1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy số 05 hà nội

65 106 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,03 MB
File đính kèm b.rar (321 KB)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác xã hội chiếm vị trí ý nghĩa trong giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội trong mỗi quốc gia. Chính vì vậy, công tác xã hội đã được ghi nhận là một nghề quan trong tại nhiều nước trên thế giới. Trên một thế kỷ hình thành và phát triển như một nghề chuyên nghiệp trên thế giới, công tác xã hội đã và đang có những sự đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển nhân loại, phấn đấu xây dựng xã hội công bằng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, đặc biệt là những con người yếu thế trong xã hội. Trước nhu cầu cấp bách của xã hội, về các dịch vụ công tác xã hội, công tác xã hội ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển. Mặc dù còn đang trong quá trình hướng tới mục tiêu chính thức được công nhận là một nghề chuyên nghiệp, nhưng các dịch vụ mang hình thái của công tác xã hội đã hiện diện trong xã hội từ rất lâu và đang có những đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh gây ra những khó khăn cho cuốc sống người dân nói chung đặc biệt là những người dễ bị tổn thương và yếu thế tại Việt Nam Trong những năm trở lại đây, đường lối mở cửa và hội nhập Quốc tế của Việt Nam đã mang lại nhiều thành tựu hết sức quan trọng về kinh tế, văn hóa và xã hội, bên cạnh những mặt tích cực còn xuất hiện mặt trái của nó. Đó là tình hình tội phạm và vấn đề tệ nạn xã hội, trong đó vấn đề nghiện ma tuý có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn gây hậu quả hết sức nghiêm trọng. Theo báo cáo điều tra, năm 2015 cả nước có 204.400 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trong đó 19% là nghiện ma túy tổng hợp; gần 50% người nghiện độ tuổi lao động từ 1830; 62% tổng số người sau cai nghiện không có việc làm...Tỷ lệ tái nghiện ở các địa phương trong cả nước dao động từ 85% 95%. Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia, các cấp quản lý đề cập tới đó là các phương pháp trợ giúp người cai nghiện chưa phù hợp, hầu hết người nghiện chưa tự giác và hợp tác trong quá trình cai nghiện. Vấn đề tái nghiện kéo theo hàng loạt hệ lụy cho bản thân, cho gia đình người nghiện ma túy và sự phát triển an ninh, kinh tế, chính trị xã hội.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;

Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế điều tra;

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả khóa luận

Đoàn Thị Thủy

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thểgiảng viên Trường Đại học Lao động – Xã hội đã tận tình dạy dỗ và truyềnđạt cho tôi những kiến thức, kỹ năng cũng như lòng yêu mến, tâm huyết vớinghề

Xin trân trọng cảm ơn giảng viên TS Chu Thị Huyền Yến người đãhướng dẫn cho tôi rất tận tình trong quá trình hoàn thành khoá luận Nhờ có

sự chỉ bảo và giúp đỡ của cô mà tôi đã học hỏi được rất nhiều bài học kinhnghiệm quý báu trong việc thực hiện và hoàn thiện khoá luận

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ tại Cơ sở cai nghiện ma túy

số 05 Hà Nộiđã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành bài khoá luậncủa mình Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những học viên cai nghiện đanglao động trị liệu trong địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ, hợp tác tích cực trongsuốt quá trình nghiên cứu đề tài của mình

Trong quá trình nghiên cứu, vì lý do thời gian cũng như kiến thức, kinhnghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, sinh viên không thể tránh khỏi những thiếusót nhất định Sinh viên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từcác thầy cô trong khoa Công tác xã hội để bài khoá luận tốt nghiệp được hoànthiện hơn

Sinh viên xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 201 8

Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Thủy

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

PHẦN MỞ ĐẦU 9

1 Lý do chọn đề tài 9

2 Mục tiêu nghiên cứu 10

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng nghiên cứu 10

5 Khách thể nghiên cứu 10

6 Phạm vi nghiên cứu 11

7 Phương pháp nghiên cứu 11

8 Mô tả về mẫu nghiên cứu 12

9 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 13

PHẦN NỘI DUNG 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY 14

1.1 Các khái niệm liên quan 14

1.1.1 Khái niệm chất gây nghiện 14

1.1.2 Khái niệm ma túy 14

1.1.3 Khái niệm nghiện 15

1.1.4 Khái niệm nghiện ma túy: 15

1.1.5 Khái niệm người nghiện ma túy 16

1.1.5.1 Đặc điểm tâm, sinh lý của người nghiện ma túy 16

1.1.5.2 Nhu cầu của người nghiện ma túy 17

Trang 4

1.1.6 Khái niệm Công tác xã hội 18

1.1.7 Khái niệm hoạt động Công tác xã hội 19

1.1.8 Khái niệm hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy 19

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ người nghiện ma túy 20

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động hỗ trợ người nghiện ma túy 21

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 24

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ 05 HÀ NỘI 25

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 25

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu 25

2.1.1.1 Lịch sử hình thành cơ sở 25

2.1.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 25

2.1.2 Khách thể nghiên cứu 28

2.1.2.1 Độ tuổi 28

2.1.2.2 Giới tính 29

2.1.2.3 Thời gian công tác của cán bộ cơ sở 30

2.1.2.4 Chuyên môn nghiệp vụ 31

2.1.2.5 Trình độ đào tạo 31

2.1.2.6 Trình độ học vấn của học viên 33

2.1.2.7 Nghề nghiệp trước khi cai nghiện 33

2.1.2.8 Thái độ của cán bộ đối với học viên 34

2.2 Thực trạng hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội 34

2.2.1 Đánh giá nhu cầu của người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội 34

2.2.2 Các hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội 37

Trang 5

2.2.2.1 Hoạt động tham vấn, tư vấn các kiến thức trong điều trị nghiện, các

chính sách dịch vụ hỗ trợ của Đảng và Nhà nước 37

2.2.2.2 Thực trạng hoạt động đánh giá nhu cầu, cùng xây dựng kế hoạch trợ giúp 39

2.2.2.3 Thực trạng hoạt động vận động, kết nối nguồn lực trợ giúp 41

2.2.2.4 Thực trạng hoạt động giáo dục nâng cao kiến thức 42

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội 48

2.3.1 Thuận lợi 48

2.3.2 Khó khăn 49

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 50

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 51

1 Kết luận 51

2 Giải pháp, khuyến nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 56

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Mức độ hoạt động tham vấn, tư vấn 38Bảng 2.2 Hiệu quả hoạt động tham vấn, tư vấn 39Bảng 2.3 Mức độ thực hiện các hoạt động đánh giá nhu cầu, cùng xây

dựng kế hoạch trợ giúp học viên 40Bảng 2.4 Hiệu quả các hoạt động đánh giá nhu cầu, cùng xây dựng kế

hoạch trợ giúp học viên 41Bảng 2.5 Mức độ thực hiện hoạt động vận động, kết nối, giới thiệu

nguồn lực trợ giúp trong xã hội 42Bảng 2.6 Hiệu quả hoạt động vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực

trợ giúp trong xã hội 43Bảng 2.7: Mức độ tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, nâm cao kiến

thức do cán bộ đánh giá 44Bảng 2.8: Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục nâng cao kiến thức do

học viên đánh giá 45Bảng 2.9: Hiệu quả hoạt động giáo dục, nâng cao kiến thức do cán bộ

đánh giá 47Bảng 2.10: Hiệu quả hoạt động giáo dục, nâng cao kiến thức do học viên

đánh giá 48Bảng 2.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội 50

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của cán bộ cơ sở 29

Biểu đồ 2.2: độ tuồi của học viên cai nghiện 30

Biểu đồ 2.3: Giới tính khách thể nghiên cứu 30

Biểu đồ 2.4: Thời gian công tác của cán bộ 31

Biểu đồ 2.5: Chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cơ sở 32

Biểu đồ 2.6: Trình độ đào tạo của cán bộ 32

Biểu đồ 2.7: Thời gian được trị liệu tại trung tâm của học viên 33

Biểu đồ 2.8: Trình độ học vấn của học viên 34

Biểu đồ 2.9: Nghề nghiệp trước khi cai nghiện của học viên 34

Biểu đồ 2.10: Thái độ của cán bộ đối với học viên 35

Biểu đồ 2.11: Nhu cầu của người nghiện tại cơ sở 36

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công tác xã hội chiếm vị trí ý nghĩa trong giải quyết các vấn đề xã hội,nhằm đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội trong mỗi quốc gia Chính vì vậy,công tác xã hội đã được ghi nhận là một nghề quan trong tại nhiều nước trênthế giới Trên một thế kỷ hình thành và phát triển như một nghề chuyênnghiệp trên thế giới, công tác xã hội đã và đang có những sự đóng góp quantrọng cho sự nghiệp phát triển nhân loại, phấn đấu xây dựng xã hội công bằngnâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, đặc biệt là những con ngườiyếu thế trong xã hội Trước nhu cầu cấp bách của xã hội, về các dịch vụ côngtác xã hội, công tác xã hội ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và pháttriển Mặc dù còn đang trong quá trình hướng tới mục tiêu chính thức đượccông nhận là một nghề chuyên nghiệp, nhưng các dịch vụ mang hình thái củacông tác xã hội đã hiện diện trong xã hội từ rất lâu và đang có những đónggóp tích cực trong việc hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh gây ranhững khó khăn cho cuốc sống người dân nói chung đặc biệt là những người

dễ bị tổn thương và yếu thế tại Việt Nam

Trong những năm trở lại đây, đường lối mở cửa và hội nhập Quốc tế củaViệt Nam đã mang lại nhiều thành tựu hết sức quan trọng về kinh tế, văn hóa

và xã hội, bên cạnh những mặt tích cực còn xuất hiện mặt trái của nó Đó làtình hình tội phạm và vấn đề tệ nạn xã hội, trong đó vấn đề nghiện ma tuý có

xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn gây hậu quả hết sứcnghiêm trọng Theo báo cáo điều tra, năm 2015 cả nước có 204.400 ngườinghiện ma túy có hồ sơ quản lý trong đó 19% là nghiện ma túy tổng hợp; gần50% người nghiện độ tuổi lao động từ 18-30; 62% tổng số người sau cainghiện không có việc làm Tỷ lệ tái nghiện ở các địa phương trong cả nướcdao động từ 85%- 95% Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia,các cấp quản lý đề cập tới đó là các phương pháp trợ giúp người cai nghiệnchưa phù hợp, hầu hết người nghiện chưa tự giác và hợp tác trong quá trìnhcai nghiện Vấn đề tái nghiện kéo theo hàng loạt hệ lụy cho bản thân, cho giađình người nghiện ma túy và sự phát triển an ninh, kinh tế, chính trị xã hội.Tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội hiện nay đang có khoảng 250học viên đang lao động trị liệu, mỗi học viên lại có một hoàn cảnh khác nhaunhưng đa phần họ đều rơi vào trạng thái, hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất

Trang 10

lẫn tinh thần và luôn tự ti, mặc cảm Họ gần như đã chịu đựng tất cả sự bấthạnh và không thể tìm được hạnh phúc cho cuộc đời mình, chịu sự kỳ thị vàphân biệt đối xử của gia đình và cộng đồng xã hội.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi ý cho sinh viên lựa chọn đề

tài: “Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ ngườinghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Công tác xã hội trong

hỗ trợ người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội

- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để nâng cao hoạt động Công tác xãhội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 HàNội

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợngười nghiện ma túy

- Triển khai các phương pháp thu thập thông tin nhằm thu thập thông tin

về địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

- Mô tả đặc điểm của khách thể nghiên cứu là người nghiện ma túy

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ ngườinghiện ma túy

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Công tác xã hội trong hỗtrợ người nghiện ma túy

- Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị đối với hoạt động trợ giúp ngườinghiện ma túy

4 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại Cơ sởcai nghiện ma túy số 05 Hà Nội

5 Khách thể nghiên cứu

- Người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội

- Cán bộ tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội

Trang 11

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Phạm vi về mặt thời gian: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018

6.2 Phạm vi về mặt không gian: Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội

6.3 Phạm vi về mặt nội dung: Sinh viên tìm hiểu về hoạt động Công tác xã hội

trong hỗ trợ người nghiện ma túy (địa điểm tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05

Hà Nội), từ đó đưa ra những đề xuất thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả củahoạt động Công tác xã hội trong trợ giúp người nghiện ma túy nói chung vàngười nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy nói riêng

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi:

Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu

là 50 người nghiện ma túy và 20 cán bộ tại Cơ sở cai nghiện túy số 05 HàNội, với các câu hỏi nhằm khai thác thông tin cơ bản như tên, tuổi, năm sinh những nhu cầu, mong muốn của họ Đồng thời đánh giá sự hiểu biết của họ vềnhững hoạt động trợ giúp hay những chương trình mà họ được hưởng

7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Khi sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi, sinh viênchỉ thu được thông tin mang tính định lượng Trong quá trình phỏng vấn, sinhviên có thể kết hợp sử dụng các kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng quan sát,

kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng phản hồi, kỹ năng khuyến khích làm rõ ý đối vớiđối tượng là người nghiện ma túy được phỏng vấn để có thể hiểu được suynghĩ, nhu cầu và mong muốn của đối tượng, đồng thời thấy rõ được thực tếcuộc sống của họ, những khó khăn mà họ đang gặp phải, những rào cản vềkhả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội của họ

Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu người nghiện ma túy và đại diện cơ sởcai nghiện Những buổi phỏng vấn sẽ được sắp xếp lịch và có hẹn trước Địađiểm phỏng vấn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp

7.3 Phương pháp quan sát

Trong bài khóa luận, sinh viên sử dụng phương pháp quan sát để kiểmtra tính chính xác, khách quan và bao quát trực diện nhất của thông tin đã thuthập được từ những phương pháp khác nhau

Mục đích của việc quan sát nhằm giúp người quan sát thu thập đượccác thông tin về thực trạng cuộc sống của người nghiện ma túy tại cơ sở cainghiện và những rào cản, khó khăn của họ cũng như các yếu tố tác động đến

Trang 12

các hoạt động hỗ trợ họ Ngoài ra, phương pháp quan sát còn giúp tăng tínhxác thực, độ tin cậy của đề tài nghiên cứu.

7.4 Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp khá phổ biến vàđược sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài Trong đề tài này, sinhviên sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu có chọn lọc để thu thập thôngtin, số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu văn bản cầnthiết từ các ban ngành, đoàn thể có liên quan, các tài liệu trên sách, báo,internet, và các nguồn tin cậy khác Sử dụng phương pháp nghiên cứu tàiliệu giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu.Qua đó, sinh viên có cách nhìn, cách hiểu mới và có cách tiếp cận hợp lý đốivới vấn đề nghiên cứu của mình

Trong nghiên cứu này, sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệuliên quan tới người nghiện ma túy, cụ thể đó là các chương trình quản lý, cácchính sách an sinh xã hội của Nhà nước, các chương trình nghiên cứu, báocáo về thực trạng người nghiện ma túy và những hoạt động Công tác xã hộitrong hỗ trợ cho người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 HàNội

7.5 Phương pháp xử lí số liệu SPSS

Đây là một phương pháp thống kê toán học dùng để tiến hành thống

kê, phân tích, so sánh các số liệu nghiên cứu đã thu thập được thông quaphương pháp điều tra bằng bảng hỏi và các phương pháp khác nhằm mục đíchphục vụ hiệu quả quá trình nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học của đề tài

8 Mô tả về mẫu nghiên cứu

Sinh viên tiến hành chọn 50 người nghiện ma túy và 20 cán bộ tại Cơ sởcai nghiện ma túy số 05 Hà Nội để phát phiếu hỏi nhằm thu thập những thôngtin cần thiết

Cơ cấu của mẫu nghiên cứu như sau:

Cơ cấu về giới tính: gồm 50 người nghiện là giới tính nam (chiếm100%); 15 nam cán bộ (chiếm 95%) và 5 nữ cán bộ tại cơ sở (chiếm 1%)

Cơ cấu về độ tuổi:

- Độ tuổi của 20 cán bộ tại cơ sở bao gồm 15% dưới 30 tuổi; 65% từ 30tuổi đến 45 tuổi và 20% cán bộ có độ tuổi trên 45 tuổi

- Độ tuổi của 50 người nghiện ma túy tại cơ sở: 20% dưới 30 tuổi; 65%

Trang 13

từ 30 tuổi đến 45 tuổi và 15% trên 45 tuổi.

9 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Kết cấu của khóa luận bao gồm 03 phần: phần mở đầu; phần nộidung; phần kết luận, giải pháp và khuyến nghị Phần nội dung bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợngười nghiện ma túy

Chương 2: Đánh giá hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ ngườinghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội

Trang 14

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm chất gây nghiện

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013), Giáo trình Chất gây nghiện

và xã hội, CGN được hiểu như sau:

“Không có một định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nào về CGN.Luật phòng chống ma túy, các văn bản pháp quy của nhà nước, ngành y tế vàtrong quan niệm thường ngày của người dân đều đưa ra các đinh nghĩa/kháiniệm khác nhau về CGN Tuy nhiên, CGN được tiếp cận từ các khía cạnhkhác nhau, đưa ra những khái niệm như sau:

- Trong y tế, CGN là một hóa chất được sử dụng trong điều trị,chữabệnh, ngăn ngừa, hoặc được sử dụng để nâng cao sức khỏe thể chất và tinhthần Ví dụ: thuốc an thần, thuốc giảm đau

- Trong sinh học cũng thường thấy nhiều chất hóa nội sinh có cùng côngthức hóa học như CGN Nếu được tổng hợp trong cơ thể sẽ được gọi là chấthóa nội sinh, song nếu đưa từ ngoài vào cơ thể sẽ được gọi là CGN

- Theo Tổ chứcY Tế Thế Giới, CGN là “chất hóa học sau khi được hấpthu sẽ làm thay đổi chức năng thực thể và tâm lý của người sử dụng”

- Theo Luật phòng, chống ma túy 23/2000/QH: chất gây nghiện là chấtkích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sửdụng.”

1.1.2 Khái niệm ma túy

Bộ luật Hình sự Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày21/12/1999 và có hiệu lực thi hành từ 1/6/2000 quy định về ma tuý như sau:

Ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần

sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất matuý khác ở thể lỏng hay thể rắn

Luật Phòng, Chống ma tuý của Việt Nam được Quốc hội thông quangày 9/12/2000, có hiệu lực từ ngày 1/6/2000, tại điều 1 khoản 2 cũng gópphần làm rõ khái niệm ma túy thông qua định nghĩa về chất ma túy:

- Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định

Trang 15

trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tìnhtrạng nghiện đối với người sử dụng

Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng

Từ những định nghĩa được đưa ra trên đây, ta có thể hiểu một cách chungnhất rằng: Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhântạo, khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm

- sinh lý của cơ thể Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫntâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội

1.1.3 Khái niệm nghiện

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013), Giáo trình Chất gây nghiện và

xã hội, khái niệm nghiện được hiểu là:

“Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA): Nghiện là các hội chứnggồm tăng liều ma túy để có các tác dụng mong muốn, sử dụng ma túy để giảmhội chứng thiếu thuốc, không có khả năng giảm liều hoặc dừng ngừng sửdụng ma túy và tiếp tục sử dụng ma túy mặc dù biết nó có tác hại cho bảnthân và những người khác

Theo Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA):Nghiện là một bệnh não mãn tính, tái phát làm cho người nghiện buộc phảitìm và sử dụng ma túy, bất chấp các hậu quả đối với họ và những người xungquanh.”

Như vậy, nghiện được coi là bệnh mãn tính tái phát của não bộ vì nólàm thay đổi cấu trúc, chức năng và cơ chế hoạt động của não Sự thay đổi ởnão bộ thường kéo dài làm người sử dụng không tự kiểm soát được bản thân,mất khả năng cưỡng lại sự thèm muốn sử dụng ma túy và có xu hướng tìm và

sử dụng CGN, bất chấp hậu quả đối với cá nhân và cộng đồng

1.1.4 Khái niệm nghiện ma túy:

Cách hiểu thứ nhất:

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Nghiện ma túy là tình trạng nhiễmđộc mãn tính hay chu kỳ do sử dụng nhiều lần chất ma túy, với những đặcđiểm cơ bản là:

- Không cưỡng lại được nhu cầu sử dụng ma túy và sẽ tìm mọi cách để

có ma túy;

Trang 16

Theo nghĩa hẹp: nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đốivới các chất ma túy Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ươngtạo nên những phản xạ có điều kiện không thể quên hoặc từ bỏ được.

(Theo Thông tư số 22/LB-TT ngày 21/7/1994 Liên Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện, quyết định 167/TTg ngày08/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ)

Trong bài khóa luận sinh viên sử dụng cách hiểu thứ hai

1.1.5 Khái niệm người nghiện ma túy

Người nghiện ma túy là sử dụng và lệ thuộc vào ma túy Nếu người sửdụng ma túy có ít nhất 3 trong số 6 các tiêu chí sau trong 12 tháng thì có kếtluận người đó nghiện ma túy:

- Cảm giác buộc phải tìm kiếm sử dụng;

- Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng ma túy;

- Xuất hiện hội chứng cai thực thể;

- Có bằng chứng về sự dung nạp;

- Sao nhãng các thú vui, sở thích khác;

- Tiếp tục sử dụng ma túy đó bất chấp mọi hậu quả

Theo Thông tư số 22/LB-TT ngày 21/7/1994 Liên Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện, quyết định 167/TTg ngày08/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ: “Người nghiện ma túy là người thườngxuyên lệ thuộc vào thuốc gây nghiện (được gọi chung là ma túy như: heroin,cocain, moocfine, thuốc phiện, cần sa…) có sự thèm muốn mãnh liệt khócưỡng lại được, khi không sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai.”

1.1.5.1 Đặc điểm tâm, sinh lý của người nghiện ma túy

- Đặc điểm tâm lý:

Khi người sử dụng ma túy chuyển qua giai đoạn nghiện thì suy nghĩ,nhớ và thèm thuốc mãnh liệt cảm giác phê thuốc Điều này thôi thúc họ đi tìm

Trang 17

kiếm sử dụng khi thời gian bán hủy của chất gây nghiện đã hết.

Khi tâm trí chỉ nghĩ và thèm nhớ cảm giác phê thì các hoạt động hàngngày xung quanh và ngay cả những thú vui ưu thích của họ trước đây họ đềukhông quan tâm nữa

Khả năng ra quyết định của họ bị suy giảm, không thể kiểm soát đượchành vi sử dụng ma túy của mình Bản thân họ nhiều khi muốn dừng nhưng

cơ thể và tâm trí không còn điều khiển được nữa

Sử dụng ma túy không cân nhắc về hậu quả (vấn đề pháp luật, sứckhỏe, gia đình, lây nhiễm HIV ), việc đáp ứng cơ thể có thuốc là ưu tiên sốmột

Thích ở một mình, ngại tiếp xúc với mọi người, kể cả là người thântrong gia đình

Tâm trạng thường hay lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, cóbiểu hiện chống đối, cáu gắt

1.1.5.2 Nhu cầu của người nghiện ma túy

Trong CTXH, việc đánh giá các nhu cầu và lựa chọn vấn đề ưu tiên đểgiải quyết là vô cùng quan trọng Nếu đánh giá các nhu cầu của người nghiện

ma túy theo tháp nhu cầu của Maslow thì các nhu cầu của họ chưa được đápứng đầy đủ Trong đề tài này, người nghiên cứu đề cập đến 04 nhu cầu màngười nghiện ma túy quan tâm đó là:

 Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe thể chất:

- Do ảnh hưởng của ma túy nên sức khỏe của người nghiện giảm sútnghiêm trọng hoặc phát sinh một số bệnh kèm theo (mất ngủ, rụng tóc ) vìvậy họ có nhu cầu lớn về hỗ trợ y tế để cai nghiện, chữa bệnh và phục hồi sứckhỏe

- Người nghiện ma túy cần được tư vấn xét nghiệm máu để biết cũngnhư phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

- Họ cũng cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để chống lại bệnh tật

 Nhu cầu được cung cấp thông tin:

Trang 18

- Người nghiện ma túy cần được cung cấp các thông tin về bệnhnghiện ma túy (nguyên nhân, tác hại và các phương pháp phòng chống ) qua

đó họ chủ động tham gia cai nghiện và phòng chống tái nghiện

- Ngoài những thông tin về bệnh nghiện ma túy, người nghiện ma túycòn có cần được cung cấp những thông tin về các chính sách, chương trình,dịch vụ xã hội mà họ được hưởng

 Nhu cầu về tinh thần:

- Được sống trong môi trường không có ma túy Do sự kích thích của

ma túy, ý chí của người nghiện kém, khó kiềm chế trước cám dỗ từ ma túy, vìvậy việc cách ly đối tượng ra khỏi môi trường có ma túy là điều rất cần thiết,không chỉ trong thời gian cai nghiện mà cả khi cai nghiện xong

- Người nghiện ma túy cần được sự yêu thương, đùm bọc, cảm thôngchia sẻ của gia đình, người thân và cộng đồng

- Họ cần được tôn trọng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ xã hội

 Nhu cầu về việc làm:

- Tạo cho người nghiện ma túy một việc làm ổn định là điều rất cầnthiết giúp họ tìm được niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống

- Ngoài ra khi có một công việc ổn định, kinh tế được đảm bảo, đờisống vật chất của người nghiện ma túy được nâng cao

1.1.6 Khái niệm Công tác xã hội

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình Nhập môn Công tác

xã hội, Công tác xã hội được hiểu là:

Theo Hiệp hội nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp của Mỹ(NASW, 1983) cho rằng: “Công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệpnhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng trưởng nănglực và chức năng xã hội để tạo ra những điều kiện xã hội cần thiêt, giúp họ đạtđược mục tiêu.”

Theo cố Th.S Nguyễn Thị Oanh thì: “Công tác xã hội là hoạt động thựctiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc,phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề Công tác

xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội”.Hiệp hội CTXH Quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011)thống nhất một định nghĩa về CTXH như sau: “Công tác xã hội là nghềnghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của conngười và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng

Trang 19

quyền lực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người CTXH sửdụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vàocan thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống.”

Từ những khái niệm trên có thể đi đến khái niệm về Công tác xã hội nhưsau:

“Công tác xã hội là một nghề một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu

và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.”

1.1.7 Khái niệm hoạt động Công tác xã hội

Từ khái niệm về Công tác xã hội sinh viên đưa ra cách hiểu về hoạtđộng Công tác xã hội như sau: “Hoạt động Công tác xã hội bao gồm các hoạtđộng mang tính trợ giúp, giúp đỡ của nhân viên xã hội như tham vấn, tư vấn,biện hộ, kết nối, cung cấp thông tin về các chương trình, dịch vụ, chính sáchcủa Nhà nước, các nguồn lực nhằm giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng giảiquyết được vấn đề của mình, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.”

1.1.8 Khái niệm hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy.

Từ những khái niệm trên sinh viên đưa ra cách hiểu về hoạt động Côngtác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy như sau:

“Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy là việcnhân viên xã hội áp dụng những các hoạt động mang tính hỗ trợ như thamvấn, tư vấn, biện hộ, cung cấp thông tin về các chương trình, dịch vụ, chínhsách của Nhà nước, hỗ trợ kết nối họ đến các nguồn lực phù hợp để giúpngười nghiện ma túy giải quyết được vấn đề của mình.”

- Đối với hoạt động tham vấn: tham vấn cho người nghiện là quá trìnhtương tác giữa nhà tham vấn dựa trên nguyên tắc nghề nghiệp và kỹ năngchuyên môn với thân chủ là người nghiện ma túy, giúp họ hiểu về những khókhăn, vấn đề do nghiện ma túy, từ đó nâng ca năng lực giải quyết vấn đề củangười nghiện

- Đối với hoạt động biện hộ: nhân viên xã hội đứng trên lập trường củathân chủ là người nghiện ma túy, chấp nhận thân chủ để giành lấy những sự

Trang 20

hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức, cộng đồng giúp thân chủ giải quyết vấn đề củamình.

- Đối với hoạt động cung cấp thông tin về các chính sách, chương trình,dịch vụ trợ giúp: người nghiện ma túy có quyền được biết về những chínhsách, chương trình, dịch vụ xã hội mà mình được hưởng

- Đối với hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức: giúp người nghiện matúy hiểu biết hơn về tác hại của việc sử dụng ma túy đến sức khỏe, kinh tế,hạnh phúc gia đình

- Đối với hoạt động kết nối: nhân viên xã hội kết nối thân chủ là ngườinghiện ma túy đến các nguồn lực phù hợp với nhu cầu của họ (việc làm, y tế,giáo dục ) từ đó hỗ trợ giải quyết vấn đề của thân chủ tốt hơn

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ người nghiện ma túy

- Bản thân người nghiện Có thể khẳng định rằng trong cuộc sống, ai

cũng đều có những nan đề riêng của mình tuy nhiên bất cứ thay đổi nào diễn

ra trong cuộc đời mỗi người thì đều phải bắt đầu từ chính họ, với những cốgắng của chính họ Những người nghiện ma túy cũng vậy, muốn cai nghiệnthành công thì trước tiên phải bắt đầu từ những cố gắng của chính họ màkhông ai có thể làm thay họ Sự quyết tâm cai nghiện của người nghiện là rấtcần thiết Bởi vì trong quá trình cai nghiện, từ cắt cơn cho đến điều trị táinghiện, họ đều phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách – từ sự đau đớn vềmặt thể chất do hội chứng cai trong quá trình cắt cơn cho đến những rào cảntâm lý trong quá trình chống tái nghiện (vượt qua được sự thèm nhớ ma túy,

sự lôi kéo của bạn nghiện…) mà để vượt qua tất cả những vấn đề này đòi hỏi

ở họ có sự quyết tâm lớn, đấu tranh bền bỉ hàng ngày

- Yếu tố gia đình: Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến người nghiện ma

túy (khuyên người nghiện đi cai nghiện, hỗ trợ trong giai đoạn cắt cơn cũngnhư quá trình chống tái nghiện cho người nghiện ) khi người nghiện thựchiện quá trình cai nghiện thường rất đau đớn về mặt thể chất cũng như tinhthần, vì vậy gia đình chính là điểm tựa để người nghiện ma túy vượt qua Saukhi cai nghiện, gia đình cũng là nơi giám sát, kiểm tra tránh tình trạng táinghiện

- Yếu tố cộng đồng và môi trường: Những định kiến trong xã hội khi nói

đến vấn đề nghiện ma túy Người nghiện ma túy thường bị coi là tội phạm, làngười nguy hiểm Trong gia đình, cộng đồng xã hội họ cũng thường bị phânbiệt đối xử, xem thường Những hứa hẹn nhiều lần rồi không thực hiện đượccủa người nghiện ma túy khiến cho các thành viên trong gia đình thất vọng và

Trang 21

mất niềm tin, từ đó mối quan hệ dần dần đổ vỡ, sự tin tưởng, yêu thương vàtôn trọng của các thành viên bị thay thế bằng sự dị nghị, nghi ngờ, dò xét vàkhông tin tưởng Môi trường sống cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng hỗ trợ người nghiện ma túy Môi trường không có ma túy là điều rất cầnthiết đối với người đang cai nghiện cũng như người nghiện sau cai Tỷ lệngười tái nghiện hiện vẫn còn rất cao, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hỗ trợ.

- Nhân viên xã hội: Việc các nhân viên xã hội cung cấp các hoạt động hỗ

trợ là điều không thể thiếu giúp người nghiện ma túy cai nghiện thành công.Tuy nhiên để làm được điều này nhân viên xã hội cần phải có kiến thức, kỹnăng chuyên môn vững chắc, có lòng yêu nghề và nhiệt huyết với nghề

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động hỗ trợ người nghiện

ma túy

Nghiện ma túy là hiểm họa của các quốc gia dân tộc trên toàn cầu, lànguyên nhân chính làm lây nhiễm HIV/AIDS và phát sinh nhiều loại tộiphạm Hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự pháttriển kinh tế - xã hội, trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe, giống nòi dân tộc.Thời gian qua, công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy luôn đượcĐảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, triển khai nhiều biệnpháp đồng bộ, quyết liệt, kiên trì và đạt được kết quả quan trọng, góp phầnbảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước

Tuy nhiên, tình hình tội phạm ma túy, nghiện ma túy tại Việt Nam còndiễn biến rất phức tạp Xuất hiện nhiều loại ma túy mới; việc buôn bán, vậnchuyển, sản xuất ma túy tổng hợp gia tăng; người sử dụng và người nghiện

ma túy tổng hợp tăng nhanh, nhất là trong thanh, thiếu niên và học sinh gâybức xúc trong xã hội Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, quan điểm củacác cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về sử dụng ma túy, nghiện, cainghiện ma túy chưa đầy đủ, chưa thống nhất; trách nhiệm của người đứng đầumột số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được đề cao; hệ thống pháp luật, cơchế chính sách chậm đổi mới, chưa đồng bộ; công tác tuyên truyền chưa đạtđược hiệu quả mong muốn; việc huy động nguồn lực trong và ngoài nước chocông tác phòng, chống và cai nghiện ma túy chưa đáp ứng được yêu cầu,nhiệm vụ đặt ra

Để tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống và cainghiện ma túy trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ

Trang 22

trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộcChính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết số98/NQ/CP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạophòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Nghịquyết số 30/NQ/CP ngày 07 tháng 3 năm 2017 phiên họp thường kỳ tháng 2năm 2017 của Chính phủ; Thông báo kết luận số43/TB-VPCP ngày 25 tháng

01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trựctuyến toàn quốc về công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy; đồngthời tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Xác định rõ công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy là nhiệm vụtrọng tâm, cấp bách, thường xuyên, liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền

và toàn xã hội; tập trung thực hiện mục tiêu 3 giảm: giảm cung, giảm cầu,giảm tác hại Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác quốc tế, huy động cácnguồn lực trong và ngoài nước để bảo đảm cho công tác phòng, chống và cainghiện ma túy

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật vềphòng, chống và cai nghiện ma túy theo hướng bảo đảm đồng bộ, thống nhất,tăng cường công tác phòng ngừa, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối vớingười có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, đẩy mạnh công tác cai nghiện

tự nguyện, giảm cai nghiện bắt buộc

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống và cai nghiện ma túy;

đa dạng hóa các hình thức và nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đốitượng, chú trọng truyền thông qua mạng xã hội về hiểm họa ma túy; phátđộng phong trào toàn dân tham gia phòng, chống và cai nghiện ma túy; nhânrộng mô hình hiệu quả trong công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy

- Tăng cường các biện pháp đấu tranh với tội phạm ma túy trên các tuyến

và địa bàn trọng điểm, xóa bỏ các điểm nóng về mua bán và tổ chức sử dụngtrái phép chất ma túy; tăng cường kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quanđến ma túy; trồng cây có chất ma túy Đẩy mạnh các hoạt động điều tra, pháthiện, kịp thời bắt giữ và truy tố, xét xử nghiêm các tội phạm về ma túy… Ràsoát, phân loại, quản lý chặt chẽ người sử dụng, người nghiện ma túy gắn vớiứng dụng công nghệ thông tin

- Đa dạng hóa các hình thức điều trị, cai nghiện ma túy: cai nghiện bắtbuộc, cai nghiện tự nguyện, điều trị thay thế bằng Methadone và kết nối cácdịch vụ hỗ trợ xã hội sẵn có tại địa phương; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,

Trang 23

nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; nâng cao năng lực hệ thống tổ chức thựchiện công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy; tăng cường công tác quản

lý người nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện Tổ chức nghiên cứu, sản xuấtcác bài thuốc và phương pháp điều trị, cai nghiện ma túy an toàn, hiệu quả,đặc biệt là điều trị các rối loạn do sử dụng ma túy tổng hợp

Luật Phòng chống ma túy được Quốc hội ban hành ngày 19/12/2000 và

sửa đổi bổ sung năm 2008 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về cainghiện Điều 25 Luật Phòng chống ma túy nêu rõ: “áp dụng chế độ cai nghiệnđối với người nghiện, khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cainghiện; tổ chức các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; khuyến khích cá nhân,gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cai nghiện tự nguyện cho ngườinghiện ma túy, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện vàphòng chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc vàphương pháp cai nghiện ma túy” Người nghiện ma túy có thể đăng ký tựnguyện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hay tại các cơ sở cai nghiện (Điều27)

Bên cạnh việc khuyến khích người nghiện ma túy đăng ký cai nghiện tựnguyện, Luật Phòng chống ma túy đã quy định biện pháp cai nghiện bắt buộctại cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện đối với người nghiện ma túy không tựnguyện cai nghiện Việc cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng được thực hiệntheo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt làUBND cấp xã) với người mới nghiện nhưng không tự nguyện cai nghiện(Điều 27)

Biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện được áp dụng đối với

"Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện ma tuý tại giađình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn màvẫn còn nghiện hoặc người nghiện không có nơi cư trú nhất định phải đượcđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc… Thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cainghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm" (Điều 28) Đối với người nghiện

ma tuý từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình cộng đồnghoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiệnhoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc dành riêng cho họ và điều này không coi là việc xử lý vi phạm hànhchính (Điều 29)

Trang 24

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, khóa luận đã tập trung đề cập đến hệ thống cơ sở lýluận liên quan đến người nghiện ma túy Đưa ra khái niệm về chất gâynghiện, về ma túy, người nghiện ma túy và các khái niệm có liên quan Nêuđặc điểm tâm, sinh lý của người nghiện ma túy và nhu cầu, mong muốn của

họ

Chương 1 cũng đã đề cập đến quan điểm, chính sách của Đảng và Nhànước về hoạt động hỗ trợ người nghiện ma túy Từ đó nhận thấy rằng ngườinghiện ma túy và các vấn đề của họ đang dành được nhiều sự quan tâm

Như vậy, với việc phân tích cơ sở lý luận về người nghiện ma túy, nhữngvấn đề có liên quan đến nhóm đối tượng này chúng ta sẽ có cơ sở để tiến hành

điều tra, phân tích và đánh giá Hoạt động Công tác xã hội trong địa bàn

nghiên cứu là Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội

Trang 25

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG

HỖ TRỢ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA

TÚY SỐ 05 HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1 Lịch sử hình thành cơ sở

Cơ sở Cai nghiện ma túy số 5 Hà Nội nằm tại phường Xuân Phương,quận Từ Liêm, Thành phố Hà Nội Được thành lập năm 2007 với tên Trungtâm chữa bệnh giáo dục số 05 Hà Nội, năm 2017 đổi tên thành Cơ sở cainghiện ma túy số 05 Hà Nội theo Quyết định số 6129/QĐ- UBND ngày31/8/2017 của UBND thành phố Hà Nội

2.1.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

- Vị trí:

Cơ sở Cai nghiện ma túy số 5 Hà Nội ( sau đây gọi tắt là Cơ Sở) là đơn

vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội , hoạt động cóthu theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP,

có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng

Cơ sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của SởLao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,hưỡng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội

- Chức năng:

Tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi,nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng cho ngườinghiện ma túy có nhu cầu được cai nghiện tự nguyện

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, cai nghiện, phục hồi sức khỏe,chăm sóc, tư vấn cho các đối tượng nghiện ma túy có quyết định áp dụng xử

lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy trình quy định;

Tổ chức, cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị người nghiện chấtdạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone;

Tổ chức dạy văn hóa, xóa mù và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ; giáo

Trang 26

dục phục hồi hành vi, nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ họcvấn; tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động văn hóa, xã hộicho đối tượng để thay đổi nhận thức, hành vi đảm bảo điều kiện tái hòa nhậpcộng đồng;

Hướng dẫn, tư vấn cho gia đình đối tượng về chữa trị, cai nghiện, quản

lý, giáo dục tại gia đình và cộng đồng;

Tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề, lao động sản xuất, đảm bảo vệsinh, an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các dự án về việc làm, xóa đói giảm nghèo, các chương trìnhkinh tế - xã hội khác gắn với các hoạt động dạy nghề, lao động sản xuất, chữatrị cho đối tượng;

Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật về điều trị cho các Điểm tư vấn; chămsóc, hỗ trợ điều trị cai nghiện cộng đồng; tuyên truyền, vận động người sửdụng ma túy tham gia chương trình điều trị thích hợp; hỗ trợ tổ chức điều trị,cai nghiện cộng đồng

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệcông tác các tổ chức công tác chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Cơ sở; quản lýbiên chế, thực hiện chế dộ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo,bồi dưỡng, khen thưởng, ký luật đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyềnquản lý của Cở sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhândân Thành phố;

Quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng pháp luật các nguồn kinh phí( Kế cả nguồn kinh phí được phép thu theo quy định), các tài sản, trang thiết

bị của đơn vị;

Tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường tại Cơ sở và khu vực nơi trú đóngcủa Cơ sở; lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường vớicác chương trình, kế hoạch và hoạt động của đơn vị;

Tổ chức quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự an toàn xã hội tại Cơ sở;

Nghiên cứu thực nghiệm mô hình cai nghiện, chữa trị, phục hồi;phương pháp, quy trình về chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và tổ chức lao độngphục vụ công tác phòng chống nghiện, phục hồi sức khỏe cho các đối tượngtrong Cơ sở và ngoài xã hội;

Hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực được giao; Tranh thủ sự giúp đỡ của các

tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để đầu tư và xây dựng Cơ sở ngày

Trang 27

càng hoàn thiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được Thành phố giao;

Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tìnhhình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý cấp trên giao và theoquy định của pháp luật

- Phân công nhiệm vụ :

 Ban giám đốc bao gồm :

Phòng điều trị ngoại trú

Phòng công tác cộng đồng

Phòng bảo vệ

Trang 28

Phòng công tác cộng đồng

Phòng bảo vệ : phòng chống thẩm lậu ma túy, bảo vệ an ninh trật tự

2.1.2 Khách thể nghiên cứu

2.1.2.1 Độ tuổi

Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của cán bộ cơ sở

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018)

Theo kết quả của biểu đồ cho thấy cán bộ chủ yếu nằm trong độ tuổi từ

30 đến 45 tuổi (65%), đối với cán bộ thì đây tuy không phải là độ tuổi trẻnhưng vẫn có thể tiếp thu những kiến thức mới, vẫn có thể học thêm cácchương trình nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia các lớp bổ túc trình

độ Cùng với những kinh nghiệm tích lỹ được trong quá trình công tác tạitrung tâm cán bộ sẽ làm việc tốt hơn, trợ giúp nhiều hơn các học viên điều trịnghiện ma túy

Biểu đồ 2.2: độ tuồi của học viên cai nghiện

Trang 29

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018)

Theo kết quả của biểu đồ, đa phần các học viên cai nghiện tại cơ sở nằmtrong độ tuồi từ 30 đến 45 tuổi (chiếm 65%) Độ tuổi này vẫn nằm trong độtuổi lao động, nên học viên cai nghiện sau khi cai nghiện có thể trở về cộngđồng lao động sản xuất

2.1.2.2 Giới tính

Biểu đồ 2.3: Giới tính khách thể nghiên cứu

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018)

Qua biểu đồ, có thể thấy, cán bộ và học viên chủ yếu là nam giới(98,6%), nữ giới chỉ chiếm 1,4% Do đối tượng được trợ giúp là học viên cainghiện – đối tượng đặc thù vậy nên cán bộ là nam giới sẽ dễ làm việc trợ giúpcũng như xử lý các vấn đề cá nhân cho học viên dễ dàng hơn và khiến họcviên chấp hành tốt nội quy của cơ sở Cơ sở không tiếp nhận người nghiện ma

Trang 30

túy là phụ nữ vậy nên, 100% học viên cai nghiện đều là nam giới, đều nàygiúp cho cán bộ quản lý học viên tập trung dễ dàng hơn, sắp xếp công việc laođộng trị liệu cũng như sinh hoạt cá nhân dễ hơn Tuy nhiên, do toàn là namgiới dễ dấn đến ẩu đả, đánh nhau trong cơ sở.

2.1.2.3 Thời gian công tác của cán bộ cơ sở

Biểu đồ 2.4: Thời gian công tác của cán bộ

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018)

Theo kết quả của biểu đồ, đa số cán bộ công tác tại cơ sở từ khi cơ sởđược thành lập (52%) 44% cán bộ công tác từ 2 đến 5 năm, chỉ có 4% cán bộcông tác dưới 2 năm Cán bộ công tác lâu năm tại cơ sở có kinh nghiệm trợgiúp học viên cai nghiện, hiểu rõ học viên, trợ giúp tốt hơn

Trang 31

2.1.2.4 Chuyên môn nghiệp vụ

Biểu đồ 2.5: Chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cơ sở

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018)

Qua biểu đồ số liệu, có thể thấy cán bộ được đào tạo chuyên ngành điềudưỡng, y tế chiếm đa số (44%), nhân viên xã hội chỉ chiếm 19%, do đối tượngđiều trị tại cơ sở chủ yếu cần điều trị y tế vậy nên số lượng cán bộ y tế chiếmnhiều hơn cán bộ được đào tạo về công tác xã hội

2.1.2.5 Trình độ đào tạo

Biểu đồ 2.6: Trình độ đào tạo của cán bộ

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018)

Theo biểu đồ số liệu, cán bộ cơ sở được đào tạo đa số ở bậc đại học54%, 24% có trình độ cao đẳng, 21% cán bộ cơ sở được đào tạo đa số ở bậctrung cấp, chỉ một số ít cán bộ được đào tạo sau đại học

Trang 32

Thời gian ở trong trung tâm của học viên.

Biểu đồ 2.7: Thời gian được trị liệu tại trung tâm của học viên

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018)

Qua số liệu của biểu đồ, học viên cai nghiện điều trị theo quy định củanhà nước là 18 tháng đến 24 tháng Phần lớn học viên cai nghiện đều đã điềutrị tại cơ sở từ 6 tháng đến 15 tháng (43%) những học viên này đều đã đượccán bộ cơ sở thực hiện các hoạt động công tác xã hội, những học viên dưới 6tháng (20%) vừa được đưa vào trung tâm, vừa qua giai đoạn cắt cơn, đangtrong giai đoạn hòa nhập với môi trường và các học viên cùng điều trị tại cơ

sở nên chưa được tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội của trongtâm.Học viên điều trị trên 15 tháng (37%) đều là những học viên được thamgia tất cả các hoạt động công tác xã hội của cơ sở, đang trong quá trình giáodục tái hòa nhập cộng đồng

Ngày đăng: 15/05/2019, 16:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội- Cục phòng chống tệ nạn xã hội (2012), Báo cáo tổng kết công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma tuý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội- Cục phòng chống tệ nạn xã hội(2012
Tác giả: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội- Cục phòng chống tệ nạn xã hội
Năm: 2012
2. Nguyễn Hữu Khánh Duy, Nguyễn Văn Khuê, Trist Summerfield (2002), Liệu pháp giáo dục tâm lý xã hội cho người nghiện ma túy, Tập 3, Tài liệu tập huấn công ty TNHH và cai nghiện ma túy Thanh Đa, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Khánh Duy, Nguyễn Văn Khuê, Trist Summerfield (2002),"Liệu pháp giáo dục tâm lý xã hội cho người nghiện ma túy
Tác giả: Nguyễn Hữu Khánh Duy, Nguyễn Văn Khuê, Trist Summerfield
Năm: 2002
3. Nhóm tác giả khoa Công tác xã hội (2015), Giáo trình phát triển cộng đồng, Đại học Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhóm tác giả khoa Công tác xã hội (2015), "Giáo trình phát triển cộngđồng
Tác giả: Nhóm tác giả khoa Công tác xã hội
Năm: 2015
4. Nhóm tác giả khoa Công tác xã hội (2014), Giáo trình công tác xã hội cá nhân và gia đình, NXB Lao đông – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhóm tác giả khoa Công tác xã hội (2014"), Giáo trình công tác xã hộicá nhân và gia đình
Tác giả: Nhóm tác giả khoa Công tác xã hội
Nhà XB: NXB Lao đông – xã hội
Năm: 2014
5. Phan Thị Mai Hương ( 2005), Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma tuý và mối tương quan giữa chúng, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Tâm lý học (Viện Khoa học xã hội VIệt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Thị Mai Hương ( 2005), "Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnhxã hội của thanh niên nghiện ma tuý và mối tương quan giữa chúng
6. Bùi Thị Xuân Mai, (2013), Giáo trình chất gây nghiện và xã hội, NXB Lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Thị Xuân Mai, (2013), "Giáo trình chất gây nghiện và xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: NXBLao động – xã hội
Năm: 2013
7. Bùi Thị Xuân Mai, (2013), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Thị Xuân Mai, (2013), "Giáo trình nhập môn công tác xã
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: NXBLao động – xã hội
Năm: 2013
8. Lê Hồng Minh (2007),“ Tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học giáo dục (20), tháng 5, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Hồng Minh (2007),“ Tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp chothanh niên sau cai nghiện ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh”, "Tạp chíKhoa học giáo dục
Tác giả: Lê Hồng Minh
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w