1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lí LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC sử DỤNG TRUYỆN kể TRONG dạy học môn GIÁO dục CÔNG dân PHẦN CÔNG dân với đạo đức ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

47 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 353,49 KB

Nội dung

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TRUNGHỌC PHỔ THÔNG... - Cơ sở lí luận của việc sử dụng truyện

Trang 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG

Trang 2

- Cơ sở lí luận của việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn

Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường

Trung học phổ thông

- Sử dụng truyện kể trong dạy học

- Quan niệm về truyện kể

Theo Từ điển văn học phổ thông, “Truyện” là thể loại tự

sự, có cốt truyện và nhân vật, thủ pháp nghệ thuật chính là kể,được chia thành nhiều loại gồm: truyện dài, truyện vừa,truyện ngắn, truyện dân gian, [42, trang 252); Còn “kể” là

“một động từ biểu thị hành động nói” [41, trang 507] Khithực hiện hành động nói để đưa những tình tiết, cốt truyện đến

với người khác thì truyện kể đã trở thành nhiên liệu cho hoạt động kể chuyện.

Truyện kể là văn bản ghi lại sự việc xảy ra, có các nhânvật và tình tiết diễn biến theo trình tự thời gian tạo nên sự việc

đó Nội dung truyện kể chính là chuỗi sự việc xảy ra trongtruyện và có ý nghĩa nhất định

Trang 3

- Quan niệm về sử dụng truyện kể trong dạy học

Việc sử dụng truyện kể trong dạy học đã và đang đượcnhiều nhà giáo dục trên thế giới cũng như trong nước quantâm nghiên cứu

M.K Bogoliupxkaia và V.V Septsenco cho rằng truyện

kể có giá trị vô cùng to lớn trong quá trình dạy học Nó khôngchỉ thu hút đối với trẻ em mà cả người lớn cũng vô cùng thích

thú việc sử dụng truyện kể Trong đề tài nghiên cứu “Dạy học

ở trường tiểu học” của Chu Huy cũng cho rằng truyện kể

ngoài vai trò là một môn học đối với bậc tiểu học nó còn làphương tiện dạy học cho các cấp học cao hơn Vì ở truyện kể

ta bắt gặp những hình ảnh, thông tin, nét văn hóa của dân tộc,

… Thông qua việc kể và nghe kể hình thành ở người dạy kỹnăng trình bày diễn đạt tốt một câu chuyện thu hút người khácchú ý lắng nghe Ngoài ra, nó còn giúp người nghe ghi nhớthông tin, tổng hợp sắp xếp cốt truyện, …

Những quan niệm trên cho thấy: người GV có thể lựachọn cho mình những phương pháp khác nhau phù hợp vớinội dung kiến thức cần truyền đạt trong một giờ dạy Việc sửdụng truyện kể trong dạy học đã và đang được nhiều GV ở

Trang 4

các cấp học vận dụng Người dạy sẽ lựa chọn những câutruyện phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với lứa tuổi HScần truyền đạt Truyện kể có thể tùy loại tùy thuộc vào hướng

sử dụng của người dạy mong muốn Thông qua việc sử dụngtruyện kể sẽ tạo ra một không khí lớp học hoàn toàn khác cáckiểu lớp học truyền thống, người kể có thể là người dạy hoặc

là HS, …Từ đó tạo ra sự tương tác giữa GV và HS, giúp HSthể hiện hơn nữa khả năng tư duy, rèn luyện kỹ năng cho bảnthân mình

- Phân loại truyện kể dùng trong dạy học

Truyện thần thoại

Thần thoại là loại truyện nảy sinh sớm nhất C.Mác, nhàsáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, từng nói: “Thần thoại nàocũng nhào nặn, chi phối và chinh phục các lực lượng tự nhiên

ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” [28]

Nói một cách khái quát, thần thoại phản ánh mối quan hệgiữa con người với tự nhiên ở thời kì tối cổ Thuật ngữ “tựnhiên” ở đây được hiểu rộng hơn thuật ngữ “thiên nhiên” vìngoài quy luật của thiên nhiên còn có quy luật của sự sống, sựchết và nhiều vấn đề đạo đức, triết học khác nữa Nhân vật

Trang 5

của truyện là “thần” nhưng không phải thần linh ma quái theoquan niệm mê tín dị đoan Các thần ở đây theo M Gorki lànhững người lao động giỏi được suy tôn.

Truyện kể thần thoại cho HS còn giúp các em xây dựngcho các em trí tưởng tượng – một năng lực quan trọng của conngười Lênin từng nói: “Thật là bất công nếu nghĩ rằng óctưởng tượng chỉ cần thiết đối với người làm thơ Ngay cả trongtoán học cũng vẫn cần óc tưởng tượng Ngay cả việc phát minh

ra phép tính vi phân và tích phân cũng sẽ không thể nào cóđược nếu thiếu óc tưởng tượng Óc tưởng tượng là một phẩmchất quý giá vô cùng” [44, trang 235]

Truyện truyền thuyết

Mặc dù giữa truyện thần thoại và truyện truyền thuyết cóđiểm chưa phân biệt rõ ràng vì cũng như thần thoại, nhân vậtchính trong truyền thuyết cũng là các vị thần hoặc con ngườinhưng đã được thần thánh hóa Tuy nhiên, người ta vẫn có thểchỉ rõ đặc điểm khác biệt so với thần thoại là: truyền thuyếttuy có nhân vật thần linh, có yếu tố siêu phàm nhưng có dínhlíu với lịch sử dân tộc thời khuyết sử Truyền thuyết về các

Trang 6

vua Hùng và các nhân vật xoay quanh vua Hùng như Thánh

Gióng, Tản Viên, Mai An Tiêm, …

Dạy kể những truyện truyền thuyết cần chú ý những yếu

tố lịch sử nhằm nâng cao lòng tự hào dân tộc Tuy nhiên,chúng ta chỉ coi đây là những chi tiết dã sử dân gian Cần tạokhông khí lịch sử cho tiết dạy kể chuyện truyền thuyết

truyện Tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây khế, truyện Cây tre trăm đốt, truyện Sọ Dừa, Trong truyện cổ tích, yếu

tố siêu phàm kì ảo như tiên, bụt vẫn có nhưng xuất hiện ít,chủ yếu là những tình tiết thể hiện quan hệ giữa người vớingười như dì ghẻ - con chồng, anh cả- em thứ, chủ nhà – con

ở, thường xuất hiện nhiều lần Thông qua nội dung truyện

cổ tích, các em hiểu được đâu là thiện, đâu là ác, đâu là chính

Trang 7

nghĩa, đâu là gian tà, hình thành thái độ ứng xử đúng mực vànăng khiếu thẩm mỹ Kể loại truyện này, GV có điều kiệnphát huy sở trường của mình, tạo nên những giờ học sinhđộng, để lại ấn tượng tốt đẹp lâu bền trong lòng HS Do đó,bài học rút ra từ những câu chuyện cổ tích rất phù hợp vớimột số chuẩn mực, hành vi đạo đức trong chương trìnhGDCD phần Công dân với đạo đức.

Truyện ngụ ngôn

Ngụ ngôn nghĩa là “lời nói gửi” lời nói có ngụ ý kín đáo

là loại truyện dân gian nhằm nêu lên những luân lí hoặc triết lí

dưới một hình thức kín đáo, thâm thúy (Thỏ và Rùa, Thầy bói

xem voi, …) Nhân vật truyện ngụ ngôn có thể là động vật,

cây cỏ, trăng sao và cũng có thể là người Nhưng là dù ngườihay vật thì đó luôn là phương tiện nhằm giúp tác giả dân giannêu lên những bài học luân lí hoặc triết lí trong cuộc sống.Truyện ngụ ngôn dành cho lứa tuổi nhỏ gọi là truyện đồngthoại

Truyện cười

Truyện cười hay truyện khôi hài, đây là loại truyện dângian lấy tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện mục

Trang 8

đích châm biếm, đả kích, giáo dục hoặc mua vui, giải trí Đây

là loại truyện ngắn gọn, nặng về lí trí có kết cấu chặt chẽ và

kết thúc bất ngờ Những truyện như Phù thủy sợ ma, Con rắn

vuông, Đến chết vẫn hà tiện, … là những tiếng cười nhẹ

nhàng mà sâu sắc Cần phân biệt giữa truyện tiếu lâm (rừngcười) có nhiều yếu tố tục không đưa vào chương trình học

Dạy thể loại truyện này cần đảm bảo đặc trưng của tiếngcười, kết thúc ngắn gọn, bất ngờ GV cần kể tự nhiên để tiếngcười vui bất ngờ từ câu chuyện chứ không báo trước làm mấtyếu tố bất ngờ

Truyện lịch sử

Đây là những truyện có nội dung lịch sử nhưng khác vớitruyền thuyết, những nội dung lịch sử này gắn liền với nhữngnhân vật lịch sử có thật trong thời kì đã có sử Đối với ViệtNam đó là những truyện kể lịch sử trong quá trình dựng nước

và giữ nước Ví dụ: chùm truyền thuyết về Hai Bà Trưng, Bà

Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, những mẩu

chuyện về các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược, Những truyện lịch sử giáo dục sâu sắc cho HS về tìnhcảm đối với quê hương đất nước, khơi dậy lòng yêu nước,

Trang 9

lòng tự hào dân tộc chân chính Những tấm gương sáng về các

vị anh hùng dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước

sẽ khơi gợi trong HS những khát khao phục vụ Tổ quốc, phục

vụ nhân dân, ý thức trách nhiệm đối với lịch sử, hiện tại vàtương lai

Truyện danh nhân

Theo nghĩa hẹp, danh nhân là người có tên tuổi với đời,

có đóng góp to lớn cho nền văn minh của con người Ngoàidanh nhân lịch sử còn có danh nhân văn hóa, những người cóđóng góp phát kiến, truyền thụ sự tinh hoa mở mang kinh tếhoặc nghề nghiệp truyền thống cụ thể có lợi cho đất nước,nhân dân Ví dụ: truyện Ông Cao Bá Quát, Ông tổ nghềthêu… Ngoài các danh nhân trong nước còn có danh nhân thế

giới như Nhà bác học Ê-đi-xơn, Ga-li-lê, Ma-giăng-lăng,

Bông sen trong giếng ngọc, Thần siêu luyện chữ, … Kể loại

truyện này không những các em HS được học tập tấm gươngsáng về lòng yêu nước, tinh thần phuc vụ mà còn học được ýchí vươn lên trong học tập, lao động, sáng tạo, phong cáchlàm việc vì lợi ích của xã hội loài người Đây cũng là một bàihọc tự giác đến với HS mà không có một sự gò bó, quy tắcnào Người GV cần chú ý đặc điểm này khi kể chuyện

Trang 10

Truyện người thực việc thực

Đây là loại truyện viết về người tốt, việc tốt có thựctrong đời sống hàng ngày Nội dung loại truyện này xoayquanh các gương học tập giỏi, thật thà, dũng cảm, giàu lòng vịtha, Để đảm bảo được tác dụng cảm hóa thực sự và sâu sắccủa loại truyện này, cần tránh những mẫu chuyện có tính chấtghi chép khô khan, tẻ nhạt theo phong cách thông tin báo chíthiếu tính chất văn học, như vậy sẽ khó trở thành “truyện” vàkhó rung động, khó cảm thụ đối với người kể và người nghe

Vì vậy, chọn được những truyện “người thực việc thực” đặcsắc quả là rất khó và rất cần thiết

- Các hướng sử dụng truyện kể trong dạy học

Sử dụng truyện kể để tạo tình huống có vấn đề

Người dạy khi muốn giảng vào bài học mới hoặc mộtphần nào đó trong nội dung bài học thông thường sẽ dùng lờinói để dẫn dắt HS Trong trường này, GV có thể sử dụngtruyện kể tạo ra một tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích

HS tự tìm tòi, suy nghĩ để giải quyết vấn đề đã đặt ra Hìnhthức kể truyện lúc này lại có hiệu quả, tránh được sự rập

Trang 11

khuôn, khô khan trước đây Và đồng thời cũng tạo ra sự bấtngờ, thu hút sự chú ý vào của người học tiết dạy hơn.

Sử dụng truyện kể để minh họa nội dung tri thức

Việc sử dụng truyện kể còn có tác dụng để minh họa,làm rõ nội dung tri thức giúp HS nắm bắt được tri thức bàihọc dễ dàng hơn Truyện kể được dùng lúc này sẽ thay thếcho việc dùng lý luận để lý giải cho tri thức bài học Nhưngkết quả mang lại của nó cũng không kém gì việc GV giảnggiải

Sử dụng truyện kể để xây dựng bài tập nhận thức và kiểm tra đánh giá

Trong trường hợp này truyện kể được xem là một cáchthức để xây dựng bài tập nhận thức và kiểm tra đánh giá kếtquả học tập của HS Việc làm này cũng nhằm củng cố lại kiếnthức đã truyền đạt cho người học Cách thức kiểm tra đánh giáthông qua truyện kể cũng trở nên nhẹ nhàng, giúp người học

tự chủ hơn khi làm bài tập Và từ kết quả kiểm tra đánh giá sẽgiúp người dạy nhìn nhận lại kết quả của việc sử dụng truyện

kể trong dạy học nhằm phát huy những mặt đạt được và sửachữa những mặt chưa làm tốt

Trang 12

Tóm lại, khi giảng dạy nội dung bài học về đạo đức, tùytheo mục đích của mình mà người dạy có thể có hướng sửdụng truyện kể khác nhau Khi GV khai thác tối đa việc sửdụng truyện kể trong dạy học sẽ thấy được mặt tích cực của

nó Đồng thời sẽ nâng cao được hiệu quả nội dung tri thứcđạo đức cần truyền đạt

- Sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông

- Đặc điểm dạy học môn GDCD phần Công dân với đạo đức

Đặc điểm dạy học môn GDCD phần Công dân với đạođức được thể hiện thông qua:

Thứ nhất, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ

+ Về kiến thức:

Trình bày từ bao quát “Quan niệm về đạo đức” đi vàochi tiết từng phạm trù cụ thể “nghĩa vụ”, “lương tâm”, “nhânphẩm”, “danh dự” Đồng thời nội dung chương trình cũng chỉ

rõ một số giá trị đạo đức cơ bản mà người công dân ngày naycần phải có “ công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình”,

Trang 13

“công dân với cộng đồng”, “ công dân với sự nghiệp xâydựng và bảo vệ tổ quốc”, “công dân với một số vấn đề cấpthiết của nhân loại” Từ việc chỉ những quan niệm, phạm trù,giá trị đạo đức cơ bản trên với mục đích cuối cùng là giúp chocông dân nhận thức lại bản thâm đã đạt những chuẩn mực đạođức này cũng như còn mặt nào hạn chế để tự mình “tự hoànthiện bản thân” của mình.

+ Về kỹ năng:

HS biết vận dụng những tri thức đó vào việc phân tích,

xử lý, đánh giá những sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống.Đứng trước một tình huống thực tiễn HS sẽ lựa chọn và thựchiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, biết bảo vệ cáitốt phê phán và bài trừ cái xấu

+ Về thái độ:

HS biết yêu thương con người, quê hương, đất nước.Đồng thời HS sẽ biết bảo vệ những truyền thống văn hóa tốtđẹp của dân tộc Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, biết tôntrọng pháp luật của Nhà nước Thực hiện mục tiêu sống có íchnhằm xây dựng nhân cách con người cao đẹp

Trang 14

Hệ thống các bài (với nội dung chính) tương ứng phân phối chương trình

Cấu trúc chương trình môn GDCD phần Công dân với

đạo đức ở lớp 10, bao gồm:

Bài 10: Quan niệm về đạo đức (2 tiết)

- Khái niệm đạo đức;

- Phân biệt đạo đức với pháp luật;

- Vai trò của đạo đức với sự phát triển của cá nhân, giađình và xã hội

Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức (3 tiết)

Trang 15

- Hôn nhân;

- Gia đình và chức năng của gia đình

Bài 13: Công dân với cộng đồng (2 tiết)

- Trách nhiệm xây dựng tổ quốc;

- Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc

Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (1 tiết)

- Ô nhiễm môi trường;

- Bùng nổ dân số;

Trang 16

- Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của côngdân.

Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (1 tiết)

- Tự nhận thức về bản thân;

- Tự hoàn thiện bản thân

Thứ hai, đặc điểm tri thức

+ Kế thừa tri thức môn Đạo đức ở bậc tiểu học và mônGDCD ở bậc THCS

Ở chương trình môn đạo đức bậc tiểu học tập trung vàogiáo dục cách hành xử cho HS có tính luân lý trong giao tiếpvới người thân trong gia đình và thầy, cô bạn bè trong nhàtrường Đồng thời, bước đầu giáo dục ý thức, hành vi củangười công dân, một số phẩm chất đặc trưng của người laođộng phù hợp với lứa tuổi của các em

Môn GDCD ở cấp THCS bao gồm những chuẩn mựcđạo đức (là sự tiếp nối của những chuẩn mực hành vi đạo đức

cụ thể đã học ở tiểu học, nhưng có tính khái quát cao hơn, thểhiện những yêu cầu cơ bản về đạo đức đối với người công dântrong giai đoạn hiện nay) và những chuẩn mực pháp luật (đó

Trang 17

là quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền và nghĩa vụ củanhà nước đối với công dân, được sắp xếp theo các lĩnh vựccủa đời sống từ đơn giản đến phức tạp).

Ở bậc trung học phổ thông, môn GDCD đã kế thừanhững tri thức từ hai cấp học trước nhưng nó được nâng caohơn phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi của HS.Hình thành nhiều kỹ năng sống giúp HS nhận thức rõ hơnviệc được phép làm và việc không được làm Đó là cơ sởkhoa học để hình thành niềm tin giúp HS xác định phươnghướng hoạt động trong cộng đồng

+ Tri thức đạo đức trong môn GDCD ở trung học phổthông mang tính khái quát, trừu tượng, khó nắm bắt Vì thế,nếu GV sử dụng truyện kể sẽ làm cho vấn đề trở nên cụ thểhơn Ở lứa tuổi HS THPT các em đang phát triển nhưng chưahoàn thiện đặc biệt ở lứa học khi khối 10 Đôi khi trong suynghĩ của HS còn đan xen giữa thiếu nhi và người trưởngthành Vì thế, tri thức mang tính trừu tượng của chương trìnhGDCD lớp 10 là một khó khăn không nhỏ đối với các em Do

đó, trong quá trình lên lớp, người GV cần cụ thể những trithức mang tính khái quát đó qua những câu chuyện được kểvừa tương thích với nội dung bài vừa phù hợp với tâm lý lứa

Trang 18

tuổi của HS Ngoài việc tạo không khí học tập sôi động, hấpdẫn sử dụng truyện kể còn giúp người học chủ động, tích cựctrong học tập và dễ dàng hơn lĩnh hội tri thức.

+ Các chuẩn mực đạo đức luôn gắn liền với thực tiễncuộc sống hàng ngày Mỗi chuẩn mực đạo đức đều xuất phát

từ thực tiễn xã hội, nó tồn tại và thay đổi theo sự thay đổi của

xã hội Do đó mỗi HS khi nắm bắt được tri thức đạo đứcthông qua nội dung bài học sẽ hình thành hành vi đạo đức cụthể cho bản thân Những hành vi đạo đức đó khi đưa vào thựctiễn cuộc sống được mọi người công nhận, khen thưởng sẽgóp phần tạo nên động lực cho HS phát huy hơn nữa nhữngviệc làm tốt đẹp và tránh xa cái xấu, cái ác trong xã hội Và từnhững HS tốt sẽ làm nên những tấm gương sống giúp các thế

hệ HS tiếp nối truyền thống phát huy cái đẹp cái thiện, dẹp bỏcái xấu cái ác Đưa xã hội ngày một văn minh hiện đại vàmang đậm tính nhân văn hơn

+ Hai mạch nội dung kiến thức (một số phạm trù; một sốgiá trị) của phần Công dân với đạo đức trong chương trìnhGDCD lớp 10 được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

Trang 19

Với các phạm trù tri thức mang tính khái quát, trừu tượngnhưng gắn với thực tiễn đời sống Và một số giá trị giúp hướngtới các giá trị nhân văn trong cuộc sống, giúp HS nhận ra cácgiá trị của cuộc sống, định hướng hành vi.

Trang 20

- Đặc điểm truyện kể dùng trong dạy học môn GDCD phần Công dân với đạo đức

Đối với truyện kể được dùng trong dạy học môn GDCDphần Công dân cần lưu ý một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, nội dung truyện được sử dụng để kể phải phùhợp với nội dung tiết dạy Cho nên người dạy phải bỏ ranhiều thời gian đọc và chọn lọc những mẫu chuyện tươngứng Ví dụ: trong tiết dạy “Tự hoàn thiện bản thân” ngườidạy có thể chọn những câu chuyện nói về sự cố gắng vượtqua khó khăn để khắc phục những điểm yếu đồng thời phát

huy những điểm mạnh của bản thân như chuyện về “Thầy

Nguyễn Ngọc Ký” Hay trong quá trình phân tích cho HS

hiểu “như thế nào là tình yêu chân chính” GV có thể sử dụng

câu chuyện “1001 con hạt giấy” để dẫn chứng cho việc yêu

một người là ở đó có sự hy sinh cho người mình yêu Cho dùbản thân phải gánh chịu tiếng xấu là bội bạc nhưng ngườicon gái trong truyện vẫn chấp nhận để người cô yêu có thêmnghị lực phấn đấu cho một tương lai tươi sáng Khi yêu nhiềungười luôn có tư tưởng chiếm hữu nhưng ở nhân vật nữ này

cô không mong muốn mình trở thành gánh nặng của ngườiyêu và cô chấp nhận lìa đời mà không có anh bên cạnh…

Trang 21

Hoặc khi nói về lòng nhân nghĩa, GV cần có một ví dụ cụ thểcho HS hiểu “như thế nào là lòng thương người và đối xử vớingười theo lẽ phải”.

Thứ hai, không phải truyện kể nào cũng được sử dụngtrong dạy học mà người dạy cần chọn lọc cho phù hợp với nộidung, với tâm lý lứa tuổi của đối tượng giáo dục Tức là,những câu chuyện phải giúp cho GV thuận lợi trong việc đưakiến thức đến với HS, thuận lợi cho HS tiếp cận tri thức.Đồng thời những câu chuyện này phải có tính văn chương tứcngôn ngữ đẹp, nội dung nhân văn, đảm bảo sự trong sáng củatiếng Việt Và truyện phải có độ dài tương ứng với thời giancho phép trong một tiết dạy Nếu truyện quá dài sẽ gây ra sựnhàm chán cho người nghe và làm cho người dạy không còn

đủ thời gian để truyền đạt đầy đủ nội dung kiến thức cầntruyền đạt Ngoài ra, cũng cần có những tình tiết hấp dẫntrong truyện để tạo hứng thú cho HS, tránh những truyện nhạtlàm cho HS phân tâm không theo dõi nội dung GV cần giảngdạy Trong kho tàng truyện kể Việt Nam và trên thế giới có

vô số những mẫu truyện hay Tuy nhiên, trong những câutruyện đó cũng có những truyện mang ngôn ngữ dung tụcngười GV cần tránh sử dụng khi lên lớp Hơn thế nữa, ở lứa

Trang 22

tuổi THPT của HS thì người dạy cần quan tâm lựa những câutruyện phù họp về lứa tuổi nó sẽ giúp người học dễ tiếp thu

nội dung bài học hơn Ví dụ như trong phim “Thứ 3 học trò”

có một nội dung nhưng xuất hiện nhiều tình tiết được tạo nên

từ những câu chuyện khác nhau của từng cá nhân Ở phim này

có một tình tiết là một bạn HS đã lỡ mang thai với bạn họccủa mình Lúc bấy giờ căng thẳng xảy ra không chỉ riêng đốivới cô gái mà còn ảnh hưởng đến gia đình, GV chủ nhiệm vànhà trường Từ câu chuyện đó GV có thể sử dụng minh họacho nội dung “Những điều nên tránh trong tình yêu” mà cụthể là quan hệ trước hôn nhân Câu chuyện vừa là một minhchứng cho HS thấy được hậu quả của việc sa ngã khi yêu sẽdẫn đến một tương lai tăm tối Đồng thời giáo dục, răn đe HStránh lầm đường, lạc lối khi yêu

Như đã nói ở trên, sử dụng truyện kể ngoài ý nghĩa làphương pháp dạy học nó còn là phương pháp giáo dục, bồidưỡng hành vi đạo đức của HS Cho nên, người GV khi nóicần dùng nghệ thuật, hình ảnh giúp cho người học tự pháthọa, mô phỏng lại tình tiết cụ thể của truyện đang nghe Điềunày sẽ giúp cho HS hình thành tư tưởng, tình cảm về chuẩnmực đạo đức xã hội đề ra

Trang 23

- Vai trò của việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn GDCD phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông

- Cụ thể hóa tri thức đạo đức có trong bài dạy

Tri thức đạo đức là kết quả của nhận thức đạo đức cũngnhư tri thức nói chung, tri thức đạo đức tồn tại dưới hai dạng:dạng kinh nghiệm và dạng lý luận Tri thức đạo đức kinhnghiệm là tri thức thông thường về cái thiện, cái ác, về đứchạnh và thói xấu, về cách thức ứng xử đáp ứng các yêu cầuthông thường của đạo đức Tri thức đạo đức kinh nghiệm làđiều kiện không thể thiếu được đối với tất cả mọi người để họgia nhập vào đời sống đạo đức của xã hội Tri thức này đápứng yêu cầu điều chỉnh đạo đức của các quan hệ giữa người

và người trong cuộc sống thường nhật

Do đó, thông qua việc sử dụng những câu chuyện mangnội dung tương ứng với nội dung bài học đạo đức sẽ góp phần

cụ thể hóa tri thức vào trong thực tiễn cuộc sống Nhữngtruyện được kể ở đây có thể lựa chọn là truyện lịch sử, truyệnngười thật việc thật sẽ tạo cho người học một niềm tin vàonhững điều đã được lĩnh ngộ Ví dụ khi giảng dạy về phạm trù

Ngày đăng: 24/04/2019, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w