Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Những nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự đóng góp từ thiện
Yếu tố về trình độ học vấn
Trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc tham gia đóng góp từ thiện là luận điểm của các tác giả Pamala Wiepking (2008), Lưu Bành (2010) và Joonmo Son and John Wilson (2012). Khi mà nhận thức về sự chia sẻ cao hơn, con người có những hành vi từ thiện cũng nhiều hơn. Pamala Wiepking (2008) đã chỉ ra, những người có mức độ giáo dục chính quy cao hơn sẽ làm tăng khả năng đóng góp cho các hoạt động từ thiện. Giải thích cho điều này, tác giả cho biết, những người có trình độ học vấn cao hơn đồng nghĩa với việc họ sẽ dồi dào hơn về mặt tài chính và nhận thức của họ về vấn đề cần chia sẻ cũng tốt
26
hơn. Giáo dục không có nghĩa là trình độ học vấn mà tác giả đề cập đến việc hiểu biết xã hội tốt hơn. Đây cũng là quan điểm được đề cập đến trong nghiên cứu của Joonmo Son and John Wilson (2012). Sự giáo dục của nhà trường cùng với nhà thờ đã làm cho con người thấm nhuần về ý thức họ phải giúp đỡ người khác. Tôn giáo cũng giống như giáo dục, đều rất có hiệu lực liên kết các loại hoạt động xã hội lại với nhau, làm cho những người tham gia hoạt động tôn giáo có thể kết giao được với nhiều người khác, trong khi sử dụng vốn xã hội thì đồng thời cũng sáng tạo ra càng nhiều vốn xã hội hơn [Lưu Bành, 2010].
Yếu tố về môi trường
Bên cạnh yếu tố học vấn, môi trường cũng được chỉ ra như một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động từ thiện. Hành vi từ thiện được coi là hành động xã hội, chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường xã hội. Khi môi trường xã hội có người dân tham gia từ thiện xã hội nhiều hơn, họ sẽ bị ảnh hưởng làm từ thiện nhiều hơn [Pamala Wiepking, 2008]. Chia sẻ với quan điểm này, nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh cho thấy, người dân thành thị đóng góp từ thiện giống như những người hàng xóm, láng giềng xung quanh họ [Đặng Nguyên Anh cùng cộng sự, 2011].
Yếu tố về giới
Ở một góc nhìn khác, một vài tác giả [Nguyen-Marshall, 2008; Debra J.
Mesch cùng cộng sự, 2011] đã chỉ ra vai trò giới được thể hiện khá rõ trong các hoạt động từ thiện. Debra J. Mesch cùng cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng: Có sự khác biệt trong các động cơ đóng góp từ thiện theo giới tính. Những khác biệt này được tạo nên bởi những khác biệt về mặt giá trị và lợi ích tâm lý giữa nam và nữ theo đuổi. Phụ nữ thường tham gia vào những hoạt động cộng đồng nhiều hơn và sự cảm thông chia sẻ ở phụ nữ được cho là cao hơn ở nam giới nên họ có những hành vi ủng hộ xã hội cao hơn ở nam giới. Bên cạnh đó, phụ nữ còn được cho rằng vượt trội trong các hành động tận tâm và chăm sóc người khác
27
[George, Carroll, Kersnick & Calderon, 1988 dẫn theo Lê Văn Hảo, 2016].
Dường như nam giới có sự mạnh mẽ hơn nữ giới tuy nhiên nữ giới thường được khuyến khích thể hiện các hành vi chăm sóc người khác hơn là nam giới. Điều này đã tạo ra những mẫu hình về mức độ sẵn sàng lớn hơn trong các công tác tình nguyện của trẻ em gái và phụ nữ ở các nền văn hóa [Flanagan, Bowes, Jonsson, Csapo, Sheblanova, 1988 dẫn theo Lê Văn Hảo, 2016].
Yếu tố tôn giáo
Đặc biệt, một số tác giả [Kurt Bowen, 1997; Pamala Wiepking, 2008;
Lưu Bành, 2010; Joonmo Son and John Wilson, 2012] chỉ ra mối liên hệ giữa yếu tố tôn giáo đối với các hoạt động từ thiện. Những người thuộc mạng lưới tôn giáo có đóng góp nhiều hơn cho từ thiện. Kurt Bowen thực hiện phân tích dữ liệu trên hai nguồn thông tin khác nhau của cuộc khảo sát quốc gia 1997 về tình nguyện, trao tặng và sự tham gia. Nó được thực hiện bởi Tổng cục thống kê Canada khảo sát 1800 công dân từ 15 tuổi trở lên. Văn phòng tình nguyện thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trên khắp Canada để có thêm nguồn dữ liệu thống kê với mục tiêu lắng nghe từ những người đại diện các nhóm tôn giáo chia sẻ về các chương trình từ thiện họ đã tham gia. Từ những kết quả nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: Cộng đồng, tín ngưỡng tôn giáo có ảnh hưởng lên cuộc sống hàng ngày của họ, con cái họ có thể là những thành viên sẵn lòng tham gia vào các hoạt động nhờ vào việc họ hay tham gia vào các tổ chức ở nhà thờ. Joonmo Son and John Wilson (2012) thì cho rằng:
“Hơn 53% người Mỹ đi lễ nhà thờ đều tham gia các hoạt động tình nguyện trong 12 tháng qua so với 19% những người không đi lễ nhà thờ. Rất nhiều các hoạt động tình nguyện được thực hiện bởi những người đi lễ nhà thờ thường xuyên”. Từ thiện được coi là một biểu tượng của tôn giáo.
Trong những cuộc điều tra xã hội học ở Mỹ năm 2001 đã chỉ ra rằng, các nhóm tôn giáo là các cơ sở nhận số đóng góp lớn nhất kể cả về thời gian và tiền
28
bạc so với các loại hình khác, các hộ gia đình đóng góp tài chính cho các nhóm tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất đến (45,2%) so với các loại hình khác như dịch vụ con người (27,3%); y tế (20,8%); giáo dục (12,6%); môi trường (12,4%);
nghệ thuật văn hóa (11,5%); quốc tế (4,5%) [Brett G. Scharffs, 2007 dẫn theo Trần Hồng Liên, 2017]. Những người có tôn giáo thường hay giúp đỡ bệnh nhân AIDS, những người vô gia cư hơn [Amato, 1990; Snyder & Omoto, 1991 dẫn theo Lê Văn Hảo, 2016] và sẵn sàng chia sẻ thu nhập hay đóng góp tài chính cho các quỹ từ thiện nhiều hơn [Hodgkinson & Weitzman, Kirsch, 1990 dẫn theo Lê Văn Hảo, 2016].
Một cơ quan nghiên cứu đã khám phá những đóng góp xã hội của tôn giáo, bao gồm việc gia tăng sự tham gia của công dân vào phục vụ tinh thần, thể chất, tình cảm, kinh tế và các nhu cầu đời sống khác. Một số nghiên cứu đã xem xét các khía cạnh xã hội lợi ích của các giáo đoàn [Ammerman, 2001;
Cnaan và cộng sự, 1999 và Chaves, 1999 dẫn theo Brian J. Grim & Grim, 2016]. Các nghiên cứu khác đã xem xét vai trò của các nhóm tôn giáo địa phương trong việc thúc đẩy giáo dục và sự tham gia [Regnerus, 2001; Muller và Ellison, 2001 dẫn theo Brian J. Grim & Grim, 2016]. Các nghiên cứu cũng có xem xét sự tham gia của tôn giáo và các chương trình giúp giảm thiểu tội phạm và sai lệch [Bainbridge, 1989; Hummer cùng cộng sự, 1999 và Lester, 1987] cũng như thúc đẩy tinh thần [Johnson và cộng sự, 2002 và Fagan, 2006].
Ngoài ra, một vài nghiên cứu đã xem xét sự tham gia của tôn giáo có tổ chức làm tăng sự ổn định và kinh tế của chính phủ tăng trưởng, với cơ chế chính là tăng vốn xã hội và dân sự tích cực, các mạng lưới được cung cấp thông qua các hoạt động giáo đoàn [Putnam, 2000; Fukuyama, 2001; Schwadel, 2002; Zak và Knack, 2001; Brian J. Grim & Grim, 2016].
29
Một số yếu tố khác
Không chỉ có vậy, một số nghiên cứu còn tìm thấy một vài yếu tố tạo ra sự khác biệt này, đó là mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, niềm tin vào các tổ chức từ thiện [Pamala Wiepking, 2008; Mesch, 2010 trích dẫn lại Debra J.
Mesch cùng cộng sự, 2011]. Các cặp vợ chồng đã kết hôn đóng góp cho hoạt động từ thiện nhiều hơn là những người độc thân [Mesch cùng cộng sự, 2006;
Rooney cùng cộng sự, 2005]. Bởi những người đã kết hôn có xu hướng kết nối với các mạng xã hội và liên kết với bố thí từ thiện sẽ cao hơn. Pamala Wiepking (2008) thì đưa ra luận điểm niềm tin vào các tổ chức từ thiện sẽ làm tăng khả năng đóng góp cho các hoạt động từ thiện.
Ngoài ra, trong nghiên cứu ISEE (2015), còn cho thấy một số yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động từ thiện bao gồm: Tính chính đáng của sự khó khăn cần giúp đỡ; Chuẩn mực về sự giúp đỡ mang lại; Việc quản lý hình ảnh và danh tiếng; Mức chung của cộng đồng và niềm tin tôn giáo.
Qua một vài nghiên cứu cho thấy, sự tham gia đóng góp cho các hoạt động từ thiện xã hội là một hoạt động chịu ảnh hưởng của nhiều những yếu tố khác nhau bao gồm những đặc điểm về mặt giới tính, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập, trình độ học vấn, môi trường xã hội, tính minh bạch của các tổ chức từ thiện, niềm tin tôn giáo và việc thực hành tôn giáo. Tuy nhiên không phải tất cả các yếu tố đều được đề cập đến trong một nghiên cứu mà có thể trong nghiên cứu này đề cập đến yếu tố giới hoặc tình trạng hôn nhân trong khi nghiên cứu khác lại đề cập đến những yếu tố khác như môi trường, giáo dục,…Và có thể thấy, tôn giáo là một trong những yếu tố rất được quan tâm khi bàn về từ thiện xã hội.
30