1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lí LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ở các TRƯỜNG TRUNG cấp CHUYÊN NGHIỆP

75 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 95,24 KB

Nội dung

- Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục Chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp- Khái niệm nhóm và thảo luận nhóm - Nhóm * Khá

Trang 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG

PHÁP THẢO LUẬN NHÓM

TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Trang 2

- Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục Chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp

- Khái niệm nhóm và thảo luận nhóm

- Nhóm

* Khái niệm nhóm

Theo từ điển tiếng Việt “nhóm” “Là tập hợp một số ítngười theo những nguyên tắc nhất định để cùng nhau giảiquyết một nhiệm vụ chung” [30]

Trong hoạt động xã hội, xét về mặt bản chất, nhóm là một

sự thống nhất về nguyện vọng, nhu cầu, mục đích; là sự phốihợp mang tính bình đẳng của một số người trong phạm vi côngviệc

Theo tác giả Nguyễn Đình Chỉnh trong cuốn Tâm lý họcquản lý (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998) quan niệm: “Nhómkhông đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùngnhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý.Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung

Trang 3

mục tiêu chung Các thành viên trong nhóm tương tác vớinhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung Cácthành viên trong nhóm phụ thuộc vào thông tin của nhau đểthực hiện phần việc của mình” [ 9;18 ].

- Tập hợp các cá nhân học sinh riêng lẻ sẽ trở thành mộtnhóm khi và chỉ khi hội tụ đầy đủ các nhân tố sau hay nói mộtcách khác, nhóm được hình thành dựa trên một số yếu tố sau:

Sự tương tác: là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các cá

nhân HS trong cùng một không gian (lớp học) và thời gian(tiết học) nhằm thực hiện các nhiệm vụ chung Phương tiện đểthực hiện các tương tác có thể là phương tiện ngôn ngữ hoặcphi ngôn ngữ Nội dung của tương tác là nhiệm vụ học tập Vìvậy, sự tương tác diễn ra trong nhóm phải có mục đích, có tổchức, có sự phân công trách nhiệm và đặc biệt là phải diễn rahai chiều Sự tương tác tích cực của mỗi thành viên sẽ thúcđẩy hoạt động chung của nhóm nhanh chóng đạt đến mụctiêu

Mục tiêu hướng đến: nhóm học tập có thể có nhiều mục

tiêu Có những mục tiêu chung, mục tiêu lớn lao tuy nhiêncũng có thể có những mục tiêu hết sức bình thường Mục tiêu

Trang 4

hướng đến của từng thành viên chính là cơ sở để tạo ra sựphân chia thành nhóm Mục tiêu chính là động lực, là kim chỉnam cho hoạt động của nhóm.

Các quy tắc làm việc: là những quy định hướng dẫn

những hành vi chung do nhóm lập ra Các qui định này là cơ

sở để nhóm hoạt động có tổ chức, có nề nếp và có thể kiểmsoát, điều khiển các thành viên làm việc theo mục tiêu mànhóm đã đề ra

- Vai trò của các thành viên trong nhóm: căn cứ vàonăng lực hoạt động và trình độ của từng thành viên mà xácđịnh vai trò của từng thành viên trong nhóm Hoạt động nhómluôn gắn với nhu cầu của từng thành viên trong nhóm và nhucầu chung của nhóm Giải quyết đúng đắn mối quan hệ này sẽgiúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ mọi nhiệm vụ đồng thời gópphần củng cố và duy trì nhóm

Từ những vấn đề nêu trên, quan niệm về nhóm có thể

hiểu như sau: nhóm là một tập hợp người được xác định bởi

các mối quan hệ tương tác, cùng chia sẻ mục tiêu chung, cùng tuân theo một hệ thống quy tắc nhất định và đóng những vai trò khác nhau Một tập thể người không thể được

Trang 5

coi như một nhóm nếu họ không có mối quan hệ tương tác,đặc biệt là nếu họ không cùng chia sẻ một mục tiêu chung.

*Các hình thức chia nhóm

Để tiến hành dạy học theo nhóm, việc đầu tiên là phải tiếnhành chia nhóm Việc chia nhóm tùy thuộc vào số lượng họcsinh trong lớp, thường một nhóm có khoảng từ 4 đến 8, (con sốnày có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhiệm vụ của nhóm, cơ sởvật chất hiện có, thời gian làm việc của các nhóm và của bàihọc) Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, mức độ khó dễ của cácnhiệm vụ học tập, trình độ của học sinh, thời gian cho phép, cơ

sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị của nhà trường, … có thể phân

ra các hình thức chia nhóm khác nhau như sau:

Chia nhóm ngẫu nhiên: Đây là cách chia được tiến hành

khi giữa các đối tượng HSSV không cần có sự phân biệt Mọihọc sinh đều phải hoạt động để giải quyết vấn đề, cùng chiếmlĩnh tri thức Nhiệm vụ được giao không khác nhau nhiều vềnội dung, ít có sự chênh lệch về độ khó và có cùng chung mộtyêu cầu Ở hình thức chia nhóm ngẫu nhiên này, khi chianhóm giáo viên có thể chia theo vị trí chỗ ngồi, chia theo sốthứ tự trong danh sách, chia theo bàn, theo tổ hoặc bằng cách

Trang 6

đếm vòng tròn.

Chia nhóm theo năng lực học tập: Việc chia nhóm năng

lực học tập được áp dụng khi cần có sự phân hóa về trình độbởi mức độ khó dễ của nội dung bài học cho từng đối tượnghọc sinh Người ta thường dựa vào các trình độ : giỏi, khá,

trung bình và yếu để chia thành các nhóm tương ứng.Với cách

chia này, giáo viên có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể khácnhau đối với từng nhóm trong việc giải quyết cùng một nhiệm

vụ học tập Song khi áp dụng hình thức chia nhóm này giáoviên cần phải thận trọng Bởi vì muốn chia đúng trình độ củaHSSV, giáo viên phải nắm chắc trình độ của họ, vì nếu khôngnắm chắc được trình độ của HS mà chia sai nhóm thì sẽ dẫnđến sự phản tác dụng

Chia nhóm gồm đủ trình độ: Cách chia này thường được

sử dụng khi nội dung hoạt động dạy học cần có sự hỗ trợ lẫnnhau Trong trường hợp này cần phải xác định vai trò củanhóm trưởng (người có năng lực hơn cả) là rất quan trọngtrong việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trongnhóm

Chia nhóm theo sở trường: Cách chia này thường được

Trang 7

tiến hành trong các buổi học tập ngoại khóa, mỗi nhóm sẽgồm một số học sinh có chung sở trường, hứng thú.

Ngoài ra, hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng, trungcấp, trung học phổ thông vẫn chưa thống nhất một cách làmviệc nhóm chung đối với những đề tài thảo luận Các cáchlàm việc nhóm chủ yếu là do giáo viên quyết định Trong thờigian qua, có 3 cách làm việc theo nhóm chủ yếu như sau

Cách làm việc theo nhóm thứ nhất: Ngang - theo cách

này, người nhóm trưởng sẽ lập đề cương, sau đó các thành

viên nhận từng phần, ví dụ bài 1, phần 1… Sau đó tổng hợp

lại, ghép các đoạn đã làm vào thành bài hoàn chỉnh của nhóm

Trang 8

- Làm hổng kiến thức của học sinh, khi tham gia làmphần 1, sẽ không biết gì về phần 2, 3…

- Thiếu thông tin từ các phần khác, khả năng chồng chéo lênnhau là rất cao…

Cách làm việc theo nhóm thứ hai: Dọc - theo cách

này, thủ lĩnh nhóm sẽ phải biết năng lực, thế mạnh của cácthành viên Nhận một đề tài, phân chia theo cách:

- Ai viết đề cương? Làm bảng phân công công việc Hầu hết

là nhóm trưởng

Ưu điểm

- Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận

- Phát huy được thế mạnh của mỗi thành viên

- Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: Xây dựng

kế hoạch nhóm, phân công công việc…

Hạn chế

- Đòi hỏi năng lực của thành viên cao

- Năng lực quản lý của thủ lĩnh nhóm

Trang 9

Cách làm việc theo nhóm thứ ba: Tất cả - cách này là

các thành viên trong tất cả các nhóm đều phải làm, nộp hết tất

cả các đề tài của môn học

Ưu điểm

- Thành viên biết hết kiến thức

- Sử dụng tối đa thời gian

Hạn chế

- Mất thời gian nhiều, công sức nhiều

- Dễ gây tình trạng chép bài của nhau

Tóm lại, có nhiều hình thức chia nhóm khác nhau, mỗimột hình thức có đặc điểm và ưu thế riêng Vì vậy trước khiquyết định chia nhóm theo hình thức nào, giáo viên nên dựavào mục tiêu bài học, loại bài học, không gian học tập, trình

độ, sở trường của học sinh, học sinh

Trong quá trình dạy học bằng phương pháp thảo luậnnhóm, thiết nghĩ hình thức chia phổ biến nhất vẫn là cách chiathứ nhất - chia ngẫu nhiên Song để cho nhóm chia ngẫu nhiênhạn chế những hạn chế của nó thì người giáo viên cần phải

Trang 10

Theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Thảo luận nhóm làphương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thànhnhững nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều đượclàm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiếnchung của nhóm mình về vấn đề đó” [18;123]

Trang 11

Có thể khái quát: Thảo luận nhóm là một phương pháp

dạy học, trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để học sinh trong nhóm tích cực, chủ động nghiên cứu, thảo luận các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của mình.

* Các hình thức thảo luận nhóm

Trong quá trình dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm làkhâu cơ bản, chủ yếu, là giai đoạn quan trọng của toàn bộ quátrình Thảo luận nhóm chính là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến,trình bày quan điểm mỗi cá nhân về một vấn đề học tập dưới

sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên Thảo luận nhóm là mộthình thức dạy học phát huy tính sáng tạo, rèn luyện phươngpháp tự học, tự nghiên cứu của học sinh Thông qua PP dạyhọc thảo luận nhóm sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạolàm cho HS thật sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình dạyhọc Phương pháp thảo luận nhóm có chức năng nhận thức hếtsức quan trọng trong dạy học, vì thế để phát huy tác dụng củaphương pháp thảo luận nhóm cần phải có hình thức chianhóm để tiến hành cho phù hợp Có nhiều hình thức thảo luậnnhóm, hiệu quả của chúng tùy thuộc vào ý đồ và tính chất sửdụng của người dạy Dưới đây là một số hình thức thảo luận

Trang 12

nhóm phổ biến:

- Nhóm nhỏ thông thường: giáo viên chia lớp học thành

các nhóm nhỏ (4 đến 5 người) để thảo luận một vấn đề cụ thểnào đó và nhanh chóng đưa ra kết luận tập thể về các vấn đề

đó Hình thức này thường được sử dụng kết hợp với các kĩthuật dạy học khác trong một bài học, tiết học Nội dung thảoluận của nhóm thông thường là các vấn đề ngắn, thời lượng ít(5 đến 7 phút)

- Nhóm rì rầm: Giáo viên chia lớp học thành các nhóm

“cực nhỏ”, khoảng 2 - 4 người (thường là cùng bàn) để traođổi (rì rầm) và thống nhất trả lời một câu hỏi, giải quyếtmột vấn đề, nêu một ý tưởng, một thái độ…Để nhóm rì rầm

có hiệu quả, giáo viên cần cung cấp đầy đủ, chính xác các

dữ liệu, các gợi ý và nêu rõ yêu cầu đối với câu trả lời đểcác thành viên tập trung vào giải quyết Việc chia lớp thànhnhững nhóm nhỏ hoặc nhóm “rì rầm” là biện pháp khắcphục “người ngoài cuộc” làm tăng hiệu quả của phươngpháp thảo luận nhóm

- Nhóm kim tự tháp: Đây là hình thức mở rộng của nhóm

rì rầm Sau khi thảo luận theo cặp (nhóm rì rầm); các cặp (2

Trang 13

-3 nhóm rì rầm) kết hợp thành nhóm 4 - 6 người để hoàn thiệnmột vấn đề chung.

- Nhóm đồng tâm (nhóm bể cá): Giáo viên chia lớp

thành 2 nhóm: nhóm thảo luận và nhóm quan sát (sau đó hoán

vị cho nhau) Nhóm nhỏ hơn 6 - 10 người có nhiệm vụ thảoluận và trình bày vấn đề được giao, còn các thành viên kháctrong lớp đóng vai người quan sát và phản biện Hình thứcnhóm này rất có hiệu quả đối với việc làm tăng ý thức tráchnhiệm cá nhân trước tập thể và tạo động cơ cho những ngườitrình bày ý tưởng của mình trước tập thể

- Nhóm khép kín và nhóm mở

Nhóm khép kín: là các thành viên trong nhóm làm việc

trong khoảng thời gian dài, thực hiện trọn vẹn một hoạt độnghọc tập, từ giai đoạn đầu tới cuối cùng

Nhóm mở: là các thành viên có thể tham gia một hoặc

vài giai đoạn phù hợp với khả năng và sở thích của mình.Hình thức này mang lại cho người học nhiều khả năng lựachọn vấn đề và chủ động về thời gian, năng lực và sở trườngcủa mình

Trang 14

Như vậy, để tiến hành phương pháp thảo luận nhóm, giáoviên cần phải chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ và sử dụngnhiều hình thức chia nhóm khác nhau Để việc vận dụngphương pháp dạy học thảo luận nhóm có hiệu quả giáo viêncần thực hiện phương châm là sử dụng linh hoạt nhiều hìnhthức thảo luận nhóm phù hợp với các tình huống dạy học, đồngthời tích cực phối hợp nhiều hình thức thảo luận nhóm vớinhau.

Thông qua các hình thức thảo luận nhóm, kiến thức mônhọc của học sinh sẽ được củng cố, được đào sâu, mở rộng,bước đầu biết phân tích, phê phán, lập luận dẫn chứng để bảo

vệ ý kiến của mình trước tập thể

Tóm lại, có nhiều hình thức thảo luận theo nhóm, mỗi

hình thức có đặc điểm và ưu thế nổi trội của mình Tùy thuộcvào tính chất, nội dung của bài học cũng như các điều kiện dạyhọc khác mà người giáo viên có thể lựa chọn cho mình mộthình thức thảo luận theo nhóm phù hợp hoặc cũng có thể lựachọn nhiều hình thức thảo luận theo nhóm kết hợp với nhaumột cách linh hoạt

- Phương pháp thảo luận nhóm

Trang 15

- Khái niệm về phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học xuất hiện

từ những năm 70 của thế kỷ 20, ở trường Đại học Sư phạmcủa một số nước tiên tiến, bắt đầu từ môn học “Năng động tậpthể” (Group dynanies), một môn học dạy cho học sinh kỹnăng làm việc tập thể Dần dần, môn học này chuyên rènluyện kỹ năng làm việc theo nhóm, từ đó hình thành nênphương pháp thảo luận trong dạy học ở tất cả các cấp học ỞViệt Nam, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong dạyhọc từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

Xuất phát từ tính chất tham gia hợp tác của nhiều người

để cùng giải quyết một vấn đề của bài học Do đó, trong quátrình dạy học, việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm cóthể hiểu theo một số khía cạnh có nhiều cách định nghĩa khácnhau về phương pháp thảo luận nhóm như:

“Thảo luận là hình thức tổ chức cho người học trao đổi,

tranh luận các vấn đề học tập, để tự rút ra được các kết luận theo yêu cầu bài học” [29;157 ]

Theo tác giả Nguyễn Văn Cường “Dạy học nhóm là mộthình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của lớp học

Trang 16

được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giớihạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên

cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của

nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp” [6;35

]

Trong cuốn “Học và dạy cách học” do GS Nguyễn

Cảnh Toàn chủ biên, các tác giả quan niệm thảo luận là PPDHtheo nhóm nhỏ Mặc dù không cắt nghĩa một cách cụ thểnhưng các tác giả cho rằng dạy học thảo luận nhóm là mộtphương pháp nhưng đồng thời là một hình thức dạy học đượcmong đợi nhất trong các nhà trường hiện nay, “là phươngpháp mà chuyển một số việc kiểm tra sang cho học sinh đảm

nhiệm” [28; 48].

Trong cuốn “Giáo dục Đại học- phương pháp dạy và

học”, tác giả Lê Đức Ngọc cho rằng: “thảo luận nhóm là một

sự trao đổi ý tưởng, quan điểm, nhận thức giữa các học viên,

để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội dung phù hợp với

hoạt động đào tạo” [22;48 ].

Theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Thảo luận nhóm làphương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành

Trang 17

những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều đượclàm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến

chung của nhóm mình về vấn đề đó” [23;19-20 ].

Thống nhất với các quan điểm trên, Nguyễn Trọng Sửu

trong công trình “Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích

cực” viết: “Dạy học nhóm là một hình thức của xã hội học

tập, trong đó học sinh của một lớp được chia thành các nhómnhỏ trong khoảng thời gian nhất định, mỗi nhóm tự lực hoànthành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp táclàm việc, kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và

đánh giá trước lớp ” [25;55 ].

Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể đi đến kết luận:thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy ngườihọc làm trung tâm.Với phương pháp này, người học được làmviệc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trongnhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ họctập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn,lãnh đạo của giáo viên Mặt khác về mặt lý luận mỗi tác giả đều

có những cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau, cách gọi khácnhau, tuy nhiên tựu trung lại đều thống nhất quan điểm phươngpháp day học thảo luận nhóm chính là phương pháp học tập hợp

Trang 18

tác, tức là ở đó có sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò đểgiải quyết một nhiệm vụ học tập mà mỗi cá nhân không đủ khảnăng hoàn thành, cần có sự hợp tác của nhiều người Từ những

quan điểm trên theo chúng tôi: phương pháp dạy học thảo luận

nhóm là một phương pháp dạy học trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để học sinh, học sinh trong nhóm tích cực, chủ động thảo luận những nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của giáo viên.

- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm

* Ưu điểm

- Phương pháp thảo luận nhóm tạo cơ hội tối đa cho mọithành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình,giúp HS phát triển khả năng tư duy và diễn đạt (điều này đặcbiệt có ích với học sinh nhút nhát)

- Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm học hỏi lẫnnhau, tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiênnhẫn, lịch sự, tập đánh giá ý kiến người khác một cách độclập

Trang 19

- Giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính kháchquan khoa học trong kiến thức của học sinh.

- Hình thành thói quen tương tác trong học tập, tăngnăng lực hợp tác và không khí hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫnnhau

- Kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm

- Cải thiện mối quan hệ thầy - trò, trò - trò, giáo viên cóthông tin phản hồi từ học sinh để điều chỉnh việc dạy củathầy, việc học của trò đồng thời tăng cường mối giao cảmthầy trò, khiến cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn

Tuy nhiên, khi tìm hiểu thực trạng dạy học môn Giáodục Chính trị ở Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch CầnThơ, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm, phươngpháp thảo luận nhóm cũng bộc lộ những hạn chế nhất địnhcần được khắc phục

Trang 20

đòi hỏi người giáo viên phải có khả năng xây dựng, thiết kếnhững tri thức trong bài học thành tình huống có vấn đề Song

đó là việc không hề đơn giản với mọi giáo viên và mọi bàihọc

Hai là: Để tổ chức một buổi học bằng phương pháp thảo

luận nhóm có hiệu quả thì cả giáo viên và HS đều phải chuẩn

bị, đầu tư nhiều về thời gian và công sức Đặc biệt là ở nhữnglớp học quá đông thì đây thực sự là một trở ngại Vì thế họcbằng phương pháp thảo luận nhóm sẽ làm mất nhiều thời giancủa cả giáo viên và học sinh

Ba là: Hiệu quả học tập của nhóm phụ thuộc rất nhiều vào

tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm, thảo luận chỉ

có một vài người tham gia tích cực thì dẫn đến tình trạng có mộtvài người là chủ nhân của các thành viên khác là khách ngồinghe, để mặc cho người khác dẫn dắt và quyết định Cũng có

các thành viên khác trở thành “người ngoài cuộc” một hiện

tượng khá phổ biến trong thảo luận hiện nay

Bốn là: Sự tác động từ bên ngoài như sự giám sát

thường xuyên của giáo viên, yếu tố thi đua giữa các nhómcũng ảnh hưởng tới nhiều đến quá trình thảo luận

Trang 21

Có thể thấy rằng thảo luận nhóm là một trong nhữngphương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của ngườihọc Nó đó tạo ra được một môi trường học tập thuận lợi mà ở

đó trí tuệ tập thể đó được phát huy cũng như vai trò hoạt độngcủa cá nhân được trải nghiệm Nếu giáo viên là người có tâmhuyết, có quy trình và có biện pháp tổ chức thảo luận hữuhiệu thì những khó khăn, hạn chế trên hoàn toàn có khả năngkhắc phục được

- Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

Về phía giáo viên

Khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viêncòn hạn chế ở một số thao tác sau:

Thứ nhất, thao tác lựa chọn vấn đề thảo luận: Việc lựa

chọn vấn đề thảo luận chưa hấp dẫn nên chưa khơi dậy tínhtích cực của học sinh Có những vấn đề thảo luận quá khóhoặc quá dễ so với trình độ của học sinh Lại có trường hợplựa chọn chủ đề phù hợp trình độ đối tượng nhưng nội dungvấn đề lại quá khô khan, không phù hợp với đặc điểm tâm lýcủa học sinh Việc lựa chọn vấn đề thảo luận là khâu then

Trang 22

chốt quyết định sự thành bại của phương pháp này Vấn đềkhông hay, không phù hợp với trình độ học sinh sẽ không huyđộng, thu hút được học sinh tập trung thảo luận, nếu có thìcũng chỉ mang tính chất đối phó.

Thứ hai, thao tác chia nhóm: giáo viên chưa xác định

được số lượng nhóm trong một lớp, số lượng học sinh trongmột nhóm Cho nên, có trường hợp chia nhóm quá lớn hoặcquá nhỏ, không phù hợp với vấn đề cần thảo luận và đặc điểmcủa lớp học

Thứ ba, thao tác chọn nhóm trưởng: Nhóm trưởng

không do nhóm tự bầu hoặc luân chuyển giữa các thành viêntrong nhóm mà do giáo viên chọn một HS khá trong nhómchuyên trách Điều này khiến cho các học sinh khác trongnhóm mất đi cơ hội thể hiện mình cũng như cơ hội rèn luyệnnăng lực quản lý, năng lực trình bày vấn đề trước nhóm và tậpthể lớp

Thứ tư, thao tác giao nhiệm vụ: giáo viên giao nhiệm vụ

chưa rõ ràng, cụ thể Do đó, học sinh không hiểu rõ nhiệm vụcủa nhóm là cần phải làm gì, trong thời gian bao lâu, cáchthức thực hiện như thế nào

Trang 23

Thứ năm, thao tác quan sát, hỗ trợ học sinh khi thảo luận: Thông thường, các lớp đều có số lượng học sinh khá

đông (khoảng 50 em) Một số giáo viên khi giao nhiệm vụxong thường ngồi tại chỗ nên không quan sát, bao quát hếtđược học sinh trong lớp làm gì trong thời gian thảo luận, dẫntới tình trạng có HS làm việc riêng, nói chuyện trong thời giannày Giáo viên cũng không nắm bắt được những khó khăn,lúng túng của học sinh trong quá trình thảo luận để có sự gợi

ý, hỗ trợ kịp thời

Thứ sáu, thao tác tổng kết Sau khi viết phương án trả lời

ra giấy, nhóm trưởng thay mặt nhóm đọc kết quả thảo luậntrước lớp hoặc viết lên bảng Giáo viên gọi học sinh khácnhận xét, bổ sung Giáo viên kết luận Thao tác này được lặp

đi lặp lại khá đơn điệu, nhàm chán

Về phía học sinh

HS hầu như không được giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bịtrước cho thảo luận nhóm nên có phần bị động trong quá trìnhthảo luận trên lớp Mặt khác, nếu được giao nhiệm vụ trướcthì học sinh cũng không chuẩn bị, hoặc chuẩn bị mang tínhđối phó

Trang 24

Trong thời gian thảo luận, chỉ có số ít học sinh làm việcthật sự (nhóm trưởng và học sinh khá, giỏi trong nhóm), cònlại các em thường ngồi chơi, nói chuyện, làm việc riêng Hiện

tượng độc diễn cá nhân bên cạnh “người chầu rìa”, người

ngoài cuộc” diễn ra khá phổ biến, kể cả khi có người dự giờ

trong lớp Học sinh không ý thức được sự cần thiết phải hợptác để chiếm lĩnh tri thức nên nhiều khi các em biến hoạt độngthảo luận nhóm thành cơ hội để tán gẫu, lãng phí thời gian

Câu trả lời của học sinh thường lặp lại những vấn đềtrong giáo trình, thiếu sự sáng tạo

Với những chủ đề có nội dung phong phú, hấp dẫn họcsinh dễ đi chệch hướng, tản mạn do theo đuổi ý tưởng riêng

Thảo luận nhóm thường gây ồn ào, ảnh hưởng tới lớpkhác

- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục chính trị ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp

- Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường Trung cấp chuyên nghiệp

Trang 25

Phương pháp thảo luận nhóm sẽ tạo ra được môi trườnghọc tập thuận lợi, sôi nổi, tạo ra cơ hội tối đa cho mỗi thànhviên trong nhóm bộc lộ sự hiểu biết và quan tâm của mình vớinội dung và phương pháp học tập và ở đó mỗi thành viêntrong nhóm trao đổi hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để giải quyếtcác nhiệm vụ học tập, cụ thể là những HS có trình độ khá,giỏi có điều kiện giúp đỡ những HS có trình độ trung bình,yếu, kém.

PPTLN sẽ tạo ra yếu tố kích thích thi đua giữa các thànhviên trong nhóm, đặc biệt là trong học tập các chủ đề mangtính sáng tạo cao

Như vậy, nếu tổ chức thảo luận nhóm sẽ tăng cường tínhtích cực, chủ động của HS, giúp HS tập trung vào bài học,phát triển được các kỹ năng tư duy phê phán, các kỹ nănggiao tiếp xã hội quan trọng khác

Thảo luận nhóm giúp HS hiểu và nắm chắc những nộidung cơ bản của bài học Giáo dục Chính trị

Thảo luận nhóm góp phần củng cố và khắc sâu nhữngkiến thức Giáo dục Chính trị cho HS

Trang 26

Thảo luận nhóm trong dạy học Giáo dục Chính trị giúp

HS biết vận dụng những tri thức vào thực tiễn cuộc sống

Qua thảo luận nhóm giúp HS hình thành kỹ năng giao tiếp,

tổ chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hòa nhập cộng đồng

* Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong việc phát huy tính tích cực của học sinh

Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học tích cực,phát huy cao độ vai trò chủ thể của người học Đây là phươngpháp thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tự nhận thức củahọc sinh Trên cơ sở chú trọng đến hoạt động độc lập của họcsinh, hướng vào học sinh, phát huy cao độ tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh Trong quá trình thảo luận nhóm,học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, lắngnghe ý kiến của bạn, hợp tác với nhau trong việc giải quyếtnhững nhiệm vụ chung của cả nhóm Được tham gia thảoluận, bàn bạc học sinh chủ động hơn, tích cực hơn trong họctập, nâng cao tinh thần trách nhiệm với mọi người

Trong hoạt động chung của nhóm mỗi học sinh phải đảmnhận một vai trò, một nhiệm vụ nhất định, họ ý thức rất rõ

Trang 27

thành tích chung của toàn nhóm Điều đó buộc học sinh phảitích cực hoàn thành trách nhiệm cá nhân của mình, khôngtrông chờ và ỷ lại người khác Hơn nữa sự tác động qua lạigiữa các học sinh trong nhóm còn giúp cho HS chiếm lĩnh trithức một cách có hiệu quả, khuyến khích HS tranh luận ứngdụng những gì đã học vào thực tiễn Nhờ đó mà thẩm thấu vàchuyển hoá được những kiến thức đã lĩnh hội thành vốn kinhnghiệm vững chắc của bản thân.

Khi tham gia vào thảo luận nhóm, học sinh được tiếpxúc với nhiều cách giải thích và các chiến lược giải quyếtkhác nhau cho cùng một vấn đề Vì vậy, những hiểu biết củahọc sinh không chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà được mởrộng ra rất nhiều và được xã hội hoá ở mức độ cao Thông quahoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau nhữngcông việc mà một mình các em không thể tự làm được trongmột thời gian nhất định

Thảo luận nhóm rèn luyện cho học sinh thói quen bạodạn hoạt bát trước đám đông, đây là phẩm chất của con ngườitrong xã hội hiện đại: tự chủ, năng động, sáng tạo

Trang 28

Sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm còn tạonhiều cơ hội cho giáo viên có thông tin phản hồi về người học

để từ đó có định hướng điều chỉnh phù hợp cho hoạt động dạycủa mình Mặt khác, giáo viên còn có thể thu được tri thức vàkinh nghiệm từ phía người học, qua các phát biểu có suy nghĩ

và sáng tạo của người học Đây là một trong những ưu điểmnổi trội của phương pháp thảo luận nhóm so với các phươngpháp dạy học khác Trong bất cứ quá trình dạy học nào, nhất

là quá trình dạy học ở Đại học và Cao đẳng, Trung cấpchuyên nghiệp giáo viên luôn giữ một vai trò quan trọng đặcbiệt Đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạtđộng học tập của học sinh Nhưng thực tế cho thấy rằng, dùgiáo viên có kiến thức uyên thâm, sâu rộng đến đâu, phươngpháp dạy học hay đến mấy mà học sinh không chịu khó họchỏi, đầu tư thời gian suy nghĩ, nghiên cứu, không có sự laođộng của cá nhân, không có say mê học tập, không có kếhoạch và phương pháp học tập hợp lý, v.v thì việc học tập sẽkhông đạt kết quả cao

Từ những ưu điểm nổi trội của phương pháp dạy họcthảo luận nhóm các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới đã

Trang 29

sinh làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng họcđược nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với cáchình thức dạy học khác Điều đó không có nghĩa là chúng taphủ nhận tầm quan trọng của cách dạy truyền thống, nhưnghiện nay phần lớn giáo viên đã thấy được giá trị to lớn củaviệc phân học sinh được làm việc cộng tác theo nhóm, nógiúp người học nắm vững các tri thức, hình thành nhiều kỹnăng học tập quan trọng, đặc biệt là phát huy cao độ tính tíchcực chủ động của người học.

Như vậy, qua thực tế nghiên cứu chúng tôi có thể khẳngđịnh, hoạt động thảo luận nhóm luôn có một vai trò quantrọng trong quá trình học tập của học sinh Sử dụng phươngpháp thảo luận nhóm trong dạy học là góp phần phát huy tính

tự học, chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh, đồng thờicũng góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tíchcực hóa hoạt động người học, phù hợp với mục tiêu, nội dungchương trình hiện nay

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục Chính trị

Trang 30

Nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục Chính trị

ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp nói chung ở trườngTrung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ nói riêng là một vấn đềcấp bách Các phương pháp dạy học tích cực đều có những mặttích cực và hạn chế nhất định, tùy từng môn học, điều kiện cụthể mà nó phát huy được hết ưu điểm Ở bậc học Trung cấpdạy học môn Giáo dục Chính trị là hướng cho HS tìm tòi,khám phá và nghiên cứu, tuy nhiên người GV khi nêu ra vấn

đề phải là người định hướng đúng để tránh việc HS hiểu sailệch, lan man, chung chung sẽ gây khó khăn cho buổi thảoluận, mang đến kết quả không như mong muốn Khi đổi mớiphương pháp dạy học không thể tách rời việc đổi mới phươngtiện, cách thức tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách đối vớingười dạy, trong đó vấn đề lợi ích rất quan trọng

Hiện nay xu hướng đổi mới phương pháp dạy học cácmôn khoa học Mác-Lênin, TTHCM đang diễn ra mạnh mẽ ởcác trường Trung cấp theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng của HS trong quá trình tiếp nhận tri thức và hình thành

kỹ năng trong cuộc sống Năm 2007, Bộ trưởng Bộ GDĐT racông văn số 83/BGDĐT- ĐH&SĐH, hướng dẫn thực hiện

Trang 31

Chí Minh trình cao đẳng, Trung cấp theo hình thức 70% lýthuyết, 30% thảo luận Về hình thức thảo luận, Bộ GDĐT chủ

trương “Giáo viên chủ trì thảo luận theo lớp do trường bố trí

với quy mô phù hợp, đảm bảo cho tất cả HS đều có cơ hội phát biểu thảo luận Nội dung thảo luận cần hướng vào kiến thức cơ bản của môn học, đặc biệt lưu ý việc liên hệ thực tiễn đất nước và chuyên ngành đào tạo của học sinh” Hiệu quả

của hoạt động TLN, chưa được như mong muốn, một số HScòn thiếu nghiêm túc, chưa tự giác trong việc chuẩn bị nộidung thảo luận ở nhà Phần lớn HS đều thiếu và yếu kỹ nănglàm việc nhóm, thường mỗi giờ thảo luận chỉ có một bộ phận

HS có học lực khá, giỏi là năng nổ, tích cực trong việc chuẩn

bị các nội dung và hăng hái phát biểu ý kiến, còn lại nhiều HSkhông chuẩn bị trước đề cương ở nhà hoặc chuẩn bị sơ sài,đối phó, thiếu tính tự giác, có xu hướng ỷ lại rất cao

Một số khác lại cho rằng nội dung môn học khô khan,trừu tượng, PPDH của GV không hấp dẫn, hay do lớp học quáđông HS mất tập trung

Bên cạnh đó, một số ít HS học mang tính đối phó gâykhó khăn cho GV trong kiểm tra, đánh giá HS chỉ chú trọnghọc tập các môn chuyên ngành Một số khác lại có tâm lí chán

Trang 32

nản, thờ ơ với môn học Đôi khi việc đầu tư cho buổi thảoluận của GV còn sơ sài chưa được chuẩn bị kĩ.

Đa phần HS vẫn giữ thói quen học tập cũ – tức chỉ ngồinghe giảng và ghi chép nếu thấy cần thiết Một số khác ngồinói chuyện riêng, hoặc không ý kiến gì, giao hết cho ngườiđược phân công (thường là trưởng nhóm) Kết quả mang lạichỉ có một vài bạn trong nhóm là tìm tòi, nghiên cứu học tập

Do những nguyên nhân trên nên khi GV sử dụng PPTLNphải hết sức tinh tế, kết hợp nhiều phương pháp dạy học vớinhau để mang lại kết quả tốt nhất cho môn học

Về thời gian tổ chức thảo luận nhóm: Thời gian thảo

luận trên lớp một chủ đề quá ngắn, vì thế giáo viên cần lựachọn vấn đề ngắn gọn phù hợp với nội dung bài học để cho

HS thảo luận

Việc chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nếu trình

độ học sinh trong nhóm không đều nhau thì những học sinh giỏi,khá sẽ lấn lướt những học sinh trung bình, yếu Các em trungbình, yếu sẽ không có những điều kiện nói lên ý kiến riêng củamình Từ đấy, các em sẽ mặc cảm, bất mãn, lơ là và không chú ý

Trang 33

lớp khoảng 45 HS) cũng gây những khó khăn cho việc vận dụngthảo luân nhóm vào việc dạy và học.

- Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục Chính trị ở Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ

- Khái quát về trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Trường trung cấpPhạm Ngọc Thạch Cần Thơđịa chỉ Số 598 Đường 30/4phường Hưng Lợi, quậnNinh Kiều, thành phố CầnThơ, được thành lập theoquyết định số 3004/QĐ–UBND ngày 07 tháng 12năm 2011 của Ủy ban nhândân thành phố Cần Thơ vềviệc thành lập và quy địnhnhiệm vụ quyền hạn của

Trang 34

Trường Trung cấp PhạmNgọc Thạch Cần Thơ; đượcphép hoạt động giáo dụctheo quyết định số 21/2012/QĐ-SGDĐT ngày 31 tháng

01 năm 2012 của Giám đốc

Sở Giáo dục và Đào tạothành phố Cần Thơ

- Chức năng

Chủ trương của Hội đồng quản trị là Đào tạo nhân lực ởbậc trung cấp, có kiến thức chuyên môn, có kỹ năng chuyênnghiệp và có sức khỏe, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của

xã hội theo định hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đấtnước

Mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo đápứng được nhu cầu người học; mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo,đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu của các doanh nghiệp, cáctrường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước

- Nhiệm vụ

Trang 35

Trường Trung cấp Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ là mộttrường đa ngành, trọng tâm là nhóm ngành khoa học sứckhỏe, chịu trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực y tế, có trình

độ trung cấp phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nângcao sức khỏe cộng đồng tại khu vực Đồng bằng sông CửuLong và trong cả nước

Nhiệm vụ của Nhà trường là xây dựng chỉ tiêu tuyểnsinh hàng năm, tổ chức giảng dạy - học tập đảm bảo chấtlượng, quản lý người học, các hoạt động khác theo mục tiêu,chương trình giáo dục; công nhận tốt nghiệp và cấp phát vănbằng, chứng chỉ theo thẩm quyền quy định

Tuyển dụng, sử dụng và đào tạo giáo viên;

Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảochất lượng

Nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học công nghệ,khoa học giáo dục vào các nghiên cứu cơ bản, lâm sàng và sưphạm; trao đổi khoa học và chuyển giao công nghệ, tham giagiải quyết các vấn đề về Kinh tế - Xã hội trong khu vực và cảnước

Trang 36

Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ, sản xuất kinhdoanh phù hợp với các ngành nghề đào tạo và các nhiệm vụkhác theo quy định của pháp luật Tự đánh giá chất lượng giáodục (xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáodục) và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan cóthẩm quyền Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹthuật đạt tiêu chuẩn đào tạo trung cấp chuyên nghiệp của BộGiáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Sử dụng các nguồn thu để đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất của nhà trường, mở rộng sản xuất kinh doanh theo ngànhnghề và chi cho các hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy địnhcủa pháp luật

Tính đến ngày 15/9/2018, Trường có 207 giáo viên,nhân viên cơ hữu, trong đó có 37 cán bộ quản lý, 170 giáoviên (trong đó có 30 giáo viên kiêm quản lý), còn lại làchuyên viên và nhân viên phục vụ; tỷ lệ học sinh/giáo viênquy đổi là 20,25/1; tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học là83,7% (chiếm tỷ lệ 0,8/1), giảng dạy thuộc 2 nhóm ngànhtrọng điểm của trường hiện tại 4 Khoa, 2 Bộ môn với số lượng1.100 học sinh, học sinh chính quy Ngoài ra, Trường còn có

Trang 37

khang trang đã được đưa vào sử dụng, trong đó gồm: 15 giảngđường, 20 phòng học; 10 phòng thí nghiệm, xưởng thực tập cótrang thiết bị hiện đại; 90 máy vi tính; 01 Thư viện điện tử hiệnđại với nhiều nguồn học liệu phong phú; khu vực ký túc xá có

37 phòng với hơn 200 chỗ nội trú cho học sinh, học sinh

Tính đến ngày 15/8/2018, Trường đã thực hiện được 9

dự án nghiên cứu khoa học có sự tài trợ kinh phí của các tổchức trường quốc tế; thực hiện trên 100 đề tài nghiên cứukhoa học các cấp Trường đã tiếp đón và làm việc với hơn 11đoàn khách quốc tế, 15 viện, trường từ nhiều quốc gia pháttriển trên thế giới ở nhiều quốc gia như: Hà Lan, Úc, Cộnghòa Ailen, Israel, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, NhậtBản, để thực hiện việc trao đổi giáo viên và học sinh, hợptác trong đào tạo nghiên cứu khoa học và tổ chức các hộithảo, hội nghị khoa học quốc tế; tiếp nhận 16 lượt tình nguyệnviên, học sinh, học sinh và chuyên gia nước ngoài từ các tổchức quốc tế đến làm việc, thực tập và nghiên cứu

Với mong muốn mang đến cho học sinh, học sinh cơ hộigiao lưu, học hỏi và trải nghiệm thực tế để từ đó có thể traudồi và khắc sâu kiến thức đã học, Trường thường xuyên tổchức và nâng cao chất lượng các diễn đàn, hội thảo về phương

Ngày đăng: 24/04/2019, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w