Những nghiên cứu về các cấp độ đóng góp cho hoạt động từ thiện nói

Một phần của tài liệu Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của Phật tử tại nội thành Hà Nội hiện nay (Trang 26 - 29)

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Những nghiên cứu về các cấp độ đóng góp cho hoạt động từ thiện nói

1.1.1. Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ quốc gia Nghiên cứu ở cấp độ quốc gia, tổ chức từ thiện Charities Aid Foundation (CAF) thành lập năm 2010 ở Anh đã đưa ra chỉ số xếp hạng về từ thiện với mục đích cung cấp cái nhìn rõ nét về những hành động cho đi trên toàn thế giới hàng năm. Việc đánh giá về các hoạt động từ thiện được thực hiện khảo sát tại 140 quốc gia và dựa trên ba chiều cạnh cụ thể của từ thiện bao gồm: Thứ nhất là sự giúp đỡ người lạ; thứ hai là tặng tiền để làm từ thiện và thứ ba là sự đóng góp về mặt thời gian. Kết quả khảo sát năm 2016 chỉ ra rằng, Myanmar là nước liên tục đứng đầu trong bảng xếp hạng trong nhiều năm về sự cho đi và Việt Nam xếp thứ 64/160 nước về tham gia vào các hoạt động từ thiện [Charities Aid Foundation, 2016]. Báo cáo cũng chỉ ra rằng: Myanmar có những đặc điểm nhất định đã giúp họ đạt được kết quả như vậy, đó là đất nước này có tỷ lệ theo đạo Phật khá cao. Đối với họ, hành động từ thiện là một hành động mang ý nghĩa tôn giáo và đó được coi là tiêu chuẩn của thực hành đạo Phật.

Nghiên cứu [Elizabeth Ferris, 2005] đã cho thấy số liệu: Theo Niên giám Tổ chức Quốc tế, có khoảng 26.000 tổ chức phi chính phủ quốc tế vào năm 2000, so với 6.000 vào năm 1990. Riêng Hoa Kỳ có khoảng 2 triệu tổ chức phi chính phủ, 70% trong số đó là nhiều hơn 30 tuổi. Ấn Độ có khoảng 1 triệu cơ sở, trong khi hơn 100.000 tổ chức phi chính phủ nổi lên ở Đông Âu từ năm 1989 đến năm 1995. Tổ chức phi chính phủ phục vụ tị nạn bao gồm các tổ chức nhỏ được nhân viên tình nguyện viên chăm sóc và được đặt trong nhà thờ - cũng như các tổ chức có ngân sách hàng năm gần 1 tỷ đô la Mỹ. Một số tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là các tổ chức dựa trên đức tin, có các cử tri lớn đánh số trong hàng trăm triệu. Những người khác là các tổ chức thành viên các thành viên đóng góp quỹ và tình nguyện thời gian của họ. Giống như nhiều người

23

trong số họ các đối tác thế tục, hầu hết các tổ chức dựa trên đức tin đều tham gia vào một phạm vi hoạt động, bao gồm phát triển dài hạn và vận động công lý cũng như hỗ trợ nhân đạo.

Một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew (2016) cho thấy tôn giáo tại Hoa Kỳ tham gia đóng góp tổng cộng 1,2 nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế và xã hội của của đất nước này. Các khoản chi này hướng đến các chương trình từ thiện, các cơ sở giáo dục và các dịch vụ y tế. Qua đó có thể vai trò các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng rất được quan tâm tại Mỹ. Tương tự như vậy, nghiên cứu của [Penny Knight & Gilchrist, 2015] đã chỉ ra sự đóng góp cho các hoạt động từ thiện ở Úc bao gồm các tổ chức từ thiện điều hành bệnh viện, cơ sở chăm sóc người cao tuổi, trường học hoặc cộng đồng các dịch xã hội.

Điểm qua một số nghiên cứu về hoạt động từ thiện ở cấp quốc gia, có thể thấy hiện nay các tổ chức từ thiện xã hội đã và đang có nhiều đóng góp với các quốc gia trên thế giới, tham gia tích cực vào việc cung cấp các dịch vụ xã hội, trợ giúp xã hội với những hoàn cảnh khó khăn.

1.1.2. Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ tổ chức Nghiên cứu về từ thiện xã hội ở cấp độ tổ chức, các nghiên cứu thường xem xét hoạt động từ thiện xã hội của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các doanh nghiệp [Vaidyanathan, 2008; Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2011; Diệp Vũ, 2014; Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (ISEE), 2015].

Sự tham gia đóng góp cho các hoạt động từ thiện của doanh nghiệp đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu quốc tế và trong nước [Priga Viswanath & Noshir Dadrawala, 2004; Vaidyanathan, 2008; Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2011; Đặng Hoàng Giang & Phạm Minh Trí, 2013; ISEE, 2015]. Một cuộc khảo sát quốc gia được thực hiện bởi tổ chức Action Aid năm 1999 thăm dò thực hiện từ thiện 600 công ty cho thấy (69%) đã tham gia vào

24

các hoạt động phát triển xã hội. Báo cáo cũng lưu ý rằng hầu hết các công ty (78%) đóng góp bằng tiền mặt trong khi một số đóng góp bằng hiện vật hoặc cơ sở vật chất của công ty [Priga Viswanath & Noshir Dadrawala, 2004]. Sự tham gia từ thiện của các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội [Brandon Vaidyanathan, 2008] của mình trong đó bằng cách hỗ trợ nguồn tài chính giải quyết các vấn đề xã hội hoặc tạo ra công ăn việc làm để giải quyết vấn đề xã hội hay các giải pháp cho các vấn đề xã hội. Đóng góp cho các hoạt động từ thiện của doanh nghiệp tại Việt Nam cũng được các tác giả [Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2011; Đặng Hoàng Giang & Phạm Minh Trí, 2013; ISEE, 2015]

chỉ ra bao gồm tiền mặt, sản phẩm, chương trình tài trợ hoặc đóng góp bằng thời gian, năng lực làm việc của nhân viên. Những hoạt động từ thiện này phụ thuộc vào cá nhân và quan niệm riêng của người chủ doanh nghiệp. Từ thiện gắn liền với làm thương hiệu cũng không còn xa lạ với những doanh nghiệp ở Việt Nam.

1.1.3. Những nghiên cứu về đóng góp cho từ thiện ở cấp độ cá nhân Ở cấp độ cá nhân, sự đóng góp cá nhân cho hoạt động từ thiện của cộng đồng được nghiên cứu dưới chiều cạnh nhận thức và hành vi [Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (ISEE), 2015; Đặng Nguyên Anh, 2015]. Hầu hết người dân cho rằng các hoạt động từ thiện là nhằm giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật, hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn [ISSE, 2015]. Từ thiện xã hội thường được đa số người dân hiểu theo nghĩa cứu trợ nhân đạo, do vậy, đóng góp của người dân tập trung giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn là những nỗ lực làm thay đổi nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng và loại trừ xã hội [Đặng Nguyên Anh, 2015].

Về mặt biểu hiện hành vi, kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu làm từ thiện của người dân rất lớn dù ở nông thôn hay thành thị. Đa số hộ gia đình đều bày tỏ mong muốn làm việc thiện (73% số hộ ở nông thôn và 51% số hộ ở thành

25

phố) và quan tâm đến hoạt động từ thiện (87% ở nông thôn và 59% ở thành phố) [Đặng Nguyên Anh cùng cộng sự, 2011] cũng như tâm thế sẵn sàng cho hoạt động từ thiện [Hoàng Thu Hương cùng cộng sự, 2016]. Việc đóng góp từ thiện của người dân Việt Nam là phổ biến (khoảng 80% số người được hỏi trả lời có đóng từ thiện trong năm vừa qua) nhưng mức đóng góp còn ít do sự nghi ngờ về tính minh bạch của các hoạt động từ thiện nói chung [ISSE, 2015]. Qua các nghiên cứu trên nhận thấy, người dân luôn sẵn sàng đóng góp cho các hoạt động cộng đồng tuy nhiên trong bảng xếp hạng chung của thế giới kết quả lại khá hạn chế.

Những đóng góp nói chung cho hoạt động từ thiện có thể diễn ra trên các cấp độ khác nhau từ cá nhân cho đến các tổ chức và cấp độ quốc gia. Điều này cho thấy sự phổ biến của các hoạt động từ thiện trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của Phật tử tại nội thành Hà Nội hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)