Những căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 109 - 164)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.Những căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Chủ trương chính sách nhà nước

Phát triển DLVH ở Điện Biên đƣợc dựa vào các căn cứ chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc nhƣ sau:

Các căn cứ pháp lý

- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005.

- Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001

- Thủ tƣớng đã ban hành quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định phê duyệt dự án số 150/QĐ - UBND, ngày 31/08/2008 về Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020.

- Đề án xây dựng bản văn hóa dân tộc để phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2015 ( kèm theo tờ trình số 394/TTr-SVHTTDL ngày 16/06/2010)

Căn cứ vào xu thế phát triển chung của du lịch

- Xu thế phát triển của du lịch thế giới và khu vực

- “Phê duyệt quy hoạch tổng thể triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc bộ đến năm 2020”đã đƣợc phê duyệt vào ngày 30 tháng 12 năm 2008.

- Tiềm năng DLVH hiện có của tỉnh Điện Biên

Các căn cứ trên cho thấy du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp quan trọng trong tổng GDP của cả nƣớc nói chung và từng địa phƣơng nói riêng. Vì thế, phát triển du lịch phải có chính sách, giải pháp, định hƣớng và quy hoạch phát triển cụ thể cho từng vùng du lịch trong cả nƣớc. Phát triển du lịch văn

110

hóa ở Điện Biên cũng nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch chung của khu vực và của tỉnh. Ở Điện Biên, phát triển du lịch văn hóa đƣợc xem là hƣớng đi tích cực đẩy mạnh việc tăng trƣởng kinh tế cho hiện tại và tƣơng lai. Vì thế, ngành du lịch Điện Biên có những định hƣớng, chiến lƣợc phát triển riêng phù hợp với điều kiện tài nguyên, cơ sở vật chất và kinh tế của tỉnh.

3.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh Điện Biên

3.1.2.1. Quan điểm phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên

- Tỉnh tập trung phát triển du lịch văn hóa trở thành trung tâm du lịch của TDMNBB. Triển khai “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” theo Quyết định số 2473/QĐ –TTg, ngày 30-12-2011 của Thủ tƣớng chính phủ, tập trung phát triển du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch và đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ mạnh vào các loại hình du lịch và dịch vụ phục vụ du lịch. Phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội; đảm bảo vệ sinh, môi trƣờng sinh thái; gắn khai thác với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của địa phƣơng.

- Phát triển du lịch văn hóa theo hƣớng bền vững, có trọng tâm và chuyên nghiệp. Tập trung phát triển tuyến du lịch trọng điểm Cụm di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ – Mƣờng Phăng – Thành bản phủ. Ƣu tiên đầu tƣ và phát triển cụm du lịch di tích lịch sử văn hóa làm nền tảng thu hút khách về các điểm du lịch nhƣ: Hầm Đờ Cát, Đồi A1, C1, D1, Bảo tàng , cầu Mƣờng thanh, Khu chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Thành bản phủ của TP. Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên theo định hƣớng của Chính phủ.

- Xác định phát triển du lịch văn hóa là nhiệm vụ lâu dài và là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp và toàn dân. Phát triển du lịch văn hóa phải gắn với việc phát triển các ngành khác. Đồng thời, phát triển du lịch văn hóa phải liên kết

111

chặt chẽ và hài hòa với việc phát triển du lịch, kinh tế - xã hội chung của các tỉnh lân cận trong vùng và trong cả nƣớc.

3.1.2. 2. Mục tiêu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên

- Xây dựng du lịch văn hóa Điện Biên trở thành điểm du lịch đặc thù, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao trong khu vực và cả nƣớc. Đẩy nhanh tốc độ phát triển và xây dựng thƣơng hiệu du lịch văn hóa Điện Biên thành vùng du lịch trọng điểm của quốc gia.

- Du lịch Điện Biên phấn đấu nhịp độ tăng trƣởng GDP du lịch bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 27,8%/năm; giai đoạn 2011 – 2015 đạt 24,4%/ năm và giai đoạn 2016 -2020 đạt 15,7%/năm .Và phấn đấu năm 2020 đón khoảng 220 nghìn khách quốc tế và 650 ngàn khách nội địa.

- Kêu gọi các nhà đầu tƣ để nâng cao số lƣợng và chất lƣợng các cơ sở lƣu trú, cơ sở ăn uống, các khu vui chơi giải trí, các công trình và dịch vụ bỗ trợ cho du lịch văn hóa phát triển. Đẩy nhanh tiến độ các dự án dầu tƣ vào du lịch theo tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

- Phát triển du lịch văn hóa trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh; đảm bảo việc phát triển bền vững; gắn việc phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trƣờng, gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch. Kết hợp quảng bá truyền thống văn hóa, lịch sử ở địa phƣơng.

3.1.2.3. Định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh Điện Biên - Định hướng phát triển du lịch văn hóa theo lãnh thổ:

Điện Biên cách TP. Hà Nội 500km (mất khoảng 10 giờ đi ô tô và mất khoảng 50 phút đồng hồ bằng máy bay). Khách du lịch nội địa và quốc tế đến Điện Biên hiện nay cũng đã thuận lợi hơn nhiều khi vận chuyển cả đƣờng bộ lẫn đƣờng hàng không. Từ Điện Biên dễ dàng đi đến nhiều tỉnh thành trong khu vực cũng nhƣ sang nƣớc bạn Lào và Trung Quốc. Điện Biên mặc dù không nằm ở trung tâm vùng kinh tế Tây Bắc bộ (Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La)

112 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhƣng Điện Biên cũng có mạng lƣới giao thông để thông thƣơng, giao lƣu kính tế, văn hóa xã hội với các tỉnh bạn. Vì thế, Điện Biên cũng đƣợc đánh giá trong khu vực này là có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn bậc nhất của khu vực Tây Bắc.

Đặc biệt, Điện Biên ở vào một vị trí đầu nguồn của 3 dòng sông lớn Sông Mê Kông, Sông Đà, Sông Mã, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng của vùng Tây Bắc Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào, ASEAN và Tây Nam Trung Quốc. Trên tuyến biên giới Việt Lào có cửa khẩu quốc tế Tây Trang – Pang Hốc và cửa khẩu chính Huổi Puốc – Na Son, trên tuyến biên giới Việt – Trung sẽ mở và nâng cấp cửa khẩu A Pa Chải – Long Phú lên cửa khẩu chính. Bên cạnh đó Chính phủ xác định xây dựng sân bay Điện Biên trở thành sân bay Quốc tế tiểu vùng với kế hoạch bay đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan.

Bên cạnh đó, định hƣớng phát triển du lịch văn hóa theo lãnh thổ cần phải dựa vào địa thế và điều kiện môi trƣờng văn hóa bản địa với các lễ hội truyền thống, các di tích văn hóa lịch sử ở địa phƣơng. Văn hóa bản địa ở Điện Biên đƣợc sản sinh trong quá trình chống chọi canh tác với môi trƣờng tự nhiên nhƣ thiên tai, dịch bệnh và giặc ngoại xâm để mƣu cầu cuộc sống. Thế nên, nét văn hóa của cƣ dân vùng đất này có nhiều nét đặc thù vừa mạnh mẽ, vừa hồn nhiên. Tất cả những tâm tƣ, tình cảm của ngƣời dân đều biểu lộ qua các lễ hội truyền thống, qua các nhân vật, các di tích lịch sử và niềm tin với một sức mạnh vô hình của mẹ đất , mẹ nƣớc. Nắm bắt và khai thác có hiệu quả những đặc điểm đó trong du lịch văn hóa là định hƣớng quan trọng của ngành du lịch ở Điện Biên.

Ngoài ra, định hƣớng phát triển du lịch văn hóa phải dựa vào điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và tình hình an ninh chính trị của địa phƣơng. Sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội ở Điện Biên trong nhiều năm qua là minh chứng cụ thể cho vấn đề này.

- Định hướng về thị trường và sản phẩm:

Điện Biên có một vị trí quan trọng trong vùng kinh tế - xã hội Tây Bắc bộ. Trong nhiều năm qua liên kết phát triển du lịch vùng giữa Sơn La – Điện Biên –

113

Lào Cai với TP. Hà Nội luôn đƣợc lãnh đạo tỉnh và các doanh nhiệp du lịch quan tâm. Thị trƣờng du lịch khu vực Tây Bắc bộ gắn liền với du lịch văn hóa. Điện Biên cũng mang đậm sắc thái văn hóa trong khu vực. du lịch văn hóa ở Điện Biên từ lâu đã trở thành thị trƣờng mục tiêu của ngành du lịch ở Điện Biên và các tỉnh lân cận. Điểm du lịch văn hóa ở Điện Biên có khả năng thu hút khách đến thăm nhiều lần nhƣ : Cụm di tích lịch sử chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hầm Đờ Cát, đồi A1, cầu Mƣờng thanh, Bảo tàng lịch sử, nghĩa trang A1…. Đây cũng là lợi thế để DLVH ở Điện Biên có điều kiện phát triển hơn nữa.

Khách đến Điện Biên hiện tại phần lớn là khách nội địa từ các tỉnh lân cận, TP. Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Tổng lƣợng khách du lịch đến Điện Biên từ 2006 – 2012 tăng. Tuy nhiên, lƣợng khách đến Điện Biên đi theo dạng du lịch tự phát vẫn còn nhiều khoảng 42%. Các đơn vị kinh doanh du lịch phục vụ khoảng 58% trên tổng lƣợng khách. Nhƣ vậy, nhìn tổng thể thì thị trƣờng du lịch ở Điện Biên rất sôi động, nhƣng các doanh nghiệp du lịch chƣa hoạt động hết công suất. Đồng thời, lƣợng khách nội địa chiếm chủ yếu trong tổng lƣợng khách. Xác định đƣợc thị trƣờng mục tiêu, các nhà làm du lịch ở Điện Biên ra sức khai thác lƣợng khách nội địa trên nhiều vùng miền của đất nƣớc, phát triển thêm lƣợng khách nội địa mới, đồng thời từng bƣớc triển khai các kế hoạch khai thác lƣợng khách quốc tế đến Điện Biên qua các cửa khẩu quốc tế Tây Trang , sân bay Nội Bài, Lào Cai và cửa khẩu Hà Khẩu.

Sản phẩm du lịch văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên. Khách đến Điện Biên 362.000 lƣợt khách năm 2012, nhƣng khách lƣu trú lại vẫn không đáng kể. Cơ sở hạ tầng và các công trình bỗ trợ cho du lịch văn hóa ở Điện Biên rất phong phú. Tuy nhiên, hiện tại sản phẩm du lịch văn hóa ở Điện Biên chƣa thật sự đủ mạnh để giữ chân du khách. Điều này cho thấy, phần lớn lợi ích từ du lịch văn hóa ở Điện Biên đang bị đánh mất một cách vô ý. Đây cũng là một sự lãng phí về tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh. Để du lịch văn hóa thật sự là thế mạnh kinh tế đóng góp nhiều hơn nữa cho đời sống ngƣời dân địa phƣơng. Ngành du lịch Điện Biên cần phải tập trung nghiên

114

cứu thế mạnh về du lịch văn hóa, không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, ấn tƣợng, mới mẻ và đặc thù để có sức mạnh giữ chân du khách.

- Định hướng về quản lý nhà nước:

Quản lý nhà nƣớc đóng vai trò chỉ đạo, định hƣớng mang tính vĩ mô trong các hoạt động du lịch. Đồng thời, nhà nƣớc phải xây dựng đƣợc hành lang pháp lý vững chắc để tạo điều kiện thuận lợi doanh nghiệp du lịch hoạt động thống nhất, ổn định và đạt hiệu quả cao nhất. Quản lý nhà nƣớc phải phù hợp với tính năng đặc biệt của ngành du lịch, đảm bảo môi trƣờng du lịch trong sạch, an toàn, bền vững gắn kết lợi ích của doanh nghiệp, du khách và cộng động cƣ dân địa phƣơng.

- Định hướng về xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóatỉnh Điện Biên:

Công tác tuyên truyền quảng bá giữ vai trò quan trọng trong việc đƣa hình ảnh và những nét văn hóa tiêu biểu của địa phƣơng mình đến với du khách trong và ngoài nƣớc. Vì thế, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch phải là nguồn chính thống, đầy đủ và trung thực về thông tin du lịch địa phƣơng mình với du khách. Sự thiếu thông tin của du khách đối với các điểm đến sẽ gây ra những tổn thƣơng nghiêm trọng và hủy hoại các giá trị văn hóa bản địa. Bên cạnh đó, sự kém hiểu biết của ngƣời dân địa phƣơng sẽ gây ra những phản cảm và nhận thức sai lệch của du khách đối với điểm đến. Đồng thời làm bào mòn và đôi khi đánh mất tính chân thật của giá trị du lịch văn hóa ở địa phƣơng. Nhƣ vậy, việc định hƣớng xúc tiến, tuyên truyền quảng bá nếu đƣợc thực hiện đúng sẽ góp phần quan trọng để phát triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề mà việc xúc tiến, tuyên truyền quảng bá không đúng và không phù hợp để lại cho du lịch văn hóa cũng không phải ít.

- Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên:

Định hƣớng về đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa là hƣớng đi đúng đắn và cần thiết cho ngành du lịch Điện Biên. Hiện tại ở Điện Biên vẫn chƣa có các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Do vậy, Điện Biên phải tìm kiếm

115

liên kết với một số trƣờng có uy tín về đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhƣ các trƣờng trong khu vực TP. Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo Điện Biên cũng cần phải yêu cầu các cơ sở đào tạo này chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lƣợng giỏi về lý thuyết và thạo về nghiệp vụ. Ngành du lịch tỉnh Điện Biên sẽ chủ động hợp đồng đặt để tổ chức đào tạo mới, đào tạo cao hơn và đào tạo lại đội ngũ lao động trong du lịch, đồng thời có kế hoạch thu hút và sử dụng chất xám ngày càng hiệu quả hơn.

- Định hướng về quy hoạch du lịch:

Quy hoạch du lịch phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và nằm trong một thể thống nhất với việc quy hoạch chung của tỉnh. Quy hoạch du lịch phải phù hợp với thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa của dân tộc. Xác định du lịch văn hóa là thế mạnh của tỉnh thì cần định hƣớng quy hoạch du lịch phù hợp với thế mạnh đó.

Đầu tƣ và cải tạo các cơ sở hạ tầng đến các khu du lịch hoàn chỉnh để tạo thuận lợi cho tuyến du lịch hoạt động.

Nâng cấp và tôn tạo các công trình kiến trúc, các cơ sở vui chơi, giải trí, các di tích lịch sử, các làng nghề và các lễ hội theo hƣớng tích cực.

Đầu tƣ các khu du lịch nghỉ dƣỡng ở vùng núi, và các loại hình nhà nghỉ Homestay.

Phát huy các loại hình du lịch gắn kết với đời sống kinh tế xã hội, phong tục tập quán của dân địa phƣơng.

3.1.3. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch văn hóa của tỉnh

- Điều kiện tự nhiên:

Điện Biên là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý đƣợc xác định từ vị trí 102 º10’ đến 103 º56 kinh Đông; đƣợc giới hạn bởi tỉnh Lai Châu về phía Bắc, tỉnh Sơn La về phía Đông và Đông Bắc, Luông Pha Băng và Phong Sa Lỳ của nƣớc CHDCND Lào về phía Tây và Tây Nam, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc về phía Tây.

116 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa hình tỉnh Điện Biên mang những nét đặc trƣng riêng biệt, với nhiều kiểu địa hình: vừa có núi non hung vĩ, vừa có cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay mà tiêu biểu và rộng lớn hơn cả là vùng lòng chảo Điện Biên, có chiều dài khoảng 20km, chỗ rộng nhất khoảng 9km. Khoảng giữa lòng chảo là cánh đồng Mƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 109 - 164)