1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 23 bài: Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử

12 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

Kiến thức, kĩ năng - Giúp học sinh cảm nhận được bức tranh thiên nhiên, phong cảnh cũng là tâm cảnh, qua đó thể hiện một nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử.. Đó còn là tấm lòng thiết tha của

Trang 1

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 Tiết 86 ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Hàn Mặc Tử)

A PHẦN CHUẨN BỊ

I Mục tiêu cần đạt

1 Kiến thức, kĩ năng

- Giúp học sinh cảm nhận được bức tranh thiên nhiên, phong cảnh cũng là tâm cảnh, qua

đó thể hiện một nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người

- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới

2 Thái độ, tình cảm

- Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên, con người và quý trọng tình cảm, biết đồng cảm, chia sẻ với những người mắc bệnh hiểm nghèo như Hàn Mặc Tử

II Phương tiện thực hiện

- Đối với Giáo viên: Sách Giáo viên, Sách Giáo khoa, Bài soạn, giáo án điện tử, máy chiếu

- Đối với Học sinh: Sách Giáo khoa, vở soạn bài và vở ghi

III Cách thức tiến hành

- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, thể hiện đúng nhịp điệu tha thiết của tác phẩm Tổ chức cho học sinh phân tích bằng hệ thống các câu hỏi gợi mở, kết hợp thảo luận nhóm

B TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

I Kiểm tra bài cũ (2 phút)

1 Câu hỏi

Trang 2

- Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận và cho biết chủ đề của bài thơ?

2 Đáp án

- Yêu cầu đọc: Đọc đúng nhịp điệu, diễn cảm

- Chủ đề của bài thơ: Qua bài thơ, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, lòng yêu nước thầm kín, thiết tha

II Bài mới

* Vào bài

Hàn Mặc Tử được xem là “một tếng thơ bí ẩn, một đời thơ bất hạnh” nhất của phong trào thơ mới Đến với tập “thơ điên” của ông, ta như say trong “máu cuồng và hồn điên” với những đau thương, day dứt Ấy thế mà giữa bản đàn rớm máu ấy lại lạc vào một nốt nhạc trong trẻo tựa hồ cõi thiên thai lạc giữa bụi trần “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh

thiên nhiên tươi đẹp, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người

(?) Trình bày những hiểu biết về nhà

thơ Hàn Mặc Tử?

I.Tìm hiểu chung

1 Tác giả Hàn Mặc Tử

- Cuộc đời: Hàn Mặc Tử tên khai sinh năm

1912, mất năm 1940, tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí Ông sinh ra ở làng Lệ Mĩ - Đồng Hới – Quảng Bình trong một gia đình viên chức nghèo Có một thời ông làm công chức ở

sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo Năm 1936, ông bị mắc bệnh phong nên về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất ở đây

Trang 3

- Em hãy cho biết hoàn cảnh xuất xứ

của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ?

GV (Mở rộng) Thời gian làm việc ở

sở đạc điền Bình Định, Hàn Mặc Tử có

quen và thầm yêu một cô gái là Hoàng

Cúc Sau đó ông vào Sài Gòn, còn

Hoàng Cúc theo gia đình ra Huế Khi

nằm trên giường bệnh, tác giả nhận

được tấm bưu thiếp có hình một bến

nước đêm trăng của Hoàng Cúc với vài

lời thăm hỏi Bao kỉ niệm về Huế tràn

về, Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ Đây

Thôn Vĩ Dạ khi đang cận kề với cái

chết trên giường bệnh

+ Cuộc đời chịu nhiều nỗi đau thương: bệnh tật, trắc trở tình duyên, phải sống cách li, tuyệt giao với mọi ngời

- Thế giới thi ca của Hàn Mặc Tử: không bình yên, đầy kinh dị

2 Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thời gian Hàn Mạc Tử sống trong bệnh tật, vật

vã với cơn đau ở trại phong Quy Hoà ít lâu sau, Hàn Mặc Tử qua đời

- Bài thơ đợc khơi nguồn cảm hứng

+ Từ mối tình đơn phơng của Hàn Mạc Tử và Hoàng Cúc, ngời con gái xứ Huế

+ Từ tình yêu, kỉ niệm với xứ Huế

- 1 vùng đất thơ mộng

- Xuất xứ: Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là ở đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ điên.

* Tập “Thơ điên” gồm có ba phần : “hương thơm”, “mật đắng”, máu cuồng và hồn điên” Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” nằm trong phần

“Hương thơm” Sau này tập thơ được đổi tên thành “Đau thương”

Trang 4

GV Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm,

tìm hiểu phần chú thích SGK và phát

biểu những cảm nhận ban đầu về bức

tranh thôn Vĩ

(?) Tìm những từ ngữ miêu tả thiên

nhiên, con người thôn Vĩ trong khổ thơ

đầu?

(?) Em có nhận xét gì về khung cảnh

thôn Vĩ qua đoạn thơ đầu?

II Đọc hiểu bài thơ

1 Khổ thơ đầu

- “Nắng hàng cau”: Cái nắng tinh khôi của buổi bình minh lấp ló sau hàng cau nơi thôn Vĩ

- “Vườn ai mướt quá” và “xanh như ngọc” gợi cảm giác về một màu xanh non tơ, xanh mượt

mà tràn đầy sức sống

- “Mặt chữ điền” Khuôn mặt chữ điền, thuần hậu, mang vẻ hài hoà rất á Đông Gương mặt

ấy ẩn hiện sau tre trúc rất kín đáo, dễ thương

- Thôn Vĩ Dạ nằm dưới ánh bình minh chan chứa của “Nắng hàng cau”, mang vẻ đẹp tinh khôi mà dịu dàng rất Huế Những mảnh vườn xang mướt “mướt quá” được so sánh với màu xanh trong tinh khiết của ngọc “xanh như ngọc” Hình ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ điền” lại cho thấy những con người phúc hậu,

vẻ đẹp đầy đặn tươi mới Bức tranh có đầy đủ

âm thanh, màu sắc và cả con người

Trang 5

(?) Câu thơ mở đầu có gì đặc biệt?

(?) Từ “ai” trong “vườn ai” gợi cho em

điều gì?

(?) Hình ảnh “mặt chữ điền” ở câu thơ

cuối là khuôn mặt của ai?

- Câu thơ mở đầu là một câu hỏi tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau Đó cũng có thể là câu hỏi

mà Hàn Mặc Tử tưởng tượng ra Hoàng Cúc đang hỏi mình Đó cũng có thể hiểu là lời tự vấn chính mình của tác giả Chính từ câu hỏi này cũng tạo ra sự mơ hồ, bất định cho từ “Ai” trong “vườn ai” ở câu ba và nhiều cách hiểu khác nhau về “mặt chữ điền” ở câu thơ cuối

- Câu thơ ba xuất hiện từ “Ai” hết sức đặc biệt – nó vừa mơ hồ không xác định lại như cụ thể

rõ ràng “Vườn ai”

+ Đoạn thơ mở đầu bằng câu hỏi: “Sao anh…?” và kết thúc bằng câu hỏi “vườn ai…?”, câu hỏi đó như xoáy vào lòng người tâm trạng, nỗi lòng của nhà thơ

- Hình ảnh “mặt chữ điền” trong câu thơ thứ tư lại gây ra nhiều tranh luận nhất Có người cho rằng đó là khuôn mặt của nhà thơ, có người lại xem đó là khuôn mặt của Hoàng Cúc Nhưng

có vẻ như cách hiểu đó là khuôn mặt phúc hậu của người dân xứ Huế được xem là thích hợp nhất Đó là một vẻ đẹp hài hòa, thanh tú mà đầy đặn giữa con người và cảnh vật

Trang 6

 Bốn câu thơ đầu vẽ nên bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ với vẻ đẹp tinh khôi và non mướt Qua

đó bộc lộ tâm trạng, nỗi lòng của bâng khuâng, say đắm của nhà thơ

GV (Chuyển ý)

Khung cảnh thôn Vĩ lúc hừng đông hiện lên qua khổ thơ đầu thật tươi non và tràn trề sức sống Thế nhưng đến khổ thơ thứ hai không gian chìm dần vào huyền ảo như bất định Dường như ở khổ thơ này, nhà thơ đặc tả cảnh trời mây sông nước trong nỗi buồn man mác chia phôi để bộc lộ niền hoài vọng tha thiết bâng khuâng

(?) Bức tranh thiên nhiên hiện lên ở

khổ thơ thứ hai có gì đặc biệt?

2 Khổ thơ hai

- Thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ đều nhuốm màu chia lìa, li tán và man mác buồn thương

+ Câu thơ đầu là hình ảnh gió mây chia lìa đôi

Trang 7

ngả “Gió theo lối gió mây đường mây” Nó gợi nên sự chia lìa ngay trong lòng thi sĩ Phải chăng ông đang ở trên giường bệnh và luôn nghĩ rằng rồi mình cũng phải chia lìa thế giới tươi đẹp này và cũng chính là chia li với người

mà ông từng thầm yêu

+ Câu thơ thứ hai nối tiếp mạch cảm xúc của câu thơ đầu Nỗi buồn của nhà thơ hòa với cảnh chia lìa và một sự lặng lẽ của dòng nước chảy Tâm trạng của nhà thơ như hòa nhập với cái nhịp điệu nhè nhẹ, chầm chậm, buồn mênh mang và sâu thẳm

+ Từ ngữ “buồn thiu” đặt giữa câu thơ hai kết hợp với hình ảnh “hoa bắp lay” tạo một nỗi buồn bâng khuâng, man mác khó tả Nó cứ tan

ra, hòa nhập lại và đọng trong sâu thẳm hồn thi nhân

- Câu thơ ba bốn, thi nhân như bước hẳn vào thế giới của mộng ảo Hình ảnh con thuyền trên bến sông trăng thật thi vị

+ Hai câu thơ làm thành câu hỏi: “Thuyền của ai?” Và “Có chở trăng về kịp tối nay không?”

Từ “tối nay” cũng mang tính ước lệ (tối nay là tối nào?)

 Dường như con người tội nhgiệp đang mong ngóng,, hi vọng, đang chạy đua với thời gian vì nhà thơ biết rõ thời gian cho cuộc sống của

Trang 8

mình chẳng còn được bao lâu Biết đâu tối mai thôi cuộc đời vụt tắt và vầng trăng kia cũng mất, sự chia lìa vĩnh viễn sẽ đến

 Khổ thơ hai vẽ nên một thế giới hư ảo Hồn thi nhân như xa rời cõi thực Nơi đó có sự hẹn

hò, chờ đợi, có phấp phỏng một niềm hi vọngvà cả dự cảm về một sự chia lìa, có thất vọng và hi vọng, có rạo rực bâng khuâng và sự nhói đau của một thiên nhiên và cũng chính là con người đầy bí ẩn

GV (Chuyển ý)

Từ giọng thơ khắc khoải với nỗi buồn chia li xa xót ở khổ thơ hai, đến khổ thơ thứ

ba giọng thơ đã trở nên gấp gáp, khẩn thiết hơn Thi nhân đối diện với lòng mình khi mơ

về một bóng giai nhân tựa hồ ảo ảnh Cảnh thơ như từ thế giới huyền ảo bước vào ảo ảnh của hư vô

(?) Các từ ngữ và hình ảnh thơ nào gợi

lên cảm giác mơ hồ, hư ảo ở khổ thơ

cuối?

3 Khổ thơ cuối

+ Từ ngữ: “mơ, khách đường xa, áo trắng, sương khói, mờ nhân ảnh, tình ai ” Tất cả đều gợi sự xa xôi, hư ảo

+ Hình ảnh “áo em trắng quá” là hình bóng giai nhân trong màu áo trắng trinh nguyên như một

Trang 9

(?) “Khách đường xa” và “em” ở đây

là ai?

(?) Hai từ “Ai” (“ai biết” và “tình ai”)

trong câu thơ cuối để nói về nhân vật

trữ tình nào?

(Học sinh thảo luận nhóm trong 2

phút, cử đại diện trả lời)

ảo ảnh xa vời + Tiếng goị “khách đường xa” điệp lại hai lần, quấn quýt, tha thiết đầy khát vọng, nhưng

“khách đường xa” dường như cứ chập chờn xa vời rồi khuất bóng

- “Khách đường xa” và “em” chỉ là một nhân vật trữ tình Đây cũng là người mà thi sĩ đang hướng tới Ta có thể hiểu rộng ra “khách đường xa” là tình người trong cuộc đời, còn em là nhân vật trữ tình mà tác giả muốn tâm sự

- Từ “Ai” thứ nhất là chỉ chủ thể trữ tình (chính

là nhà thơ) Từ “Ai” thứ hai chỉ nhân vật trữ tình mà tác giả nói tới đó chính là nhân vật

“em”

+ Hai từ “Ai” trong câu thơ cuối “Ai biết tình

ai có đậm đà” bật lên thành một câu hỏi Nó bộc lộ tam tạng bâng khuâng xa xót, có cái gì

đó như mong ngóng, lại như an ủi Dẫu không còn một chút hi cọng nhưng chỉ cần “Ai biết” cho “tình ai” là cũng đủ lắm rồi Câu thơ cuối như lời đáp cho câu mở đầu

 Đoạn thơ khép lại bài thơ nhưng mở ra cả một bầu trời tâm trạng trong lòng thi sĩ Nhà thơ

Trang 10

đang chìm trong sự bi đát, trong nỗi buồn đau thương Tất cả đối với thi nhân dường như đã trở nên hư ảo, không còn nhìn rõ Nó như nhòa dần và xa rời nhà thơ mãi mãi bỏ lại đằng sau một con người còn hoài nghi và xót xa trong tuyệt vọng

(?) Em hãy cho biết giá trị nghệ thuật

và giá trị nội dung cua bài thơ?

III Tổng kết

- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được xem như một nốt nhạc trong trẻo lạc giữa bản đàn đau thương của tập “thơ điên” Thành công của tác phẩm là ở nghệ thuật goịư tả, liên tưởng tinh tế và những câu hỏi tu từ tạo nên sức xoáy sâu vào lòng người giúp người đọc đồng cảm với nỗi lòng của thi nhân

- Nội dung: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp về một miền quê và là tiếng lòng,

là tâm trạng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người

IV Luyện tập

1 Đây thôn Vĩ Dạ nằm trong tập thơ nào của nhà văn Hàn Mặc Tử?

Trang 11

a Gái quê b Thơ Điên.

* Đáp án: (b)

2 Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ra đời trong hoàn cảnh nào?

a Khi nhà thơ về thăm thôn Vĩ Dạ

b Khi Hoàng Cúc đến thăm

c Khi nằm trong giường bệnh

d Khi nghe kể chuyện về Huế

* Đáp án: (c)

3 Tác giả sử dung bao nhiêu câu hỏi tu từ trong bài thhơ?

* Đáp án: (c)

C HƯỚNG DẪN HỌC BÀI CŨ VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI.

1 bài cũ:

- Học thuộc lòng bài thơ và tìm hiểu các tác phẩm khác của nhà thơ Hàn Mặc Tử

2 Bài mới:

Trang 12

- Đọc bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi trong sách Giáo khoa Tìm đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 21/05/2019, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w