Tương ứng với nội dung của mỗi bàihọc, nội dung từng mục trong mỗi bài học mà giáo viên sẽphải sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như thế nào chophù hợp, để quá trình thảo luận nhóm mang
Trang 1NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH, THÀNH PHỐ TUY
HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
Trang 2- Những nguyên tắc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Để sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học, GVcần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định phù hợpvới mỗi môn học, phần học Nguyên tắc không phải là sảnphẩm tư duy thuần túy, ý chí chủ quan của con người màđược rút ra từ sự vật khách quan Nguyên tắc dạy học xuấtphát từ những đặc điểm khách quan của tri thức môn học vàxuất phát từ đối tượng người học Do đó, khi sử dụng cácphương pháp dạy học nói chung và PPTLN nói riêng để dạyhọc phần “Công dân với đạo đức”, người giáo viên cũng cầnphải tuân thủ theo các nguyên tắc Nó có tác dụng địnhhướng, chỉ đạo tất cả các bước, các giai đoạn, các khâu, chiphối toàn bộ hoạt động tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của
GV trong quá trình thực hiện thảo luận, để quá trình thảo luậnđạt hiệu quả cao, thực hiện được mục tiêu của phần học
Nguyên tắc sử dụng PPTLN để dạy học phần “Công dânvới đạo đức” còn là căn cứ để đưa ra những biện pháp thựchiện thảo luận nhóm một cách hiệu quả, bên cạnh việc căn cứ
Trang 3vào cơ sở lý luận và thực tiễn mà tác giả đã trình bày trongluận văn ở phần trên Những nguyên tắc sử dụng PPTLNtrong dạy học phần “Công dân với đạo đức” là nguyên tắcđảm bảo mục tiêu của môn học, nguyên tắc đảm bảo tính thựctiễn, nguyên tắc tính vừa sức và nguyên tắc phát huy tính tựgiác, tích cực, chủ động của người học với vai trò chủ đạo củangười thầy trong quá trình dạy học.
- Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học
Mục tiêu được hiểu là cái điểm, cái ý định, cái mẫu để
nhằm vào Muốn học sinh sau khi kết thúc môn học, phần học hoàn thành được nhiệm vụ, công việc được giao, thì
GV cần phải xây dựng được mục tiêu dạy học chính xác
và triển khai việc dạy học theo những mục tiêu này Mục tiêu dạy học sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học
Mục tiêu dạy học là cái đích mà GV và HS cần hướng
tới Ngạn ngữ có câu: "Nếu không biết mình định đi tới đâu,
làm sao biết được mình đã đi đến đích" Mục tiêu dạy học
quyết định việc học tập của học sinh.Vì căn cứ vào mục tiêuhọc tập, học sinh có thể biết mình phải học những gì để có đủ
Trang 4khả năng thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ, công việc
gì sau khi học, lựa chọn được phương pháp học tập thích hợp,chủ động tổ chức việc học tập phù hợp với điều kiện học tập
và những đặc điểm tâm, sinh lý của bản thân Tự đánh giáđược kết quả học tập của mình khi so sánh với mục tiêu Từ
đó tự điều chỉnh việc học tập cho phù hợp để sớm đạt đượcmục tiêu
Mục tiêu dạy học quyết định việc giảng dạy của giáoviên Căn cứ vào mục tiêu, giáo viên có thể xác định chínhxác những gì cần phải dạy và dạy đến mức độ nào, lựa chọn
và thực hiện được những phương pháp dạy học phù hợp đểhọc sinh học tập có kết quả nhất; đánh giá được kết quả họctập của HS một cách khách quan, chính xác, từ đó giúp các
em học tập một cách hiệu quả; tự đánh giá được năng lực vàkết quả giảng dạy của mình để cải tiến phương pháp dạy học,
tự hoàn thiện năng lực của mình
Như vậy, chúng ta thấy mục tiêu dạy học rất quan trọng:giúp cho giáo viên thiết kế nội dung, phương pháp giảng dạy,phương pháp đánh giá học sinh, giúp cho học sinh biết mìnhcần học cái gì, chủ động lập kế hoạch học tập và tự đánh giákết quả học tập
Trang 5Người giáo viên phải biết được mục tiêu dạy học sau khiphân tích các nhiệm vụ học tập và trước khi thiết kế quá trìnhdạy học Mục tiêu là thành tố rất quan trọng của quá trình dạyhọc Trong dạy học, nếu không có mục tiêu xác định, sẽkhông có bất kì cơ sở nào để lựa chọn nội dung giảng dạy,phương pháp giảng dạy và càng không thể đánh giá được hiệuquả, giá trị của một bài giảng, một khóa giảng hay cả mộtchương trình Một mục tiêu được xác định rõ giúp GV suynghĩ sâu sắc và chín chắn trong việc lựa chọn và sắp xếp nộidung giờ dạy, tìm phương pháp truyền đạt tới học sinh để giờdạy có kết quả tốt nhất Các mục tiêu được xác định là cáimốc để GV đánh giá được sự tiến bộ của HS đến mức nàotheo chiều hướng đã định
Như vậy, việc xác định mục tiêu trước khi xây dựng nộidung bài giảng sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng Một hệ mụctiêu được đặt ra đầy đủ cả về mặt nhận thức, kĩ năng và thái
độ sẽ hướng toàn bộ quá trình dạy học đạt tới một hiệu quảdạy học tốt nhất Đó là hỗ trợ người giáo viên xác định hìnhthức tổ chức dạy học, chọn các hình thức dạy học phù hợp,lựa chọn các công cụ kiểm tra, đánh giá tốt nhất Do đó, khi
sử dụng PPTLN để dạy học phần “Công dân với đạo đức”,
Trang 6giáo viên cần phải đảm bảo mục tiêu môn học, vì đó là cái mà
cả GV và HS cần đạt được sau khi học xong phần học này
Thông qua chức năng, nhiệm vụ, nội dung của GDCD,mục tiêu dạy học phần “Công dân với đạo đức” gồm 3 mức
độ về kiến thức, kĩ năng và thái độ Trong đó mức độ kiếnthức và kĩ năng là những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của phầnhọc mà HS cần phải và có thể đạt được sau khi hoàn thành nộidung của phần học Vì vậy, khi sử dụng PPTLN trong dạy họcphần “Công dân với đạo đức”, giáo viên cần phải bám sátthực hiện mục tiêu của phần học
Trong môn GDCD ở bậc THPT thì nội dung phần “Côngdân với đạo đức” là một trong những nội dung rất quan trọngtrong việc giáo dục HS phát triển toàn diện bao gồm đức, trí,
thể, mĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “dạy cũng như học
phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc rất quan trọng Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng” [15; 14] Đó là nhiệm vụ
giảng dạy của tất cả các môn học song nội dung phần “Côngdân với đạo đức” lại có nhiều ưu thế hơn trong việc thực hiện
nhiệm vụ này Để đạt được mục tiêu của phần học “Công dân
với đạo đức” (tác giả đã trình bày mục tiêu của phần học ở
Trang 7trong chương 1) thì trong quá trình sử PPTLN, giáo viên cầnphải bám sát mục tiêu của phần học, trên cơ sở đó, triển khaicác bước thực hiện giảng dạy phù hợp.
Nội dung của mỗi bài học đều có những mục tiêu riêng,
cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinhsau khi học xong từng bài Vì vậy, khi sử dụng PPTLN trongdạy học, GV không những phải đảm mục tiêu chung của phầnhọc mà còn phải đảm bảo mục tiêu riêng, cụ thể của mỗi bàihọc, thậm chí còn phải đảm bảo mục tiêu của từng mục nhỏtrong từng bài học về các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ
Từ việc nắm vững các mục tiêu chung, mục tiêu riêng, cụ thểcủa mỗi phần học và từng bài học mà giáo viên mới có thểxây dựng cách thức, tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quátrình thảo luận một cách hiệu quả, biết mình cần phải làm gìkhi tổ chức, điều khiển thảo luận
Căn cứ vào mục tiêu của phần “Công dân với đạo đức”nên nội dung phần học này được cấu trúc thành 7 bài (từ bài
10 đến bài 16) và được dạy trong 11 tiết lý thuyết (chưa tínhcác giờ thực hành và hoạt động ngoại khóa) Dựa trên mụctiêu cụ thể của mỗi bài học trong phần học này mà GV có thểxác định được nội dụng kiến thức cơ bản để xây dựng, thiết kế
Trang 8và tổ chức hoạt động giảng dạy bằng phương pháp thảo luậnnhóm một cách hiệu quả
Dựa vào mục tiêu của phần “Công dân với đạo đức”giáo viên mới có thể xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức
và thiết kế bài giảng vận dụng phương pháp thảo luận nhómkhoa học, hợp lý, đảm bảo tính vừa sức và phát triển đượcnhững phẩm chất và năng lực của học sinh
Trong quá trình tổ chức thảo luận nhóm, giáo viên phảihướng dẫn học sinh thảo luận sao cho đảm bảo được mục tiêucủa bài học và phần học về cả 3 mặt kiến thức, kĩ năng và thái
độ Điều đó chỉ có thể thực hiện được nếu giáo viên nắm vữngmục tiêu của từng bài học và mục tiêu của phần học Khi đóquá trình thảo luận của học sinh không phải là thảo luận đểhọc mọi loại mục tiêu, càng không phải là thảo luận khi mụctiêu chưa được xác định rõ ràng
Một trong những yêu cầu quan trọng của việc vận dụngcác phương pháp dạy học tích cực là phải bám sát theo đúngchuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của môn học, tức là phảibám sát thực hiện theo đúng mục tiêu của môn học Từ mụctiêu của môn học, phần học, giáo viên mới xác định được yêucầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh cần đạt được
Trang 9sau khi học xong môn học, phần học Từ đó, giáo viên mới cóthể vận dụng một cách linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn cácphương pháp dạy học Tương ứng với nội dung của mỗi bàihọc, nội dung từng mục trong mỗi bài học mà giáo viên sẽphải sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như thế nào chophù hợp, để quá trình thảo luận nhóm mang lại kết quả.
Mục đích chính của việc đổi mới phương pháp dạy họchiện nay là chuyển từ việc cung cấp tri thức sang hình thành
và phát triển những phẩm chất và năng lực của người học.Mục tiêu nội dung phần “Công dân với đạo đức” được mô tảrất chi tiết, cụ thể Vì vậy, khi sử dụng PPTLN trong dạy họcphần này, GV phải tuân thủ thực hiện nguyên tắc đảm bảomục tiêu của môn học Có như vậy thì những phẩm chất vànăng lực mới được hình thành và phát triển ở bản thân các emhọc sinh
Để đảm bảo mục tiêu của phần “Công dân với đạo đức”khi giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, thì trước
đó giáo viên phải căn cứ vào nội dung của phần học và phảixác định cho được đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thứctrọng tâm của mỗi bài học, phần học Trên cơ sở đó, mới tiếnhành thảo luận nhóm một cách hiệu quả Vì vậy, không phải
Trang 10bất kì nội dung nào của phần học, bài học giáo viên cũng sửdụng phương pháp thảo luận nhóm Giáo viên chỉ tổ chức chohọc sinh thảo luận những nội dung cơ bản, thiết thực, nhữngkiến thức trọng tâm thì mới đảm bảo thực hiện đúng mục tiêucủa phần học và đảm bảo được thời gian của tiết học
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học theohướng tích cực, phương pháp dạy học học bằng thảo luậnnhóm, hoạt động nhóm được nhiều giáo viên sử dụng Mặc dù
sử dụng phương pháp này để dạy môn học, phần học nào đichăng nữa thì giáo viên cũng cần phải nắm vững và đảm bảomục tiêu của môn học Tránh việc lạm dụng và áp dụng mộtcách vô điều kiện phương pháp này vào dạy học như thảoluận để học mọi loại mục tiêu hoặc thảo luận khi mục tiêuchưa xác định rõ ràng
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Tức là khi sử dụng PPTLN trong dạy học phần “Côngdân với đạo đức” giáo viên phải bám sát thực tiễn
Tính thực tiễn trong hoạt động dạy học gắn liền vớinguyên lí về sự thống nhất giữa lí luận với thực tiễn của chủnghĩa Mác – Lê nin, đóng vai trò quan trọng quyết định đến
sự thành công của quá trình dạy học Triết học Mác – Lênin
Trang 11cho rằng, lý luận được rút ra từ thực tiễn và nó quay trở lại chỉđạo thực tiễn, trở thành cơ sở lý luận cho hoạt động thực tiễn.Thực tiễn có vai trò quan trọng đối với nhận thức của conngười, nó là nguồn gốc, là cơ sở, là động lực, là mục đích củanhận thức Đồng thời, thực tiễn còn là thước đo, là tiêu chuẩncủa chân lí, là cái để đánh giá tính đúng đắn hay sai lầm của
tri thức lí luận Lênin cho rằng: “Thực tiễn cao hơn nhận thức
vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến mà của cả tính hiện thực trực tiếp” [15; 18] Các Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có đạt tới chân lí khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lí luận mà là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lí” [15; 18] Hồ Chí Minh cho rằng:
“Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng,
lí luận mà không có thực tiễn là lí luận suông” [35; 496].
Khi sử dụng PPTLN trong dạy học phần “Công dân vớiđạo đức”, giáo viên cần phải dựa trên thực tiễn dạy học mônGDCD ở bậc THPT nói chung và tính đặc thù của phần họcnói riêng Giáo viên phải căn cứ vào đối tượng HS và nhữngđiều kiện thực tế của nhà trường để thiết kế bài dạy phù hợp.Quá trình dạy học là sự tương tác giữa GV và HS, nên giáo
Trang 12viên phải hiểu rõ đối tượng dạy học của mình về trình độ, tâm
lí, nhu cầu nhận thức về môn học Mặt khác, giáo viên cũngphải căn cứ vào điều kiện học tập thiết yếu của học sinh, điềukiện thực tế của nhà trường đáp ứng cho quá trình dạy học, để
từ đó GV có thể lựa chọn những nội dung phù hợp với cáchoạt động thảo luận, đảm bảo tính vừa sức trong dạy học
Nội dung của phần học “Công dân với đạo đức” gồm có
7 bài với nhiều đơn vị kiến thức có đặc điểm hoàn toàn kháckhác nhau Những đơn vị kiến thức này rất phong phú, đadạng, muôn màu, muôn vẻ, có nội dung phù hợp với phươngpháp xử lí tình huống, có nội dung thì phù hợp với phươngpháp thuyết trình, có nội dung thì phù hợp phương pháp đóngvai hoặc có nội dung phải kết hợp nhiều phương pháp và các
kĩ thuât dạy học khác thì mới phù hợp…Do đó không phải tất
cả nội dung kiến thức của phần học đều phù hợp với hoạtđộng thảo luận nhóm và chỉ có sử dụng phương pháp này mới
có hiệu quả Vì vậy, GV cần phải dựa vào thực tiễn đặc thùkiến thức của từng nội dung, từng mục, từng bài học cụ thể đểtiến hành thảo luận nhóm cho phù hợp
Những tri thức của môn Giáo dục công dân nói chung vàphần “Công dân với đạo đức” luôn gắn chặt với tình hình thực
Trang 13tế của đời sống xã hội, rất phong phú và đa dạng Do đó, khitiến hành hoạt động thảo luận nhóm đòi hỏi GV phải nắmvững nội dung của bài dạy, những kiến thức lý luận nào cầnphải sử dụng thực tiễn để chứng minh, sử dụng loại thực tiễnnào cho phù hợp với đối tượng HS Do đó, đảm bảo tính thựctiễn trong thảo luận cũng đồng thời đảm bảo tính vừa sứctrong học tập Hơn nữa, trong quá trình thảo luận nhóm, GVcần phải tổ chức, hướng dẫn và điều khiển thảo luận sao chonội dung đưa ra thảo luận phải gắn liền với thực tiễn Giáoviên có thể đưa ra các câu chuyện, mẫu chuyện, các tìnhhuống thực tế, các vấn đề thời sự nóng bỏng xảy ra trong xãhội để học sinh thảo luận, bàn bạc, trao đổi, phân tích, so sánhnhằm mục đích minh họa cho bài dạy Đồng thời, giáo viêncần khuyến khích học sinh phát huy tính tích cực, tự lực củamình để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, bình luận các sự kiệnxảy ra trong thực tiễn cuộc sống
Giáo viên cần phải cập nhật những kiến thức đang họcvới cuộc sống hiện thực, làm cho bài giảng của mình mang
“hơi thở” của thời đại, giúp người học thấy được ý nghĩa thựctiễn của các vấn đề lý luận, được học, giải quyết một cáchthấu đáo độ “chênh” giữa tri thức lí luận với thực tiễn cuộc
Trang 14sống Làm cho người học thêm hứng thú và thấy được nhữnggiá trị thực tiễn của những kiến thức mà mình được học Bêncạnh đó, GV cần phải nắm vững kiến thức lí luận để xử línhững vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Khi sử dụng PPTLN trong dạy học phần “Công dân vớiđạo đức”, giáo viên cần phải xác định chính xác mục tiêu, giátrị thực tiễn nội dung dạy học Trên cơ sở đó để thiết kế cácbài tập, xây dựng các chủ đề thảo luận có tính thực tiễn caophù hợp với đặc điểm nhận thức và điều kiện thực tế của họcsinh, nhằm phát triển tư duy của người học, khai thác đượcvốn kinh nghiệm sống của học sinh để giải quyết các nhiệm
vụ học tập
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
Tính vừa sức trong dạy học là quá trình dạy học phù hợpvới đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh về haimặt khối lượng, mức độ kiến thức và khả năng tiếp nhận trithức của HS
Trong thực tế giảng dạy môn học, giáo viên có thể gặphai loại không vừa sức: hoặc là những vấn đề quá mới, quáphức tạp, học sinh không nhận thức nổi; hoặc là những vấn đềquá đơn giản, sơ sài dưới ngưỡng nhận thức của HS Cho nên
Trang 15tính vừa sức trong dạy học đòi hỏi phải đảm bảo phát huy hếtkhả năng vốn có và sự sáng tạo của người học.
Tri thức của môn học, phần học rất trừu tượng, phongphú và phức tạp, luôn xuất hiện những vấn đề mới nảy sinh từthực tiễn, nếu giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận những vấn
đề rất mới, rất phức tạp đó và đòi hỏi một cường độ thảo luậnquá cao, quá ngưỡng nhận thức thì học sinh sẽ gặp khó và do
đó quá trình thảo luận sẽ không đạt được hiệu quả Do đó,đảm bảo tính vừa sức cũng đồng thời thực hiện nguyên tắcđảm bảo mục tiêu môn học, đảm bảo tính thực tiễn tronggiảng dạy phần “Công dân với đạo đức” bằng PPTLN Vì vậykhi sử dụng PPTLN để dạy học phần “Công dân với đạođức”, đòi hỏi giáo viên phải đảm tính vừa sức
Để đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức khi sử dụng PPTLNtrong dạy học phần “Công dân với đạo đức”, giáo viên cầnphải tuân thủ và thực hiện những yêu cầu sau:
Thứ nhất, cần nắm vững đặc điểm của học sinh lớp 10 ở
trường THPT chuyên Lương Văn Chánh Giáo viên cần nắmvững trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lí của học sinh.Đồng thời, phải tìm hiểu điều kiện sinh hoạt, những phong tụctập quán, truyền thống của địa phương nơi HS sống Khi đã
Trang 16nắm vững đối tượng người học, giáo viên mới chủ động xâydựng những vấn đề, chủ đề, đồng thời điều chỉnh nội dungthảo luận cũng như phương pháp dạy học cho phù hợp.
Thứ hai, trong quá trình thảo luận, giáo viên phải dẫn dắt
học sinh đi từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp, từ những tình huống quen thuộc, gần gũi với HSđến những tình huống mới vừa phát sinh trong cuộc sốnghàng ngày Quá trình nhận thức phải đi từ trực quan sinh độngvới 3 cấp độ: cảm giác, tri giác và biểu tượng rồi mới đến giaiđoạn cao của quá trình nhận thức là tư duy trừu tượng với 3cấp độ: khái niệm, phán đoán, suy luận Có như vậy thì nhữngtri thức đưa ra thảo luận mới phù hợp với khả năng tiếp nhậntri thức của người học
Thứ ba, không nên thảo luận những vấn đề quá mới
trong khi các em chưa có một chút kiến thức nào về vấn đề đócả
Thứ tư, trong quá trình thảo luận, GV cần phải quan tâm
đến trường hợp cá biệt Vì đảm bảo tính vừa sức là đảm bảotính vừa sức chung và vừa sức riêng nhằm phát huy tối đa trítuệ của HS Đối với những học sinh có học lực yếu, kém, giáoviên cần quan tâm đúng mức, từng bước phát huy tư duy độc
Trang 17lập, nâng cao trình độ cho họ, giúp họ vươn lên tiến kịpnhững bạn trong lớp Còn đối với những học sinh có học lựckhá, giỏi hơn, giáo viên cần phát huy hơn nữa năng lực tư duysáng tạo của họ, đồng thời tạo mọi điều kiện cho họ có nhữngảnh hưởng tích cực đến lớp.
- Nguyên tắc đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa tính tích cực, tự giác, chủ động của người học với vai trò chủ đạo của người dạy
Mối quan hệ giữa người “dạy” và người “học”, giữa hoạtđộng dạy với hoạt động học, giữa giáo viên và học sinh là mốiquan hệ biện chứng, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.Mối quan hệ này là quy luật chung, cơ bản nhất, là quy luậtchi phối toàn bộ mối quan hệ giữa hoạt động dạy của GV vàhoạt động học của HS trong quá trình dạy học
Quá trình dạy học bao gồm hai hoạt động dạy và học.Hai hoạt động này tương tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau và hoạtđộng song hành với nhau Tính tích cực của quá trình dạy họckhông chỉ liên quan đến những hoạt động tích cực của ngườithầy mà còn liên quan đến sự cố gắng, tính tích cực, chủ động
và tự giác tham gia của trò Tính tích cực, chủ động và sự tựgiác của người học phụ thuộc rất nhiều vào tính cực của
Trang 18phương pháp giảng dạy của người thầy “Việc dạy học chỉ có
hiệu quả và chất lượng cao khi có sự cộng tác chặt chẽ, hợp lí giữa thầy và trò, trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, trò giữ vai trò tích cực, tự lực làm sao để quá trình dạy học là sự hoạt động tương đồng và phối hợp thống nhất của cả thầy và trò
về mặt trí tuệ và thực hành một cách mãnh liệt và lôi cuốn”
[15; 22-23] Vì vậy, khi sử dụng PPTLN trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức”, giáo viên phải quán triệt và thựchiện đúng những yêu cầu của quy luật này để quá trình dạyhọc mang lại hiệu quả
Như vậy, khi dạy học phần “Công dân với đạo đức”bằng PPTLN, vai trò của người thầy ở trên lớp là rất quantrọng Người thầy là người hiểu và nắm vững được các yêucầu, tổ chức hoạt động giảng dạy, là người mở ra con đường
để đi tới chân lí, là người có khả năng truyền thụ tri trức,truyền cảm hứng cho HS, là người luôn tạo được động cơ,thái độ và sự hứng khởi học tập, là người biết kích thích sự tựtin, sự tự giác, tính tích cực, tự lực của người học trong quátrình dạy học Ngoài ra, người thầy còn là nhà tâm lí, tạo chohọc sinh niềm tin, sự hứng khởi trong học tập, giúp cho ngườihọc không có cảm giác sợ hãi, chán nản, không an toàn trong
Trang 19học tập và vì vậy sẽ không dẫn đến những hành vi tiêu cực ở
các em Công việc học tập của HS sẽ trở nên “dễ dàng nhất,
có ý nghĩa nhất và hiệu quả nhất khi diễn ra trong một tình huống không bị đe dọa Người học cần được động viên bởi những mong muốn thành công, khám phá, phát triển và nâng cao trình độ chứ không phải nỗi lo sợ bị thất bại” [15; 24].
Vai trò của người GV trong quá trình dạy học là rất lớn.Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta lại không đề cậpđến vai trò của HS Trong quá trình đổi mới phương pháp dạyhọc hầu hết các phương pháp dạy học tích cực đều hướng tớiviệc tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tăngcường sự tham gia của HS vào khám phá tri thức nhằm mụcđích giúp HS có thể tự mình phát hiện ra vấn đề và tự mình đề
ra cách giải quyết dưới sự hướng dẫn của GV Từ đó học sinh
có thể bổ sung kiến thức cho chính bản thân mình, hoàn thiệnnhững phẩm chất và năng lực cho chính mình
Để sử dụng PPTLN trong dạy học phần “Công dân vớiđạo đức” đạt hiệu quả, rất cần đến vai trò thiết kế, tổ chức,hướng dẫn và giám sát của giáo viên trong các hoạt động thảoluận để giúp học sinh thực hiện tốt vai trò của mình là tự lực,chủ động chiếm lĩnh các nội dung học tập Hoạt động giữa
Trang 20thầy và trò tương tác với nhau, cùng vận động song hành để đitới sự hoàn thiện của tri thức.
Vì vậy, quá trình vận dụng PPTLN trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức” phải đảm bảo nguyên tắc phát huytính tích cực, tự giác, chủ động của người học với vai trò chủđạo của người thầy Phải làm sao cho vai trò của người thầykết hợp nhịp nhàng, hài hòa với tính tích cực, chủ động vàsáng tạo của trò khi tham gia hoạt động nhóm, thảo luậnnhóm
- Những biện pháp sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- Chuẩn bị tốt bài giảng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10
Để chuẩn bị tốt bài giảng sử dụng PPTLN trong dạy họcphần “Công dân với đạo đức”, GV cần phải thực hiện tốtnhững vấn đề sau đây:
Trang 21Thứ nhất, GV cần phải có sự chuẩn bị chu đáo trong việc
thiết kế, lựa chọn các chủ đề và các hình thức thảo luận theonhóm cho phù hợp
Trong quá trình xây dựng, thiết kế bài giảng phần “Côngdân với đạo đức”, GV phải hết sức chủ động trong việc thiết
kế, xây dựng và lựa chọn các chủ đề đưa ra thảo luận Nếunhư trước đây, quá trình thảo luận thường được tổ chức thànhmột buổi riêng biệt với buổi giảng bài thì hiện nay hình thứcthảo luận có thể thực hiện thường xuyên trong từng bài giảng
Vì vậy, giáo viên cần phải chủ động lựa chọn những chủ đềnào để đưa ra thảo luận trong mỗi bài giảng Những vấn đề,chủ đề của phần học “Công dân với đạo đức” được giáo viênlựa chọn đưa ra thảo luận phải đảm bảo được những yêu cầusau:
Một là, vấn đề, chủ đề đưa ra thảo luận phải phong phú,
mạch lạc, rõ ràng
Hai là, vấn đề, chủ đề đưa ra thảo luận phải phù hợp với
mục tiêu học tập đang phải thực hiện trong bài học đó
Ba là, vấn đề, chủ đề thảo luận phải mang tính gợi mở
để học sinh giải quyết dưới nhiều hướng khác nhau nhằm kích
Trang 22thích tư duy, óc sáng tạo của HS trong việc giải quyết các vấn
đề thảo luận
Bốn là, vấn đề, chủ đề thảo luận phải chứa đựng mâu
thuẫn và mang tính thực tiễn cao, có tính thời sự và đặc biệt làphải có liên quan đến nội dung của bài học Đây là phần học
có đặc thù là những kiến thức rất gần gũi với cuộc sống và lứatuổi của các em và các em thường xuyên gặp phải trong thực
tế học tập và làm việc của mình Vì vậy, việc lựa chọn chủ đề,lựa chọn các vấn đề thảo luận của giáo viên phải làm sao chobài giảng của mình không những làm rõ nội dung lí thuyết màcòn phải mang hơi thở cuộc sống, phải gắn liền với thực tiễnsinh động của cuộc sống, góp phần thực hiện nguyên lí giáo
dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” [6; 44].
Để quá trình hoạt động nhóm mang lại hiệu quả thì GVphải cung cấp cho HS tài liệu, đồng thời hướng dẫn HS đọcsách giáo khoa, tài liệu tham khảo từ trước và hướng dẫn chohọc sinh tự tìm tài liệu liên quan đến những nội dung mà GVyêu cầu HS thảo luận Hoạt động nhóm chỉ đạt được kết quảcao nếu học sinh trước đó đã có sự chuẩn bị Nếu tiến hành
Trang 23thảo luận mà học sinh chưa được trang bị một chút kiến thứcnào về vấn đề đó thì quá trình thảo luận sẽ không có kết quả.
Khi đưa ra chủ đề để học sinh thảo luận, điều đầu tiên làgiáo viên cần phải tự mình đánh giá xem liệu chủ đề thảo luận
đó có thể thực hiện được bằng phương pháp thảo luận nhómhay không? Có đảm bảo mục tiêu của phần học, bài học và cókhả năng xảy ra những “tranh cãi” hay không? Có đủ cơ sở điđến thống nhất hay không? Có thực sự mang lại niềm tin, sựhứng khởi, hấp dẫn ở thái độ của các em đối với môn học haykhông? Có thực sự đem lại những lợi ích trong học tập haykhông? Nếu tất cả đều có câu trả lời là có thì có thể thựchiện thảo luận Và khi đó, buổi thảo luận mới mang lại hiệuquả cao, phát huy được những ưu thế nổi trội của hình thứchoạt động theo nhóm
Khi xây dựng các vấn đề, chủ đề thảo luận, giáo viên cầnphải dựa trên cơ sở nội dung và mục tiêu của phần học Đó làcác mục tiêu mà sau khi học xong phần học này học sinh phảiđạt được các mức độ về kiến thức, kĩ năng và thái độ, tưtưởng, tình cảm Vấn đề, chủ đề thảo luận dù nội dung phongphú, đa dạng như thế nào đi chăng nữa thì cũng phải bám sát
và không được xa rời nội dung và mục tiêu của phần học
Trang 24Trên cơ sở nội dung kiến thức của từng bài học, giáoviên có thể xậy dựng các bài tập nhận thức, thiết kế những câuhỏi có độ phân hóa cao nhằm nâng cao tư duy logic của HSthông qua việc thảo luận nhóm Do đó, giáo viên phải có khảnăng thiết kế, xây dựng các nhiệm vụ học tập thể hiện dướidạng các bài tập, các vấn đề, các tình huống thực tiễn Vì vậy,đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư, nghiên cứu trongviệc xây dựng hệ thống các câu hỏi, các chủ đề, các nhiệm vụhọc tập nhằm tạo nên sự hứng khởi, thích thú, tìm hiểu nộidung của môn học.
Các vấn đề, chủ đề của phần học đưa ra thảo luận phảitương đối phức tạp và có độ khó nhất định đối với đa số họcsinh trong lớp, những vấn đề mà học sinh còn có nhiều cáchhiểu và ý kiến khác nhau, để các em tranh luận, thảo luận, huyđộng tất cả vốn kinh nghiệm sống (dù còn ít ỏi) và sự hiểubiết của mình, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau giải quyếtcác vấn đề, chủ đề học tập Nhờ đó mà thế mạnh của dạy họcbằng PPTLN sẽ được phát huy, học sinh sẽ trở thành nhữngthành viên năng động, tích cực, cởi mở và hợp tác tốt vớiđồng nghiệp trong tập thể lao động sau này
Trang 25Các vấn đề, chủ đề đưa ra thảo luận phải hấp dẫn, phảitạo được sự hứng thú, kích thích sự tham gia và rèn luyệnđược kỹ năng cho HS khi các em hoàn thành các vấn đề, chủ
đề thảo luận Các vấn đề, chủ đề thảo luận phải phù hợp vớinội dung bài học, phải sát với đối tượng học sinh cả về trình
độ và năng lực
Thứ hai, thành lập nhóm thảo luận
Để tổ chức tốt bài dạy có sử dụng PPTLN thì điều trướctiên giáo viên phải chia nhóm sao cho khoa học, hiệu quả Cónhiều phương pháp để chia nhóm, phân chia học sinh vào cácnhóm thảo luận Có thể theo số thứ tự điểm danh, theo giớitính, theo vị trí ngồi; có thể sắp xếp nhóm ngẫu nhiên, sắp xếpcác nhóm đã thân nhau từ trước, sắp xếp các nhóm theo họclực hay kinh nghiệm, sắp xếp nhóm có chủ ý và xếp nhómngồi gần nhau Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở đây không phải
là ở cách chia nhóm mà vấn đề ở đây là chia nhóm như thếnào cho phù hợp, xếp nhóm thảo luận với quy mô bao nhiêuhọc sinh là vừa đủ, hình thức làm việc theo nhóm như thế nào
là hiệu quả? Câu trả lời là tùy thuộc vào nội dung dạy học vàthiết kế hoạt động mà giáo viên muốn tổ chức cho các emthực hiện thảo luận Quy mô của nhóm thảo luận có thể lớn
Trang 26hoặc nhỏ, tùy theo nội dung mà các em học sinh thảo luận.Tức là việc phân chia nhóm thảo luận của học sinh phải dựavào nội dung bài học, nhiệm vụ học tập, đối tượng người học
và điều kiện tổ chức dạy học của giáo viên và nhà trường Đốivới trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, số lượng HS củamỗi lớp chuyên là không nhiều khoảng 38 học sinh trên mộtlớp trở lại Số lượng và trình độ của học sinh các lớp cũng có
sự khác nhau Vì vậy, GV có thể linh hoạt chia nhóm thảoluận tùy thuộc vào điều kiện học tập của từng lớp sao cho phùhợp Theo chúng tôi, số lượng học sinh của các nhóm thảoluận không nên quá đông nhằm hạn chế đến mức thấp nhấttình trạng thường xảy ra trong khi thảo luận mà ta thường gọi
là hiện tượng “người ngoài cuộc” Quy mô nhóm thảo luận từ7- 9 học sinh là tốt nhất và phù hợp nhất, bởi lẻ: số lượng HSnhư vậy vừa đủ nhỏ để đảm bảo rằng tất cả học sinh trongnhóm có thể tham gia phát biểu ý kiến; số lượng HS như vậyvừa đủ lớn để đảm bảo rằng, học sinh sẽ không thiếu ý tưởng
để tham gia đóng góp ý kiến
Quá trình hoạt động nhóm trước hết diễn ra ở hình thứcthảo luận theo cặp đôi của hai HS ngồi cạnh nhau thường làcùng một bàn để bàn bạc, trao đổi, thảo luận những nhiệm vụ
Trang 27học tập thường được diễn ra trong khoảng thời gian tương đốingắn Hình thức thảo luận theo cặp đôi này không những giúpcho HS tự tin hơn vào khả năng của bản thân mà còn giúp họcsinh tập trung cao độ hơn vào công việc thảo luận của nhómcũng như làm cơ sở, nền tảng cho sự chia sẻ, giúp đỡ và hỗtrợ lẫn nhau giữa các HS trong nhóm lớn sau này Ngoài ra,thảo luận ở quy mô rất nhỏ này cũng rất phù hợp với điềukiện của nhà trường Vì vậy, đây là cách chia nhóm hay đượcgiáo viên hiện nay áp dụng nhiều nhất Khi cần mở rộng cóthể ghép hai nhóm đôi ngồi đối diện nhau để hình thành nhóm
4 hoặc ghép hai nhóm 4 để thành nhóm 8 học sinh Cách này
sẽ giúp cho các nhóm dễ bố trí chỗ ngồi và để giúp HS dễnhìn thấy mặt nhau hơn, mà điều này lại cực kì quan trọngtrong hoạt động nhóm, vì điều kiện không gian chật hẹp củalớp học, bàn ghế hoc sinh không cơ động và chỉ có như vậythì các HS trong nhóm thảo luận mới có thể hướng vào nhau,lắng nghe và cùng chia sẻ những suy nghĩ, những ý tưởng củamình về những chủ đề thảo luận
Thứ ba, giáo viên phải xác định rõ mục tiêu thảo luận,
mục đích thiết kế khi sử dụng hình thức thảo luận theo nhóm
để dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Trang 28Sau khi xác định rõ được vấn đề cần tổ chức thảo luận,
GV cần phải viết ra các mục tiêu, xác định mục tiêu của việcthảo luận qua từng bài, từng mục cụ thể của phần học, phảichỉ rõ thông qua việc thảo luận này học sinh cần phải làmđược những gì Đối với mỗi bài học trong phần “Công dânvới đạo đức” đều có mục tiêu riêng, cụ thể về kiến thức, kỹnăng và thái độ Do đó, muốn tổ chức, điều khiển buổi thảoluận hiệu quả, khoa học, giáo viên cần phải dựa trên cơ sở nộidung và mục tiêu cụ thể của từng mục trong mỗi bài học đểgiao nhiệm vụ thảo luận phù hợp và yêu cầu học sinh thựchiện
Từ nội dung kiến thức của từng mục trong mỗi bài học
mà giáo viên có thể lựa chọn và sử dụng các hình thức thảoluận nhóm cho phù hợp Khi nào kết hợp PPTLN với phươngpháp thuyết trình, khi nào kết hợp PPTLN với phương phápnghiên cứu trường hợp điển hình, khi nào kết hợp PPTLN vớicác kỹ thuật dạy học tích cực
Thứ tư, trong quá trình thảo luận giáo viên phải liệt kê ra
các điểm chốt và các câu hỏi lớn Điểm chốt ở đây không phải
là dàn ý mà là các nội dung chính Hay nói cách khác đó lànhững kiến thức trọng tâm của mỗi bài học mà người GV cần
Trang 29phải thực hiện nếu muốn đạt được muc tiêu của bài học Căn
cứ vào đó, GV sẽ ra những câu hỏi lớn (tức là những chủ đềthảo luận) để đặt vấn đề cho HS làm việc Từ những câu hỏilớn đó, giáo viên mới đưa ra những câu hỏi nhỏ, gợi ý để họcsinh thảo luận Những câu hỏi này phải có hình thức rõ ràng,phải sáng sủa, ngắn gọn và phải kích thích được suy nghĩ, sựtìm tòi của học sinh, tạo ra ở học sinh nhiều ý kiến, quan điểmkhác nhau Muốn thực hiện được điều này, đòi hỏi GV phảidựa vào những mục tiêu cụ thể của mỗi bài học cũng như phảidựa vào cách dạy của mình
Thứ năm, giáo viên phải ấn định thời gian của buổi thảo
luận Vì mỗi tiết học trên lớp theo quy định chỉ có 45 phútnhưng phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ học tập khác nhau.Hơn nữa, việc sử dụng hình thức thảo luận thường tốn rấtnhiều thời gian Do đó, giáo viên cần phải ước lượng thời gianthực hiện thảo luận cho phù hợp với từng hoạt động học và có
kế hoạch cụ thể để thực hiện Thông thường, thời gian thảoluận của từng hoạt động được giáo viên thể hiện rất rõ ở trêngiáo án Đồng thời, giáo viên phải có những dự tính trước vềcác tình huống có thể phát sinh trong quá trình thảo luận để có
kế hoạch dự phòng để đảm bảo các hoạt động học tập theo
Trang 30thiết kế được thực hiện trọn vẹn trong tiết học, tránh tìnhtrạng bị “cháy giáo án” hoặc bị “ướt giáo án” Để ấn định thờigian phù hợp với từng hoạt động trong tiết học, đồng thờitránh được các tình trạng đã nêu ở trên, giáo viên cần phảidựa vào nội dung và mục tiêu của bài học cũng như phải dựavào đối tượng người học
Ví dụ: Khi dạy phạm trù Nghĩa vụ ở bài Một số phạm
trù cơ bản của đạo đức học, để học sinh biết được nghĩa vụ
của mình về vấn đề trật tự an toàn giao thông, giáo viên chọn
chủ đề thảo luận Thực hành tìm hiểu nghĩa vụ của học sinh
đối với vấn đề trật tự, an toàn giao thông Đây là một chủ đề
rất gần gũi với học sinh, có tính thực tiễn cao, khả thi và phù
hợp với mục tiêu của môn học (Học sinh các nhóm đã được
chuẩn bị trước ở nhà)
Mục tiêu: HS có ý thức thực hiện nghĩa vụ an toàn giao thông Thời gian thảo luận: Khoảng 15 phút
Yêu cầu: Tìm hiểu nghĩa vụ của học sinh đối với vấn đề trật
tự, an toàn giao thông theo đơn vị nhóm học tập
Nội dung:
Trang 311 Tìm hiểu thực trạng về an toàn giao thông ở địa phươngmình, gồm:
- Mật độ phương tiện tham gia giao thông
- Chất lượng đường xá, phương tiện giao thông
- Ý thức của người tham gia giao thông
- Tình hình ùn tắc giao thông, tình hình tai nạn giaothông
2 Đề xuất giải pháp góp phần làm giảm tai nạn giao thông
3 Nghĩa vụ của học sinh đối với vấn đề trật tự, an toàn giaothông ở địa phương
Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dungtrên
- Nhóm phân công nội dung tìm hiểu cho mỗi cá nhân
- Cá nhân tìm hiểu, thu thập thông tin
- Thảo luận nhóm chia sẻ kết quả làm việc cá nhân (kĩthuật “Khăn trải bàn”), viết báo cáo chung của nhóm