1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUYÊN tắc và QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn GIÁO dục CÔNG dân lớp 10 PHẦN “CÔNG dân với đạo đức” ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG NGUYỄN DU TỈNH PHÚ yên

26 325 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 32,06 KB

Nội dung

NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN DUTỈNH PHÚ YÊN...

Trang 1

NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN DU

TỈNH PHÚ YÊN

Trang 2

- Một số nguyên tắc thực hiện quy trình thảo luận nhóm

- Đảm bảo mục tiêu môn học

Mục tiêu của môn GDCD được xậy dựng trên cơ sở mụctiêu giáo dục của cấp học bao gồm chuẩn kiến thức, kĩ năng

và thái độ Trong đó chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu

cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà họcsinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập.Chuẩn kiến thức, kĩ năng còn là căn cứ để biên soạn sách giáokhoa ở từng môn học nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khảthi của chương trình môn học, đảm bảo chất lượng và hiệuquả của quá trình dạy học Mục tiêu dạy học của từng bộ mônphải được xây dựng trên cơ sở lí luận và thực tiễn, phải quántriệt mục tiêu chung của cấp THPT

Căn cứ vào những yêu cầu trên, mục tiêu môn GDCDđược xác định như sau:

Về kiến thức:

- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về thếgiới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, hiểu các

Trang 3

giá trị đạo đức, pháp luật cơ bản của con người Việt Nam.

- Vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện phápluật, hoạch định chính sách và quản lí kinh tế

- Hiểu đường lối quan điểm của Đảng, các chính sáchquan trọng của Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong giai đoạn hiện nay

- Hiểu trách nhiệm công dân trong việc thực hiện đườnglối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànước

- Hiểu được trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tham giaphát triển kinh tế của công dân

Về kĩ năng:

- Trên cơ sở những kiến thức được cung cấp, học sinh biếtvận dụng những kiến thức đó vào nội dung bài học để phântích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các vấn đề trong thựctiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi

- Biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợpvới các giá trị xã hội

Trang 4

- Biết bảo vệ cái tốt, cái đúng, cái đẹp và phê phán, đấutranh với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phùhợp với khả năng của bản thân.

- Đảm bảo tính khoa học:

Nguyên tắc tính khoa học của việc sử dụng phương phápthảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD là đảm bảo cung

Trang 5

cấp đầy đủ, chính xác hệ thống tri thức cơ bản, thiết thực hiệnđại phù hợp thực tiễn của môn học và đặc điểm nhận thức củahọc sinh.

Nội dung môn học nào trong trường THPT cũng phản ánhmột cách đầy đủ, trung thực nhất những tri thức khoa học cơbản Nói cách khác, nội dung của môn học bao giờ cũng mangtính khoa học Tính khoa học của nội dung môn học sẽ quyếtđịnh tính khoa học của việc lựa chọn phương pháp và hìnhthức tổ chức dạy học bộ môn Nội dung môn GDCD bao gồmnhững vấn đề cơ bản nhất của các môn khoa học Mác - Lênin,đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luậtcủa Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Vì thế,môn GDCD mang tính khoa học sâu sắc, do đó việc giảng dạymôn học này cũng phải đảm bảo tính khoa học

Trong trường THPT, môn GDCD trực tiếp trang bị chohọc sinh một cách có hệ thống những tri thức về thế giớiquan, phương pháp luận, về đạo đức pháp luật, về các vấn đềkinh tế, chính trị, xã hội Hệ thống những tri thức này chủ yếuđược trình bày dưới dạng khái niệm, phạm trù, nguyên lí, quyluật, luận điểm và được khái quát từ thực tiễn, phản ánh đúngđắn bản chất của hiện thực Cho nên khi trình bày cần phải

Trang 6

thuyết minh và làm rõ các căn cứ khoa học của nó Không thể

áp đặt học sinh thừa nhận một tri thức khi tri thức đó chưađược luận giải và chứng minh trên cơ sở khoa học Hơn thếnữa hệ thống tri thức của môn giáo dục công dân nhằm gópphần quan trọng vào việc giáo dục học sinh trở thành nhữngngười công dân mới của đất nước Nhiệm vụ này chỉ có thểthực hiện được khi đảm bảo nguyên tắc tính khoa học trongdạy học bộ môn

Thực hiện nguyên tắc tính khoa học trong dạy học mônGDCD sẽ đảm bảo được việc thực hiện những yêu cầu củaquy luật về sự thống nhất giữa dạy học và giáo dục, giữa dạy

“chữ” và dạy “người” Thông qua dạy và học “chữ” để dạy vàhọc “làm người”, ngược lại Đây là quá trình biện chứng, quyđịnh lẫn nhau của quá trình dạy học

Đảm bảo tính khoa học trong dạy học môn GDCD là điềukiện cần thiết để biến tri thức mà học sinh tiếp thu được thànhniềm tin, thôi thúc học sinh hành động theo lẽ phải, chân lí.Học sinh sẽ say mê, hứng thú hơn với môn học Tri thức khoahọc bao giờ cũng là cơ sở của việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo,

là tiền đề xậy dựng phương pháp tư duy khoa học, phát triểntrí tuệ, phẩm chất đạo đức, hình thành và củng cố những thói

Trang 7

quen tốt cũng như định hướng cho hoạt động của học sinh.Quá trình xây dựng hệ thống giá trị của con người cho họcsinh luôn gắn với quá trình truyền thụ tri thức Việc truyền thụtri thức mang tính khoa học càng cao bao nhiêu thì việc xâydựng hệ thống giá trị sẽ càng nhanh chóng và vững chắc bấynhiêu Như vậy, kết quả của việc dạy học môn GDCD khôngchỉ đơn thuần là đánh giá mức độ học sinh thu nhận tri thức líluận của môn học mà điều cần thiết là đánh giá học sinh ởmức độ tư tưởng, hành vi và thói quen được thể hiện trong đờisống hàng ngày Điều này cũng chỉ có được khi thực hiện tốtnguyên tắc tính khoa học trong dạy học môn GDCD.

- Nguyên tắc tính thực tiễn:

Các tri thức của môn GDCD ở trường THPT liên quantrực tiếp với những vấn đề đang diễn ra trong đời sống chínhtrị, kinh tế, xã hội Do đó, nó có tác động trực tiếp và thườngxuyên tới nhận thức, cũng như hành động của học sinh, thôngqua học sinh tác động trực tiếp tới mọi thành viên của xã hội

Vì vậy, việc giảng dạy và học tập môn GDCD gắn liền vớicuộc sống sinh động của xã hội, làm cho những tri thức củamôn học thực sự là cơ sở cho hành vi và hoạt động của họcsinh chính là bản chất của nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy

Trang 8

học môn GDCD ở trường THPT.

Mọi tri thức khoa học suy cho cùng đều xuất phát từ nhucầu thực tiễn, là kết quả nhận thức của con người trong quátrình hoạt động thực tiễn

Trong nhà trường, muốn học sinh tiếp thu được các trithức khoa học, tránh được sự mò mẫm trong hoạt động nhậnthức thì cần phải khái quát những tri thức khoa học sẽ trang bịcho học sinh bằng những kết quả thực tiễn, quá trình dạy họcphải luôn liên hệ với thực tiễn, với đời sống Tri thức đượctruyền thụ cho học sinh càng gần với cuộc sống thực tiễn sinhđộng, càng gắn với sự biến đổi không ngừng của hiện thựckhách quan bao nhiêu thì giá trị và vai trò của nó đối với quátrình hình thành, phát triển nhân cách của học sinh càng caobấy nhiêu

Đối với môn GDCD, thực tiễn là đường lối, chủ trương,chính sách xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội củaĐảng và Nhà nước ta Cơ sở của những đường lối, chủtrương, chính sách đó là các kiến thức về tự nhiên, xã hội, tưduy được khái quát từ các bộ môn Triết học, Kinh tế chínhtrị học, Đạo đức học, Pháp luật học Đây cũng chính là nội

Trang 9

dung học tập của môn GDCD Thực tiễn của môn GDCDcòn là những diễn biến xảy ra trong đời sống kinh tế, chínhtrị, xã hội ở nước ta và trên thế giới mà sách giáo khoakhông thể phản ánh hết được một cách đầy đủ, nhanh chóng.Thực tiễn của môn GDCD còn bao gồm cả đời sống của bảnthân học sinh do hàng ngày, hàng giờ các em được tiếp xúcvới các hoạt động kinh tế - xã hội, đọc sách báo, nghe đài,xem truyền hình, học tập và lao động sản xuất Do đó, nếuđảm bảo nguyên tắc tính thực tiễn thì dạy học môn GDCD sẽthuận lợi, sâu sắc và hiệu quả hơn.

Nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn GDCD lànguyên tắc gắn liền với nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin về sự thống nhất giữa lí luận với thực tiễn Trong quátrình giảng dạy, nếu giáo viên chỉ dừng lại ở những luậnđiểm khoa học chung, không gắn chúng với cuộc sống thì sẽ

dễ dàng đi đến chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa giáo điều, khôngthể tạo ra ở học sinh niềm tin vào sự đúng đắn của nhữngluận điểm đó, bài giảng không có sức thuyết phục Nhưngnếu giáo viên lại sa vào những sự kiện cụ thể mà khônghướng vào việc dùng lí luận để khái quát, lí giải những sựkiện thì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy giác, coi thường lí luận, rơi

Trang 10

vào chủ nghĩa kinh nghiệm, điều đó sẽ làm cản trở việc hìnhthành và phát triển tư duy lí luận, tư duy khoa học của họcsinh Vì thế, chỉ có kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn tri thứccủa môn học với thực tiễn sinh động trong quá trình giảngdạy mới có thể khẳng định giá trị đích thực của môn GDCD,mới giúp cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa của môn học để từ đótạo ra sự say mê, niềm tin vào tri thức mà các em được trangbị.

Trong quá trình dạy học môn GDCD, thông qua nguyêntắc tính thực tiễn để thực hiện nguyên lí giáo dục: học đi đôivới hành, nhà trường gắn liền với xã hội, rèn luyện năng lựcsáng tạo và năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh

Một mặt lấy thực tiễn để bổ sung cho nội dung dạy họcGDCD, làm cho nội dung đó ngày càng phong phú, sinhđộng, mặt khác tập cho học sinh cách vận dụng tri thức đãhọc vào cuộc sống học tập, lao động và các hoạt động khác.Tuy nhiên để đạt đến những mức độ hoạt động thực tiễn cóhiệu quả, thì giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, học sinhphải nắm chắc các tri thức của môn GDCD đến mức độ cóthể làm chủ được chúng, sử dụng tương đối thành thạochúng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của

Trang 11

- Nguyên tắc tính vừa sức:

Trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phươngpháp và hình thức tổ chức dạy học, việc nâng cao dần mức độkhó khăn trong học tập tương ứng và giới hạn cao nhất củavùng phát triển trí tuệ gần nhất nhằm tạo nên sự căng thẳng vềmặt trí lực, thể lực một cách phù hợp với đặc điểm lứa tuổi,đặc điểm cá biệt chính là bản chất của nguyên tắc tính vừa sứctrong dạy học Nói cách khác, nguyên tắc vừa sức trong dạyhọc được quan niệm là quá trình dạy học phù hợp với trình độtiếp thu tri thức mới của học sinh, kích thích thúc đẩy và đitrước sự phát triển trí tuệ của học sinh

Vừa sức trong dạy học không thể hiểu đơn giản là sức họcsinh đến đâu thì dạy đến đó mà bao giờ dạy học cũng đề ranhững nhiệm vụ khó khăn mà dưới chỉ đạo của giáo viên thìhọc sinh bằng sự nỗ lực của mình có thể khắc phục được Cầnlưu ý rằng mức độ khó khăn trong học tập của học sinh khácvới sự quá tải về mặt trí lực và thể lực, bởi vì sự quá tải đó sẽlàm yếu đi sự nỗ lực ý chí, làm học sinh sớm bị mệt mỏi tronghọc tập, khả năng học tập sẽ bị hạ thấp

Trang 12

Trong thực tế thường có hai loại biểu hiện của dạy họckhông vừa sức.

Thứ nhất, dạy những vấn đề quá mới, quá phức tạp họcsinh không thể tiếp thu nổi

Thứ hai, dạy những vấn đề đơn giản, sơ sài, không có tácdụng đối với học sinh

Đảm bảo tính vừa sức trong dạy học phải nhằm hướngvào việc phát triển các khả năng vốn có của học sinh, pháthuy tính độc lập, sáng tạo và tính tích cực học tập của họcsinh

Nhờ hoạt động vật chất của bộ não nên quá trình nhậnthức của con người diễn ra bao giờ cũng phải phù hợp với quyluật tâm – sinh lí của con người Nhờ sự chuyển hóa giữa cácquá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh trung ươngkhông vượt quá giới hạn quy định của các kích thích mà conngười có phản ứng với ngoại cảnh Vì thế, với hệ thống trithức trừu tượng và khái quát cao của môn GDCD mà đòi hỏimột cường độ học tập quá cao, vượt quá ngưỡng lĩnh hội trithức của học sinh sẽ làm cho học sinh sẽ không thể vượt quađược khó khăn trong học tập

Trang 13

Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi,mỗi độ tuổi gắn liền với sự trưởng thành của những cơ quantrong cơ thể và những chức năng của các cơ quan đó cũngnhư sự tích lũy những kinh nghiệm về mặt nhận thức, mặt xãhội và hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó Do đó, lứa tuổi thayđổi thì nhu cầu trí tuệ và hứng thú nhận thức cũng biến đổi.Tuy nhiên, theo định đề của Burns không thể có hai học sinhgiống nhau, vì trong cùng một lứa tuổi cũng có những đặcđiểm khác nhau về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp, về sựphát triển thể chất và tinh thần, về năng lực và hứngthú Điều đó cho thấy, vừa sức trong dạy học còn phải chú ýđến cả những đặc điểm cá biệt của học sinh Chính vì lí do đótrong quá trình biên soạn sách giáo khoa GDCD tác giả phảicăn cứ vào đối tượng học sinh, đặc điểm tâm – sinh lí lứa tuổi,trình độ lĩnh hội tri thức, những tri thức cơ bản và thiết thựccần trang bị cho học sinh và thời gian hợp lí dành cho mônhọc này để xác định được lượng tri thức có thể gây đượcnhững khó khăn vừa sức với học sinh Vì vậy, trong quá trìnhdạy học môn GDCD người giáo viên cũng phải chú ý đếnnhững đặc điểm này Đây chính là chỗ dựa vững chắc chogiáo viên phát huy năng lực sư phạm và nghệ thuật giảng dạy

Trang 14

nhằm đạt được hiệu quả dạy học và góp phần phát triển những

tư chất tốt đẹp của học sinh

Môn GDCD bao gồm những tri thức về triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộngsản Việt Nam, đường lối chính trị, đạo đức, pháp luật Nhữngtri thức đó đã được nâng lên trình độ lí luận trừu tượng vàkhái quát cao Đảm bảo tính vừa sức là điều kiện cần thiết đểđem lại chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và họcsinh Đồng thời cũng đảm bảo được nguyên tắc tính khoa hoc,tính thực tiễn trong giảng dạy bộ môn

-Từ những thực trạng và các nguyên tắc ở trên chúng tôixây dựng một quy trình thảo luận nhóm trong dạy học mônGDCD lớp 10 “phần công dân với đạo đức” ở trường THPTNguyễn Du tỉnh Phú Yên

- Quy trình sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 10

Quy trình này có 03 giai đoạn: Xây dựng kế hoạch; tổchức thảo luận; đánh giá kết quả thảo luận

- Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch thảo luận

Trang 15

* Đối với giáo viên:

Giáo viên phải thông báo trước cho học sinh về kế hoạchthảo luận nhóm

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Bước 2: Xác định nội dung tri thức, xây dựng, thiết kếbài học

Bước 3: Lựa chọn phương pháp, cách thức dạy học,hướng dẫn học sinh nội dung thảo luận cần chuẩn bị

Bước 4: Từ bước trên, lập chủ đề thảo luận, cách thứcchia nhóm và phương pháp thảo luận nhóm

Sau khi đạt được vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinhtìm đọc tài liệu lien quan Trước khi tổ chức thảo luận nhóm,giáo viên phải kiểm tra thử xem nội dung thảo luận nhóm củahọc sinh; các điều kiện hỗ trợ cho việc thảo luận

*Đối với học sinh:

Bước 1: Xác định nội dung bài học

Bước 2: Học sinh xem sách, tài liệu, nghiên cứu, chuẩn

bị nội dung bài học trước khi lên lớp

Trang 16

Bước 3: Lựa chọn phương tiện hỗ trợ giờ học

- Giai đoạn 2: Tổ chức thảo luận

* Đối với giáo viên:

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung, vấn đề thảo luậnBước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, chia nhóm vàhướng dẫn

Xác định nhiệm vụ, mục tiêu bài học giáo viên chianhóm và giao nhiệm vụ cụ thể chio từng nhóm

Bước 3: Học sinh bắt đầu nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm rõ mục tiêu và vấn

đề cần đạt được, ghi chép lại những suy nghĩ của mỗi họcsinh

Bước 4: Tổ chức thảo luận theo cặp đôi

Hai bạn ngồi gần nhau bàn bạc, trao đổi cùng một chủ

đề Bước này giáo viên phải quan sát kỹ để nắm bắt tình hình,

để có những hướng dẫn hợp lý cho học sinh tham gia thảoluận, qua đó có được những cách khai thác và xử lý thông tin

Trang 17

Bước 5: Bắt đầu thảo luận nhóm

Từ những bước thảo luận học sinh trong nhóm trình bày

ý kiến của mình trước nhóm, những học sinh còn lại góp ýsau đó tổng kết lại

Trong bước này giáo viên hướng dẫn, quy định thờigian, đặt câu hỏi kích thích tư duy,ẩy nhanh hoạt động của cácnhóm

Bước 6: Tiến hành thảo luận trước lớp và tổng két nộidung học tập

Giáo viên sẽ mời đại diện trong nhóm trình bày kết quảtrước lớp, các nhóm còn lại phản biện, đóng góp ý kiến để điđến thống nhất kết quả học tập Sau khi không còn ý kiến củacác nhóm, giáo viên tổng hợp, kết luận những kỹ năng và kiếnthức cho học sinh

Bước 7: Trọng tài cố vấn, đánh giá kết quả

Giáo viên tiến hành đánh giá kết quả của buổi thao luận,

từ đó nêu len những ưu, khuyết điểm của mỗi nhóm

* Đối với học sinh:

Ngày đăng: 24/04/2019, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w