1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lí LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn “NHỮNG vấn đề cơ bản của CHỦ NGHĨA mác LÊNIN, tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH” ở các TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH

56 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 48,41 KB

Nội dung

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNHTRỊ TỈNH...

Trang 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH

TRỊ TỈNH

Trang 2

Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở các trường chính trị tỉnh

Thảo luận nhóm và phương pháp thảo luận nhóm

Khái niệm thảo luận nhóm

Có nhiều quan niệm khác nhau về TLN như:

Theo Nguyễn Văn Cường: “Dạy học nhóm là một hìnhthức xã hội của dạy học, trong đó sinh viên của lớp được chiathành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗinhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phâncông và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đóđược trình bày và đánh giá trước lớp.”

“Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn(lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả cácthành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về mộtchủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn

đề đó”

Trang 3

“Thảo luận nhóm là một dạng tương tác nhóm trong đócác thành viên hợp sức, giải quyết một vấn đề cùng quan tâm,nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung về vấn đề đó”.

“Thảo luận nhóm là một sự trao đổi ý tưởng, quan niệm,nhận thức giữa các HV, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết cácnội dung phù hợp với hoạt động đào tạo

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ: “Thảo luận nhóm là

một kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án nghiên cứu định tính Việc thu thập dữ liệu được thực hiện qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu Nhà nghiên cứu trong trường hợp này được gọi là người điều khiển chương trình” [39;78].

Mục đích của thảo luận nhóm là làm tăng tối đa cơ hội

để HV được làm việc và thể hiện khả năng của mình, đượcchia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn

đề có liên quan đến nội dung bài học

Các hình thức thảo luận nhóm

Trang 4

Có nhiều cách thức thảo luận theo nhóm, tuy nhiên tùyvào mục đích và ý đồ của người dạy để có thể lựa chọn cáccách thức phù hợp.Cụ thể các hình thức đó bao gồm:

để có hiệu quả HV cần có đầy đủ thông tin, gợi ý và yêu cầucủa câu hỏi từ GV để họ dễ dàng tập trung giải quyết,

Nhóm kim tự tháp

Cách thức này là sự mở rộng của nhóm rì rầm với cách

tổ chức thảo luận như sau: Đầu tiên vẫn bố trí thảo luận theo

Trang 5

cặp (nhóm rì rầm) sau đó sẽ ghép các cặp bao gồm 2-3 nhóm

rì rầm kết hợp thành các nhóm 4-6 HV để thống nhất giảiquyết vấn đề để đạt chất lượng tốt hơn, tránh trường hợpngười ngoài cuộc

Nhóm mở và nhóm khéo kín

“Nhóm mở là các HV có thể tham gia một hoặc vài giai đoạn phù hợp với khả năng và sở thích của HV Hình thức này mang lại cho HV nhiều khả năng lựa chọn vấn đề để thực hiện giải quyết có hiệu quả, chủ động về thời gian, theo năng lực”

“Nhóm khép kín là hình thức các HV giải quyết nhiệm

vụ học tập thực hiện trọn vẹn một hoạt động học tập, từ giai đoạn đầu tới cuối cùng”.

Nhóm đồng tâm

GV chia lớp học thành hai nhóm: nhóm thảo luận vànhóm quan sát (sau đó hoán vị cho nhau) Nhóm thảo luận lànhóm nhỏ (6-8 HV) có nhiệm vụ thảo luận, giải quyết vấn đềđảm nhận, đối với các thành viên còn lại trong lớp chú ý quansát và phản hồi Hình thức TLN này làm tăng ý thức trách

Trang 6

nhiệm cá nhân trước tập thể và tạo động cơ cho HV thể hiệnquan điểm cá nhân trước tập thể lớp.

Tóm lại, có nhiều cách thức để TLN, mỗi cách thức đều

có ưu, nhươc điểm Tùy vào đặc điểm, chương trình của bàigiảng và các điều kiện DH khác nhau mà GV lựa chọn mộtcách thức TLN một cách phù hợp nhưng cũng có thể lựa chọnnhiều cách thức TLN kết hợp với nhau để đạt hiệu quả caohơn

- Phương pháp thảo luận nhóm

Khái niệm phương pháp thảo luận nhóm

“Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt

động, phối hợp thống nhất giữa giáo viên và người học nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học của nhà trường” [6;4].

“Phương pháp dạy học giáo dục chính trị là hệ thống những biện pháp, những thủ thuật dạy và học có hiệu quả nhất dựa trên cơ sở lý luận dạy học, đặc điểm về đối tượng, phương pháp nghiên cứu, chức năng dạy học môn Giáo dục chính trị cũng như đối tượng và mục tiêu đào tạo” [6;4].

Trang 7

Có thể thấy rẳng các quan điểm đều cho rằng phươngpháp này giúp cá nhân vừa thỏa mãn nhu cầu giao tiếp khiđược tương tác đồng thời đem lại hiệu quả làm việc do có sựphụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau giữa các cá nhân trong nhómđòi hỏi mỗi người phải làm việc một cách tích cực và tráchnhiệm từ đó hình thành nhiều các kỹ năng như: kỹ năng hợptác, kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống

Từ sự phân tích trên, theo tác giả có thể khái quát thành

định nghĩa phương pháp thảo luận nhóm như sau: “Thảo luận

nhóm là một phương pháp dạy học, trong đó lớp học được chia thành các lớp nhỏ để học viên trong nhóm tích cực, chủ động nghiên cứu, thảo luận các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của giảng viên”.

Đặc trưng và quy trình của phương pháp thảo luận nhóm

Đặc trưng của phương pháp thảo luận nhóm

Thứ nhất, phương pháp này tiến hành thông qua tổ chứccác hoạt động học tập, từ đó tạo điều kiện để HV chủ độngkhám phám nguồn tri thức Tri thức trong quá trình học tập

Trang 8

được thông việc giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận Để từ

đó, GV dễ dàng hướng dẫn HV thực hiện các hoạt động họctập

Thứ hai, dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm chútrọng củng cố rèn luyện phương pháp tự học cho HV HVđược hoạt động giải quyết vấn đề được giao, sẵn sàng cungcấp thông tin có liên quan đến bài học cho các thành viênkhác HV tự học cách tìm tòi, nghiên cứu, phân tích các thôngthông tin, từ tìm ra tri thức mới cho HV Kỹ năng phân tích,khái quát hóa, trừu tượng… của HV dần được hình thành vàkích thích tính sáng tạo

Thứ ba, TLN giúp HV phát huy tinh thần đoàn kết giữa

cá nhân và tập thể, tạo môi trường học tập động não cho HV,hoạt động trực tiếp cao hơn, GV hướng dẫn với vai trò chủđạo trong giờ học Mỗi HV cố gắng vừa hoạt động độc lậpvừa có sự tương tác, kết hợp với nhau trong quá trình khámphá các tri thức mới

Thứ tư, TLN rất phát triển các kỹ năng tự đánh giá vàđánh giá lẫn nhau của HV thông qua nhiều cách thức, và theocác tiêu chí đánh giá khác nhau thực hiện dưới sự chỉ đạo của

Trang 9

GV HV có được khuyến khích đánh giá bằng cách nhận xétbình luận hoặc bổ sung, góp ý cho những thiếu sót gặp phảitrong phần trình bày của cá nhân khác.

Quy trình của phương pháp thảo luận nhóm

Việc dạy học bằng TLN được tiến hành gồm hai bước:Bước 1: Chuẩn bị nội dung TLN

Chọn chủ đề

Trong khi thiết kế bài giảng, người GV phải hết sức lựachọn những vấn đề, lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để tổchức thảo luận Nếu như trước đây, thảo luận xêmina được tổchức hẳn thành một buổi riêng biệt với một buổi giảng bài thìhiện nay hình thức thảo luận có thể thực hiện thường xuyêntrong từng bài giảng Vì vậy, GV phải chủ động lựa chọn vấn

đề nào cần tổ chức thảo luận trong bài giảng Để lựa chọnđược chủ đề cho phù hợp, GV cần căn cứ vào các tiêu chí sauđây:

+ Chọn chủ đề thảo thích hợp với mục tiêu bài học

+ Điều kiện phải có là HV phải được cung cấp tài liệu vàhướng dẫn nghiên cứu tài liệu từ trước khi tiến hành TL

Trang 10

Khi đặt vấn đề TL GV cần tự đánh giá xem liệu vấn đềmình đặt ra có thể DH bằng PP thảo luận không? Có tiềmnăng xảy ra tranh luận hay không? Có đủ cơ sở để đi đếnthống nhất chưa? Đem lại sự sôi nổi và hiệu quả không? Nếutất cả đều có câu trả lời là có thể thực hiện được.

Xác định các mục tiêu

Sau khi xây dựng được chủ đề, GV cần xác định mụctiêu cho việc thảo luận, phải chỉ rõ thông qua việc thảo luậnnày HV cần phải làm được những gì?

Ấn định thời gian thực hiện

GV cần xác định thời gian cần thực hiện trong bao lâu

và có kế hoạch cụ thể để tiến hành GV cần đưa ra các dựđoán trước về các tình huống có thể xảy ra để có sự chuẩn bị,

dự phòng…

Xác định các điểm chốt và các câu hỏi lớn

Điểm chốt ở đây không phải là giàn trải các nội dungchính muốn dạy Căn cứ vào đó GV sẽ đề ra những câu hỏilớn (tức là các đề mục thảo luận) để đặt vấn đề cho HV thảo

Trang 11

luận Từ những câu hỏi lớn có thể có những câu hỏi nhỏ gợi ý

để HV thảo luận Để làm được điều đó cần phải:

+ Dựa vào mục tiêu cụ thể đã đề ra của bài dạy

+ Dựa vào dự kiến cách dạy

Chọn cách mở đầu phần TL

Để lôi cuốn HV bước vào phần thảo luận một cách tíchcực người GV cần có dự kiến lựa chọn cách đặt vấn đề thảoluận một cách khôn khéo nhất, không nên đặt vấn đề một cáchtùy hứng

Bước 2: Tổ chức thảo luận

Sắp xếp nhóm

Hình thức TLN trước hết diễn ra ở hoạt động của 2 HVngồi cạnh nhau Khi cần mở rộng có thể ghép hai nhóm đôingồi đối diện nhau để thành nhóm 4 hoặc ghép 2 nhóm 4 đểthành nhóm 8…cuối cùng là nhóm lớn nhất (cả lớp)

Bắt đầu thảo luận

+ GV mở đầu phần thảo luận như đã chuẩn bị trước

Trang 12

+ Nêu rõ chủ đề thảo luận

+ Nêu mục tiêu của buổi thảo luận để mọi người nắmvững

Tiến hành các bước thảo luận

+ Như dự kiến trong bài soạn, nêu ra các câu hỏi lớn vàmời HV lần lượt phát biểu ý kiến Trong quá trình hướng dẫnthảo luận GV cần chủ động đưa ra những câu hỏi nhỏ mangtính gợi mở gở bí cho HV Nói chung HV rất thích những câuhỏi vừa sức tức là không quá dễ mà hơi khó GV cần theo dõithời gian và phải thực hiện đúng theo thời gian đã dự kiến từtrước

+ Sơ kết sau mỗi chặng: Vừa rồi chúng ta đã thống nhấtvới nhau như sau(…) bây giờ chúng ta sang phần tiếp theo.Vậy tôi có vài thắc mắc các bạn thử giải đáp…

+ Tổng kết buổi thảo luận: Chốt lại những kiến thức, vấn

đề cơ bản; nhận xét tinh thần, kết quả buổi thảo luận, gợi mởmột số vấn đề tiếp tục nghiên cứu

Một số điểm chú ý khi tiến hành quy trình thảo luậnnhóm:

Trang 13

+ Sau nhiều lần thảo luận GV cần phân loại ra người cókhả năng và người chậm suy nghĩ, người hấp tấp và chínhchắn, người mạnh dạn và rụt rè, người hay nói dài dòng, lạcđề…để chỉ định phát biểu cho phù hợp hoặc nhắc nhỡ đúnglúc giúp cho buổi thảo luận sôi nổi, sinh động và có hiệu quả.Với câu phát biểu lạc đề chỉ cần nhắc nhỡ lại chủ đề, nói rõ ýnào đúng chủ đề hoặc ý kiến đó rất hay nhưng nên dành chomột chủ đề khác.

+ Những người quá hăng hái nên để họ phát biểu sau mà

ưu tiên cho những người bẽn lẽn ngại nói Chỉ cần họ biết lộthái độ muốn nói là chỉ định ngay với thái độ ân cần, khíchlệ…

+ Việc sử dụng phổ biến hình thức thảo luận này trongdạy học tích cực sẽ có một số giảng viên nhanh chóng thíchnghi nhưng cũng sẽ có một số GV phải trải qua một số lầnmới thành thạo được Nhưng dẫu với ai, sự chuẩn bị tốt ở nhàcũng đều có tác dụng to lớn đối với sự thành công của buổithảo luận Khi đã quen thì công sức chuẩn bị sẽ giảm, sựthích thú sẽ tăng lên và hiệu quả dạy học sẽ tốt hơn rất nhiều

Có thể nói hiệu quả lớn nhất của dạy học bằng PP TLN là HV

Trang 14

sẽ trở nên những thành viên tích cực, năng động, cởi mở vàhợp tác tốt với đồng nghiệp trong tập thể lao động sau này.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm

Ưu diểm của phương pháp thảo luận nhóm

Thứ nhất: Học theo nhóm bao giờ cũng sôi nổi, nó tạo ra

cơ hội tối đa cho mọi cá nhân trong nhóm thể hiện khả năng,quan điểm về PP học tập; giúp HV phát huy kỹ năng thuyếttrình, trao đổi các quan điểm một cách rõ rang, khái quát nhất.Giúp cho HV không còn nhút nhát, ngại ngùng mà rất tự tinthể hiện khi đứng trước đám đông

Thứ hai: HVLà điều kiện để học hỏi lẫn nhau, lắng nghe

ý kiến góp ý cho nhau, có tinh thần cầu thị để tự hoàn thiệnbản than mình

Thứ ba: Tạo điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau giữa các

thành viên, dần hình thành kỹ năng hợp tác của HV Giúp lớphọc có bầu không khí than thiện, sôi nổi, đặc biệt tạo đượctính đoàn kết trong học tập

Trang 15

Thứ tư: Tạo môi trường thi đua lành mạnh giữa các

thành viên trong nhóm Luôn nêu cao tính tự giác rèn luyện

kỹ năng tư duy của mình

Thứ năm: GV cập nhật đầy đủ thông tin phản hồi từ phía

HV So với các PPDH khác đây là một ưu điểm vượt bật củaviệc sử dụng PP TLN Mặt khác, GV còn có thể thu được trithức và kinh nghiệm từ phía HV qua các phát biểu có suynghĩ và sáng tạo của HV

Tóm lại, việc thực hiện PP TLN tốt sẽ HVcó thể pháthuy khả năng chủ động, sáng tạo của HV, khi đó HV sẽ tậptrung vào nội dung của buổi học, giúp nâng cao kỹ năng tưduy và tính phê phán, các quan hệ xã hội quan trọng khác

Hạn chế của PP TLN

Thứ nhất: Để thực hiện phương pháp này đạt yêu cầu,

thì GV phải thực sự thuần thục biết cách tổ chức, sắp sếpchương trình, nội dung bài học thành các tình huống để thảoluận Song đó không hề là việc đơn giản đối với mọi giảngviên và mọi bài học

Trang 16

Thứ hai: Muốn duy trì một buổi học bằng PP TLN đúng

theo ý định của GV, thì cả GV và HV phải đầu tư một cáchchu đáo, nghiêm túc đối với công tác chuẩn bị trước giờ học

về mọi mặt Đặc biệt đối với những lớp học quá đông thì đâythực sự là một trở ngại Vì thế, bằng phương pháp này sẽ tiêutốn nhiều thời gian của cả GV, HV

Thứ ba: TLN phụ thuộc vào tinh thần, thái độ tham gia

của các HV, phải hướng cho HV là chủ thể của giờ học, tránhtrình trạng không tham gia chỉ ngồi nghe Nhiều trường hợpdiễn ra không thành công trong TLN do cá nhân không chịuthảo luận trong khi các cá nhân khác tham gia sôi nổi, đôi khi

nó còn trở thành sự “độc diễn” của vài người tiêu biểu Đánhgiá kết quả cuối cùng của các thành viên tham gia vào giờ họcthảo luận đều một cách thụ động

Thứ tư: TLN mà GV không sát sao hoặc khuyến khích

HV qua việc thi đua giữa các nhóm cũng làm hiệu quả củaTLN giảm xuống rõ rệt, sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi,tranh luận Nếu GV cứ áp dụng cứng nhắc, lặp đi lặp lạikhông có sự sáng tạo thì HV sẽ cảm thấy vô cùngnhàm chán

và giảm nhiệt tình tham gia trong hoạt động học tập của họ

Trang 17

Nhận thấy rằng trong các PPDH thì PP TLN là mộttrong những PPDH tích cực, phát huy được khả năng của HV.Đây là yếu tố quan trọng để tạo môi trường học tập thân thiện,sôi nổi, góp phần hình thành kỹ năng hoạt động xã hội sau khiđược trải nghiệm Nếu GV là người có tâm huyết, biết tổ chức

và có giải pháp hữu hiệu thì những khó khăn, hạn chế trênhoàn toàn có khả năng khắc phục được

- Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn

“Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh” ở các trường chính trị tỉnh

- Vai trò của PP TLN trong dạy học môn “Những vấn đề

cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”

PP TLN trong DH môn “Những vấn đề cơ bản của chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” có vai trò vô cùngquan trọng được thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, giúp HV giải quyết được những vấn đề cònvướng mắc, từ đó hiểu được bản chất những nội dung cơ bảncủa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà trong quátrình giảng bài GV chưa có điều kiện làm rõ

Trang 18

Quá trình lên lớp dù GV có cố gắng làm tốt bao nhiêucũng không thể nào giải quyết được tất cả các vấn đề mà HVcòn nhiều vướng mắc Tiết học sử dụng PP TLN GV cũngđịnh hướng cho HV liên hệ lý luận với thực tiễn Những vấn

đề này sau khi GV giảng xong phải ra bài tập về nhà cho HVchuẩn bị trước, sau đó mới giải quyết trong tiết học thảoluận…Thường thì tính tự giác trong học tập của một số HVchưa cao nên nếu không ra bài tập và tổ chức thảo luận thì đa

số các HV sẽ không tìm tài liệu nghiên cứu về vấn đề đó

Thư hai, khắc phục được hạn chế của phương pháp dạyhọc truyền thống

Trong tiết học sử dụng PP TLN, HV chủ động trình bàyquan điểm của mình, cùng tranh luận, cùng nêu vấn đề chấtvấn để rồi đi đến sự thống nhất trong nhận thức Qua tiết học

sử dụng PP TLN, vì sự khuyến khích của GV, vì không khítranh luận, và cả vì sự cạnh tranh nên các em rất hăng hái phátbiểu, chất vấn Do đó, sự nhàm chán, thụ động một chiều củatiết học truyền thống trong giảng dạy đã được chủ động, tíchcực, sôi nổi của tiết học sử dụng PP TLN khắc phục

Thư ba, luyện tập cho HV phương pháp làm việc nhóm

Trang 19

Hiện nay tiết học trên lớp được thực hiện dưới hai hìnhthức là TLN và TL độc lập Hình thức TLN được hầu hết HVlựa chọn Qua nhiều đợt khảo sát HV về sự lựa chọn giữahình thức TLN và TL độc lập thì có đa số HV chọn hình thứcTLN Hình thức TLN có nhiều ưu điểm mà một trong những

ưu điểm đó là giúp các HV hình thành kỹ năng làm việcnhóm Trong xã hội hiện đại, khi mà sự tác động qua lại giữacác HV nói riêng và cả lớp nói chung ngày càng chặt chẽ thì

kỹ năng làm việc nhóm là một yêu cầu tất yếu Vì thế, các HVmong muốn thông qua TLN để có thể rèn luyện tốt hơn kỹnăng này

Thứ tư, rèn luyện cho HV kỹ năng thuyết trình, sự tự tintrong giao tiếp

Kỹ năng thuyết trình là điều nhất thiết phải có đối vớimỗi người Dù làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, dù ít haynhiều mỗi người đều phải có thể phải trình bày trước nhómlàm việc, với người quản lý, trước công chúng Thực tế không

ít HV hiểu rõ vấn đề nên trình bày lúng túng, thiếu lôgic ,giọng nói không rõ ràng làm cho mọi người khó hiểu khó tiếpthu Chấm điểm trong tiết học sử dụng PP TLN bao gồm phầnnội dung và phong cách diễn đạt Do đó, để đạt kết quả tốt,

Trang 20

HV phải chú trọng cả về nội dung lẫn hình thức trình bày.Điều đó đã giúp các HV khắc phục dần khuyết điểm để trởthành một người có khả năng thuyết trình hay, lôi cuốn đượcngười nghe Qua nhiều lần thực hiện tiết học bằng PP TLN,

có những HV đã tiến bộ rất nhanh về phong cách trình bày

Thứ năm, PP TLN khi được thực hiện có hiệu quả giúp

HV tích cực tự học, tự nghiên cứu

DH theo tín chỉ, tiết tự học chiếm tỷ lệ cao Thế nhưngmột số HV đã không sử dụng hiệu quả tiết tự học Nhưng khithực hiện TLN buộc HV phải chuẩn bị những nội dung màgiảng viên đã giao Để chuẩn bị tốt vấn đề đó, HV khôngnhững cầnnghiên cứu giáo trình mà còn phải tìm hiểu tài liệutham khảo, phải cập nhật nguồn tài liệu mới, có như vậy thìbài trình bày mới phong phú và mới có thể tương tác phản hồilại trước những thắc mắc của các nhóm khác, phản biện cácvấn đề mà nhóm khác đưa ra

Thứ sáu, tạo ra sự hấp dẫn, hứng thú trong học tập cácmôn Lý luận chính trị

Các môn Lý luận chính trị vốn trừu tượng nên trong quátrình mới dạy học đặc biệt đổi mới PPDH giảng viên phải sử

Trang 21

dụng thật hiệu quả PP TLN trong tiết học Quá trình thực hiệntiết dạy học đối với PP TLN, nếu GV đưa ra và giải quyếtđược nhiều vấn đề phức tạp hoặc giải quyết những mâu thuẫngiữa lý luận và thực tiễn thì sẽ tạo được không khí tranh luậnsối nổi, làm cho môn học hấp dẫn hơn.

Với vai trò quan trọng của việc sử dụng PP TLN trong

DH môn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh” trong quá trình giảng dạy, không nhữnggiảng viên phải chú trọng đổi mới phương pháp dạy học màcòn phải thực hiện có hiệu quả các PP DH trong đó có PPTLN

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở các trường chính trị

Một là, nghiên cứu tài liệu trong thảo luận nhóm

Nghiên cứu tài liệu là một kỹ năng được sử dụng rấtnhiều trong học tập của HV nhất là trong TLN Thực tế đa số

HV khi học các học phần Lý luận chính trị dưới sự hướng dẫncủa GV đã biết cách nghiên cứu tài liệu hiệu quả, tìm kiếm

Trang 22

được nhiều thông tin cần thiết mà không mất nhiều thời gian,góp phần làm cho tiết học TLN trở nên phong phú và sôi nổihơn.

Tuy nhiên cũng không ít HV chưa biết nghiên cứu tàiliệu như thế nào, mất nhiều thời gian cho việc chọn sách, đọcsách, không biết chọn lọc thông tin khi ghi chép, thiếu khảnăng tổng hợp, khái quát các thông tin nhằm phục vụ tốt choviệc học của mình

Hai là, ý thức của các HV trong TLN

Để TLN hiệu quả thì việc quan tâm đến ý thức của cácthành viên trong nhóm là một điều cần thiết Dù trên thực tếhầu hết các HV nhiệt tình, năng nổ xây dựng, đóng góp ýkiến cho nhiệm vụ chung của nhóm.Tuy nhiên không thểtránh khỏi vẫn tồn tại nhiều các cá nhân chưa có ý thức tronghoạt động thảo luận nhóm Nhiều người cho rằng đây là côngviệc của tập thể, mình không làm cũng không ảnh hưởng đếnnhóm Nhiều HV có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự làm việccủa người khác, một số HV có tham gia đề tài thảo luận nhómnhưng tham gia một cách hình thức

Ba là, phương pháp tiến hành TLN

Trang 23

Phương pháp tiến hành TLN luôn là quyết định trực tiếpđến chất lượng của tiết học, hiệu quả hoạt động của TLN Hầuhết các nhóm làm việc chưa có phương pháp làm việc nhómđúng đắn nên chất lượng của hoạt động nhóm chưa cao:

Một số nhóm thảo luận không xác định một cách cụ thể,

rõ ràng, mục tiêu khi thực hiện một đề tài TLN

Các nhóm không lập kế hoạch hoạt động cụ thể chonhóm, vì vậy nhiều khi nhóm không chủ được thời gian, làmviệc không khoa học

Việc phân công nhiệm vụ trong nhóm còn chưa phù hợp,

có nhóm chủ yếu phân công theo cách rải đều cho các thànhviên, mỗi người làm một vấn đề nào đó rồi tập hợp lại hoặcnhóm thì chỉ tập trung vào một vài cá nhân

Bốn là,quá trình KT - ĐG hoạt động TLN.

Trong hoạt động TLN của HV khi học môn “Nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh”, cũng như các môn Lý luận khác, chủ yếu đánh giá khảnăng hoàn thành nhiệm vụ của các HV, chứ chưa thực sự

Trang 24

đánh giá mặt tốt-xấu của nhóm để rút ra kinh nghiệm và tìmcách khắc phục.

Trong sự đánh giá các thành viên, hầu hết việc đánh giácủa các nhóm mang nặng tính hình thức, thiếu khách quan vớicách thức “cào bằng”, chưa phản ánh được đúng mức độ đónggóp của người tham gia, HV tham gia hiệu quả cũng bằngngười không tham gia Thực trạng này làm giảm động lực và

sự cố gắng của các thành viên vì sự đánh giá thiếu công bằng

Năm là, cơ sở vật chất - phương tiện dạy học

Đây là yếu tố rất quan trọng tác động không nhỏ đếnhiệu quả làm việc của nhóm Trên thực tế, việc đầu tư trangthiết bị – phương tiện dạy học dành cho dạy học TLN cònchưa đảm bảo: không có bàn học đa năng nên khi thảo luậnnhóm phải sắp xếp lại bàn ghế mất rất nhiều thời gian và cũngkhông thuận tiện cho việc TLN; các tài liệu tham khảo phục

vụ cho nghiên cứu còn hạn chế

- Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”ở trường Chính trị tỉnh Phú Yên

Trang 25

- Khái quát về trường Chính trị tỉnh Phú Yên

Trường Chính trị tỉnh Phú Yên thành lập ngày 14 tháng

11 năm 1949, với tên gọi là Trường đào tạo cán bộ công nôngtỉnh Phú Yên Đây là điểm mốc lịch sử có ý nghĩa quan trọng

Sự hình thành Trường đào tạo cán bộ công nông tỉnh, đáp ứngđược yêu cầu cấp bách trong việc trang bị lý luận chủ nghĩaMác-Lênin cho cán bộ tổ chức phong trào cách mạng tỉnhnhà Bộ máy nhà trường gồm có:

Đồng chí Võ Học – Thường trực Tỉnh ủy – Phụ tráchtrường đồng thời cũng là giảng viên

Đồng chí Văn Gói – Hiệu trưởng

Đồng chí Nguyễn Khắc Điềm – Giảng viên

Đồng chí Ung Văn Diếu – Giảng viên

Trang 26

trương hợp nhất hai tỉnh, hai trường Đảng Phú Yên – KhánhHòa hợp nhất từ ngày 10/01/1976.

Sau khi tỉnh Phú Yên được tái lập sau gần 14 năm hợpnhất với tỉnh Khánh Hòa Ngày 16/7/1989, Ban thường vụTỉnh ủy ra Quyết định số 09-QĐ/TU phân công các đồng chí

có tên dưới đây là cán bộ lãnh đạo Trường Đảng tỉnh PhúYên

Đồng chí Đặng Kiếm Ba: nguyên phó giám đốc TrườngĐảng Phú Khánh làm hiệu trưởng Trường Đảng tỉnh PhúYên

Đồng chí Đỗ Thơm: nguyên giám đốc Trường Đảng thị

xã Tuy Hòa làm phó hiệu trưởng Trường Đảng tỉnh Phú Yên

Như vậy, Trường Đảng tỉnh Phú Yên chính thức hoạt động trở lại vào ngày 16/7/1989

Năm học 2016-2017 nhà trường có 21 giảng viên Trong

đó giảng viên chính 06, thạc sĩ 16, đang học 06

Bộ máy tổ chức cán bộ nhà trường:

Ban giám hiệu: Gồm có 4 đồng chí (01 Hiệu trưởng, 03hiệu phó)

Trang 27

Gồm có 4 khoa:

+ Khoa xây dựng đảng: Có 3 đồng chí (trình độ thạc sĩ02)

Trong năm nhà trường thực hiện giảng dạy và phục vụ

18 lớp trung cấp LLCT - HC với số lượng 1065 HV

Đối với tổ bộ môn Lý luận chính trị - giảng dạy môn

“Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh” thuộc khoa LL Mác – Lênin, TT HCM bao gồm

06 đồng chí, 06 thạc sĩ, 02 đang học

Về cơ sở vật chất, diện tích đất toàn trường 6000m2, có

4 phòng học kiên cố được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiệnđại Hội trường đa năng đủ để tổ chức các hoạt động văn hóa,văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà Thư viện trường có 5

Trang 28

nghìn bản sách gồm giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu thamkhảo để phục vụ cho công tác đào tạo.

Thành tích đạt được trong năm qua:

Tổ chức 4 buổi nghiệm thu đề tài khoa học với số lượng

17 bài viết khoa học, được Hội đồng khoa học của trườngnghiệm thu đạt yêu cầu

Cử 02 giảng viên tham gia Hội thi giảng viên giỏi cấphọc viện, kết quả 02 đồng chí đạt loại giỏi

- Nội dung môn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở trường Chính trị tỉnh Phú Yên

Chương trình Trung cấp LLCT - HC với nhiệm vụ: Đàotạo cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoànthể nhân dân cấp cơ sở đương chức và dự nguồn; trưởng, phótrưởng phòng, ban của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh; trưởng, phó trưởng phòng, ban thuộc sở, ban, ngành củatỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đương chức và dựnguồn; có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông

Ngày đăng: 30/04/2019, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w