Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 1929) , Pháp thực hiện nền kinh tế chỉ huy, cột chặt sự lệ thuộc của kinh tế

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 1930 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 34)

1929), Pháp thực hiện nền kinh tế chỉ huy, cột chặt sự lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp biến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của thực dân Pháp đã sớm làm cho giai cấp tư sản nhanh chóng bị phân hóa thành hai bộ phận (tư sản mại bản và tư sản dân tộc). Sự chèn ép, kìm hãm của tư bản Pháp đối với tư sản Việt Nam, khiến cho tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập. Việc tư sản Việt Nam đã tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam và phát động phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa” đã đưa bộ phận tư sản dân tộc sớm có khuynh hướng dân tộc, dân chủ và trở thành lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc…

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với

thực dân Pháp và phản động tay sai cùng với sự trưởng thành nhanh chóng về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân Việt Nam đã đưa cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với những nội dung và hình thức phong phú.

Đây là những nội dung quan trọng, mà đòi hỏi giáo viên khi thiết kế giáo án cần khai thác theo chiều sâu để đưa ra những tình huống có vấn đề, xây dựng và sử dụng có hiệu quả bản đồ tư duy, khai thác triệt để các đồ dùng trực quan quy ước, ra câu hỏi (bài tập) nhận thức, tổ chức thảo luận nhóm để phát triển tư duy học sinh khi giảng dạy bài 12, tiết 1 có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 1930 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w