CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ 05 HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của cán bộ cơ sở
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Theo kết quả của biểu đồ cho thấy cán bộ chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi (65%), đối với cán bộ thì đây tuy không phải là độ tuổi trẻ nhưng vẫn có thể tiếp thu những kiến thức mới, vẫn có thể học thêm các chương trình nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia các lớp bổ túc trình độ. Cùng với những kinh nghiệm tích lỹ được trong quá trình công tác tại trung tâm cán bộ sẽ làm việc tốt hơn, trợ giúp nhiều hơn các học viên điều trị nghiện ma túy.
Biểu đồ 2.2: độ tuồi của học viên cai nghiện
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Theo kết quả của biểu đồ, đa phần các học viên cai nghiện tại cơ sở nằm trong độ tuồi từ 30 đến 45 tuổi (chiếm 65%). Độ tuổi này vẫn nằm trong độ tuổi lao động, nên học viên cai nghiện sau khi cai nghiện có thể trở về cộng đồng lao động sản xuất.
2.1.2.2. Giới tính
Biểu đồ 2.3: Giới tính khách thể nghiên cứu
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Qua biểu đồ, có thể thấy, cán bộ và học viên chủ yếu là nam giới (98,6%), nữ giới chỉ chiếm 1,4%. Do đối tượng được trợ giúp là học viên cai nghiện – đối tượng đặc thù vậy nên cán bộ là nam giới sẽ dễ làm việc trợ giúp cũng như xử lý các vấn đề cá nhân cho học viên dễ dàng hơn và khiến học viên chấp hành tốt nội quy của cơ sở. Cơ sở không tiếp nhận người nghiện ma
túy là phụ nữ vậy nên, 100% học viên cai nghiện đều là nam giới, đều này giúp cho cán bộ quản lý học viên tập trung dễ dàng hơn, sắp xếp công việc lao động trị liệu cũng như sinh hoạt cá nhân dễ hơn. Tuy nhiên, do toàn là nam giới dễ dấn đến ẩu đả, đánh nhau trong cơ sở.
2.1.2.3. Thời gian công tác của cán bộ cơ sở
Biểu đồ 2.4: Thời gian công tác của cán bộ
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Theo kết quả của biểu đồ, đa số cán bộ công tác tại cơ sở từ khi cơ sở được thành lập (52%). 44% cán bộ công tác từ 2 đến 5 năm, chỉ có 4% cán bộ công tác dưới 2 năm. Cán bộ công tác lâu năm tại cơ sở có kinh nghiệm trợ giúp học viên cai nghiện, hiểu rõ học viên, trợ giúp tốt hơn.
2.1.2.4 Chuyên môn nghiệp vụ
Biểu đồ 2.5: Chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cơ sở
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Qua biểu đồ số liệu, có thể thấy cán bộ được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng, y tế chiếm đa số (44%), nhân viên xã hội chỉ chiếm 19%, do đối tượng điều trị tại cơ sở chủ yếu cần điều trị y tế vậy nên số lượng cán bộ y tế chiếm nhiều hơn cán bộ được đào tạo về công tác xã hội.
2.1.2.5 Trình độ đào tạo
Biểu đồ 2.6: Trình độ đào tạo của cán bộ
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Theo biểu đồ số liệu, cán bộ cơ sở được đào tạo đa số ở bậc đại học 54%, 24% có trình độ cao đẳng, 21% cán bộ cơ sở được đào tạo đa số ở bậc trung cấp, chỉ một số ít cán bộ được đào tạo sau đại học.
Thời gian ở trong trung tâm của học viên.
Biểu đồ 2.7: Thời gian được trị liệu tại trung tâm của học viên
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Qua số liệu của biểu đồ, học viên cai nghiện điều trị theo quy định của nhà nước là 18 tháng đến 24 tháng. Phần lớn học viên cai nghiện đều đã điều trị tại cơ sở từ 6 tháng đến 15 tháng (43%) những học viên này đều đã được cán bộ cơ sở thực hiện các hoạt động công tác xã hội, những học viên dưới 6 tháng (20%) vừa được đưa vào trung tâm, vừa qua giai đoạn cắt cơn, đang trong giai đoạn hòa nhập với môi trường và các học viên cùng điều trị tại cơ sở nên chưa được tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội của trong tâm.Học viên điều trị trên 15 tháng (37%) đều là những học viên được tham gia tất cả các hoạt động công tác xã hội của cơ sở, đang trong quá trình giáo dục tái hòa nhập cộng đồng.
2.1.2.6 Trình độ học vấn của học viên
Biểu đồ 2.8: Trình độ học vấn của học viên
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Theo như biểu đồ, có thể thấy đa số học viên trong trung tâm có trình độ văn hóa còn chưa cao, bậc trung học phổ thông (65%) tiếp đến là trung học cơ sở (25%) còn lại 10% là tiểu học, trình độ học vấn chưa cao khiến cho học viên cai nghiện khó tiếp thu được những kiến thức chuyên sâu, đòi hỏi trình độ cao. Vậy nên trong quá trình giáo dục nâng cao nhận thức, cán bộ sẽ phải truyền tải một cách đơn giản, dễ hiểu nhất những kiến thức đến với học viên để học viên tiếp thu và thay đổi.
2.1.2.7 Nghề nghiệp trước khi cai nghiện
Biểu đồ 2.9: Nghề nghiệp trước khi cai nghiện của học viên
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018)
Theo như kết quả điều tra, hầu hết học viên trong cơ sở không có công việc ổn định (61%) những học viên này không có việc làm cho nên thường tụ tập bạn bè, tiếp xúc với nhiều người vậy nên bị rủ rê lôi kéo dẫn đến nghiện ma túy. Sau khi nghiện ma túy, các học viên này thường xuyên ăn trộm, hoặc làm những công việc trả lương ngay để lấy tiền mua ma túy. 29% học viên không làm việc chỉ ở nhà xin tiền bố mẹ để mua ma túy hoặc trộm cắp.
2.1.2.8 Thái độ của cán bộ đối với học viên
Biểu đồ 2.10: Thái độ của cán bộ đối với học viên.
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Theo kết quả của sơ đồ, không có cán bộ nào có thái độ ghét bỏ, kỳ thị đối với học viên, 46% cán bộ có thái độ nhiệt tình, thân thiện với học viên, và 54% cán bộ nghiêm khắc với học viên. Bởi vì đối tượng điều trị là đối tượng đặc thù vậy nên cán bộ cần phải nghiêm khắc với học viên để học viên chấp hành tốt các nội quy, quy định của trung tâm, sớm cai nghiện thành công.