Trước tiên về mặt khái niệm, luận án góp phần làm rõ và hoàn thiện khái niệm “từ thiện xã hội”, “phật tử”, “sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử”và lý thuyết sự lựa chọn duy lý về tôn giáo, lý thuyết hành động xã hội và lý thuyết về từ thiện xã hội. Thứ hai, tìm hiểu quan niệm của phật tử về từ thiện, nghiên cứu không dừng lại ở quan niệm về từ thiện nói chung mà còn làm rõ nhận thức của Tăng sĩ, phật tử về từ thiện theo quan điểm của Phật giáo. Thứ ba, động cơ tham gia từ thiện xã hội của phật tử được đề cập đến trong nghiên cứu không chỉ dừng lại tìm hiểu ở chiều cạnh quan điểm chủ quan của phật tử (động cơ vị tha, động cơ vị kỷ, động cơ tôn giáo) mà còn được nhìn nhận kiểm chứng ở mặt biểu hiện hành vi. Thứ tư, đánh giá về thực trạng tham gia từ thiện xã hội của phật tử cho thấy sự khác biệt so với các nghiên cứu đi trước về hình thức đóng góp từ thiện của phật tử không chỉ là tiền bạc, vật phẩm, ngày công lao động,…mà còn là động viên an ủi người khác và truyền dạy Phật pháp cho người khác.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
Bùi Phương Thanh
SỰ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT TỬ
TẠI NỘI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- Bùi Phương Thanh
SỰ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT TỬ
TẠI NỘI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Hoàng Thu Hương
2 PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân
Chủ tịch HĐ chấm LATS cấp ĐHQG T/M Tập thể hướng dẫn
GS.TS Trịnh Duy Luân PGS.TS Hoàng Thu Hương
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Xã hội học với đề tài: Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử tại nội thành Hà Nội hiện nay là công trình do
chính tôi nghiên cứu và thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Bùi Phương Thanh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận án này, tác giả luận án đã nhận được sự giúp
đỡ, động viên, chia sẻ của rất nhiều người Trước hết, tôi xin bày tỏ sự trân trọng, yêu quý và biết ơn đối với thầy PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân và cô PGS.TS Hoàng Thu Hương đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ rõ hướng đi đúng đắn, tạo động lực, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án
Tôi xin cảm ơn các Tăng sĩ, phật tử trên các địa bàn khảo sát ở Hà Nội
đã dành thời gian hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu cho luận án
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thiện luận án
Tác giả luận án
Bùi Phương Thanh
Trang 5MỤC LỤC
Trang
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ 7
MỞ ĐẦU 9
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 21
1.1 Những nghiên cứu về các cấp độ đóng góp cho hoạt động từ thiện nói chung 22
1.1.1 Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ quốc gia 22
1.1.2 Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ tổ chức 23
1.1.3 Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ cá nhân 24
1.2 Những nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự đóng góp từ thiện 25
1.3 Những nghiên cứu về mối quan hệ hoạt động từ thiện của tôn giáo và phúc lợi, dịch vụ xã hội 30
1.4 Những nghiên cứu về phật tử ở Việt Nam 34
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Khái niệm công cụ 39
2.1.1 Phật tử 39
2.1.2 Hoạt động từ thiện xã hội của phật tử 41
2.1.3 Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử 43
2.2 Lý thuyết áp dụng 48
2.2.1 Lý thuyết sự lựa chọn duy lý về tôn giáo của Stark và Bainbridge 48
2.2.2 Lý thuyết hành động xã hội 50
2.2.3 Lý thuyết về từ thiện xã hội 53
2.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 56
2.3.1 Phương pháp luận 56
Trang 62.3.2 Các phương pháp thu thập thông tin 58
2.3.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu 58
2.3.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân 58
2.3.2.3 Phương pháp quan sát tham dự 59
2.3.2.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 59
Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO 64
3.1 Một số nội dung hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam 64 3.1.1 Các lĩnh vực hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam 64
3.1.2 Một số giới hạn trong hoạt động từ thiện của Phật giáo Việt Nam 68
3.2 Phật giáo ở Hà Nội: đặc điểm và các lĩnh vực hoạt động từ thiện xã hội 69
3.3 Đặc điểm của phật tử Tp Hà Nội tham gia hoạt động từ thiện xã hội trong mẫu khảo sát 73
3.3.1 Các đặc trưng nhân khẩu xã hội 73
3.3.2 Mức độ quy thuộc đạo Phật 79
3.3.3 Đặc trưng về niềm tin của phật tử đối với đạo Phật 81
3.3.4 Sự thực hành nghi lễ và tham gia các hoạt động Phật giáo của phật tử 86
Chương 4: ĐỘNG CƠ VÀ TÂM THẾ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT TỬ Ở NỘI THÀNH HÀ NỘI 92
4.1 Quan niệm và sự hiểu biết của phật tử về hoạt động từ thiện xã hội 92 4.1.1 Quan niệm chung của phật tử về từ thiện xã hội 92
4.1.2 Sự hiểu biết quan niệm của Phật giáo về từ thiện xã hội của phật tử 95 4.2 Động cơ tham gia từ thiện xã hội của phật tử tại nội thành Hà Nội 102 4.2.1 Tự đánh giá về động cơ tham gia từ thiện của phật tử 103
Trang 74.2.2 Đánh giá về động cơ của phật tử qua biểu hiện hành vi khi tham gia từ
thiện 114
4.3 Tâm thế tham gia từ thiện xã hội của phật tử tại nội thành Hà Nội118 Chương 5: HÀNH ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT TỬ Ở NỘI THÀNH HÀ NỘI 124
5.1 Hành động lựa chọn đối tượng trợ giúp hoạt động từ thiện xã hội của phật tử 124
5.2 Hành động lựa chọn kênh đóng góp từ thiện xã hội của phật tử tại nội thành Hà Nội 130
5.2.1 Các kênh đóng góp chủ yếu cho hoạt động từ thiện của phật tử 130
5.2.2 Lý do lựa chọn kênh từ thiện để đóng góp khoản từ thiện lớn nhất 141 5.3 Hình thức đóng góp cho các hoạt động từ thiện xã hội của phật tử 144 5.4 Vai trò của phật tử trong hoạt động từ thiện xã hội 155
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 162
1 Kết luận 162
2 Khuyến nghị 166
2.1 Khuyến nghị về mặt khoa học 166
2.2 Khuyến nghị về mặt thực tiễn 167
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
PHỤ LỤC 184
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu của cuộc khảo sát……… …62 Bảng 3.1: Số lượng phật tử của cả nước và Hà Nội năm 2009 theo cơ cấu giới tính (đơn vị người)……… 70 Bảng 3.2: Đặc trưng nhân khẩu xã hội của phật tử tham gia từ thiện xã hội ở nội thành Hà Nội……… 73 Bảng 3.3: Bảng mô tả về phân bố biến số tuổi của phật tử tham gia TTXH ở nội thành Hà Nội 75 Bảng 3.4: Phân bố nghề nghiệp của phật tử tham gia TTXH ở nội thành Hà Nội 77 Bảng 3.5: Mức độ quy thuộc đạo Phật của phật tử tham gia TTXH ở nội thành
Hà Nội……… ……… 80 Bảng 3.6: Niềm tin vào giáo lý đạo Phật của phật tử tham gia TTXH ở nội thành Hà Nội 84 Bảng 3.7: Thói quen tụng Kinh, niệm Phật tại gia của phật tử tham gia TTXH ở nội thành Hà Nội 88 Bảng 3.8: Thống kê số lượng các nghi lễ lớn của Phật giáo mà phật tử ở nội thành Hà Nội tham gia trong năm 2016 89 Bảng 4.1: Quan niệm chung của phật tử ở nội thành Hà Nội về TTXH……… ……….92 Bảng 4.2: Quan niệm chung của phật tử ở nội thành Hà Nội về TTXH theo một số tiêu chí……… ……94 Bảng 4.3: Sự hiểu biết về TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội theo một số tiêu chí……… …98 Bảng 4.4: Dự định phân chia khoản tiền còn dư của phật tử ở nội thành Hà Nội 119
Trang 10Bảng 5.1: Đặc điểm kênh đóng góp cho hoạt động TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội trong năm 2016……… 133 Bảng 5.2: Mối liên hệ giữa một số yếu tố với hành động lựa chọn kênh đóng góp cho hoạt động TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội……… 136 Bảng 5.3: Kết quả các mô hình hồi quy logistics về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn kênh đóng góp TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội 138 Bảng 5.4: Kết quả các mô hình hồi quy logistics về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn kênh đóng góp TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội sau khi loại biến tuổi 139 Bảng 5.5: Kết quả các mô hình hồi quy logistics về yếu tố mức độ quy thuộc đạo Phật và yếu tố động cơ tôn giáo ảnh hưởng đến lựa chọn kênh đóng góp TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội 140 Bảng 5.6: Khoản tiền đóng góp lớn nhất của phật tử ở nội thành Hà Nội trong năm 2016 cho hoạt động TTXH 141 Bảng 5.7: Yếu tố tuổi và mức độ niềm tin ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức đóng góp vô cực thí của phật tử ở nội thành Hà Nội 154 Bảng 5.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức đóng góp vô cực thí của phật tử ở nội thành Hà Nội 154
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Danh mục hình
Hình 1.1: Sơ đồ khung phân tích của luận án……….16 Hình 2.1: Sơ đồ khái niệm “Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử”……….44 Hình 2.2: Sơ đồ các yếu tố cấu thành hành động theo quan điểm của Parson……… 51
Danh mục biểu đồ
Biểu 4.1: Sự hiểu biết của phật tử ở nội thành Hà Nội về các hình thức bố thí theo quan điểm của Phật giáo………99 Biểu 4.2: Tự đánh giá động cơ tham gia các hoạt động TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội……… ……… 103 Biểu 4.3: Đánh giá về các loại động cơ tham gia TTXH theo quan niệm của phật tử ở nội thành Hà Nội……… 106 Biểu 4.4: Hành vi của phật tử ở nội thành Hà Nội khi tham gia TTXH 115 Biểu 5.1: Các nhóm đối tượng được phật tử ở nội thành Hà Nội trợ giúp trong năm 2016 125 Biểu 5.2: Kênh đóng góp cụ thể cho hoạt động TTXH của phật tử ở nội thành
Hà Nội trong năm 2016……… 130 Biểu 5.3: Phật tử ở nội thành Hà Nội dành khoản tiền lớn nhất đóng góp qua các kênh huy động 142 Biểu 5.4: Lý do phật tử ở nội thành Hà Nội dành khoản đóng góp lớn nhất cho hoạt động TTXH thông qua chùa chiền và câu lạc bộ phật tử 143 Biểu 5.5: Các hình thức đóng góp cụ thể cho hoạt động TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội trong năm 2016……… 145
Trang 12Biểu 5.6: Các hình thức đóng góp cho hoạt động TTXH của phật tử ở nội thành Hà Nội theo quan điểm đạo Phật……… 147 Biểu 5.7: Vai trò của phật tử ở nội thành Hà Nội trong hoạt động từ thiện xã hội……… 156 Biểu 5.8: Tính chất vai trò tham gia của phật tử ở nội thành Hà Nội trong các hoạt động TTXH……….157
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Có thể thấy, hoạt động từ thiện xã hội hiện nay có nhiều hình thức, loại hình khác nhau và nhận được sự quan tâm từ phía Nhà nước, cá nhân đến các
tổ chức xã hội và tổ chức tôn giáo
Hoạt động từ thiện xã hội của phật tử nói riêng và của các tổ chức tôn giáo nói chung (trong đó có Phật giáo) là một hiện tượng xã hội cần được nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội học tôn giáo Bởi xung quanh hiện tượng xã hội này
đã và đang có những tranh luận xoay quanh khái niệm từ thiện và phật tử tham gia hoạt động từ thiện cũng như đã xuất hiện các quan điểm và trường phái lý thuyết khác nhau giải thích hiện tượng tham gia hoạt động từ thiện của phật tử
Có quan điểm cho rằng, hoạt động từ thiện của phật tử gắn với đạo đức, nhân sinh và lòng từ bi của đạo Phật nhưng cũng có những tranh luận hoạt động từ thiện là sự phân phối lại tài sản trong xã hội của những người thu nhập cao cho những người có thu nhập thấp Bản thân hoạt động từ thiện của các tôn giáo và của phật tử chứa đựng nhiều ý nghĩa xã hội khác nhau Liệu hoạt động từ thiện
xã hội của các tôn giáo và của phật tử có phải chỉ xuất phát từ lòng từ bi của đạo Phật gắn liền với tư tưởng nhân văn, lòng thương người, đạo đức xã hội hay còn lý do xã hội nào khác không? Đó là một vài khía cạnh về học thuật được giới nghiên cứu tranh luận mà đề tài quan tâm, làm rõ nhằm góp phần nâng cao nhận thức lý luận cho lĩnh vực nghiên cứu và cũng là mục tiêu lý luận của đề tài
Về mặt thực tiễn: Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo là một hoạt động thường xuyên có từ lâu đời tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cũng đặt ra nhiều câu chuyện xung quanh vấn đề này bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực Phật giáo đã thể hiện được khả năng đóng góp và nguồn lực trong tương lai rất khả quan cho xã hội Theo văn kiện Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt
Trang 14Nam toàn quốc lần thứ VIII (2017-2022) tổng kết nhiệm kỳ VII (20012-2017) vừa qua Giáo hội có 165 Tuệ Tĩnh đường, hàng trăm phòng chẩn trị y học dân tộc, châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, khám và phát thuốc nam, thuốc bắc,
có trên 10 phòng khám Tây y- Đông y kết hợp đã khám và phát thuốc từ thiện cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng [Ban Trị sự GHPGVN, 2017, tr 43] Ngoài ra, là những đóng góp chi phí cho các hoạt động cứu trợ khác như ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, xây nhà tình nghĩa, xây dựng đường xá, cấp học bổng cho học sinh nghèo, nuôi cô nhi, trẻ khuyết tật,… Bên cạnh những kết quả tích cực còn đặt ra những điểm hạn chế khi mà nhu cầu làm từ thiện của người dân là rất lớn song sự hoài nghi về tính hiệu quả, minh bạch của các tổ chức chính thức khiến cho vai trò của các tổ chức tôn giáo ngày càng được khẳng định, “niềm tin tôn giáo là động lực để cho người dân làm việc thiện … những người có đạo đóng góp từ thiện cao hơn hẳn những người không tín đạo” [Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường, 2015, tr.36] Từ thiện của Phật giáo chưa có sự quản lý về những hoạt động này, sự tham gia hoạt động từ thiện mới dừng lại do thói quen và những hoạt động tự phát Hòa thượng Thích Như Niệm (2011) đã có những phân tích
về hạn chế của hoạt động từ thiện Phật giáo trong thời gian qua và đặt ra vấn
đề cần thay đổi tư duy trong công tác từ thiện
Nghiên cứu về từ thiện xã hội của Phật giáo nói chung và phật tử nói riêng chưa được quan tâm nhiều Một số nghiên cứu về hoạt động từ thiện củ Phật giáo tập trung vào các khía cạnh sau: trong những cách thức thực hiện trách nhiệm xã hội [Nguyễn Tài Đông, 2013], thực hiện chức năng liên kết xã hội [Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2013] và có thể tiến tới phát triển mô hình công tác xã hội gắn với Phật giáo [Hoàng Thu Hương, 2012; Nguyễn Ngọc Hường, 2012; Nguyễn Thị Kim Hoa và các cộng sự, 2012; Nguyễn Hồi Loan, 2015]
Trang 15Trước thực trạng như vậy một số câu hỏi được đặt ra như: Phật tử tham gia hoạt động TTXH có những đặc điểm như thế nào? Quan niệm, động cơ, tâm thế và hành động tham gia từ thiện xã hội của phật tử hiện nay ra sao? Yếu tố nào tác động đến quan niệm, động cơ, tâm thế và hành động tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử? Đó là những câu hỏi cần có câu trả lời xác đáng
Với những lý do trên, việc nghiên cứu: “Sự tham gia hoạt động từ thiện
xã hội của Phật tử tại nội thành Hà Nội hiện nay” là việc làm cần thiết nhằm
chỉ ra quan niệm, động cơ, tâm thế, hành động tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử và những yếu tố tác động đến sự tham gia này Đề tài lựa chọn địa bàn Hà Nội để nghiên cứu bởi đây là địa bàn đáp ứng được những yêu cầu nghiên cứu trong giới hạn nguồn lực cho phép của một nghiên cứu thực nghiệm
Hà Nội là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước có tới gần 2000 ngôi tự viện và đây là một trong những địa bàn có nhiều tín đồ Phật giáo sẽ giúp cho việc lựa chọn mẫu nghiên cứu phù hợp với nội dung, mục tiêu nghiên cứu khi có sự đa dạng về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp Với những đáp ứng như vậy sẽ giúp cho đề tài trả lời được các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu cũng như tính đúng đắn của các lý thuyết nghiên cứu
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
sự tham gia hoạt động từ thiện của phật tử Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của
Trang 16luận án góp phần làm giàu có thêm nguồn tri thức khi nghiên cứu về từ thiện
xã hội của phật tử đã có trước đây
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đóng góp cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết về sự tham gia các hoạt động từ thiện của phật tử Luận án giúp cho việc mô tả bức tranh khái quát về thực trạng tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội của phật tử hiện nay từ nhận thức, động cơ, tâm thế, hành động tham gia từ thiện
xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phật tử Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu về Phật giáo và từ thiện xã hội của phật tử
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số khái niệm về từ thiện xã hội, phật tử, sự tham gia
từ thiện xã hội của phật tử và một số lý thuyết nghiên cứu xã hội học về tôn giáo và sự tham gia từ thiện xã hội để thiết kế nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu về sự tham gia từ thiện xã hội của phật tử
- Mô tả các đặc điểm hoạt động từ thiện của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay
- Tìm hiểu đặc điểm nhóm phật tử tham gia hoạt động từ thiện xã hội ở
Hà Nội về đặc điểm nhân khẩu xã hội (giới tính, học vấn, độ tuổi, nghề nghiệp)
Trang 17và đặc trưng tôn giáo (mức độ quy thuộc đạo Phật, niềm tin, sự thực hành nghi
lễ Phật giáo của phật tử)
- Phân tích quan niệm, động cơ, tâm thế và hành động tham gia các hoạt động từ thiện xã hội của phật tử cũng như các yếu tố tác động đến động cơ, tâm thế và hành động tham gia hoạt động từ thiện của họ
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hành động tham gia hoạt động từ thiện xã hội
của phật tử tại nội thành Hà Nội
Khách thể nghiên cứu: Phật tử tại nội thành Hà Nội
Đối tượng khảo sát: Phật tử tham gia hoạt động từ thiện xã hội tại nội
thành Hà Nội và một số tăng sĩ Phật giáo
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Sau nhiều lần mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hiện nay bao gồm 12 quận nội thành, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành Khu vực nội thành Hà Nội hiện nay gồm các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,
Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm Do hạn chế về nguồn lực cá nhân, cũng như với tính chất của nghiên cứu khám phá và đối tượng khảo sát là phật tử, có tính chất phân tán, không xác định được tổng thể, nên không gian nghiên cứu được giới hạn phạm vi ở 07 chùa và 03 câu lạc bộ ở khu vực nội thành Hà Nội Đây là những ngôi chùa lớn của Hà Nội, có vị trí phân bố đều ở các quận nội thành để đảm bảo có thể tiếp cận được với các nhóm phật tử ở các khu vực khác nhau trong nội thành Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Thời gian quan sát, thu thập thông tin, khảo sát đối tượng nghiên cứu từ 2014 – 2017
- Phạm vi nội dung:
Trang 18+ Hoạt động từ thiện bao gồm nhiều chiều cạnh khác nhau về: nhận thức, thái độ và hành vi đóng góp cho hoạt động từ thiện (bao gồm: hình thức đóng góp, mức độ, kênh đóng góp, đối tượng trợ giúp, hiệu quả của hoạt động từ thiện, tần suất đóng góp,…) Trong giới hạn luận án tập trung làm sáng rõ một
số nội dung sau: Quan niệm của phật tử về từ thiện xã hội; Động cơ tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử; Tâm thế tham gia hoạt động từ thiện của phật tử; Hình thức; Đối tượng; Kênh đóng góp cho hoạt động từ thiện xã hội của phật tử; Vai trò của phật tử khi tham gia vào các hoạt động từ thiện
+ Về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát chính của đề tài là phật tử tham gia hoạt động từ thiện xã hội ở nội thành Hà Nội Tuy nhiên, bên cạnh nhóm đối tượng khảo sát chính này, một số nhóm đối tượng khác có liên quan đến hoạt động từ thiện của phật tử như Tăng sĩ Phật giáo, Đại diện quản lý tôn giáo về mặt Nhà nước và Giáo hội Phật giáo, các đối tượng được thụ hưởng của hoạt động từ thiện Tuy vậy, với mục tiêu làm sáng tỏ logic của hành động tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử, nên nghiên cứu này tập trung chính vào nhóm đối tượng khảo sát chính là phật tử tham gia hoạt động từ thiện
xã hội ở nội thành Hà Nội Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng khảo sát thêm nhóm tăng sĩ Phật giáo và quan sát một số đối tượng thụ hưởng hoạt động từ thiện xã hội để góp phần làm sáng tỏ cơ sở các quan điểm về từ thiện xã hội của Phật tử, song chưa có điều kiện để khảo sát nhóm quản lý Nhà nước về tôn giáo, đại diện GHPGVN và đối tượng thụ hưởng của hoạt động từ thiện xã hội
+ Để có thể hiểu đầy đủ về hoạt động TTXH của phật tử, cần xem xét hành động tham gia hoạt động TTXH của phật tử trong bối cảnh kinh tế - xã hội và thể chế tôn giáo Tuy nhiên, với mục tiêu tập trung vào hành động tham gia hoạt động TTXH và hướng đến trả lời câu hỏi tôn giáo có ảnh hưởng như thế nào tới hành động tham gia hoạt động TTXH, nghiên cứu này giới hạn việc xem xét sự tác động của các yếu tố chủ quan của các phật tử (đặc trưng nhân
Trang 19khẩu xã hội và đặc trưng tôn giáo) có ảnh hưởng như thế nào tới hành động tham gia TTXH, chưa xem xét sự tác động của các yếu tố khách quan
5 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Phật tử tham gia hoạt động TTXH có những đặc điểm như thế nào? Quan niệm, động cơ, tâm thế và hành động tham gia từ thiện xã hội của phật tử hiện nay ra sao?
Yếu tố nào tác động đến quan niệm, động cơ, tâm thế và hành động tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
Phật tử tham gia TTXH có sự đa dạng về đặc điểm nhân khẩu xã hội (giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, ngành nghề) và đặc trưng tôn giáo (mức
độ quy thuộc đạo Phật, niềm tin và sự thực hành)
Phật tử có những quan niệm khác nhau về từ thiện xã hội, đa số phật tử sẵn sàng tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội theo nhiều hình thức, kênh đóng góp, đối tượng trợ giúp và vai trò khác nhau
Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử có sự thúc đẩy của cả yếu tố đặc điểm nhân khẩu xã hội như giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, ngành nghề và yếu tố đặc trưng tôn giáo gồm mức độ quy thuộc đạo Phật, niềm tin và
sự thực hành nghi lễ của phật tử
6 Khung phân tích và mối quan hệ giữa các biến số
Khung phân tích bao gồm biến độc lập và biến phụ thuộc, được biểu hiện dưới sơ đồ sau:
Trang 20Hình 1.1: Sơ đồ khung phân tích của luận án
Mô tả các biến số trong khung phân tích
- Biến độc lập là đặc điểm nhân khẩu xã hội (giới, tuổi, nghề nghiệp, học vấn) và đặc trưng tôn giáo của phật tử (mức độ quy thuộc đạo Phật, niềm tin,
sự thực hành nghi lễ)
- Biến phụ thuộc: Hành động gia hoạt động từ thiện của phật tử bao gồm các chiều cạnh đo lường: Đối tượng trợ giúp; Kênh đóng góp; Hình thức đóng góp; Vai trò tham gia của phật tử
- Trong phân tích sự tham gia hoạt động TTXH thì động cơ, tâm thế tham gia hoạt động TTXH cũng là một thành tố của sự tham gia này, bên cạnh hành động tham gia hoạt động TTXH Tuy nhiên, quan niệm, động cơ, tâm thế tham
- Đặc trưng tôn giáo
Quan niệm, động
cơ, tâm thế tham gia hoạt động từ thiện xã hội
Hành động tham gia hoạt động
từ thiện
xã hội
Lựa chọn đối tượng trợ giúp
Lựa chọn kênh đóng góp
Hình thức đóng góp
Vai trò tham gia
Trang 21gia hoạt động từ thiện đóng vai trò là biến độc lập khi xét trong mối quan hệ với hành động tham gia hoạt động TTXH
- Trong khung phân tích còn có yếu tố về bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc điểm Phật giáo Việt Nam: đây là bối cảnh của nghiên cứu sự tham gia hoạt động TTXH của Phật tử Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, với tính chất nghiên cứu khám phá, nên nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ giữa các biến số nhân khẩu xã hội của Phật tử và biến số tôn giáo cũng như động cơ, tâm thế tham gia hoạt động TTXH với hành động tham gia hoạt động TTXH
Mối quan hệ giữa các biến số
- Biến độc lập có vai trò là yếu tố tác động đến biến phụ thuộc mà cụ thể
là các yếu tố về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức độ quy thuộc đạo Phật, niềm tin với đạo Phật và sự thực hành nghi lễ sẽ có ảnh hưởng đến quan niệm về TTXH của phật tử, động cơ, tâm thế và hành động lựa chọn đối tượng trợ giúp, hành động lựa chọn kênh đóng góp TTXH, hình thức đóng góp TTXH và vai trò của phật tử tham gia TTXH Bên cạnh đó biến quan niệm, tâm thế, động cơ cũng đóng vai trò là yếu tố có thể tác động đến hành động TTXH của phật tử
- Yếu tố về bối cảnh kinh tế, xã hội và đặc điểm Phật giáo Việt Nam đóng vai trò là cơ sở thực tiễn và là yếu tố hỗ trợ giải thích các vấn đề nghiên cứu
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luận
án được kết cấu trong 5 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Đây là chương tập trung phân
tích những luận điểm chính mà những nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã bàn đến từ thiện và phật tử ở Việt Nam Những nghiên cứu về từ thiện xã hội
Trang 22trên thế giới và trong nước được tìm hiểu trong luận án liên quan đến các vấn đề: Đóng góp chung cho các hoạt động từ thiện; Nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự đóng góp cho các hoạt động từ thiện; Hoạt động từ thiện của tôn giáo Nghiên cứu về phật tử ở Việt Nam cho thấy những chiều cạnh như hoạt động tín ngưỡng, tu tập, giáo dục thanh thiếu niên của phật tử, gia đình phật tử, câu lạc bộ phật tử, niềm tin của phật tử, quan điểm của phật tử về các vấn đề đạo đức, khởi nghiệp, tham gia từ thiện,…Qua việc phân tích những nghiên cứu đi trước giúp cho luận án xác định được hướng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và kế thừa được phương pháp nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trong chương
này sẽ phân tích các khái niệm về từ thiện xã hội, phật tử, sự tham gia hoạt động từ thiện của phật tử và quan niệm của Phật giáo về TTXH Một số lý thuyết được áp dụng trong luận án bao gồm: lý thuyết hành động xã hội của M.Weber và lý thuyết sự lựa chọn duy lý về tôn giáo, lý thuyết về từ thiện xã hội để lý giải hành động cũng như sự lựa chọn cân nhắc khi tham gia vào các hoạt động từ thiện của phật tử Những phân tích này đóng vai trò là cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho việc xây dựng, thiết kế nội dung liên quan đến hoạt động từ thiện của phật tử ở các chương sau Bên cạnh đó, phần phương pháp nghiên cứu cũng sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2 bao gồm: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Chương 3: Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Trong chương này, sẽ tập trung làm rõ một số nội dung như sau: Thứ nhất, một số hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam; Thứ hai, hoạt động từ thiện xã hội của phật tử tại Tp Hà Nội; Thứ ba, mô tả chân dung
xã hội của phật tử tham gia hoạt động từ thiện trong mẫu khảo sát: Các đặc trưng nhân khẩu xã hội của phật tử (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề
Trang 23nghiệp, tình trạng hôn nhân) và đặc trưng tôn giáo gồm mức độ quy thuộc của đạo Phật, niềm tin và sự thực hành nghi lễ của phật tử Những phân tích này giúp cho việc phân tích sâu hơn các chương sau và là cơ sở để phân tích các
yếu tố tác động đến sự tham gia hoạt động từ thiện của phật tử
- Chương 4: Động cơ và tâm thế tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử ở nội thành Hà Nội Chương này, sẽ bàn luận đến quan niệm của phật
tử về từ thiện xã hội, động cơ tham gia từ thiện xã hội của phật tử và tâm thế tham gia hoạt động từ thiện của họ ra sao? Bên cạnh đó còn chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm, tâm thế và động cơ tham gia các hoạt động từ thiện của phật tử
- Chương 5: Hành động tham gia từ thiện xã hội của phật tử Chương
cuối cùng của luận án tập trung làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến việc tham gia vào các hoạt động từ thiện của phật tử trên các chiều cạnh hành động lựa chọn đối tượng trợ giúp, hành động lựa chọn kênh đóng góp, hình thức đóng góp cho các hoạt động từ thiện, vai trò trong các hoạt động từ thiện
8 Những đóng góp mới của luận án
Mặc dù chỉ đây chỉ là một nghiên cứu có tính chất khám phá song luận
án cũng có những đóng góp nhất định về mặt lý luận cũng như nội dung Những đóng góp mới của luận án được thể hiện ở những điểm sau:
Trước tiên luận án có những đóng góp mới cho chuyên ngành xã hội học
tôn giáo Nghiên cứu về xã hội học tôn giáo thời gian qua đã nhận được sự quan tâm nhất định của các tổ chức và cá nhân Tuy nhiên, nếu so sánh với các lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt khác của xã hội học như: giới, gia đình, nông thôn,
đô thị, những nghiên cứu xã hội học tôn giáo còn chưa nhiều Vì vậy, đây là công trình góp phần bổ sung vào lĩnh vực nghiên cứu xã hội học tôn giáo thêm phong phú và đa dạng hơn cũng như cung cấp những tri thức mới cho chuyên ngành xã hội học tôn giáo
Trang 24Thứ hai, luận án đã có đóng góp về mặt lý thuyết qua việc kiểm chứng
và khẳng định lý thuyết thông qua kết quả nghiên cứu Việc nỗ lực tìm tòi về mặt phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cũng là đóng góp mới của luận án Phương pháp luận nghiên cứu cá nhân được sử dụng trong luận án nhằm tìm hiểu động cơ tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử Phương pháp nghiên cứu liên ngành về xã hội học và tâm lý học là một trong những cố gắng để tìm hiểu về động cơ và sự tham gia hoạt động từ thiện của phật tử
Thứ ba, tính mới của luận án còn được thể hiện ở khách thể nghiên cứu
Chưa có một nghiên cứu chuyên biệt ở Việt Nam bàn về hoạt động từ thiện của nhóm phật tử
Trang 25Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Dẫn nhập
Từ thiện xã hội là một hoạt động được thực hiện rộng rãi ở tất cả các quốc gia trên thế giới Các tổ chức từ thiện trên thế giới luôn hướng đến việc mang lại cơ hội học hành, đào tạo và hỗ trợ việc làm cho những người thụ hưởng Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tổ chức từ thiện khác nhau với những hoạt động hỗ trợ đối với những quốc gia trên thế giới Trong đó, 10 tổ chức từ thiện tiêu biểu được xếp hạng bao gồm: Quỹ The Church Commissioners for England ở Anh với ngân quỹ là 8,1 tỷ USD; Quỹ Li Ka Shing Foundation ở Hồng Kông với ngân quỹ 8,3 tỷ USD; Quỹ Robert Wood Johnson Foundation
ở Mỹ với ngân quỹ 9,2 tỷ USD; Quỹ Mohammed bin Rashid Al Maktoum Foundation ở Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất có 10 tỷ USD trong ngân quỹ; Quỹ J Paul Getty Trust tại Mỹ với ngân quỹ 10,5 tỷ USD; Quỹ Ford Foundation của Mỹ với ngân sách 11 tỷ USD; Viện nghiên cứu Howard Hughes Medical Institute với 16,1 tỷ USD trong ngân quỹ; Quỹ Wellcome Trust ở Anh với ngân sách 22,1 tỷ USD; Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation với ngân sách 34,6 tỷ USD; Quỹ Stichting INGKA Foundation ở Thụy Điển với ngân sách 36 tỷ USD [Diệp Vũ, 2014] Điều đó cho thấy, hoạt động từ thiện diễn ra rất phổ biến ở các nước trên thế giới
Được hình thành khá sớm, vì vậy từ thiện là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu của các học giả trong thời gian qua Trong quá trình tìm hiểu tài liệu về vấn đề này, có thể thấy, nghiên cứu về hoạt động từ thiện thường tập
trung vào một số nhóm vấn đề như sau: Những nghiên cứu về đóng góp từ thiện nói chung; Nghiên cứu về một số yếu tố tác động đến sự đóng góp từ thiện; Hoạt động từ thiện của tôn giáo Bên cạnh đó là những nghiên cứu về phật tử
tại Việt Nam
Trang 261.1 Những nghiên cứu về các cấp độ đóng góp cho hoạt động từ thiện nói chung
1.1.1 Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ quốc gia
Nghiên cứu ở cấp độ quốc gia, tổ chức từ thiện Charities Aid Foundation (CAF) thành lập năm 2010 ở Anh đã đưa ra chỉ số xếp hạng về từ thiện với mục đích cung cấp cái nhìn rõ nét về những hành động cho đi trên toàn thế giới hàng năm Việc đánh giá về các hoạt động từ thiện được thực hiện khảo sát tại 140 quốc gia và dựa trên ba chiều cạnh cụ thể của từ thiện bao gồm: Thứ nhất là sự giúp đỡ người lạ; thứ hai là tặng tiền để làm từ thiện và thứ ba là sự đóng góp
về mặt thời gian Kết quả khảo sát năm 2016 chỉ ra rằng, Myanmar là nước liên tục đứng đầu trong bảng xếp hạng trong nhiều năm về sự cho đi và Việt Nam xếp thứ 64/160 nước về tham gia vào các hoạt động từ thiện [Charities Aid Foundation, 2016] Báo cáo cũng chỉ ra rằng: Myanmar có những đặc điểm nhất định đã giúp họ đạt được kết quả như vậy, đó là đất nước này có tỷ lệ theo đạo Phật khá cao Đối với họ, hành động từ thiện là một hành động mang ý nghĩa tôn giáo và đó được coi là tiêu chuẩn của thực hành đạo Phật
Nghiên cứu [Elizabeth Ferris, 2005] đã cho thấy số liệu: Theo Niên giám
Tổ chức Quốc tế, có khoảng 26.000 tổ chức phi chính phủ quốc tế vào năm
2000, so với 6.000 vào năm 1990 Riêng Hoa Kỳ có khoảng 2 triệu tổ chức phi chính phủ, 70% trong số đó là nhiều hơn 30 tuổi Ấn Độ có khoảng 1 triệu cơ
sở, trong khi hơn 100.000 tổ chức phi chính phủ nổi lên ở Đông Âu từ năm
1989 đến năm 1995 Tổ chức phi chính phủ phục vụ tị nạn bao gồm các tổ chức nhỏ được nhân viên tình nguyện viên chăm sóc và được đặt trong nhà thờ - cũng như các tổ chức có ngân sách hàng năm gần 1 tỷ đô la Mỹ Một số tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là các tổ chức dựa trên đức tin, có các cử tri lớn đánh số trong hàng trăm triệu Những người khác là các tổ chức thành viên các thành viên đóng góp quỹ và tình nguyện thời gian của họ Giống như nhiều người
Trang 27trong số họ các đối tác thế tục, hầu hết các tổ chức dựa trên đức tin đều tham gia vào một phạm vi hoạt động, bao gồm phát triển dài hạn và vận động công
lý cũng như hỗ trợ nhân đạo
Một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew (2016) cho thấy tôn giáo tại Hoa Kỳ tham gia đóng góp tổng cộng 1,2 nghìn tỷ đô la cho nền kinh
tế và xã hội của của đất nước này Các khoản chi này hướng đến các chương trình từ thiện, các cơ sở giáo dục và các dịch vụ y tế Qua đó có thể vai trò các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng rất được quan tâm tại Mỹ Tương tự như vậy, nghiên cứu của [Penny Knight & Gilchrist, 2015] đã chỉ ra sự đóng góp cho các hoạt động từ thiện ở Úc bao gồm các tổ chức từ thiện điều hành bệnh viện, cơ sở chăm sóc người cao tuổi, trường học hoặc cộng đồng các dịch xã hội
Điểm qua một số nghiên cứu về hoạt động từ thiện ở cấp quốc gia, có thể thấy hiện nay các tổ chức từ thiện xã hội đã và đang có nhiều đóng góp với các quốc gia trên thế giới, tham gia tích cực vào việc cung cấp các dịch vụ xã hội, trợ giúp xã hội với những hoàn cảnh khó khăn
1.1.2 Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ tổ chức
Nghiên cứu về từ thiện xã hội ở cấp độ tổ chức, các nghiên cứu thường xem xét hoạt động từ thiện xã hội của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các doanh nghiệp [Vaidyanathan, 2008; Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2011; Diệp
Vũ, 2014; Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (ISEE), 2015]
Sự tham gia đóng góp cho các hoạt động từ thiện của doanh nghiệp đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu quốc tế và trong nước [Priga Viswanath & Noshir Dadrawala, 2004; Vaidyanathan, 2008; Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2011; Đặng Hoàng Giang & Phạm Minh Trí, 2013; ISEE, 2015] Một cuộc khảo sát quốc gia được thực hiện bởi tổ chức Action Aid năm
1999 thăm dò thực hiện từ thiện 600 công ty cho thấy (69%) đã tham gia vào
Trang 28các hoạt động phát triển xã hội Báo cáo cũng lưu ý rằng hầu hết các công ty (78%) đóng góp bằng tiền mặt trong khi một số đóng góp bằng hiện vật hoặc
cơ sở vật chất của công ty [Priga Viswanath & Noshir Dadrawala, 2004] Sự tham gia từ thiện của các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội [Brandon Vaidyanathan, 2008] của mình trong đó bằng cách hỗ trợ nguồn tài chính giải quyết các vấn đề xã hội hoặc tạo ra công ăn việc làm để giải quyết vấn đề xã hội hay các giải pháp cho các vấn đề xã hội Đóng góp cho các hoạt động từ thiện của doanh nghiệp tại Việt Nam cũng được các tác giả [Đặng Nguyên Anh
và cộng sự, 2011; Đặng Hoàng Giang & Phạm Minh Trí, 2013; ISEE, 2015] chỉ ra bao gồm tiền mặt, sản phẩm, chương trình tài trợ hoặc đóng góp bằng thời gian, năng lực làm việc của nhân viên Những hoạt động từ thiện này phụ thuộc vào cá nhân và quan niệm riêng của người chủ doanh nghiệp Từ thiện gắn liền với làm thương hiệu cũng không còn xa lạ với những doanh nghiệp ở Việt Nam
1.1.3 Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ cá nhân
Ở cấp độ cá nhân, sự đóng góp cá nhân cho hoạt động từ thiện của cộng đồng được nghiên cứu dưới chiều cạnh nhận thức và hành vi [Viện Nghiên cứu
xã hội kinh tế và môi trường (ISEE), 2015; Đặng Nguyên Anh, 2015] Hầu hết người dân cho rằng các hoạt động từ thiện là nhằm giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật, hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn [ISSE, 2015] Từ thiện xã hội thường được đa số người dân hiểu theo nghĩa cứu trợ nhân đạo, do vậy, đóng góp của người dân tập trung giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn là những nỗ lực làm thay đổi nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng và loại trừ xã hội [Đặng Nguyên Anh, 2015]
Về mặt biểu hiện hành vi, kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu làm từ thiện của người dân rất lớn dù ở nông thôn hay thành thị Đa số hộ gia đình đều bày tỏ mong muốn làm việc thiện (73% số hộ ở nông thôn và 51% số hộ ở thành
Trang 29phố) và quan tâm đến hoạt động từ thiện (87% ở nông thôn và 59% ở thành phố) [Đặng Nguyên Anh cùng cộng sự, 2011] cũng như tâm thế sẵn sàng cho hoạt động từ thiện [Hoàng Thu Hương cùng cộng sự, 2016] Việc đóng góp từ thiện của người dân Việt Nam là phổ biến (khoảng 80% số người được hỏi trả lời có đóng từ thiện trong năm vừa qua) nhưng mức đóng góp còn ít do sự nghi ngờ về tính minh bạch của các hoạt động từ thiện nói chung [ISSE, 2015] Qua các nghiên cứu trên nhận thấy, người dân luôn sẵn sàng đóng góp cho các hoạt động cộng đồng tuy nhiên trong bảng xếp hạng chung của thế giới kết quả lại khá hạn chế
Những đóng góp nói chung cho hoạt động từ thiện có thể diễn ra trên các cấp độ khác nhau từ cá nhân cho đến các tổ chức và cấp độ quốc gia Điều này cho thấy sự phổ biến của các hoạt động từ thiện trong thời gian qua
1.2 Những nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự đóng góp từ thiện
Việc đóng góp từ thiện như là một nhu cầu được chia sẻ của người dân đối với những người có hoàn cảnh khó khăn song nó cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự đóng
góp cho hoạt động từ thiện bao gồm: trình độ học vấn, môi trường, niềm tin vào các tổ chức từ thiện, giới tính, thu nhập, trạng hôn nhân và tôn giáo
Yếu tố về trình độ học vấn
Trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc tham gia đóng góp từ thiện là luận
điểm của các tác giả Pamala Wiepking (2008), Lưu Bành (2010) và Joonmo Son and John Wilson (2012) Khi mà nhận thức về sự chia sẻ cao hơn, con người có những hành vi từ thiện cũng nhiều hơn Pamala Wiepking (2008) đã chỉ ra, những người có mức độ giáo dục chính quy cao hơn sẽ làm tăng khả năng đóng góp cho các hoạt động từ thiện Giải thích cho điều này, tác giả cho biết, những người có trình độ học vấn cao hơn đồng nghĩa với việc họ sẽ dồi dào hơn về mặt tài chính và nhận thức của họ về vấn đề cần chia sẻ cũng tốt
Trang 30hơn Giáo dục không có nghĩa là trình độ học vấn mà tác giả đề cập đến việc hiểu biết xã hội tốt hơn Đây cũng là quan điểm được đề cập đến trong nghiên cứu của Joonmo Son and John Wilson (2012) Sự giáo dục của nhà trường cùng với nhà thờ đã làm cho con người thấm nhuần về ý thức họ phải giúp đỡ người khác Tôn giáo cũng giống như giáo dục, đều rất có hiệu lực liên kết các loại hoạt động xã hội lại với nhau, làm cho những người tham gia hoạt động tôn giáo có thể kết giao được với nhiều người khác, trong khi sử dụng vốn xã hội thì đồng thời cũng sáng tạo ra càng nhiều vốn xã hội hơn [Lưu Bành, 2010]
Yếu tố về môi trường
Bên cạnh yếu tố học vấn, môi trường cũng được chỉ ra như một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động từ thiện Hành vi từ thiện được coi là hành động xã
hội, chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường xã hội Khi môi trường xã hội có
người dân tham gia từ thiện xã hội nhiều hơn, họ sẽ bị ảnh hưởng làm từ thiện nhiều hơn [Pamala Wiepking, 2008] Chia sẻ với quan điểm này, nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh cho thấy, người dân thành thị đóng góp từ thiện giống như những người hàng xóm, láng giềng xung quanh họ [Đặng Nguyên Anh cùng cộng sự, 2011]
Yếu tố về giới
Ở một góc nhìn khác, một vài tác giả [Nguyen-Marshall, 2008; Debra J Mesch cùng cộng sự, 2011] đã chỉ ra vai trò giới được thể hiện khá rõ trong các hoạt động từ thiện Debra J Mesch cùng cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng: Có sự khác biệt trong các động cơ đóng góp từ thiện theo giới tính Những khác biệt này được tạo nên bởi những khác biệt về mặt giá trị và lợi ích tâm lý giữa nam
và nữ theo đuổi Phụ nữ thường tham gia vào những hoạt động cộng đồng nhiều hơn và sự cảm thông chia sẻ ở phụ nữ được cho là cao hơn ở nam giới nên họ
có những hành vi ủng hộ xã hội cao hơn ở nam giới Bên cạnh đó, phụ nữ còn được cho rằng vượt trội trong các hành động tận tâm và chăm sóc người khác
Trang 31[George, Carroll, Kersnick & Calderon, 1988 dẫn theo Lê Văn Hảo, 2016] Dường như nam giới có sự mạnh mẽ hơn nữ giới tuy nhiên nữ giới thường được khuyến khích thể hiện các hành vi chăm sóc người khác hơn là nam giới Điều này đã tạo ra những mẫu hình về mức độ sẵn sàng lớn hơn trong các công tác tình nguyện của trẻ em gái và phụ nữ ở các nền văn hóa [Flanagan, Bowes, Jonsson, Csapo, Sheblanova, 1988 dẫn theo Lê Văn Hảo, 2016]
Yếu tố tôn giáo
Đặc biệt, một số tác giả [Kurt Bowen, 1997; Pamala Wiepking, 2008; Lưu Bành, 2010; Joonmo Son and John Wilson, 2012] chỉ ra mối liên hệ giữa yếu tố tôn giáo đối với các hoạt động từ thiện Những người thuộc mạng lưới tôn giáo có đóng góp nhiều hơn cho từ thiện Kurt Bowen thực hiện phân tích
dữ liệu trên hai nguồn thông tin khác nhau của cuộc khảo sát quốc gia 1997 về tình nguyện, trao tặng và sự tham gia Nó được thực hiện bởi Tổng cục thống
kê Canada khảo sát 1800 công dân từ 15 tuổi trở lên Văn phòng tình nguyện thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trên khắp Canada
để có thêm nguồn dữ liệu thống kê với mục tiêu lắng nghe từ những người đại diện các nhóm tôn giáo chia sẻ về các chương trình từ thiện họ đã tham gia Từ những kết quả nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: Cộng đồng, tín ngưỡng tôn giáo có ảnh hưởng lên cuộc sống hàng ngày của họ, con cái họ có thể là những thành viên sẵn lòng tham gia vào các hoạt động nhờ vào việc họ hay tham gia vào các tổ chức ở nhà thờ Joonmo Son and John Wilson (2012) thì cho rằng:
“Hơn 53% người Mỹ đi lễ nhà thờ đều tham gia các hoạt động tình nguyện trong 12 tháng qua so với 19% những người không đi lễ nhà thờ Rất nhiều các hoạt động tình nguyện được thực hiện bởi những người đi lễ nhà thờ thường xuyên” Từ thiện được coi là một biểu tượng của tôn giáo
Trong những cuộc điều tra xã hội học ở Mỹ năm 2001 đã chỉ ra rằng, các nhóm tôn giáo là các cơ sở nhận số đóng góp lớn nhất kể cả về thời gian và tiền
Trang 32bạc so với các loại hình khác, các hộ gia đình đóng góp tài chính cho các nhóm tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất đến (45,2%) so với các loại hình khác như dịch
vụ con người (27,3%); y tế (20,8%); giáo dục (12,6%); môi trường (12,4%); nghệ thuật văn hóa (11,5%); quốc tế (4,5%) [Brett G Scharffs, 2007 dẫn theo Trần Hồng Liên, 2017] Những người có tôn giáo thường hay giúp đỡ bệnh nhân AIDS, những người vô gia cư hơn [Amato, 1990; Snyder & Omoto, 1991 dẫn theo Lê Văn Hảo, 2016] và sẵn sàng chia sẻ thu nhập hay đóng góp tài chính cho các quỹ từ thiện nhiều hơn [Hodgkinson & Weitzman, Kirsch, 1990 dẫn theo Lê Văn Hảo, 2016]
Một cơ quan nghiên cứu đã khám phá những đóng góp xã hội của tôn giáo, bao gồm việc gia tăng sự tham gia của công dân vào phục vụ tinh thần, thể chất, tình cảm, kinh tế và các nhu cầu đời sống khác Một số nghiên cứu đã xem xét các khía cạnh xã hội lợi ích của các giáo đoàn [Ammerman, 2001; Cnaan và cộng sự, 1999 và Chaves, 1999 dẫn theo Brian J Grim & Grim, 2016] Các nghiên cứu khác đã xem xét vai trò của các nhóm tôn giáo địa phương trong việc thúc đẩy giáo dục và sự tham gia [Regnerus, 2001; Muller
và Ellison, 2001 dẫn theo Brian J Grim & Grim, 2016] Các nghiên cứu cũng
có xem xét sự tham gia của tôn giáo và các chương trình giúp giảm thiểu tội phạm và sai lệch [Bainbridge, 1989; Hummer cùng cộng sự, 1999 và Lester, 1987] cũng như thúc đẩy tinh thần [Johnson và cộng sự, 2002 và Fagan, 2006] Ngoài ra, một vài nghiên cứu đã xem xét sự tham gia của tôn giáo có tổ chức làm tăng sự ổn định và kinh tế của chính phủ tăng trưởng, với cơ chế chính là tăng vốn xã hội và dân sự tích cực, các mạng lưới được cung cấp thông qua các hoạt động giáo đoàn [Putnam, 2000; Fukuyama, 2001; Schwadel, 2002; Zak và Knack, 2001; Brian J Grim & Grim, 2016]
Trang 33Một số yếu tố khác
Không chỉ có vậy, một số nghiên cứu còn tìm thấy một vài yếu tố tạo ra
sự khác biệt này, đó là mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, niềm tin vào các tổ chức từ thiện [Pamala Wiepking, 2008; Mesch, 2010 trích dẫn lại Debra J Mesch cùng cộng sự, 2011] Các cặp vợ chồng đã kết hôn đóng góp cho hoạt
động từ thiện nhiều hơn là những người độc thân [Mesch cùng cộng sự, 2006;
Rooney cùng cộng sự, 2005] Bởi những người đã kết hôn có xu hướng kết nối với các mạng xã hội và liên kết với bố thí từ thiện sẽ cao hơn Pamala Wiepking (2008) thì đưa ra luận điểm niềm tin vào các tổ chức từ thiện sẽ làm tăng khả năng đóng góp cho các hoạt động từ thiện
Ngoài ra, trong nghiên cứu ISEE (2015), còn cho thấy một số yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động từ thiện bao gồm: Tính chính đáng của sự khó khăn cần giúp đỡ; Chuẩn mực về sự giúp đỡ mang lại; Việc quản lý hình ảnh và danh tiếng; Mức chung của cộng đồng và niềm tin tôn giáo
Qua một vài nghiên cứu cho thấy, sự tham gia đóng góp cho các hoạt động từ thiện xã hội là một hoạt động chịu ảnh hưởng của nhiều những yếu tố
khác nhau bao gồm những đặc điểm về mặt giới tính, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập, trình độ học vấn, môi trường xã hội, tính minh bạch của các tổ chức
từ thiện, niềm tin tôn giáo và việc thực hành tôn giáo Tuy nhiên không phải tất
cả các yếu tố đều được đề cập đến trong một nghiên cứu mà có thể trong nghiên cứu này đề cập đến yếu tố giới hoặc tình trạng hôn nhân trong khi nghiên cứu khác lại đề cập đến những yếu tố khác như môi trường, giáo dục,…Và có thể thấy, tôn giáo là một trong những yếu tố rất được quan tâm khi bàn về từ thiện
xã hội
Trang 341.3 Những nghiên cứu về mối quan hệ hoạt động từ thiện của tôn giáo và phúc lợi, dịch vụ xã hội
Trên thế giới, đóng góp cho hoạt động từ thiện xã hội đã được nhìn nhận
với mối quan hệ phúc lợi xã hội Thích Nguyên Hiệp (dịch): “Đóng góp của Phật giáo và phúc lợi xã hội ở Úc” đã cho thấy những kết quả nghiên cứu được
thực hiện vào năm 2000 về những đóng góp của các tổ chức Phật giáo vào phúc lợi xã hội Úc Đóng góp phúc lợi xã hội của Phật giáo ở Úc là bao quát và được phân thành các lĩnh vực sau: Giáo dục cho người lớn trong cộng đồng, giáo dục trẻ em, hỗ trợ người bệnh trong các bệnh viện và các bệnh viện dành cho người hấp hối, hỗ trợ bệnh nhân và người sắp qua đời ở trong cộng đồng và chăm sóc bệnh nhân nan y, thăm hỏi tù nhân, hỗ trợ người nghiện ma túy, gây quỹ cho người nghèo khó (ở Úc và hải ngoại), diễn thuyết về nhân quyền và chống áp bức, tiến hành những hoạt động từ bi dành cho các loài động, thực vật
Các ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo dành cho tín đồ mà còn được xem là nơi có khả năng cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội chính thức và phi chính thức [Canda and Furman, 2010] Ở một số quốc gia, các tự viện Phật giáo đã trở thành một tổ chức phi chính phủ có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cộng đồng Chẳng hạn ở Thái Lan, ngôi chùa Phật giáo (wat) được xem là một tổ chức phi chính phủ quan trọng “là trung tâm giáo dục, phúc lợi địa phương và các hoạt động cộng đồng” [Gerald W Fry, Gayla S Nieminen, 2013, tr 276] Trong mấy thập kỷ gần đây, các tổ chức Phật giáo trên thế giới cũng đang có những đóng góp tích cực cho các dịch vụ phúc lợi xã hội ở cả những quốc gia mà Phật giáo không có nhiều ảnh hưởng
Du nhập vào Úc cùng với dòng người nhập cư từ Trung Quốc, tới năm 2000 Phật giáo đã có 319 tổ chức tham gia cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội như giáo dục, chăm sóc người bệnh, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời, thăm hỏi tù nhân, trợ giúp người nghiện ma túy, giúp đỡ người nghèo,…[Sherwood,
Trang 352001] Tương tự ở Mỹ, nghiên cứu của [Canda and Phaobtong, 1992] cho thấy những những ngôi chùa của người Lào và Khmer đang cung cấp các dịch vụ xã hội, tâm lý và tinh thần cho những người nhập cư Đông Nam Á ở vùng Trung Tây nước Mỹ Garces-Foley (2003) cũng nhận thấy việc gắn kết giữa Phật giáo
và phong trào chăm sóc cuối đời ở Mỹ là cách mà Phật giáo ảnh hưởng tới cách người Mỹ quan niệm về cái chết Như vậy, dù sự phát triển của công tác xã hội đầu tiên không gắn liền với Phật giáo nhưng hiện nay sự gắn kết giữa Phật giáo với công tác xã hội đã trở thành một xu hướng phát triển của Phật giáo hiện đại,
là phương thức để Phật giáo có thể lan tỏa sự ảnh hưởng của mình tới cộng đồng [Hoàng Thu Hương, 2017]
Tại Việt Nam, hoạt động từ thiện ra đời sớm và được truyền bá rộng xuất phát từ nhà thờ và ban đầu có tính chất tôn giáo Hoạt động từ thiện đầu tiên có xuất xứ tôn giáo Các nhà thờ, nhà chùa lấy hoạt động từ thiện để răn dạy con chiên, phật tử của mình sống nhân đức [Mạc Văn Tiến, 1996] Các nghiên cứu cũng đã cho thấy tổ chức tôn giáo là một trong những kênh đóng góp từ thiện phi chính thức của người dân [Sidel, 1997; Đặng Nguyên Anh và các cộng sự, 2011; ISSE, 2015]
Những nghiên cứu hoạt động từ thiện của tôn giáo được đề cập đến tại Việt Nam cũng cho thấy sự nhìn ra chiều cạnh gắn kết của đạo Phật và CTXH [Hoàng Thu Hương, 2012; Nguyễn Ngọc Hường, 2012; Nguyễn Hồi Loan, 2012; Nguyễn Kim Hoa, Nguyễn Thu Trang và Yusuke Fujimori, 2012] Tuy cùng đề cập đến vấn đề TTXH của Phật giáo và CTXH song các tác giả có những nhìn nhận khác nhau Hoàng Thu Hương đi tìm mối quan hệ giữa hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo và CTXH Nguyễn Hồi Loan mở ra một hướng tiếp cận mới trong CTXH đó chính là cách tiếp cận Phật giáo trong CTXH Dưới góc nhìn so sánh, Hoàng Thu Hương đã chỉ ra rằng, đối tượng hưởng thụ của những hoạt động TTXH của Phật giáo và đối tượng hưởng thụ
Trang 36của CTXH là tương đồng nhau Xét dưới góc độ tâm lý học thì Phật giáo và CTXH đều có nét tương đồng với nhau Thực chất những hoạt động xã hội mang tính thế tục của các ngôi chùa hiện nay đang thể hiện những mức độ khác nhau về chức năng của một trung tâm CTXH, hỗ trợ và phát triển cộng đồng,
tư vấn và vận động chính sách [Nguyễn Hồi Loan, 2012] Những triết lý cơ bản của CTXH được thể hiện qua các hoạt động nhân đạo, hỗ trợ con người của các nhà chùa hiện nay đó chính là đề cao giá trị con người, đề cao giá trị xã hội Theo nền tảng triết lý của mình thì CTXH theo đuổi 6 giá trị cơ bản, những giá trị này là những yếu tố nền tảng xác định nghề CTXH, đây là cơ sở để xem xét mối quan hệ giữa CTXH và Phật giáo trong bối cảnh xã hội hiện nay Đây là quan điểm của nhóm tác giả Nguyễn Kim Hoa, Nguyễn Thu Trang và Yusuke Fujimori Tiếp tục phân tích mối quan hệ này, Hoàng Thu Hương nhấn mạnh,
từ thiện xã hội hướng tới giải quyết vấn đề một cách kịp thời tại một thời điểm trong khi công tác xã hội hướng tới giải quyết vấn đề một cách lâu dài trên cơ
sở nắm bắt được nhu cầu, khả năng của đối tượng Và bất cứ ai cũng có thể làm TTXH, song chỉ có những người được đào tạo bài bản mới thực hiện được CTXH Những kết quả ban đầu của hướng nghiên cứu về CTXH và từ thiện của Phật giáo đều chỉ ra rằng có một mô hình để kết nối giữa Phật giáo và CTXH là rất khả quan
Nhìn chung, các tác giả đều cho thấy có một sự khá gần gũi giữa CTXH
và các hoạt động từ thiện mà Phật giáo hiện nay đang thực hiện Tuy nhiên, chủ yếu mới dừng lại ở những bài viết mang tính gợi mở vấn đề mà chưa có những nghiên cứu sâu tìm hiểu về vấn đề này
Đối với Việt Nam, những hoạt động từ thiện xã hội vốn là giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi được gắn với tinh thần từ bi của đạo Phật nó càng
có sức sống trong lòng xã hội Không chỉ khi kinh tế được phát triển mà những hoạt cho lợi ích cộng đồng mới được quan tâm mà điều này đã được thực hiện
Trang 37ngay từ trong quá khứ với truyền thống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” Ba lĩnh vực nhận được nhiều đóng góp nhân đạo, từ thiện nhất là: giúp
đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn (chẳng hạn các cựu chiến binh, trẻ mồ côi, v.v ); cứu trợ thiên tai; và xoá đói giảm nghèo [Thích Nguyên Thành, 2013] Các lĩnh vực được Phật giáo quan tâm đến trong hoạt động từ thiện xã hội: Lĩnh vực y tế - Xây dựng Tuệ Tĩnh đường; Lĩnh vực giáo dục; Lĩnh vực bảo trợ an sinh xã hội; Chăm sóc bệnh nhân có HIV và người có hoàn cảnh khó khăn [Chử Thị Kim Phương, 2012; Dương Hoàng Lộc, 2013; Trương Văn
Chung, 2013; Nguyễn Tài Đông, 2013] Tỷ lệ người trả lời nói rằng trong năm
2012 họ đã đóng góp từ thiện cho người nghèo là (80%), cho người vừa chịu thiên tai là (67%), cho người bị khuyết tật là (26%) Trong khi đó, tỷ lệ đóng góp cho các mục đích khác như bảo vệ môi trường, hiến máu nhân đạo, hay hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí đều rất thấp (lần lượt là 11%, 7%, và 4%) [ISSE, 2015]
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các hình thức đóng góp cho hoạt động
từ thiện rất phong phú, tuy nhiên có thể thấy sự khác biệt trong hoạt động từ thiện ở trên thế giới và Việt Nam Đối với các nước trên thế giới, hoạt động từ thiện được được tập trung vào những hoạt động mang tính khá bền vững và giải quyết các vấn đề tận gốc như vấn đề nhân quyền, áp bức, bảo vệ môi trường,… trong khi ở Việt Nam, các hoạt động đóng góp nhân đạo, từ thiện chủ yếu theo hình thức truyền thống dựa trên vụ việc và hầu như không được đầu tư thời gian để tìm ra các cách làm mới hướng đến sự bền vững lâu dài
Qua những phân tích trên có thể thấy, rõ ràng không chỉ ở trên thế giới
mà ở Việt Nam, tôn giáo đang có một mối liên hệ với từ thiện xã hội, song chưa
có nhiều nghiên cứu có những phân tích và đo lường cụ thể về mối quan hệ này
Trang 381.4 Những nghiên cứu về phật tử ở Việt Nam
Phật tử, gia đình phật tử là những đối tượng không chỉ nhận được sự quan tâm từ phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà đây còn là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học Ngoài việc tổng quan các nghiên cứu về từ thiện xã hội, luận án còn tìm hiểu các nghiên cứu về phật tử ở Việt Nam để thấy được các chiều cạnh nghiên cứu về nhóm khách thể này Các nghiên cứu về phật tử
ở Việt Nam tập trung vào một số nội sung sau: Nghiên cứu đo lường về niềm tin, thực hành nghi lễ của phật tử; Nghiên cứu bàn về hoạt động tu tập, hoạt động xã hội của phật tử
Các nghiên cứu về niềm tin, thực hành tín ngưỡng của phật tử
Các hoạt động thực hành tín ngưỡng cũng như niềm tin của phật tử được tìm thấy trong một vài nghiên cứu xã hội học và tâm lý học [Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2004; Hoàng Thu Hương, 2004, 2012, 2016; Vũ Dũng, 2014; Võ Văn Thành, 2014; Đặng Hoàng Thanh Lan, 2014; Thích Khổng Tú, 2017; Thái Văn Anh, 2017; Nguyễn Minh Hằng, 2017] Các nghiên cứu bàn về câu chuyện tham gia sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo tại các chùa và mức độ niềm tin với đạo Phật tuy nhiên có những chiều cạnh khác nhau Vũ Dũng (2014) cho rằng niềm tin chính tôn giáo là là một thứ niềm tin rất đặc biệt Giải thích về niềm tin tôn giáo Võ Văn Thành (2014) cho rằng, đây là sự tin tưởng vào cái siêu nhiên không thể nắm bắt được và ngoài tầm tri thức của chúng ta Ở một chiều cạnh khác [Thích Khổng Tú, 2017; Thái Văn Anh, 2017] chỉ ra các khía cạnh niềm tin đối với đạo Phật bao gồm: Niềm tin vào đức Phật, niềm tin vào Tăng đoàn, niềm tin vào khả năng bản thân Tác giả cũng đưa ra cách đo lường về niềm tin Trong nghiên cứu của mình [Đặng Hoàng Thanh Lan, 2014; Hoàng Thu Hương, 2016] đưa ra cách đo lường về niềm tin đối với đạo Phật dựa trên các quan điểm giáo lý của nhà Phật về địa ngục, quả báo, nhân duyên, luân hồi,
Bên cạnh đó các tác giả [Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2004; Hoàng Thu
Trang 39Hương, 2004, 2012] đã cho thấy sinh hoạt tôn giáo mà cụ thể là hành động đi
lễ chùa của phật tử vào ngày rằm, mùng 1 là rất đông so với con số phật tử đã quy y trên thực tế cũng như tính linh thiêng của các ngôi chùa thu hút được phật
tử tham gia
Các nghiên cứu về hoạt động tu tập, hoạt động xã hội của phật tử
Sự tham gia của phật tử vào các hoạt động được thể hiện qua một vài nghiên cứu bao gồm: hoạt động tu tập, giáo dục thanh thiếu niên phật tử, hoạt động từ thiện, hoạt động kinh doanh,…
Lê Văn Đính [2002, 2004 dẫn theo Nguyễn Thị Minh Hằng 2017] đã mô
tả chi tiết bản chất, đặc điểm và xu hướng vận động của gia đình phật tử và ảnh hưởng của nó đối với thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Ông đã chỉ ra rằng những nội dung giáo lý của Phật giáo ảnh hưởng lớn đến sự tham gia tu học của thanh thiếu niên Bên cạnh đó còn có gia đình và những người đứng đầu gia đình phật tử (hay còn gọi là huynh trưởng) là hai yếu tố cũng ảnh hưởng đến hoạt động này Thông qua các khóa tu học được tổ chức liên tục, đều đặn tại các giảng đường, tu viện, hoạt động này đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của các tầng lớp nam nữ, trung niên, lão niên là tín đồ Phật giáo Tác giả cũng chỉ ra, hiện nay thực trạng các thanh thiếu niên tham gia tu học rất đông với tinh thần đoàn kết cao, tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn phải có những quy định cụ thể, thích hợp để tránh cho những nhóm này bị lợi dụng trong hoàn cảnh xã hội – chính trị phức tạp Tiếp nối hướng nghiên cứu này, Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014) cho thấy phật tử, gia đình phật tử và những hoạt động tu tập, sinh hoạt Phật giáo của các câu lạc bộ phật tử có đóng góp tích cực trong việc giáo dục thanh thiếu niên Phật giáo quan tâm đến những vấn đề về phật tử, gia đình phật tử với các hoạt động tu tập, truyền dạy giáo lý cho thanh thiếu niên
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác Phúc Tâm – Liên đoàn luật sư Việt Nam
đã chỉ ra được những hạn chế trong sinh hoạt câu lạc bộ Thanh thiếu nhi phật
Trang 40tử tại khu vực phía Bắc trong giai đoạn hiện nay Hiện nay xuất hiện nhiều câu lạc bộ, đạo tràng sinh hoạt tôn giáo cho phật tử đặc biệt là cho lứa tuổi thanh thiếu niên Các vấn đề được đặt ra là: sự phát triển câu lạc bộ còn mang tính tự phát, chưa đồng đều giữa các tỉnh thành Thứ hai là số lượng, quy mô hoạt động của các CLB còn quá ít, nhỏ so với số lượng các tín đồ theo đạo, so với số lượng của các chùa chiền, tự viện Thứ ba là các sinh hoạt của các CLB còn chưa thực
sự đi sâu vào chất lượng, các thời pháp thoại trao đổi về giáo lý còn ít Tiếp theo là ban chủ nhiệm của CLB còn hạn chế về trình độ quản lý, cơ cấu tổ chức còn lỏng lẻo, thiếu sự phân chia thành các ban chuyên trách, nhiều bạn trẻ tham gia nhưng không nắm được tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ Vấn đề tài chính của CLB cũng là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của CLB nhưng lại chưa được quan tâm, giải quyết hợp lý [dẫn theo Nguyễn Thị Minh Hằng, 2017]
Ngoài các hoạt động tu tập, giáo dục thanh thiếu niên, phật tử còn tham gia vào các hoạt động khác như từ thiện, kinh doanh Trong kết quả nghiên cứu của Hoàng Thu Hương, Bùi Phương Thanh (2016) cho thấy tâm thế tham gia vào hoạt động từ thiện xã hội là rất cao thể hiện nguồn lực đóng góp cho xã hội
là rất lớn Đặng Hoàng Thanh Lan (2014) bàn về giá trị đạo đức trong kinh doanhchỉ ra rằng, phật tử có niềm tin vào đạo Phật thể hiện ở tồn tại của địa ngục và tin vào nghiệp báo Nghiên cứu chỉ ra 5 giá trị các phật tử cho rằng là quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh bao gồm: minh bạch, giữ lời hứa, khôn khéo, công bằng, linh hoạt Do việc kinh doanh bao gồm các mối quan hệ
và giao dịch kinh tế diễn ra trên thị trường và trong tổ chức nên mặc dù những điều luật đạo đức Phật giáo cơ bản đã được các phật tử nắm được, nhưng lại không hề dễ dàng gì khi áp dụng vào hoạt động kinh doanh
Ngoài ra còn có nghiên cứu của Hoàng Thu Hương (2016) bàn về động
cơ khởi nghiệp của doanh nhân phật tử Tác giả đã chỉ ra chân dung của doanh