Những nghiên cứu về phật tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của Phật tử tại nội thành Hà Nội hiện nay (Trang 38 - 43)

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Những nghiên cứu về phật tử ở Việt Nam

Phật tử, gia đình phật tử là những đối tượng không chỉ nhận được sự quan tâm từ phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà đây còn là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học. Ngoài việc tổng quan các nghiên cứu về từ thiện xã hội, luận án còn tìm hiểu các nghiên cứu về phật tử ở Việt Nam để thấy được các chiều cạnh nghiên cứu về nhóm khách thể này. Các nghiên cứu về phật tử ở Việt Nam tập trung vào một số nội sung sau: Nghiên cứu đo lường về niềm tin, thực hành nghi lễ của phật tử; Nghiên cứu bàn về hoạt động tu tập, hoạt động xã hội của phật tử.

Các nghiên cứu về niềm tin, thực hành tín ngưỡng của phật tử

Các hoạt động thực hành tín ngưỡng cũng như niềm tin của phật tử được tìm thấy trong một vài nghiên cứu xã hội học và tâm lý học [Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2004; Hoàng Thu Hương, 2004, 2012, 2016; Vũ Dũng, 2014; Võ Văn Thành, 2014; Đặng Hoàng Thanh Lan, 2014; Thích Khổng Tú, 2017; Thái Văn Anh, 2017; Nguyễn Minh Hằng, 2017]. Các nghiên cứu bàn về câu chuyện tham gia sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo tại các chùa và mức độ niềm tin với đạo Phật tuy nhiên có những chiều cạnh khác nhau. Vũ Dũng (2014) cho rằng niềm tin chính tôn giáo là là một thứ niềm tin rất đặc biệt. Giải thích về niềm tin tôn giáo Võ Văn Thành (2014) cho rằng, đây là sự tin tưởng vào cái siêu nhiên không thể nắm bắt được và ngoài tầm tri thức của chúng ta. Ở một chiều cạnh khác [Thích Khổng Tú, 2017; Thái Văn Anh, 2017] chỉ ra các khía cạnh niềm tin đối với đạo Phật bao gồm: Niềm tin vào đức Phật, niềm tin vào Tăng đoàn, niềm tin vào khả năng bản thân. Tác giả cũng đưa ra cách đo lường về niềm tin.

Trong nghiên cứu của mình [Đặng Hoàng Thanh Lan, 2014; Hoàng Thu Hương, 2016] đưa ra cách đo lường về niềm tin đối với đạo Phật dựa trên các quan điểm giáo lý của nhà Phật về địa ngục, quả báo, nhân duyên, luân hồi,....

Bên cạnh đó các tác giả [Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2004; Hoàng Thu

35

Hương, 2004, 2012] đã cho thấy sinh hoạt tôn giáo mà cụ thể là hành động đi lễ chùa của phật tử vào ngày rằm, mùng 1 là rất đông so với con số phật tử đã quy y trên thực tế cũng như tính linh thiêng của các ngôi chùa thu hút được phật tử tham gia.

Các nghiên cứu về hoạt động tu tập, hoạt động xã hội của phật tử

Sự tham gia của phật tử vào các hoạt động được thể hiện qua một vài nghiên cứu bao gồm: hoạt động tu tập, giáo dục thanh thiếu niên phật tử, hoạt động từ thiện, hoạt động kinh doanh,…

Lê Văn Đính [2002, 2004 dẫn theo Nguyễn Thị Minh Hằng 2017] đã mô tả chi tiết bản chất, đặc điểm và xu hướng vận động của gia đình phật tử và ảnh hưởng của nó đối với thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo. Ông đã chỉ ra rằng những nội dung giáo lý của Phật giáo ảnh hưởng lớn đến sự tham gia tu học của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó còn có gia đình và những người đứng đầu gia đình phật tử (hay còn gọi là huynh trưởng) là hai yếu tố cũng ảnh hưởng đến hoạt động này. Thông qua các khóa tu học được tổ chức liên tục, đều đặn tại các giảng đường, tu viện, hoạt động này đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của các tầng lớp nam nữ, trung niên, lão niên là tín đồ Phật giáo. Tác giả cũng chỉ ra, hiện nay thực trạng các thanh thiếu niên tham gia tu học rất đông với tinh thần đoàn kết cao, tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn phải có những quy định cụ thể, thích hợp để tránh cho những nhóm này bị lợi dụng trong hoàn cảnh xã hội – chính trị phức tạp. Tiếp nối hướng nghiên cứu này, Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014) cho thấy phật tử, gia đình phật tử và những hoạt động tu tập, sinh hoạt Phật giáo của các câu lạc bộ phật tử có đóng góp tích cực trong việc giáo dục thanh thiếu niên Phật giáo quan tâm đến những vấn đề về phật tử, gia đình phật tử với các hoạt động tu tập, truyền dạy giáo lý cho thanh thiếu niên.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác Phúc Tâm – Liên đoàn luật sư Việt Nam đã chỉ ra được những hạn chế trong sinh hoạt câu lạc bộ Thanh thiếu nhi phật

36

tử tại khu vực phía Bắc trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay xuất hiện nhiều câu lạc bộ, đạo tràng sinh hoạt tôn giáo cho phật tử đặc biệt là cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Các vấn đề được đặt ra là: sự phát triển câu lạc bộ còn mang tính tự phát, chưa đồng đều giữa các tỉnh thành. Thứ hai là số lượng, quy mô hoạt động của các CLB còn quá ít, nhỏ so với số lượng các tín đồ theo đạo, so với số lượng của các chùa chiền, tự viện. Thứ ba là các sinh hoạt của các CLB còn chưa thực sự đi sâu vào chất lượng, các thời pháp thoại trao đổi về giáo lý còn ít. Tiếp theo là ban chủ nhiệm của CLB còn hạn chế về trình độ quản lý, cơ cấu tổ chức còn lỏng lẻo, thiếu sự phân chia thành các ban chuyên trách, nhiều bạn trẻ tham gia nhưng không nắm được tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ. Vấn đề tài chính của CLB cũng là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của CLB nhưng lại chưa được quan tâm, giải quyết hợp lý [dẫn theo Nguyễn Thị Minh Hằng, 2017].

Ngoài các hoạt động tu tập, giáo dục thanh thiếu niên, phật tử còn tham gia vào các hoạt động khác như từ thiện, kinh doanh. Trong kết quả nghiên cứu của Hoàng Thu Hương, Bùi Phương Thanh (2016) cho thấy tâm thế tham gia vào hoạt động từ thiện xã hội là rất cao thể hiện nguồn lực đóng góp cho xã hội là rất lớn. Đặng Hoàng Thanh Lan (2014) bàn về giá trị đạo đức trong kinh doanhchỉ ra rằng, phật tử có niềm tin vào đạo Phật thể hiện ở tồn tại của địa ngục và tin vào nghiệp báo. Nghiên cứu chỉ ra 5 giá trị các phật tử cho rằng là quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh bao gồm: minh bạch, giữ lời hứa, khôn khéo, công bằng, linh hoạt. Do việc kinh doanh bao gồm các mối quan hệ và giao dịch kinh tế diễn ra trên thị trường và trong tổ chức nên mặc dù những điều luật đạo đức Phật giáo cơ bản đã được các phật tử nắm được, nhưng lại không hề dễ dàng gì khi áp dụng vào hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra còn có nghiên cứu của Hoàng Thu Hương (2016) bàn về động cơ khởi nghiệp của doanh nhân phật tử. Tác giả đã chỉ ra chân dung của doanh

37

nhân phật tử cũng như quyết định khởi nghiệp của doanh nhân phật tử. Những yếu tố được đề cập đến câu chuyện khởi nghiệp của doanh nhân phật tử liên quan đến hoàn cảnh gia đình. Tác giả đã cho thấy sự mâu thuẫn trong quyết định của doanh nhân phật tử khi phải đứng trước quyết định một bên là những giá trị đạo đức đạo Phật, một bên là công việc đảm bảo cuộc sống.

Những nghiên cứu về phật tử tại Việt Nam tập trung vào tìm hiểu niềm tin, thực hành nghi lễ và sự tham gia các hoạt động tu tập, hoạt động xã hội của phật tử. Tuy nhiên sự tham gia vào hoạt động từ thiện còn chưa được nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Chính vì vậy, việc lựa chọn tìm hiểu hoạt động từ thiện của nhóm phật tử là một điểm mới của luận án.

Tiểu kết

Phần tổng quan đã cho thấy vấn đề về từ thiện thời gian qua được các nhà nghiên cứu tập trung xoay quanh các nội dung: Sự đóng góp từ thiện ở ba cấp độ quốc gia, tổ chức và cá nhân; Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự đóng góp từ thiện; Hoạt động từ thiện của tôn giáo. So với các nghiên cứu về từ thiện trên thế giới, nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam còn mờ nhạt, chưa có nhiều nghiên cứu. Chưa có những nghiên cứu chuyên sâu đặc biệt phân tích mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và hoạt động từ thiện. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo đối với hoạt động từ thiện tuy nhiên mới dừng lại ở mức độ gợi mở, mối quan hệ đó như thế nào, tại sao mối quan hệ đó lại tồn tại vẫn chưa được trả lời thỏa đáng, chưa có nhiều nghiên cứu đo lường cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh đó những nghiên cứu về phật tử mới tập trung chủ yếu những hoạt động tu học, niềm tin, sự thực hành nghi lễ,…. Mặc dù trong bối cảnh hiện nay, sự tham gia hoạt động từ thiện của Phật giáo là rất lớn cũng như sự đóng góp của phật tử cho các hoạt động từ thiện là điều đáng bàn tuy nhiên thực tế chưa có nghiên cứu riêng biệt bàn về vấn đề từ thiện của phật tử

38

Từ những phân tích các hướng nghiên cứu qua quá trình tổng quan có thể thấy nghiên cứu về hoạt động từ thiện của Phật giáo nói chung và phật tử nói riêng còn là một khoảng trống và khá mới mẻ ở Việt Nam cần được nghiên cứu. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động từ thiện được các nghiên cứu nước ngoài phân tích rất rõ bao gồm: giới tính, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập, trình độ học vấn, môi trường xã hội, tính minh bạch của các tổ chức từ thiện, niềm tin tôn giáo và việc thực hành tôn giáo trong khi ở Việt Nam các vấn đề này còn chưa được bàn luận đến nhiều. Chưa có những nghiên cứu chuyên sâu đặc biệt phân tích mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và hoạt động từ thiện.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu này xác định tập trung vào một số nội dung sau: tìm hiểu quan niệm, sự tham gia của phật tử trong hoạt động từ thiện như thế nào? Động cơ nào thúc đấy họ tham gia vào các hoạt động từ thiện? Có những hình thức, cách thức đóng góp cho hoạt động từ thiện ra sao?

39

Một phần của tài liệu Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của Phật tử tại nội thành Hà Nội hiện nay (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)