7. Đóng góp của luận văn
2.4.1. Các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu
- Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ A1, là nơi lƣu giữ các hiện vật của ta và địch trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Hiện nay Bảo tàng có 2 khu trƣng bày:
Ngoại thất: gồm 112 hiện vật, là những loại vũ khí của QĐND VN và QĐ Pháp sử dụng trong chiến dịch ĐBP
Nội thất: Là nơi lƣu giữ trƣng bày 274 hiện vật và 202 bức ảnh tƣ liệu đƣợc trƣng bày theo 4 chủ đề chính:
Tóm tắt 8 năm kháng chiến chống Pháp của Quân và dân ta (từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1953)
Âm mƣu và hành động của thực dân Pháp, những chủ trƣơng của Đảng ta trong chiến cuộc Đông xuân 1953 - 1954.
Công tác chuẩn bị của quân, dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ và diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với trong nƣớc và quốc tế, một số hình ảnh về thành phố Điện Biên Phủ trong thời kỳ đổi mới.
Điểm du lịch này thu hút du khách bởi các hiện vật đƣợc trƣng bày trong trận đấu ác liệt của quân và dân ta.
83 - Đồi A1:
Di tích Đồi A1 nằm ở phía đông trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là một điểm cao có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống 5 quả đồi phía Đông bảo vệ trung tâm Mƣờng Thanh. Tại đây địch bố trí nhiều binh lực, hỏa lực mạnh, có công sự kiên cố, vững chắc. Trận tiến công cứ điểm Đồi A1 là một trong những trận đánh oanh liệt nhất của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Qua 39 ngày đêm chiến đấu ác liệt cán bộ, chiến sĩ ta đã nêu cao gƣơng chiến đấu hy sinh, dũng cảm ngoan cƣờng tại đây quân đội Việt Nam đào một đƣờng hầm đặt khối thuốc nổ nặng gần 1000kg và cho điểm hỏa vào đêm ngày 6 tháng 5 năm 1954. Đến sáng 7-5-1954 ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 mở đƣờng cho đợt tổng công kích cuối cùng vào sở chỉ tập đoàn cứ điểm giành thắng lợi hoàn toàn.
Điểm du lịch văn hóa lịch sử này thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến thăm quan và thỏa trí tò mò về dấu vết của quả bộc phá 1000kg của các chiến sỹ Việt Nam năm xƣa.
- Hầm Đờ Cát
Hầm chỉ huy của tƣớng Đờ Cát nằm ở trung tâm lòng chảo Điện Biên Phủ, xung quanh hầm là những hàng rào dây thép gai và những bãi mìn dày đặc, bốn góc là 4 chiếc xe tăng và phía tây là một trận địa pháo bảo vệ. Hầm dài 20m và rộng 8m, chia làm bốn ngăn, là những phòng làm việc và nghỉ ngơi của bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Tại căn hầm này, tƣớng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao của Anh, Pháp, Mỹ và các nhà báo lên thăm Điện Biên Phủ. Đúng 17h30 phút ngày 7/5/1954, đồng chí Tạ Quốc Luật, đại đội trƣởng đại đội 360, trung đoàn 209, Đại đoàn 312 đã phất cao lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” trên nóc hầm Đờ Cát kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Hầm Đờ Cát, đây là một điểm du lịch rất hấp dẫn du khách quốc tế và nội địa. Vì nó chính là biểu trƣng cho sức mạnh chiến thắng của quân và dân ta. Mà
84
chính nó đƣợc thực dân Pháp tuyên bố là “ bất khả xâm phạm” vậy mà hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam vẫn tung bay trên nóc hầm Đờ Cát.
- Tượng đài chiến thắng
Tƣợng đài chiến thắng đƣợc đặt trên đỉnh đồi di tích D1 nằm ở trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. Tƣợng đài đƣợc khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2004) . Đây là cụm tƣợng bằng đồng thuộc nhóm cao, to và nặng nhất Việt Nam từ trƣớc tới nay. Tƣợng đài chiến thắng - một công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại, biểu tƣợng tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đồi Him Lam
Đƣợc coi là nơi trọng yếu có nhiệm vụ bảo vệ khu trung tâm, án ngữ con đƣờng huyết mạch từ Tuần Giáo vào Điện Biên. Đây là trung tâm đề kháng kiên cố nhất phía Đông Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, do một đơn vị thiện chiến của quân đội Pháp thuộc bán lữ đoàn lê dƣơng số 13 chiếm đóng. Cứ điểm Him Lam bị quân đội nhân dân Việt Nam tiêu diệt trong trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3/1954) và đây cũng là nơi ghi nhận gƣơng hy sinh anh dũng của liệt sỹ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Điểm du lịch này thu hút du khách bởi lòng ngƣỡng mộ sự hy sinh anh dũng của liệt sỹ Phan Đình Giót. Và nó nhƣ là một tấm gƣơng sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam về một tinh thần yêu nƣớc anh dũng.
- Di tích Đồi Độc lập
Nằm ở phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nay thuộc xã Thanh Nƣa, huyện Điện Biên. Với nhiệm vụ án ngữ con đƣờng Lai Châu - Điện Biên nhằm ngăn chặn đƣờng tấn công của bộ đội ta từ hƣớng Bắc vào và bảo vệ cho sân bay Mƣờng Thanh, tại đây quân đội Pháp bố trí nhiều hỏa lực mạnh và những tiểu đoàn lính tinh nhuệ đã từng chinh chiến ở nhiều nơi trên thế giới.
85
Nhƣng chỉ sau hai ngày đầu của chiến dịch Cứ điểm đồi Độc Lập đã bị quân đội ta tiêu diệt sau cứ điểm Him Lam đánh dấu sự sụp đổ không thể tránh khỏi của toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
- Cầu Mường Thanh
Chiều 7/5/1954, trong khí thế thừa thắng xông lên, bàn chân dép lốp của các chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam rầm rập băng qua cầu Mƣờng Thanh tiến thẳng vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ghi dấu sự sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân tại Điện Biên Phủ. Cầu Mƣờng Thanh là cây cầu dã chiến bắc qua sông Nậm Rốm, do ngƣời Pháp xây dựng sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Cuối cùng cây cầu lại trở thành phƣơng tiện đƣa đƣờng cho bộ đội ta tiến công, cắm lá cờ Quyết chiến quyết thắng lên nóc hầm của viên bại tƣớng Đờ Cát (De Castries).
- Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng
Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong khu rừng nguyên sinh thuộc địa phận xã Mƣờng Phăng, huyện Điện Biên cách Thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía Đông (theo đƣờng chim bay). Tại đây hiện còn lƣu giữ đƣợc nhiều di tích có giá trị lịch sử tiêu biểu nhƣ hầm Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, hầm Thiếu tƣớng Hoàng Văn Thái.v.v...
Ngoài giá trị văn hoá lịch sử, rừng Mƣờng Phăng còn là một trong những khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện Biên. Tuy nằm ở vị trí ngoại vi Thành phố Điện Biên Phủ nhƣng Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng là một điểm tài nguyên du lịch không thể tách rời trong quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Điểm du lịch cũng là một điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến thăm khu căn cứ , nơi ở và làm việc của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và các chiến sỹ. Mà bao quanh khu căn cứ chỉ huy chiến dịch ĐBP là một khu rừng nguyên sinh với phong cảnh tuyệt đẹp.
86 - Đền Hoàng Công Chất – Thành bản phủ:
Năm 1981 và năm 1994, di tích thành Bản Phủ, đền Hoàng Công Chất lần lƣợt đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng và công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Kể từ năm 1994, hằng năm Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ với những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm truyền thống, giàu sắc màu văn hóa dân gian, bản địa… đƣợc tổ chức vào ngày mất của thủ lĩnh Hoàng Công Chất (25/2 âm lịch) để tƣởng nhớ công ơn ngƣời Anh hùng áo vải quê lúa Thái Bình, cùng hai tƣớng Lò Ngải, Lò Khanh, dân tộc Thái là ngƣời địa phƣơng, đã lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản mƣờng, núi rừng Tây Bắc, trấn giữ một vùng biên cƣơng thái bình vào thế kỷ 18. Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất-Thành Bản Phủ gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra trang nghiêm với những nghi thức thiêng liêng đƣợc gìn giữ nhƣ: rƣớc tƣợng, dâng hƣơng, đọc chúc văn tƣởng nhớ, tri ân công đức của vị thủ lĩnh Hoàng Công Chất và kêu gọi tinh thần đoàn kết các dân tộc. Phần hội là các chƣơng trình văn hóa, văn nghệ, nhƣ: Liên hoan nghệ thuật quần chúng; trình diễn trang phục và lễ hội truyền thống các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Lự, Lào…; các môn thể thao mang đậm bản sắc dân tộc nhƣ bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co. Các cuộc thi hƣớng dẫn viên du lịch và thi ẩm thực cũng đƣợc tổ chức trong những ngày diễn ra lễ hội. Theo sử sách, Thành Bản Phủ đƣợc xây dựng từ năm 1758 đến năm 1762, do con trai của thủ lĩnh Hoàng Công Chất là Hoàng Công Toản đảm nhiệm. Thành rộng 80 mẫu, có 5 cạnh không đều nhau: 2 cạnh phía Tây dựa vào sông Nậm Rốm, cạnh phía Nam dựa vào suối Huổi Lé (phụ lƣu sông Nậm Rốm), nên 3 cạnh này không phải đào hào. 2 cạnh phía Bắc và Đông có hào bên ngoài sâu 5m, rộng 10m. Tƣờng thành đắp bằng đất cao 5m, mặt thành rộng 4-6m, ngựa voi có thể đi lại dễ dàng. Thành có 4 cổng. Trong thành chia ra 2 khu riêng biệt: Thành nội là nơi ở của thủ lĩnh Hoàng Công Chất và các tƣớng lĩnh; thành ngoại là khu binh lính đóng quân, các trại lính, khu quân lƣơng, kho vũ khí, tàu ngựa, chuồng voi. Ngoài thành, khắp bốn phía đều đƣợc trồng một giống tre gai ngà dày đặc làm phên dậu che chắn cho toàn thành. Những năm qua, di tích Thành Bản
87
Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất đã đƣợc giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa của du khách trong và ngoài tỉnh; đã và đang trở thành một địa điểm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, tâm linh quan trọng của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, đồng thời là một địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách. Theo cơ quan chức năng đánh giá, Lễ hội Đền Hoàng Công Chất-Thành Bản Phủ đƣợc tổ chức với quy mô lớn nhất trong các lễ hội của tỉnh Điện Biên. Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ ngoài ý nghĩa là một hoạt động tín ngƣỡng, còn là sự kiện văn hóa nhằm duy trì và phát huy những tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.
Bản văn hóa du lịch Him Lam 2:
Mỗi du khách đến với Điện Biên, ngoài hành trình thăm quần thể di tích nổi tiếng gắn với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thì không nên bỏ qua những trải nghiệm thú vị tại các bản văn hóa du lịch – nơi chứa đựng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên. Một trong những bản văn hóa du lịch tiêu biểu, thu hút nhiều đối tƣợng khách du lịch là bản văn hóa du lịch Him Lam 2 thuộc phƣờng Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ. Đây là bản có truyền thống dân tộc Thái từ lâu đời với những phong tục tập quán rất riêng mang đậm sắc màu Tây Bắc.
Ngƣời Thái thƣờng gọi là “Hin Đăm” nghĩa là viên đá đen quý của Ải Lậc Cậc. Sự tích kể rằng: một hôm Ải đi làm đồng, khi qua một dòng suối vô tình đánh rơi viên đá xuống suối, Ải lấy chân gạt bùn đất tìm viên đá, nhƣng đất đá đã tụ thành một bãi đất. Bản Him Lam đƣợc hình thành từ đó. Bản Him Lam 2 nằm ở cửa ngõ của thành phố, dân cƣ chiếm phần đa là dân tộc Thái (chủ yếu là ngƣời Thái đen) sinh sống từ lâu đời. Bản có tới 98% là đồng bào Thái, còn lại là một số hộ gia đình ngƣời Kinh cùng sinh sống. Do đó, bản mang dấu ấn của dân tộc Thái một cách sâu sắc. Tại đây, chiếm 96% là nhà sàn mang đậm bản sắc văn hóa của ngƣời Thái đen vùng Tây Bắc. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Ngƣời dân bản Him Lam 2 có tiếng nói, phong tục tập quán riêng; có vốn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đƣợc lƣu giữ đến tận ngày nay qua
88
các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, trang phục, nghề truyền thống... Đây là điều kiện quan trọng và thuận lợi cho sự phát triển, bảo tồn, lƣu giữ văn hóa của bản.
Bản là nơi dòng sông Nậm Rốm chảy qua với chiếc cầu treo cong cong tạo dáng hoà cùng những nếp nhà sàn duyên dáng đã tạo nên một bức tranh phong cảnh êm đềm, thực sự khác biệt mà không phải nơi đâu cũng có, làm hấp dẫn du khách khi đến nơi đây. Không chỉ có vậy, bản còn để lại dấu ấn trong lòng du khách bởi cƣ dân bản địa vẫn còn lƣu giữ đƣợc nếp sinh hoạt truyền thống đậm đà bản sắc của dân tộc Thái. Du khách có thể bắt gặp tại đây nếp tóc “tằng cẩu” (là cách búi tóc của ngƣời phụ nữ đã lập gia đình) vun cao, hay ngẩn ngơ bởi vẻ đẹp đầy chất thơ của áo cóm, khăn piêu, xà tích... Trong những năm gần đây, nhằm góp phần bảo tồn nền văn hóa truyền thống, đặc biệt là bảo tồn dân ca, dân vũ đồng thời phát huy giá trị của văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng, bản đã xây dựng các đội văn nghệ cũng nhƣ tiến hành tổ chức cho các nghệ nhân biểu diễn, truyền dạy các loại hình nghệ thuật dân gian. Các đội văn nghệ, các nghệ nhân luôn sẵn sàng phục vụ, giao lƣu văn hóa với du khách ngay tại bản với nhiều hình thức biểu diễn phong phú nhƣ thổi Pí pặp, hát dân ca Thái, múa xòe...
Bên cạnh đó, bản văn hóa du lịch Him Lam 2 còn hấp dẫn du khách vì cho đến nay, bản vẫn lƣu giữ và tổ chức thƣờng xuyên các lễ hội dân tộc truyền thống của mình nhƣ hội Hạn khuống, lễ mừng cơm mới, ngày hội đoàn kết toàn dân và các ngày lễ, tết âm lịch hàng năm. Các ngày lễ, hội thƣờng đƣợc tổ chức tại nhà văn hóa của bản và diễn ra trong không khí rất sôi nổi, đƣợc nhân dân trong bản hƣởng ứng, tham gia nhiệt tình.
Đến với bản văn hóa du lịch Him lam 2 du khách không những đƣợc giao lƣu văn nghệ, nghe hát dân ca Thái, chơi những trò chơi dân gian và dạo quanh bản ngắm nhìn những nếp nhà sàn duyên dáng hòa cùng với dòng sông Nậm Rốm trong mát mà du khách còn đƣợc thƣởng thức các món ăn dân tộc do chính bàn tay của những đầu bếp là những ngƣời con sinh ra và lớn lên tại bản chế biến, nấu nƣớng
89
phục vụ du khách. Các món ăn đặc thù, làm hấp dẫn thực khách nhất là: Cá nƣớng, thịt xiên nƣớng, xôi ngũ sắc, xôi nếp nƣơng…
Ngoài những di tích đáng kể trên, ở Điện Biên còn phải nhắc đến di tích Đèo Pha Đin gắn với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, các di tích gắn với ngƣời thiếu niên dân tộc anh hùng Vừ A Dính ở xã Pú Nhung (đều thuộc huyện Tuần Giáo), nhà tù Lai Châu (Thị xã Mƣờng Lay)…( xem bảng 1 phục lục 4)