét tƣơng đồng với ngƣời dân Tây Bắc. Qua tiến trình lịch sử, những lễ thức đời thƣờng dần đƣợc hình thành và lƣu truyền từ đời này sang đời khác nhƣ các ngày Tết, ngày giỗ, tang lễ, đầy năm, đầy tháng, mừng thọ, đám cƣới, đám hỏi, nhà mới…
* Nghề thủ công truyền thông
Điện Biên là tỉnh đa dân tộc với những sắc thái văn hóa độc đáo, đa dạng. Vì thế, việc phát triển nghề, sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống các dân tộc có vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế du lịch…
Trên địa bàn tỉnh đơn vị sản xuất hàng thù công truyền thống còn tồn tại, sản phẩm nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc đƣợc chia thành 5 nhóm: sản phẩm dệt thổ cẩm, sản phẩm mây tre đan, sản xuất các nhạc cụ truyền thống, sản phẩm kim hoàn và sản phẩm mộc mỹ nghệ. Trong đó, nhóm hàng dệt thổ cẩm, mây tre đan, các nhạc cụ truyền thống hiện nhu cầu thị trƣờng là rất lớn. Bên cạnh đó, các làng nghề thuộc nhóm kim hoàn (bạc đồng xòe, cúc bƣớm, trâm cài tóc của đồng bào dân tộc Thái) và mộc mỹ nghệ cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển nhiều. Tỉnh Điện Biên hiện có 8 bản văn hóa phục vụ khách du lịch đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ hỗ trợ từ ngân sách. Còn lại là do các đơn vị HTX tự thành lập, tìm cách tiêu thụ sản phẩm . Vấn đề bảo tồn và phát triển phải đƣợc coi trọng ngang nhau, thực hiện từng bƣớc và khoa học. Trƣớc hết về nhận thức, mọi ngƣời dân phải hiểu đƣợc, không thể bảo tồn nếu không đổi mới, phát triển và ngƣợc lại. Nhà nƣớc cần có những chính sách động viên khuyến khích và tôn vinh các giá trị cổ truyền, tặng danh hiệu nghệ nhân cho những ngƣời xứng đáng, hỗ trợ để nâng cao cuộc sống và điều kiện làm việc của họ; tổ chức các cuộc thi tìm ra những thợ giỏi để động viên khuyến khích. Cải thiện môi trƣờng tự nhiên, xã hội, quy hoạch xây dựng nghề truyền thống tại các bản dân tộc thu hút khách tham quan, du lịch, thúc đẩy thƣơng mại, kinh tế phát triển; tuyên truyền nâng cao ý thức, lòng tự hào của ngƣời dân về
43
nghề truyền thống của ông cha, làm cho họ hiểu đƣợc nghề truyền thống chính là hồn cốt, tinh thần và cũng là cuộc sống lâu dài của ngƣời dân là việc làm hết sức cần thiết.
Để tạo dựng thƣơng hiệu cho nghề thủ công truyền thống phục vụ hoạt động du lịch; bằng các dự án, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức thi sáng tác các sản phẩm quà tặng du lịch. Hiện ngành đang khôi phục, phát triển các nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn theo hƣớng tạo thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho nhân dân, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm tăng giá trị văn hóa bản địa thể hiện trên các sản phẩm và quảng bá hình ảnh Điện Biên đến với du khách trong nƣớc và bạn bè quốc tế.
Việc đƣa hoạt động du lịch về với các làng nghề truyền thống sẽ không chỉ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho ngƣời dân làng nghề, mà còn góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển nghề truyền thống ở địa phƣơng bằng việc tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng, đặc trƣng văn hóa cao, đáp ứng nhu cầu du khách. Để làm đƣợc điều này, trƣớc mắt cần có những lựa chọn hợp lý, chọn ra những làng nghề phù hợp để tiến hành quy hoạch không gian làng nghề và đào tạo nguồn nhân lực không chỉ giỏi nghề, mà còn biết trình diễn và tham gia các hoạt động du lịch.
* Ẩm thực:
Việc giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc tỉnh Điện Biên mang phong vị, bản sắc của núi rừng Tây Bắc, bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau, điều kiện kinh tế và sở thích thói quen ăn uống của từng dân tộc. Ngồn thực phẩm chủ yếu từ nông nghiệp và sản vật núi rừng, sông suối nhƣ: Xôi nếp nƣớng, cơm lam, bánh dày, thịt sóc, cá nƣớng, lợn gà, thịt trâu gác bếp…Thức uống không thể thiếu đó là rƣợu đƣợc đồng bào chế biến từ ngô, sắn, gạo ( trong đó nổi tiếng là các loại rƣợu : Mông Pê (chế từ ngô), Lẩu sơ ( từ sắn), rƣợu cần, rƣợu nếp, rƣợu cái ( từ gạo)…đã tạo ra những món ăn và đồ uống hấp dẫn và nhiều dinh dƣỡng để lại cho du khách nhiều ấn tƣợng khó quên.
44
* Văn nghệ dân gian
Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Điện Biên cũng rất phong phú và đa dạng. Thể hiện lối sống hồn nhiên của các dân tộc vùng biên cƣơng của tổ quốc nhƣ: Đánh cồng chiêng, thổi khèn và múa hát là những màn sinh hoạt tập thể đông vui náo nhiệt. Ngƣời Thái, Tày, Lào, Xinh Mún…chung vui trong vòng xòe; ngƣời Lào say mê trong điệu Lăm vông, ngƣời Hà Nhì rộn ràng trong tiếng trống múa cùng mùa trăng.
Những làn điệu dân ca, dân vũ hòa nhập trong bản hòa tấu rất riêng. Bên âm thanh chiêng trống, khèn, chụm chọe, những bƣớc nhảy múa mạnh mẽ của những điệu múa tập thể náo nhiệt, rộn rã còn văng vảng, da diết đâu đây tiếng đàn môi, tiếng sáo, tiếng hát dân ca tình yêu tha thiết, quyến rũ: tiếng hát tình yếu của ngƣời Khơ Mú, dân ca giao duyên của ngƣời Dao, ngƣời Cống. Đặc biệt là các làn điệu khắp báo sao, khắp pi nọng của ngƣời Thái Đen, khắp sài peng của ngƣời Thái Trắng, Gầu plềnh của ngƣời H’mông…
Đặc biệt, khách du lịch tới thăm Điện Biên cũng rất muốn tìm hiểu và muốn đƣợc tham gia vào không khí của vòng xòe cũng nhƣ những bƣớc nhảy sạp mạnh mẽ đầy quyến rũ này. Vì vậy, loại hình nghệ thuật này đã tạo nên một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo thu hút đƣợc sự đông đảo khách du lịch gần xa.
* Trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian của các dân tộc tỉnh Điện Biên vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc có một hệ thống trò chơi ƣa thích, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh sống và tâm lý tộc ngƣời. Ngƣời Thái phổ biến với các trò chơi ném còn (tọt cón), Tó mák lẹ, dánh cầu lông gà, vật tay, bắn nỏ, đi cà kheo, đi cây, bắt vịt…;ngƣời H’mông phổ biến với trò chơi đánh quay, đẩy gậy, vặn gậy, bắn nỏ, đua ngựa, ném pao…; ngƣời Hà Nhì có trò chơi A Quý ( đu cây), A gừ (đu dây)…Đây chính là yếu tố tạo sức hấp dẫn đối với du khách tham gia vào loại hình du lịch văn hóa của Điện Biên.
45