Giải pháp phát triển nhân lực du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 123 - 125)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.1.2.Giải pháp phát triển nhân lực du lịch văn hóa

Nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan trọng quyết định chất lƣợng dịch vụ. Trong thời gian qua, nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa ở Điện Biên đang ngày càng đƣợc lãnh đạo tỉnh quan tâm đào tạo. Tuy nhiên, do nhu cầu của du khách về du lịch ngày càng cao vì thế khả năng đáp ứng về chất lƣợng của nguồn nhân lực trong du lịch của tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn. Giải quyết vấn đề về nguồn nhân lực trong du lịch ở Điện Biên hiện nay cần chú ý các vấn đề nhƣ sau:

Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch văn hóa

Rà soát lại trình độ quản lý của các cán bộ lao động trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, để từ đó có cơ sở lập kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại cho phù hợp với nhu cầu quản lý hiện tại

Mời và đào tạo các chuyên gia cao cấp để tƣ vấn cho các cấp lãnh đạo các ngành nghề có liên quan về vấn đề đầu tƣ, tuyên truyền quảng bá trong lĩnh vực du lịch văn hóa.

Liên kết đào đạo rộng khắp trong nƣớc và quốc tế nhằm cung cấp đội ngũ lao động ƣu việt phục vụ trong du lịch văn hóa ở địa phƣơng. Cử các cán bộ chủ chốt học tập và trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu các mô hình hoạt động du lịch văn hóa thành công ở các địa phƣơng trong nƣớc và các nƣớc khác trên thế giới. Tham gia các hội thảo chuyên đề về du lịch văn hóa để từ đó rút ra đƣợc những ứng dụng thiết thực cho địa phƣơng mình.

124

Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực giỏi từ nơi khác đến phục vụ cho địa phƣơng.

Nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Có kế hoạch sử dụng lâu dài và hợp lý, đúng ngƣời, đúng việc đối với lao động đã qua đạo tạo chuyên mốn.

- Tạo môi trƣờng làm việc lành mạnh và chất lƣợng cho ngƣời lao động. - Xây dựng kỷ luật, chế độ thƣởng, phạt và nội quy lao động rõ ràng trong doanh nghiệp. Khuyến khích ngƣời lao động sáng tạo và ƣu đãi những sáng kiến thiết thực của ngƣời lao động.

- Đối với hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, tài xế và bộ phận lễ tân cần khuyến khích thƣờng xuyên cập nhật thông tin, trau dồi trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Tăng cƣờng mở các lớp tập huấn để ôn lại kiến thức chuyên môn, văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp và khả năng nhạy bén trong việc xử lý các tình huống thƣờng xuyên xảy ra trong công việc.

Nguồn nhân lực ở địa phương

Tổ chức các lớp tuyên truyền về tầm quan trọng của du lịch văn hóa đối với địa phƣơng, hƣớng dẫn quy trình làm du lịch cho ngƣời dân địa phƣơng. Khuyến cáo ngƣời dân địa phƣơng giữ gìn nguồn tài nguyên và môi trƣờng sinh thái cho địa phƣơng.

Mở các lớp dạy nghề cho ngƣời lao động ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phƣơng. Bồi dƣỡng và nâng cao tay nghề để khuyến khích ngƣời lao động tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng phục vụ du lịch và phát triển đời sống kinh tế cho gia đình.

Các cơ sở đào tạo du lịch

125

- Nguồn nhân lực đƣợc đào tạo cần phải đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng, phù hợp với yêu cầu thiết thực ngành du lịch của tỉnh. Đồng thời, cơ cấu đào tạo phải chú ý đến sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực dịch vụ du lịch.

- Đa dạng hóa phƣơng thức đào tạo, ƣu tiên đào tạo tại chỗ. Cần kiểm tra, giám sát chất lƣợng và giáo trình đào tạo của các trƣờng đào tạo. Các loại hình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu tuyển dụng ở địa phƣơng.

- Có cơ chế, chính sách ƣu đãi đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo ở trình độ cao hơn nhất là đào tạo cán bộ quản lý ở các cơ quan nhà nƣớc và quản lý doanh nghiệp về du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 123 - 125)