Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận b Thân bài:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm XÂY DỰNG CÂU HỎI, ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VỀ CHỦ ĐỀ TRUYỆN, KÍ, KỊCH SAU 1975 (Trang 42 - 44)

- Điểm 1,0: Hoàn toàn lạc đề 4.2.2 Đề thi thử

a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận b Thân bài:

b. Thân bài:

* Giải thích: “ lãng phí” là làm hao phí, tốn kém một thứ gì đó nhưng kết

quả lại vô ích, chẳng có lợi gì cho bản thân và mọi người xung quanh.

* Thực trạng: Giới trẻ ngày nay lãng phí rất nhiều thứ: lãng phí thức ăn

thừa, mở vòi nước không khóa, bật đèn, bật quạt không tắt, thức thâu đêm xem phim, chơi game, chat với bạn bè, lãng phí chất xám, không biết đem điều mình đã học áp dụng vào đời sống, không biết trân trọng những tình cảm đẹp, quan hệ yêu đương phóng túng, thiếu nghiêm túc,…

* Nguyên nhân:

- Bản thân không có ý thức, nhận thức, không biết quý trọng những gì mình đang có. Từ nhận thức kém, dần dần hình thành nhiều thói quen xấu, thói quen lãng phí. Hoặc có thể thấy người khác lãng phí nên mình cũng lãng phí

- Gia đình, nhà trường chưa giáo dục đúng hướng.

* Tác hại: Hao tốn tiền của, thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân

và gây tổn hại đến mọi người xung quanh, hình thành thói quen xấu, nhân cách xấu, thiếu ý thức, kém văn hóa trong ứng xử…

* Giải pháp:

- Ý thức con người luôn là yếu tố quyết định. Mỗi người cần nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc chống lãng phí. Phải biết quý trọng thời gian, sử dụng thời gian của cuộc đời mình một cách tích cực và ý nghĩa, đặt năng lực của mình vào một mục tiêu phù hợp để đạt được hiệu quả trong công việc, cuộc sống cũng như học tập, biết quý trọng và giữ gìn tình cảm, của cải vật chất của mình và của người khác.

- Gia đình, nhà trường cần chú trọng đến việc giáo dục ý thức chống lãng phí cho mỗi người ngay từ nhỏ. Người lớn phải làm gương cho thế hệ trẻ noi theo.

a. Kết luận

- Những người sống lãnh phí chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong xã hội. Có rất nhiều tấm gương sống đẹp luôn biết trân trọng những gì mình đang có, không ngừng nổ lực và ý thức sống trọn vẹn từng ngày. Cuộc đời như một cuốn sách, kẻ

điên rồ thì lật qua rất nhanh, người hiều biết thì cẩn thận lật mở từng trang, nghiền ngẫm từng trang vì họ biết rằng chỉ có thể đọc cuốn sách đó một lần.

- Phải nhận thức được lãng phí gay tác haaij lớn đến cuộc sống của bản thân và mọi người. Phải biết thực hành tiết kiệm trên mội lĩnh vực. Tiết kiệm không có nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn mà là dành thời gian, sức khỏe, tiền bạc, năng lực và tình cảm vào những điều có ích, tích cực để cuộc sống ngày càng trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

1.3. Biểu điểm:

- Điểm 3,0: Bài viết có cấu trúc mạch lạc giải thích, phân tích và bàn luận xác đáng về ý kiến.

- Điểm 2,0: Bài viết có cấu trúc mạch lạc giải thích, phân tích và bàn luận

được về ý kiến, có thể mắc một vài lỗi nhẹ về diễn đạt.

- Điểm 1,0: Bài viết có cấu trúc chưa mạch lạc giải thích, phân tích và bàn

luận về ý kiến còn sơ sài, mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (4,0 điểm) Nghị luận văn học

2.1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài nghị luận văn học. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. - Có những cách viết sáng tạo độc đáo.

2.2. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể viết theo những cách khác nhau miễn là thuyết phục trên cơ sở lập trường tư tưởng sau:

a. Mở bài

- Lưu Quang Vũ là một trong những nhà viết kịch xuất sắc nhất của nước ta sau năm 1975. Kịch của ông phản ánh nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống, đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới của đất nước và góp phần đem đến cho sân khấu Việt Nam đương đại một sức sống mới.

- Hồn Trương Ba – da hàng thịt được viết từ năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng và đã được biểu diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước,

- Ở cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, hồn Trương Ba đã bị những người thân chê trách và xa lánh, tự ý thức được sự tha hóa của mình, bị thân xác anh hàng thịt sỉ nhục,…Tất cả những điều đó làm cho hồn Trương Ba vốn cao khiết không thể chịu được nữa để rồi ông đi đến quyết định trả lại thân xác anh hàng thịt và chấp nhận cái chết.

- Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba và hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ: xác hàng thịt muốn khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình còn hồn Trương Ba lại phủ nhận vai trò của thể xác mà khẳng định sự thanh sạch của tâm hồn,…

- Hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác hàng thịt nên đều vô ích nên bị xác hàng thịt cười nhạo,…

- Những người thân thì xa lánh, trách móc hồn Trương Ba: vợ ông muốn bỏ đi vì rất buồn bã và đau khổ, cái Gái nhất định không chịu nhận ông là ông nội, người con dâu thì hiểu hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng nên chị thông cảm và xót thương… Hồn Trương Ba đã độc thoại một mình đầy tuyệt vọng: Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ […]. Không cần đến cái đời sống do mày mang lại ! Không cần!.

- Trương Ba cũng nhận thức được cuộc sống trớ trêu hiện tại và đã kiên quyết từ chối sống trong thân xác anh hàng thịt. Khi được Đế Thích gợi ý cho nhập vào xác cu Tị thì ông cũng kiên quyết từ chối vì thương yêu đứa bé chưa bắt đầu cuộc đời và nếu nhập vào thì sẽ còn nhiều điều rắc rối hơn. Ông đã xin cho cu Tị được sống còn mình thì chấp nhận cái chết.

- Khi lựa chọn cái chết thì Trương Ba lại trở về với hình ảnh Trương Ba ngày xưa, với niềm tin sự sống vẫn tiếp tục và những điều tốt đẹp lại nảy mầm, sinh sôi…

c. Kết bài

- Hành động của nhân vật Trương Ba hết sức phù hợp với hoàn cảnh trớ trêu mà ông ta đang lâm vào một cách bi kịch.

- Lời nói của Trương Ba với những độc thoại nội tâm rất phù hợp với tính cách của nhân vật khi đã bị nhiềm những thói hư tật xấu sau một thời gian trú ngụ trong xác anh hàng thịt, đồng thời góp phần thúc đẩy bước phát triển của xung đột kịch đến chỗ cần giải quyết.

2.3. Biểu điểm:

- Điểm 4,0: Bài viết có cấu trúc mạch lạc. Đạt được cả yêu cầu kỹ năng và kiến thức.

- Điểm 3,0: Bài viết có cấu trúc mạch lạc, cơ bản đạt được cả yêu cầu kỹ

năng và kiến thức. Có thể mắc một vài lỗi nhẹ về diễn đạt.

- Điểm 2,0: Bài viết có cấu trúc chưa mạch lạc giải thích, chưa đạt được

một số yêu cầu về kỹ năng và kiến thức mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm XÂY DỰNG CÂU HỎI, ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VỀ CHỦ ĐỀ TRUYỆN, KÍ, KỊCH SAU 1975 (Trang 42 - 44)

w