7. Đóng góp của luận văn
1.1.8. Quan niệm về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa cũng đồng nghĩa với công tác tổ chức quản lý, phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững để phát triển du lịch văn hóa. Việc tổ chức quản lý du lịch văn hóa nhằm mục đích khai thác, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa trong du lịch. Nhƣ vậy, việc tổ chức, quản lý du lịch văn hóa dựa trên cơ sở nội dung quản lý nhà nƣớc về du lịch nhƣ sau:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Ngành du lịch hiện nay đã và đang không ngừng phát triển, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch của một vùng, miền. Vì thế, việc khai thác và sử dụng đúng ý
27
nghĩa, mục đích của các di sản văn hóa là quyết định hiệu quả thành công của ngành kinh doanh du lịch.
Tổ chức quản lý nhà nƣớc về du lịch văn hóa hiện nay đang là vấn đề đƣợc lãnh đạo nhà nƣớc, lãnh đạo ngành và các doanh nghiệp quan tâm. Tổ chức quản lý nhà nƣớc đƣợc thực hiện tốt sẽ góp phần vào hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch và định hƣớng phát triển bền vững của ngành. Căn cứ vào điều 10, Luật du lịch Việt Nam quy định nội dung quản lý nhà nƣớc về du lịch từ đó suy ra các chức năng và nhiệm vụ trong việc tổ chức quản lý du lịch văn hóa của các cấp chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng và các đơn vị kinh doanh du lịch nhƣ sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch và chính sách phát triển du lịch văn hóa.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động du lịch văn hóa trong phạm vi pháp luật du lịch.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa.
- Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa, xác định khu du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa, tuyến du lịch văn hóa để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch văn hóa.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế và hoạt động xúc tiến du lịch văn hóa ở trong và ngoài nƣớc.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc và sự phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý nhà nƣớc về du lịch văn hóa.
- Quy định trách nhiệm cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa.
- Kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch văn hóa.
28
Đối với chính quyền địa phương
Theo sự phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm của chính phủ, UBND cấp tỉnh, cấp thành phố có trách nhiệm thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ đƣợc phân công trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch văn hóa ở từng địa phƣơng. Việc quản lý phải đƣợc cụ thể hóa trong công tác quy hoạch, ban hành quy chế, các chính sách phát triển du lịch văn hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phƣơng.
Đối với cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa
Các cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa phải chấp hành mọi quy định của nhà nƣớc về tổ chức, quản lý các hoạt động có liên quan đến du lịch văn hóa. Bên cạnh việc khai thác có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, các doanh nghiệp phải biết giữ gìn và tôn tạo nguồn tài nguyên vô giá này để hoạt động kinh doanh phát triển bền vững.
1.1.9. Quan niệm về xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá trong du lịch văn hóa
Trong kinh doanh việc xúc tiến, tuyên truyền quảng bá sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng để khẳng định tính hiệu quả của công việc và sự tồn tại của sản phẩm trên thị trƣờng. Công tác quảng bá trong du lịch góp phần quan trọng trong việc giới thiệu hình ảnh sản phẩm du lịch đến với du khách và mang về hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch. Vì thế, việc xúc tiến tuyên truyền quảng bá trong du lịch có thể đƣợc hiểu “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch”1.[27, tr.4]
Nhƣ vậy xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá trong du lịch văn hóa là tranh thủ mọi cơ hội có thể để quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa đến với thị trƣờng du lịch trong và ngoài nƣớc. Mục đích của việc xúc tiến, tuyên tuyền, quảng bá trong du lịch văn hóa là hoạt động giới thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa để du khách có
29
thể chiêm ngƣỡng, đánh giá, nghiên cứu, đồng thời, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho ngành du lịch.
1.1.10. Quan niệm về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch
Văn hóa là tài nguyên cốt lỏi để cấu thành sản phẩm du lịch văn hóa. Nếu nhìn về góc độ tổng thể, nơi nào có yếu tố du lịch thì nơi đó chắc chắn tồn tại yếu tố văn hóa. Do mối quan hệ không thể tách rời, nên sản phẩm du lịch bao giờ cũng mang hình ảnh của văn hóa. Vì thế, bảo vệ các giá trị văn hóa cũng chính là bảo vệ tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, di sản văn hóa chính là bản sắc dân tộc. Do vậy, bảo tồn di sản văn hóa là nghĩa vụ và quyền lợi thiết thực của mỗi con ngƣời trong xã hội.
Luật Di sản của Việt Nam đã khẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”1. Nhƣ vậy, việc bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị văn hóa trong du lịch bao giờ cũng là cần thiết và cấp bách. Từ hoạt động thực tiễn của việc bảo tồn di sản ở Việt Nam trong nhiều năm qua thể hiện cách nhìn nhận không đúng về di sản, sự không thống nhất về cách nghĩ cách làm của các nhà quản lý đã làm cho các di sản bị tổn hại và đôi khi đánh mất luôn cả giá trị thực của nó. Xét về mặt du lịch văn hóa những việc làm sai trái trong công tác bảo tồn các di sản văn hóa sẽ làm cho nguồn tài nguyên du lịch bị mai một. Do vậy việc bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa cần phải có quy trình cụ thể nhƣ sau:
1
Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản Văn hóa
30
Sơ đồ 1.1:Quy trình bảo tồn di sản
1.2. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên 1.2.1.Sơ lƣợc điều kiện tự nhiên của Điện Biên 1.2.1.Sơ lƣợc điều kiện tự nhiên của Điện Biên
Điện Biên là tên gọi do vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841 với ý nghĩa “ Điện” là vững chãi “Biên” là biên giới, Biên ải - là vùng biên vững chắc.Trƣớc đây vùng đất này mang tên là Mƣờng Thanh, nghĩa là xứ trời, đất tổ của ngƣời Thái.
Điện Biên là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý đƣợc xác định từ vị trí 102 º10’ đến 103 º56 kinh Đông; đƣợc giới hạn bởi tỉnh Lai Châu về phía Bắc, tỉnh Sơn La về phía Đông và Đông Bắc, Luông Pha Băng và Phong Sa Lỳ của nƣớc CHDCND Lào về phía Tây và Tây Nam, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc về phía Tây.
Địa hình tỉnh Điện Biên mang những nét đặc trƣng riêng biệt, với nhiều kiểu địa hình: vừa có núi non hung vĩ, vừa có cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay mà
Nhận diện di sản
Nghiên cứu và kiểm kê di sản
Xây dựng chính sách bảo tồn
Chỉ định cơ quan bảo tồn
Trùng tu, tôn tạo & phát triển
31
tiêu biểu và rộng lớn hơn cả là vùng long chảo Điện Biên, có chiều dài khoảng 20km, chỗ rộng nhất khoảng 9km. Khoảng giữa long chảo là cánh đồng Mƣờng Thanh phì nhiêu nhất của Tây Bắc, với bề rộng 6,3km, bề dài 13km. Đây là vựa lá lớn nhất của tỉnh cũng nhƣ của cả vùng Tây Bắc, với nhiều loại gạo ngon nổi tiếng.
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tƣơng đối lạnh và ít mƣa; mùa hạ nóng, mƣa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thƣờng, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hƣởng của bão, chịu ảnh hƣởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21ºC - 23ºC, chất lƣợng mƣa trung bình từ 1.700 – 2.500 mm, độ ẩm trung bình từ 83% – 85%.
Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hoá thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mƣờng Nhé, tiểu vùng khí hậu Mƣờng Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thƣợng nguồn sông Mã.
1.2.2. Điều kiện lịch sử xã hội:
1.2.2.1.Lịch sử hình thành vùng đất Điện Biên
Điện Biên là vùng đất từ xa xƣa đã có con ngƣời sinh sống và cƣ ngự, ngay từ thời tiền sử qua các bằng chứng về khảo cổ học từ thời kỳ đồ đá qua sự hiện diện của các di tích nhƣ hang Thẩm Khƣơng, Thẩn Búa (ở Tuần Giáo) đã chứng minh con ngƣời từ thời thƣợng cổ đã có mặt rất sớm nơi đây, là một trung tâm của ngƣời Việt cổ.
Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Điện Biên tức là miền biên cƣơng vững chãi của tổ quốc, Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.
Ngày 7/5/1954 sau chín năm kháng chiến trƣờng kỳ cùng với quân dân của cả nƣớc nhân dân tỉnh Điện Biên đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, đất nƣớc ta chấm dứt 80 năm nô lệ dƣới ách thực dân phong kiến. Để tăng cƣờng đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho
32
các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, trung ƣơng đã quyết định lập trong phạm vi nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây Bắc, gọi là Khu tự trị Thái – Mèo. Thực hiện chính sách lập khu vực tự trị của các dân tộc ở những vùng có điều kiện theo Nghị quyết của Quốc hội, ngày 29 tháng 4 năm 1955 Chủ tịch nƣớc Việt Nam. Trƣớc đó, theo Sắc lệnh số 143-SL ngày 28 tháng 1 năm 1953 của Chủ tịch nƣớc, Khu Tây Bắc đƣợc thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.
Ngày 26/9/2003, chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2003/NĐ-CP Về việc thành lập thành phố Điện Biên Phủ, điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng và thành lập các phƣờng thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu, trên cơ sở diện tích của thị xã Điện Biên Phủ và điều chỉnh địa giới của huyện Điện Biên, sau khi đƣợc sát nhập Thành phố Điện Biên Phủ có 6.009,05 ha diện tích tự nhiên và 70.639 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phƣờng: Mƣờng Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trƣờng, Noong Bua và xã Thanh Minh. Ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa X đã phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lai Châu. Theo đó, tỉnh Lai Châu đƣợc chia tách thành hai tỉnh là Lai Châu mới và Điện Biên. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Điện Biên xác định đây là cơ hội lịch sử để thực hiện ƣớc muốn xóa hết đói nghèo, tiến tới xây dựng một Điện Biên mới, giàu và đẹp hơn.
Tỉnh Điện Biên sau khi chia tách là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km về phía Tây. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Lào. (xem bản đồ 1 phụ lục 2)
1.2.2.2.Kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên
Tính đến năm 2012, tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: TP. Điện Biên Phủ, thị xã Mƣờng Lay và 8 huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mƣờng Ẳng, Mƣờng Chà, Mƣờng Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Nậm Pồ. Trong đó TP. Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh.
33
Điện Biên có 18 dân tộc anh em sinh sống: Thái, Mông, Kinh, Lào, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Phù Lá, Kháng, Xinh Mún, Si La, Cống…trong đó, dân tộc Thái chiếm tỷ lệ dân số đông nhất khoảng 38%, dân tộc Mông chiếm 35%, dân tộc Kinh chiếm 18,4%, ngƣời Khơ Mú chiếm 3,3%, ngƣời Dao chiếm 1,1%, dân tộc Lào chiếm 0,9%, dân tộc Kháng chiếm khoảng 0,86%, dân tôc Hà Nhì chiếm khoảng 0,8%, ngƣời Xinh Mún chiếm 0,39%,dân tộc Cống chiếm 0,18%, dân tộc Phù Lá chiếm 0,04%, dân tộc Si La chiếm 0,03%, dân tộc Sán Chay chiếm 0,03%. Ngoài ra, còn có các dân tộc khác: Tày, Nùng, Hoa… cƣ trú xen kẽ với các dân tộc khác trong tỉnh. Dân số Điện Biên có 512,3 nghìn ngƣời ( thống kê năm 2011), mật độ dân số khoảng 54 ngƣời/km2, đứng thứ 11 trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. 8 đơn vị hành chính nhƣ huyện Điện Biên, TP. Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo, thị xã Mƣờng Lay, huyện Tủa Chùa, huyện Điện Biên Đông, huyện Mƣờng Ẳng, huyện Mƣờng Chà, chiếm hơn 70% dân số toàn tỉnh. Tổng diện tích của Điện Biên là 9562,9 km2, diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có 623.868,7 ha, chiếm 65,38% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 119.025,6 ha, chiếm 12,47% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 504.033,7 ha, chiếm 52,82% diện tích đất tự nhiên; đất mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản là 767 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Nền kinh tế chủ yếu của tỉnh là lâm nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Điện Biên có 2 cửa khẩu với nƣớc bạn Lào và Trung Quốc đó là cửa quốc tế đƣờng bộ Tây Trang (huyện Điện Biên), cửa khẩu đƣờng bộ quốc gia A pa Chải (huyện Mƣờng Nhé) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch khác. Với lợi thế đƣờng biên giới với nƣớc bạn Lào dài 360km và Trung Quốc dài 38,5km, Điện Biên có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế và du lịch.
Cơ sở hạ tầng * Giao thông:
- Giao thông đƣờng bộ: Điện Biên có đƣờng biên giới 398,5km với 2 của khẩu đƣợc phép thông quan hàng hóa, gồm: cửa khẩu quốc tế Tây Trang và của khẩu quốc gia A Pa Chải. Quốc lộ 279 và rẽ sang quốc lộ 6 từ thành phố Điện Biên
34
Phủ tới Hà Nội khoảng 500km, đây chính là tuyến huyết mạch giao lƣu kinh tế văn hóa giữa miền xuôi với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Quốc lộ 12: Từ Thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng ( Lai Châu) 195 km. Quốc lộ 279: Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117 km. Đƣờng không: sân bay Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ - Viêng Chăn - Luông Pha Băng. Toàn tỉnh hiện có 109/116 xã,