Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử

Một phần của tài liệu Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của Phật tử tại nội thành Hà Nội hiện nay (Trang 47 - 52)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khái niệm công cụ

2.1.3. Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử

Sự tham gia trong cách nhìn của Marzuki (2009) được tác giả Kim Nhung (2014) phân tích trong luận án của mình đó là khái niệm thể hiện ở các chiều cạnh sau: Thứ nhất, sự tham gia là quá trình trao quyền cho mỗi cá nhân trong cộng đồng được tham gia vào việc xây dựng và ra các quyết định, chính sách của chính phủ. Thứ hai, sự tham gia là quá trình chia sẻ một hành động chung giữa chính phủ và công dân trong việc tạo dựng chính sách. Thứ ba, sự tham gia là nền tảng của quyền con người, đặc biệt đối với những nhóm yếu

44

thế trong xã hội. Trên cơ sở đó, một số khái niệm được cho là quan trọng khi nói đến sự tham gia bao gồm: “dân chủ”, “quyền công dân”, “trao quyền”. Định nghĩa sự tham gia này có điểm chưa phù hợp để xem xét sự tham gia của phật tử. Bởi cách định nghĩa này giải quyết vấn đề sự tham gia trên cơ sở quyền và sự trao quyền trong giải quyết một vấn đề nhất định. Trong khi, nghiên cứu này, sự tham gia được tiếp cận theo hướng vi mô dưới góc độ biểu hiện qua động cơ, tâm thế, hành động tham gia từ thiện của phật tử. Có thể khái quát sơ đồ khái niệm như sau:

Hình 2.1. Sơ đồ khái niệm “sự tham gia hoạt động TTXH của phật tử

Dựa trên sơ đồ này có thể phân tích cụ thể các khái niệm sau đây:

Động cơ

Trong nghiên cứu về động cơ, nhiều tác giả, trong đó có cha đẻ của Phân tâm học Simund Freud và nhà tâm lý học Abraham Maslow cho rằng, con người phản ứng tuân phục lực lượng bên trong và bên ngoài như nhu cầu và bản năng. Yeung (2005) tiếp tục nghiên cứu động cơ và tin rằng, yếu tố nhận thức và cảm xúc cũng có vai trò trong việc hình thành động cơ của con người [Arto Klemola, 2013 dẫn theo Nguyễn Tuấn Anh, 2016]. Nhà tâm lý học David

Sự tham gia hoạt động TTXH

Động cơ: Vị kỷ, vị tha và tôn giáo

Tâm thế: Sự sẵn sàng đóng góp cho TTXH Hành động: Lựa chọn đối tượng trợ giúp, Kênh chợ giúp, Kênh trợ giúp, Hình

thức, Vai trò tham gia

45

McClelland (1961) là người đầu tiên đề xuất ba thành phần chính của động cơ là: định hướng, năng lượng hóa, sự điều tiết của hành vi [Arto Klemola, 2013 dẫn theo Nguyễn Tuấn Anh, 2016]. Tác giả thì lại quan niệm động cơ bao gồm:

mục tiêu cá nhân, những cảm xúc, hình ảnh và sự tin [Ford, 1992 dẫn theo Arto Klemola, 2013 theo Nguyễn Tuấn Anh, 2016].

Động cơ được nói đến bao gồm động cơ vị kỷ, động cơ vị tha, động cơ chủ nghĩa tập thể và duy trì nguyên tắc đạo đức. Trong đó, động cơ vị kỷ mô tả sự ích kỷ, mong muốn có được phần thưởng cá nhân khi tham gia giúp đỡ những người khác [Smith và Mackie, 2007]. Động cơ vị tha được hai tác giả là Bar–Tal và Raviv (1982) định nghĩa như “một loại hành động giúp đỡ ở mức cao nhất có thể, tự nguyện và quyết tâm thực hiện đến cùng để mang lại lợi ích cho người khác, như là kết quả của niềm tin đạo đức, công lý, mà không mưu cầu đến một phần thưởng nào cả”. Động cơ chủ nghĩa tập thể và duy trì nguyên tắc đạo đức là những hành động theo hướng phù hợp với chuẩn mực, giá trị chung mà cá nhân đang sống và sinh hoạt trong đó.

Trong nghiên cứu này, động cơ tham gia từ thiện xã hội được xem xét dựa trên cách tiếp cận David McClelland (1961), tìm hiểu trên hai khía cạnh về quan niệm và biểu hiện hành vi. Về mặt quan niệm, động cơ được tìm hiểu bao gồm: động cơ mang tính vị kỷ, động cơ mang tính vị tha và động cơ mang tính tôn giáo. Về mặt biểu hiện hành vi tìm hiểu phật tử có hay không hành động ghi lại thông tin cá nhân, chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp và chia sẻ trên mạng xã hội về hoạt động TTXH của mình. Bởi xuất phát từ quan điểm của đạo Phật, bố thí mang tinh thần “Ba La Mật” tức là không được cho ai biết về những hành động từ thiện của bản thân. Trên cơ sở đó, động cơ sẽ góp phần lý giải cho việc tại sao phật tử lại suy nghĩ và hành động như vậy? Họ có mưu cầu gì về phần thưởng hay sự đền đáp (vật chất hoặc tinh thần) hay không?

Tâm thế

46

Có nhiều cách hiểu khác nhau về tâm thế theo quan điểm của các nhà tâm lý học [U.Thomas, F.Znaniecki, 1918; Allport, 1935; Võ Thị Minh Chí, Lê Đức Phúc, 2004; Nguyễn Hữu Thụ, 2005 dẫn theo Nguyễn Tuấn Anh, 2016….]. Điểm chung của các quan điểm này có thể nhận thấy, tâm thế biểu hiện những nét đặc trưng như: là sự chuẩn bị, sẵn sàng hành động; diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể; gắn với nhu cầu, động cơ; tương đối ổn định, điều khiển hành vi con người….

Theo cách nhìn của xã hội học, tâm thế được hiểu theo thuật ngữ của

“habitus”: “Có nghĩa là cá nhân thẩm thấu vào mình những kiểu hành vi “chờ sẵn” hay “sẵn sàng” cho hành động. Những kiểu hành vi ấy được học một cách có ý thức hay vô vô tình thẩm thấu trong quá trình xã hội hóa và sẽ được cá nhân nhắc lại” [Trịnh Văn Tùng, 2009, tr. 88].

Trên cơ sở cách hiểu về tâm thế của các tác giả trên, trong nghiên cứu này, tâm thế tham gia từ thiện của phật tử được tiến hành đo lường sự sẵn sàng đóng góp cho hoạt động từ thiện thông qua một tình huống giả định: Sau khi đã chi đủ cho mọi khoản thiết yếu nhất cho cuộc sống và công việc vẫn còn dư 10 đồng, phật tử sẽ lựa chọn phân chia số tiền này như thế nào cho các khoản sau: 1) Gửi tiết kiệm, 2) Mua sắm, tiêu dùng, 3) Đầu tư sản xuất, kinh doanh, 4) Làm từ thiện/bố thí, 5) Cúng dường; 6) Khác, 7) Không có dự định phân chia. Qua đó để thấy được, tâm thế sẵn sàng của phật tử đóng góp cho hoạt động TTXH ra sao.

Hành động

Bên cạnh tìm hiểu về động cơ và tâm thế, khía cạnh thứ ba để đánh giá sự tham gia các hoạt động TTXH của phật tử là hành động. Hành động được tiếp cận theo quan niệm Weber: “Hành động xã hội là hành động mà chủ thể gán cho nó những ý nghĩa chủ quan nhất định. Ý nghĩa chủ quan đó hướng tới người khác trong quá trình hành động và định hướng hành động của chủ thể

47

[Weber, 1947, tr. 88, trích theo Desfor Edles & Appelrouth, 2009, tr.156 dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hà cùng cộng sự, 2016, tr. 136 theo Khoa xã hội học].

Như vậy, trong nghiên cứu này, khái niệm sự tham gia hoạt động TTXH của phật tử được hiểu là động cơ, tâm thế và các biểu hiện hành động cụ thể khi tham gia vào hoạt động TTXH. Sự tham gia hoạt động TTXH sẽ gồm các chiều cạnh như sau:

Về động cơ tham gia hoạt động TTXH của phật tử gồm quan niệm và biểu hiện hành vi.

Về tâm thế tham gia hoạt động TTXH thể hiện sự sẵn sàng của phật tử đóng góp tiền cho hoạt động TTXH.

Về hành động tham gia hoạt động TTXH cụ thể như sau:

- Hành động lựa chọn đối tượng trợ giúp hoạt động TTXH của phật tử.

Các đối tượng bao gồm: người nghèo, người dân tại khu vực chịu thiên tai, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi, bệnh nhân trong các bệnh viện, người bệnh tâm thần, người có HIV/AIDS, những người đi đường, ăn xin, người khuyết tật.

- Hành động lựa chọn kênh đóng góp TTXH của phật tử. Các kênh đóng góp gồm kênh của tổ chức Phật giáo và kênh phi tôn giáo, cụ thể: kênh chính thức của Nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ (NGOs), chùa chiền, các CLB, đội nhóm phật tử, cá nhân có uy tín.

- Hành động lựa chọn hình thức đóng góp cho các hoạt động TTXH của phật tử gồm hình thức ngoại thí, nội thí, pháp thí và vô cực thí, cụ thể: đóng góp bằng tiền mặt, đóng góp bằng vật phẩm, hỗ trợ ngày công làm việc, khám chữa bệnh miễn phí, bảo vệ môi trường (nhặt rác, vớt rác,…), nấu cơm nấu cháo cho bệnh nhân, nuôi dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn, hiến máu nhân đạo, hỗ trợ Pháp thí, an ủi động viên người khác.

48

- Vai trò của phật tử khi tham gia các hoạt động TTXH thể hiện ở sự chủ động hay bị động khi tham gia các hoạt động TTXH. Vai trò chủ động được thể hiện ở việc: chủ trì, tổ chức, tham gia xây dựng kế hoạch, vận động kêu gọi mọi người tham gia. Vai trò thụ động là tham gia khi được kêu gọi, thông báo.

Một phần của tài liệu Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của Phật tử tại nội thành Hà Nội hiện nay (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)