Thực trạng hoạt động giáo dục nâng cao kiến thức

Một phần của tài liệu Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy số 05 hà nội (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ 05 HÀ NỘI

2.2 Thực trạng hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội

2.2.2 Các hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại

2.2.2.4 Thực trạng hoạt động giáo dục nâng cao kiến thức

- Cán bộ đánh giá mức độ thực hiện hoạt động giáo dục, nâng cao, kiến thức.

Bảng 2.7: Mức độ tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, nâm cao kiến thức do cán bộ đánh giá

Hoạt động Không

thường xuyên

Thường xuyên

Rất thường xuyên

SL % SL % SL %

Giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, kỹ năng phòng tái nghiện

0 0 1 5 19 95

Giáo dục về chính sách của Nhà nước hỗ trợ người nghiện

0 0 2 10 18 90

Phổ biến hệ thống pháp luật trong phòng chống ma túy

0 0 1 5 19 95

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Qua kết quả điều tra cho thấy, các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức đã được thực hiện thường xuyên tại cơ sở; 95% cán bộ tương đương 19/20 người cho biết thường xuyên giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, giáo dục các kỹ năng phòng chống tái nghiện. Một số cán bộ cho biết:

“Vì học viên là người nghiện ma túy, họ lệ thuộc và sử dụng ma túy bất chấp, không nghĩ đến hậu quả về sau nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, kỹ năng phòng tái nghiện là hết sức quan trọng. Vì vậy cơ sở thường xuyến tổ chức hoạt động này để cung cấp các kiến thức về ma túy và hậu quả của nó, trang bị những kỹ năng cần thiết để học viên khi trở về với cộng đồng không tái nghiện trở lại”. (Trích phỏng vấn sâu cán bộ trung tâm, 40 tuổi). Khi con người đã trở nên nghiện và lệ thuộc vào ma túy thì trong tâm trí họ không có gì khác ngoài ma túy, họ dùng mọi cách, mọi thủ đoạn để có được ma túy. Liều lượng ma túy sử dụng ngày một tang lên và họ sử dụng ma túy một cách bất chấp không quan tâm đến hậu về về sau, họ có thể bị lây nhiễm HIV và còn có thể là người lây truyền HIV cho người khác. Vì vậy việc giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, kỹ năng phòng tái nghiện là hết sức quan trọng.

Có tới 90% cán bộ tương đương 18/20 cán bộ khẳng định thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục về các chính sách của Nhà nước hỗ trợ người cai nghiện. Phỏng vấn sâu lãnh đạo cơ sở cho biết: “Người nghiện ma túy có quyền được biết về những chính sách của Nhà nước hỗ trợ họ trong quá trình

cai nghiện. Ví dụ như hiện nay Nhà nước có một số chính sách hỗ trợ người cai nghiện như: hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ về y tế, hỗ trợ học nghề sau cai nghiện… Họ cần được biết những chính sách hỗ trợ này để có thêm động lực, quyết tâm cai nghiện và điều quan trọng là không bị mất đi quyền lợi của mình”.

Ngoài ra còn có 19/20 cán bộ (95%) khi được hỏi khẳng định cơ sở có tổ chức giáo dục tuyên truyền hệ thống pháp luật của Đảng về phòng chống ma túy, nghiện ma túy. Đây là những hoạt động cần thiết trong hỗ trợ học viên cai nghiện vậy nên cơ sở thường xuyên tổ chức để học viên biết được những hành vi sử dụng ma túy là trái pháp luật để học viên có động lực cai nghiện, nâng cao kiến thức kỹ năng phòng chống tái nghiện. “Nhiều học viên có suy nghĩ chỉ buôn bán ma túy mới là vi phạm pháp luật, còn sử dụng ma túy là không vi phạm. Từ suy nghĩ thiếu chính xác đó đã dẫn đến tình trạng người sử dụng ma túy ngày càng dùng nhiều hơn, vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục về hệ thống pháp của Đảng về phòng chống ma túy, nghiện ma túy được thường xuyên tổ chức”. (Trích phỏng vấn sâu lãnh đạo cơ sở, 53 tuổi).

- Học viên đánh giá mức độ thực hiện hoạt động giáo dục, nâng cao kiến thức.

Bảng 2.8: Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục nâng cao kiến thức do học viên đánh giá.

Hoạt động Không thường

xuyên

Thường xuyên

Rất thường xuyên

SL % SL % SL %

Giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, kỹ năng phòng tái nghiện

0 0 6 12 44 88

Giáo dục về chính sách của Nhà nước hỗ trợ người nghiện

0 0 8 16 42 84

Phổ biến hệ thống pháp luật trong phòng chống ma túy

0 0 9 18 41 82

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Qua kết của điều tra, 88% học viên tương đương 44/50 học viên khi được hỏi cho biết cơ sở thường xuyên tổ chức giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, giáo dục kỹ năng phòng chống tái nghiện; 6/20 học viên

(12%) cho biết không thường xuyên được tham gia hoạt động giáo dục kiến thức về ma túy, nghiện ma túy và phòng chống tái nghiện. Một số học viên cai nghiện cho hay: “Các cán bộ thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, giáo dục kỹ năng phòng chống tái nghiện giúp chúng tôi hiểu hơn về ma túy và tác hại của nó, trước đây không kiềm chế được, dùng bất chấp lắm. Quan trọng hơn là các cán bộ còn giúp tôi biết được một số kỹ năng để sau khi kết thúc đợt lao động trị liệu tại cơ sở, quay trở lại cộng đồng có thể tránh được nguy có tái nghiện trở lại”.

(Trích phỏng vấn sâu học viên cai nghiện, 25 tuổi).

Bên cạnh đó có 84% học viên tương đương 42/50 học viên khẳng định cơ sở thường xuyên tổ chức giáo dục các chính sách của Đảng và Nhà nước trong hỗ trợ người nghiện ma túy để học viên biết các quyền và nghĩa vụ của mình; 8/50 học viên (16%) cho biết họ không được tham gia thường xuyên các hoạt động giáo dục về chính sách của nhà nước. Chú L.V.T, học viên cai nghiện cho biết: “Trước đây tôi không hề được biết đến các chính sách của Đảng và Nhà nước hay các chương trình hỗ trợ người cai nghiện ma túy như chúng tôi. Từ khi được các cán bộ trong cơ sở cung cấp thông tin về những chính sách và chương trình hỗ trợ này, chúng tôi có them động lực để tiếp tục lao động trị liệu và tự tin hòa nhập cộng đồng hơn”. (Trích phỏng vấn sâu học viên cai nghiện ma túy, 29 tuổi).

Ngoài ra còn có 82% học viên tương đương 21/50 học viên cho biết cơ sở rất thường xuyên tổ chức giáo dục về hệ thống luật pháp phòng chống ma túy, 9/50 học viên (18%) cho biết cơ sở chỉ thường xuyên tổ chức giáo dục luật pháp về phòng chống ma túy.

Qua phân tích số liệu có thể thấy đa số học viên trong cơ sở đều được tham gia hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức kỹ năng do cơ sở tổ chức. Có thể do thời gian ở cơ sở của học viên còn ít vậy nên học viên chưa được tham gia nhiều buổi học điều này dẫn đến đánh giá chưa chính xác mức độ tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức.

- Cán bộ đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục, nâng cao kiến thức.

Bảng 2.9: Hiệu quả hoạt động giáo dục, nâng cao kiến thức do cán bộ đánh giá.

Hoạt động Không

hiệu quả

Ít hiệu quả

Hiệu quả Rất hiệu quả

SL % SL % SL % SL %

Giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, kỹ năng phòng tái nghiện

3 15 7 45 8 40 2 10

Giáo dục về chính sách của Nhà nước hỗ trợ người nghiện

2 10 4 20 9 45 5 25

Phổ biến hệ thống pháp luật trong phòng chống ma túy

2 10 3 15 11 55 4 20

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Theo số liệu tổng hợp qua bảng số liệu, 10% cán bộ tương đương 2/20 cán bộ cho biết hoạt động giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, kỹ năng phòng chống tái nghiện đem lại hiệu quả tích cực cho học viên, 8/20 cán bộ (40%) cho biết họ thấy được hiệu quả từ hoạt động này, 7/20 cán bộ (45%) cho biết hoạt động này ít có hiệu quả đến quá trình cai nghiện của học viên.

3/20 cán bộ (chiếm 15%) cho biết họ không nhận thấy được hiệu quả nào từ hoạt động giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, kỹ năng phòng chống tái nghiện.

Theo kết quả điều tra, 2/20 cán bộ (10%) khi được hỏi cho biết hoạt động giáo dục về chính sách của Đảng và Nhà nước không có hiệu quả, 4/20 cán bộ (20%) cho biết họ thấy hoạt động này ít hiệu quả trong quá trình cai nghiện của học viên, 9/20 cán bộ (45%) cho rằng hoạt động này có một số hiệu quả nhất định. Chỉ có 5/20 cán bộ (25%) khẳng định hiệu quả tích cực từ hoạt động giáo dục về các chính sách của Đảng và Nhà nước cho người nghiện.

Qua bảng số liệu, 4/20 cán bộ (20%) cho biết hoạt động giáo dục hệ thống pháp luật về phòng chống ma túy rất có hiệu quả trong trợ giúp học viên cai nghiện. Có tới 11/20 cán bộ (55%) đồng ý rằng hoạt động này có hiệu quả cho học viên. 15% cán bộ, tương đương 3 cán bộ lại cho rằng hoạt động này chỉ

đem lại ít lợi ích. 10% cán bộ, tương đương 2 cán bộ cho rằng hoạt động này không có hiệu quả.

Qua phân tích số liệu có thể thấy cán bộ cơ sở đánh giá các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho học viên của trung tâm đạt hiệu quả tốt và rất tốt. Theo cán bộ, hiệu quả này giúp ích rất nhiều cho quá trình cai nghiện của học viên. Tuy nhiên vẫn còn một số học viên sau khi cai nghiện thành công trở về cộng đồng lại tái nghiện và lại phải trở lại cở cai nghiện dẫn đến cán bộ thấy được hiệu quả không tốt từ hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức.

- Học viên đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục, nâng cao kiến thức.

Bảng 2.10: Hiệu quả hoạt động giáo dục, nâng cao kiến thức do học viên đánh giá.

Hoạt động Không hiệu quả

Ít hiệu quả

Hiệu quả Rất hiệu quả

SL % SL % SL % SL %

Giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, kỹ năng phòng tái nghiện

7 14 10 20 24 44 9 18

Giáo dục về chính sách của Nhà nước hỗ trợ người nghiện

5 10 13 26 31 62 1 2

Phổ biến hệ thống pháp luật trong phòng chống ma túy

5 10 14 28 27 54 4 8

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, tháng 4/2018) Qua điều tra số liệu, có thể thấy 9/50 học viên (18%) học viên khi được hỏi cho biết họ thấy hoạt động giáo dục kiến thức về ma túy và nghiện ma túy, kỹ năng phòng tái nghiện có hiệu quả rất tốt trong quá trình cai nghiện. 24% học viên tương đương 24/50 người cho rằng hoạt động chỉ mang lại một số hiệu quả nhất định. 10/50 học viên (20%) học viên lại cho rằng hoạt động mang lại cho họ ít hiệu quả. 7/50 học viên (14%) học viên khẳng định họ không nhận thấy hiệu quả từ hoạt động này.

Qua bảng số liệu, chỉ có 1/50 học viên (2%) nhận thấy hiệu quả tốt về hoạt động giáo dục các chính sách của Nhà nước hỗ trợ người nghiện. Có đến

62% tương đương 31/50 học viên khẳng định nhận thấy được một số hiệu quả từ hoạt động. 26% học viên tương đương 13/50 học viên cho biết họ nhận thấy hoạt động chỉ mang lại ít hiệu quả. 5/50 học viên (10%) cho biết họ không thấy được bất kỳ hiệu quả nào từ hoạt động giáo dục các chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghiện.

Qua kết quả điều tra, 4/50 học viên (8%) hkhi được hổi cho biết họ nhận thấy hiệu quả rất tốt từ các hoạt động phổ biến các hệ thống luật pháp về phòng chống ma túy,; có tới 54% học viên tương đương 27/50 học viên cho rằng hoạt động đem lại hiệu quả nhất định trong quá trình cai nghiện; 28%

học viên tương đương 14/50 học viên cho biết hoạt động này chỉ đem lại một số hiệu quả, 5/50 học viên (10%) cho biết họ không nhận thấy hiệu quả nào từ hoạt động này.

Sau khi phân tích số liệu, có thể nhận ra đa số học viên đã nhận thức được hiệu quả của các hoạt động giáo dục tuyên truyền nâng cao kiến thức kỹ năng về ma túy và phòng chống ma túy, từ đó thay đổi nhận thức và hành vi để cố gắng trị liệu tốt nhanh chóng ra khỏi cơ sở trở về cộng đồng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều học viên chưa thấy được hiệu quả của hoạt động, có thể do nhận thức của học viên kém, khả năng tư duy không tốt, dẫn đến không thay đổi được hành vi. Từ đó suy ra chất lượng các buổi giáo dục tuyên truyền còn thấp, nhiều buổi tuyên truyền, hội thỏa còn nặng tính hình thức, phương pháp, đơn điệu và từ ngữ hàn lâm khiến cho học viên khó hiểu được nội dung của các kiến thức.

Một phần của tài liệu Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy số 05 hà nội (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w