1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 23 bài: Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử

11 2,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảng ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.. Tự nhận thức về giá trị cuộc sống từ cuộc

Trang 1

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Hàn Mặc Tử

I Mục đích yêu cầu.

1 Kiến thức.

- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảng ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống

- Phong cách thơ HMT qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo

2 Kĩ năng.

- Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại

- Cảm thụ, phân tích bài thơ trữ tình

3 Thái độ.

Tự nhận thức về giá trị cuộc sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ Hàn Mặc Tử

II Chuẩn bị của GV và HS.

1 Chuẩn bị của GV:

- Giáo án, SGK, SGV, sách TL tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh, (nếu có)

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà

2 Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

+ Tìm hiểu tác giả - tác phẩm

(Nhóm 4 – Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, thuyết trình giới thiệu về Hàn Mặc Tử)

+ Đọc tác phẩm

+ Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài

Trang 2

III Phương tiện thực hiện - Cách thức tiến hành.

1 Phương tiện thực hiện.

- Sách giáo khoa văn 11 - Thiết kế bài học

- Tranh ảnh (nếu có) - Bảng phụ

2 Cách thức tiến hành.

- Phương pháp đọc hiểu-đọc diễn cảm

- Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm

IV Tiến trình giờ học.

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra bài cũ:

- Thuộc lòng bài thơ Tràng giang (Huy Cận)

- Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình

3 Bài mới:

Nhiều nhà Thơ mới đến với thơ với một nỗi đau đời thất vọng, chán chường Số phận Hàn Mặc Tử thật nghiệt ngã, cả thể xác lẫn linh hồn (sự nghiệp, tình yêu, bạn bè,…) cùng với khả năng tôn giáo Tất cả những cái đó hội tụ làm nên một Hàn Mặc Tử

“Sau này, những cái tầm thường, mực thướt sẽ biến đi chỉ còn lại một chút gì đáng kể.

Đó là Hàn Mặc Tử.” (Chế Lan Viên)

động của HS

Nội dung bài giảng

Hoạt động 1 Hướng dẫn tìm I TÌM HIỂU CHUNG.

Trang 3

hiểu chung.

TT1: GV cho HS thuyết trình

theo chuẩn bị.

GV chuẩn xác kiến thức.

- Làm thơ từ năm 16 tuổi với

nhiều bút danh: Phong Trần, Lệ

Thanh, Minh Duệ Thị

- 1936 lấy bút danh Hàn Mặc

Tử

- Nhà thơ tài năng phong cách

nghệ thuật kỳ lạ

- Nhà nghèo, cha mất sớm, khi

đang làm việc ở sở Đạc điền thì

mắc bệnh hủi( Bệnh phong)

nên bị đuổi việc Điều trị tại

nhà thương Qui Nhơn và mất

tại đó

- Bên cạnh những vần thơ điên

loạn vẫn xuất hiện những vần

thơ trong trẻo: Mùa xuân chín,

Đây thôn Vĩ Dạ

=> Hàn Mặc Tử : Con người

của văn chương, kẻ đam mê

văn chương “Ngôi sao chổi

trên bầu trời thơ Việt Nam”

Nhóm 4 – Sưu tầm tranh ảnh,

tư liệu, thuyết trình giới thiệu về Hàn Mặc Tử.

HS trình bày cá nhân.

1 Tác giả.

- Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940) trong gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình

- Có một cuộc đời hết sức lãng mạn, nhưng cũng đầy bất hạnh và đau đớn đến tột cùng

vì mắc bệnh hiểm nghèo

- Hồn thơ đau thương nhưng yêu thương mãnh liệt, gắn bó với cuộc đời

- Thơ ông có 3 hình tượng nổi bật: Trăng,

máu và hồn.

=> Thơ HMT là tiếng thơ của tấm lòng thành thật trên trang giấy, của trái tim nặng trĩu nỗi đau

2 Giới thiệu bài thơ.

a Hoàn cảnh sáng tác.

- Lúc đầu bài thơ có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ in trong tập Thơ Điên - 1938.

- Bài thơ được gợi cảm hứng khi nhà thơ nhận được tấm bưu thiếp phong cảnh do Hoàng Cúc gửi ra từ Huế khi ông đang trên giường bệnh

b Thể thơ và bố cục.

Trang 4

TT2: GV hướng dẫn HS tìm

hiểu bài thơ:

- Thể thơ?

- Bố cục? 3 khổ

+ Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ

và tình người tha thiết

+ Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn

Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa

+ Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS

đọc - hiểu bài thơ.

TT3: GV hướng dẫn HS đọc

diễn cảm bài thơ

TT4: GV đặt vấn đề, gợi mở

giúp HS cảm nhận khổ thơ 1

-GV chuẩn xác kiến thức.

(Hình ảnh tư liệu minh họa)

- Mở đầu bài thơ là một câu

HS đọc diễn cảm bài thơ.

- HS đọc khổ thơ cảm nhận, phân tích – trình bày.

- Thể thơ: Thất ngôn trường thiên (3 khổ/bài, mỗi khổ 4 câu)

- Bố cục: 3 khổ

II ĐỌC - HIỂU.

1 Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.

* Câu thơ 1:

- Hình thức: câu hỏi tu từ

- Nội dung: hỏi, nhắc nhở, lời trách móc nhẹ nhàng,lời mời mọc ân cần tha thiết -> Tự phân thân, tự giãi bày tâm trạng: nuối tiếc, nhớ mong

* Bức tranh thôn Vĩ:

Hình ảnh thiên nhiên: Nắng hàng cau

-Nắng mới.

+ Nắng hàng cau: hình ảnh đặc trưng của

thôn Vĩ

+ Nắng mới: ánh nắng ban mai tinh khiết

Trang 5

hỏi tu từ rất giàu sắc thái ý

nghĩa, xác định các ý nghĩa

đó?

- Chủ ngôn của câu hỏi là ai?

(Hàn Mặc Tử hay Hoàng Thị

Cúc)

- Cảnh thôn Vĩ hiện lên trong

tâm tưởng của nhà thơ ntn?

Gợi mở:

Hình ảnh “nắng hàng cau

-nắng mới ” thật giản dị, cũng

thật giàu sức gợi Hãy dùng

những hiểu biết và trí tưởng

tượng của mình để cảm nhận

và tái tạo vẻ đẹp của hình ảnh

ấy

Đỗ trời xanh ngọc qua muôn

Thu đến nơi nơi động tiếng

huyền.

(Xu

ân Diệu)

- Khuôn mặt chữ điền thoáng

ẩn, thoáng hiện sau cành trúc

trong lành chiếu lên những hàng cau còn ướt đẫm sương đêm

-> Nắng có linh hồn riêng Nắng mang hồn

xứ Huế

+ nắng (2 lần): khiến câu thơ tràn ngập

ánh sáng

-> Thiên nhiên sống động rạng ngời, gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp

+ “Vườn ai” (đại từ phiếm chỉ) - không

xác định -> gợi cái ám ảnh thương nhớ

+ “mướt quá xanh như ngọc” (so sánh)

-> Khu vườn mượt mà, óng ả, mướt mát đầy xuân sắc (gợi cảm, đầy sức sống)

- Người thôn Vĩ:

+ “Mặt chữ điền” (tượng trưng) - không

thực

+ Lá trúc che ngang

-> Vẻ đẹp tâm hồn người con gái Huế: kín đáo, dịu dàng, e ấp, phúc hậu

=> Cảnh đẹp - người đẹp - tình đẹp Bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét Hình ảnh

Trang 6

là khuôn mặt của người thôn

Vĩ hay của người trở về thôn

Vĩ? Mặt chữ điền gợi vẻ đẹp

như thế nào?

- Mặt má bầu nhìn lâu muốn

chửi

Mặt chữ điền, tiền rưỡi cũng

mua.

- Anh thương em không

thương bạc thương tiền

Mà anh thương khuôn mặt chữ

điền của em.

(ca dao)

- Qua phân tích bức tranh

thơ, em có cảm nhận gì về

tình cảm, cảm xúc của tác giả

thể hiện qua khổ thơ?

TT5: GV đặt vấn đề, gợi mở

giúp HS cảm nhận khổ thơ 2

-GV chuẩn xác kiến thức.

(Hình ảnh tư liệu minh họa)

- HS đọc khổ thơ cảm nhận, phân tích – trình bày.

HS thảo luận nhóm

- đại diện trình bày.

con người: dịu dàng e ấp Tiếng nói bâng

khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện.

2 Khổ 2 Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa.

- Gió theo lối gió - mây đường mây (điệp

ngữ) -> Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa

- Dòng nước buồn hiu-hoa bắp lay (nhân

hóa) -> Cảnh thực song xa cách, chia lìa, buồn hiu hắt

-> Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh đẹp nhưng rời rạc, đơn độc, hiu hắt như phản phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời

- Thuyền, bến, trăng (tượng trưng): người

con trai, người con gái, tình yêu - hạnh

Trang 7

- Khổ thơ 2 chuyển sang một

cảnh khác, không liên hệ gì

về chi tiết với khổ thơ 1 Đó là

cảnh gì? Hiện lên qua những

chi tiết nào? Toát lên vẻ đẹp

như thế nào? Em có ấn tượng

gì?

- Vì sao nhà thơ bỏ cái đẹp

thực để tìm đến cái đẹp mơ

ảo? Bài thơ còn bộc lộ tình

quê không hay ấn giấu nỗi

niềm gì?

GV:

HMT yêu tha thiết cuộc

sống thực nhưng nó chỉ đem lại

cho Tử nỗi đau thương, bất

hạnh lớn Bệnh tật hiểm nghèo

làm nhà thơ đau đớn tuyệt

vọng Chính cái tâm cảnh u sầu

ấy khiến nhà thơ tìm đến

những cái mơ ảo như một cứu

cánh, một ước mơ, thèm khát

về cuộc sống hạnh phúc

- HS đọc khổ thơ cảm nhận, phân tích – trình bày.

phúc

-> Thi liệu quen thuộc trong thơ cổ

+ Trăng: Hình ảnh quen thuộc trong thơ

HMT -> Tượng trưng: tình yêu, hạnh phúc, nỗi cô đơn, đau đớn

+“Thuyền ai”, “ bến sông trăng” : Hình

ảnh thơ không xác định

+ Thuyền chở trăng, bến sông trăng: sông

nước tràn trề ánh trăng -> hình ảnh hư ảo, không thực

-> Cảnh đẹp như trong cõi mộng

- Câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời cũng chứa đầy nỗi phấp phỏng hoài nghi

=> Không chỉ còn là tình quê nữa mà là một tâm trạng khắc khoải, hé mở một khát vọng sống, tình yêu, hạnh phúc, thân phận…

3 Khổ 3 Nỗi niềm thôn Vĩ.

- Khách đường xa (điệp ngữ): mơ mình là

khách chốn ấy

-> Chủ thể: Đầy khát vọng trong tiếng gọi

Trang 8

TT6: GV đặt vấn đề, gợi mở

giúp HS cảm nhận khổ thơ 3

-GV chuẩn xác kiến thức.

(Hình ảnh tư liệu minh họa)

- Ở khổ thơ cuối nhà thơ còn

miêu tả cảnh Vĩ Dạ nữa

không?

- Theo em, “khách đường xa”

là ai?

“Trắng quá không nhìn ra” là

như thế nào?

- Ở đây là đâu? Sương khói

chỉ điều gì?

- Áo em trắng quá: trắng trong, trinh khiết nhìn không ra: hư ảo, xa vời

- Ở đây: mơ hồ - Sương khói: khoảng cách

không gian và thời gian xa vời

- Mờ nhân ảnh: em chỉ là ảo ảnh chập chờn

-> Khách thể: hư ảo, nhạt nhoà, xa xôi -> Câu thơ đầy đam mê, hồi hộp, ngưỡng vọng, nhưng hụt hẫng, xót xa

- Ai biết tình ai có đậm đà (câu hỏi tu từ) “ai”, “tình ai” (không xác định): là em

hay là anh, hay cả hai-> Lời thơ hư hư, thực thực gợi nỗi buồn se sót, niềm khắc khoải, tuyệt vọng

- Nghệ thuật:

+ Điệp từ, điệp ngữ + Nhạc điệu sâu lắng và buồn mênh mang + Câu hỏi lửng lơ nửa nghẹn ngào, nửa trách móc,

-> Chân dung nội tâm của tác giả: Khao khát yêu thương, đồng cảm

=> Tâm tư mặc cảm về một tình yêu tuyệt vọng và sâu xa hơn là mặc cảm về thân phận đau thương bị tách lìa với cuộc sống

Trang 9

“Ai biết tình ai có đậm đà?”

có chút hoài nghi Theo em,

đó là nỗi hoài nghi của sự

chán đời hay của niềm tha

thiết với cuộc đời? Tại sao?

Hãy phân tích để cảm nhận ý

tình của tác giả?

GV:

Ở đây, nhà thơ không còn

miêu tả cảnh nữa mà quay vào

cõi lòng mình, chìm đắm trong

mơ tưởng

Hình ảnh “khách đường xa”

gợi lên nhiều cách hiểu Nói đó

là em (Hoàng Cúc) mà thi nhân

đang ngóng chờ thì chưa thật là

đúng Nếu nói đó chính là Tử

đã đến thì càng không phải Có

thể nói rằng, đó chỉ là sự mơ

tưởng của HMT HMT mơ

mình là khách tới thôn Vĩ Mơ

thì vẫn cứ mơ, bởi em chỉ là hư

ảo mà “sương khói” khoảng

cách không gian và thời gian

xa vời làm “mờ nhân ảnh”.

Câu thơ cuối cùng như là lời

đáp cho câu hỏi mở đầu “Ai

biết tình ai có đậm đà (không)

trần gian tươi đẹp và hạnh phúc

III TỔNG KẾT.

Khổ 1

Thế giới thực

- Thời gian: bình minh Không gian: Miệt vườn -> Khung cảnh tươi sáng, ấm áp, hài hoà giữa con người và thiên nhiên

Khổ 2

Thế giới mộng

- Thời gian: đêm trăng

- Không gian: trời, mây, sông, nước

-> khung cảnh u buồn, hoang vắng, hia lìa…

Khổ 3

Thế giới ảo.

Thời gian: không xác định

- Không gian: đường xa, sương khói

- -> khung cảnh hư ảo…

=> Khát vọng yêu thương, đồng cảm!

Trang 10

mà về thăm thôn Vĩ”

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS

tổng kết

TT7:GV yêu cầu HS:

Nhận xét bút pháp miêu tả

trong 3 khổ thơ có gì khác

nhau (Thời gian, không gian,

khung cảnh)?

TT4: HS đọc ghi nhớ SGK

4 Củng cố.

- Nắm vững ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?

- Chọn đoạn trích để bình giảng?

5 Hướng dẫn HS tự học

Trang 11

- Học thuộc bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử

- Tiết sau: TRẢ BÀI SỐ 5 – RA BÀI SỐ 6 NLVH (HS làm ở nhà)

V Bổ sung – Rút kinh nghiệm.

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày đăng: 21/05/2019, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w