CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ 05 HÀ NỘI
2. Giải pháp, khuyến nghị
Cơ sở cần nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn về CTXH cho các cán bộ nhân viên đang làm việc tại cơ sở, đặc biệt là cán bộ làm việc trực tiếp với học viên cai nghiện. Khi cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn sâu hơn về CTXH việc thực hiện các hoạt động trợ giúp trong cơ sở sẽ trở nên thuận lợi hơn, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình lao động trị liệu cho học viên cai nghiện.
Ngoài ra cần chú trọng vào chất lượng các hoạt động công tác xã hội đang thực hiện tại cơ sở. Hiện cơ sở đang thực hiện các hoạt động trợ giúp học viên cai nghiện như: hoạt động tham vấn, tư vấn; hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức; hoạt động kết nối nguồn lực… Tuy nhiên có một số hoạt động vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, cần quan tâm hơn nữa vào chất lượng thay vì số lượng các hoạt động công tác xã hội đang thực hiện tại cơ sở.
Cơ sở cần tạo điều kiện để cán bộ tại cơ sở được tham gia các lớp nâng cao trình độ tại chức. Để nâng cao hiệu quả các hoạt động tại cơ sở thì cần phải nâng cao năng lực của cán bộ, nhân viên bằng cách giúp cán bộ, nhân viên được học tập, tập huấn... Thường xuyên tổ chức tập huấn, học hỏi để bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới, bổ sung những thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ban hành.
Tăng cường quản lý – kiểm tra – đánh giá kết quả học viên trong từng giai đoạn, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của học viên. Học viên cai nghiện tại cơ sở có những nhu cầu khác nhau và những nhu cầu đó đôi khi chưa được đáp ứng kịp thời. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của các hoạt động trợ giúp học viên cai nghiện cần đánh giá và nắm bắt những nhu cầu, mong muốn của học viên để giúp đỡ kịp thời.
Tăng cường hoạt động công tác xã hội nhóm, sinh hoạt nhóm đồng đẳng cho học viên để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình cai nghiện của học viên. Người nghiện ma túy thường có tâm lý ngại giao tiếp và sống khép kín, khi được sinh hoạt theo nhóm đồng đẳng, các học viên sẽ dễ dàng giao tiếp, chia sẻ với nhau hơn vì học cùng chung một hoàn cảnh như nhau. Từ đó và việc đánh giá nhu cầu, trợ giúp cho học viên mới đạt hiệu quả cao.
Liên hệ với gia đình học viên để gia đình hỗ trợ học viên trong quá trình cai nghiện tại cơ sở và quá trình sau cai, khi trở về tái hòa nhập cộng đồng.
Gia đình là yếu rất quan trọng trong quá trình cai nghiện ma túy của học viên và cũng đóng vai trò rất lớn góp phần làm nên sự thành công của hoạt động CTXH trong hỗ trợ người nghiện ma túy. Gia đình sẽ là điểm tựa về tình thần, vật chất và còn là nơi kiểm tra giám sát người nghiện sau cai. Vì vậy việc lên hệ với gia đình học viên là rất càn thiết.
Nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động công tác xã hội. Các thiết bị, tài liệu có lien quan đến hoạt động CTXH trong trợ giúp người nghiện ma túy cần được đầu tư để trong quá trình hỗ trợ sẽ tránh được rủi ro không đáng có và nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH.
Hỗ trợ các chính sách về cơ chế đãi ngộ cán bộ để cán bộ không bận tâm
đến kinh tế, tâm huyết với nghề. Nhân viên xã hội nói riêng và các cán bộ tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội nói riêng đều có những khó khăn và áp lực về mặt công việc, hơn nữa khi làm việc với đối tượng đặc thù là người nghiện ma túy thì các cán bộ cũng như nhân viên xã hội cần có sự kiên trì, lòng yêu thương con người, trình độ, kỹ năng chuyên môn tốt. Vì vậy cần phải có chế độ đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên để họ gắn bó hơn với nghề.