7. Đóng góp của luận văn
3.2.1.4. Giải pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa
Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch văn hóa
- Lập quy hoạch phát triển du lịch
Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Điện Biên phải đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đồng thời, việc quy hoạch phát triển trên phải phù hợp với “Quyết định quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, phê duyệt vào ngày 30 tháng 12 năm 2008.
Các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ở Điện Biên phải thƣờng xuyên kiểm tra, xem xét và thực hiện đúng tiến độ các dự án quy hoạch du lịch theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh và tinh thần của Quyết định số 150/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020
Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch tỉnh Điện Biên tham mƣu cho UBND tỉnh xây dựng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ du lịch trên từng địa bàn, lập chiến lƣợc phát triển du lịch cụ thể phù hợp với tiềm năng và thế mạnh về sản phẩm du lịch của từng địa phƣơng. Đặc biệt, cần tập trung phát triển các loại hình du lịch văn hóa nhƣ: du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội, phong tục tập, ẩm thực và sinh thái bằng nhiều hình thức du lịch khác lạ để tạo nét đặc thù cho sản phẩm du lịch ở địa phƣơng.
1 Nguyễn Phạm Hùng: Bảo tồn văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch. Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”.
128
Bên cạnh đó, cần nghiên phát triển thêm các tuyến du lịch vùng phụ cận mang tính mới lạ để thu hút sự chú ý của du khách. Đặc biệt, gắn các tour du lịch trong tỉnh với các tour du lịch sang nƣớc bạn Lào, Trung Quốc, các nƣớc ASEAN bằng cửa khẩu đƣờng bộ và đƣờng hàng không. Các tuyến du lịch này đang là tiềm năng rất lớn đối với cả du khách quốc tế lẫn khách du lịch nội địa. Tuy nhiên, hiện tại việc khai thác đang chƣa đƣợc ngành du lịch tỉnh chú trọng và các thủ tục đổi cửa khẩu chƣa thật sự thông thoáng.
Đƣa việc khai thác tour du lịch cộng đồng vào chƣơng trình hành động chung của ngành du lịch tỉnh Điện Biên. Đƣa khách du lịch đến thăm quan tìm hiểu văn hóa của các dân tộc bản địa tại các bản văn hóa thành lợi thế kinh tế du lịch đặc biệt cho ngƣời địa phƣơng.
Ngành du lịch tỉnh phải có kế hoạch, chính sách phục hƣng và bảo tồn các làng nghề thủ cộng mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh. Dần dần biến các làng nghề trở thành điểm du lịch văn hóa không thể thiếu của du khách khi đến Điện Biên. Cần xem việc bảo vệ và bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử, các di tích khảo cổ là việc làm cấp thiết trong hạng mục phát triển du lịch của tỉnh.
- Tăng cường quản lý kinh doanh du lịch văn hóa
Khảo sát, nghiên cứu tìm ra những vấn đề vƣớng mắc của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để có quy trình quản lý phù hợp.
Thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý, các buổi hội thảo, tọa đàm, cập nhật thông tin pháp luật, các chính sách kinh tế cho các doanh nghiệp trên cơ sở hƣớng các doanh nghiệp hoạt động du lịch đúng theo pháp lệnh du lịch của nhà nƣớc.
Thành lập Hiệp hội Du lịch Điện Biên, mời gọi các doanh nghiệp và cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch; khuyến khích xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ dựa trên các giá trị tài nguyên du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của địa phƣơng và truyền thống văn hóa của ngƣời dân.
129 - Cải cách thủ tục hành chánh
Đẩy mạnh việc cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục nhƣng vẫn không sai quy định trong việc cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế; kinh doanh cơ sở ăn uống, lƣu trú, kinh doanh vận chuyển du lịch; các loại giấy phép hành nghề nhƣ thẻ hƣớng dẫn viên, tiếp viên phục vụ theo xe, phục vụ bàn, buồng v.v.. tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa.
Từng bƣớc kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch văn hóa. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động trong lĩnh vực du lịch văn hóa.
Các đơn vị kinh doanh du lịch văn hóa
Các đơn vị kinh doanh du lịch nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đúng chủ trƣơng, chính sách pháp luật nhà nƣớc về du lịch trong các hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa của cơ sở mình.
Cần kiểm tra thƣờng xuyên chất lƣợng dịch vụ cung ứng cho du khách, đảm bảo hoạt động đúng phƣơng châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Doanh nghiệp phải đảm bảo có trách nhiệm với du khách trong mọi hoạt động cung cấp dịch vụ nhƣ hƣớng dẫn viên, lái xe, lễ tân, phục vụ bàn, buồng.
Tuyển dụng nhân viên đúng theo ngành nghề đƣợc đào tạo. Tổ chức các khóa học ngắn hạn nhằm ôn lại và bổ sung các kiến thức cần thiết về chuyên môn, ngoại ngữ, ứng xử và giao lƣu trao đổi kinh nghiệm tại công sở và các đơn vị bạn. Doanh nghiệp cần tạo môi trƣờng làm việc lành mạnh và thân thiện cho nhân viên.
Các đơn vị kinh doanh du lịch cần phải tuân thủ việc xử lý các chất thải và nƣớc thải theo đúng quy định của các ngành chức năng, đảm bảo gìn giữ và tôn trọng môi trƣờng sinh thái.
Chính quyền địa phương trong hoạt động du lịch văn hóa
Chính quyền địa phƣơng cần nhận thức đúng đắn lợi ích kinh tế thiết thực mà du lịch văn hóa mang lại cho địa phƣơng. Đồng thời, cần phải phối hợp chặt chẽ
130
với các ngành chức năng trong việc xây dựng các quy định quản lý, xử lý phù hợp với tính năng của hoạt động du lịch.
Thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục cho ngƣời dân địa phƣơng về phƣơng châm của hoạt động du lịch văn hóa. Khuyến khích ngƣời dân có ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng văn hóa, kinh doanh lành mạnh, an toàn theo đúng quy định của pháp luật thông qua các khẩu hiệu, hình ảnh, các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Có kế hoạch kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh đúng tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa đăng ký. Có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở kinh doanh không trung thực, sản xuất kém chất lƣợng làm giảm uy tín và ảnh hƣởng đến kế hoạch phát triển du lịch chung của tỉnh.
Tham mƣu và giúp đỡ lãnh đạo ngành du lịch tổ chức thành công các sự kiện văn hóa và lễ hội ở địa phƣơng để góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Điện Biên đến với mọi du khách. Giúp ngƣời dân địa phƣơng làm du lịch nâng cao đời sống kinh tế.
Thƣờng xuyên nhắc nhở lãnh đạo quan tâm quản lý tốt và đề xuất các phƣơng án giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hóa địa phƣơng.