KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 1930 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 35)

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đòi hỏi ngành giáo dục phải đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, trong đó chú trọng đến việc phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Học tập lịch sử ở trường Trung học phổ thông cũng như các môn học khác không những tích lũy kiến thức (ghi nhớ) mà phải phát triển trí thông minh, sáng tạo, vận

dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Do vậy, phát triển tư duy học sinh trong quá trình dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông là một trong những con đường hữu hiệu nhằm tích cực hóa hoạt động của người học, là yếu tố thuận lợi để tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

Việc phát triển tư duy học sinh trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 nói riêng, phải tuân thủ theo những nguyên tắc và yêu cầu sư phạm gắn với đặc trưng bộ môn và phương pháp dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông. Vấn đề này còn đòi hỏi sự chịu khó, lòng yêu nghề và tâm huyết của người giáo viên.

Để nhận thức đúng giáo viên cần hướng dẫn học sinh cần phải so sánh, nhưng không phải là sự so sánh nói chung mà phải so sánh các sự vật, những hiện tượng, con người nhất định. So sánh cùng với trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp… là những thao tác tư duy nhằm rút ra và khái quát hóa bản chất của đối tượng được tìm hiểu nghiên cứu. Khi hướng dẫn cho học sinh tư duy, phải giúp cho các em biết vận dụng thao tác nào là chủ yếu, kết hợp với những thao tác khác để nắm vững kiến thức đang học. Để nắm vững kiến thức lịch sử, học sinh không thể chỉ biết sự kiện, giải thích, minh họa bằng các dẫn chứng mà phải biết tư duy.

Tư duy lịch sử được hình thành trong quá trình học tập lịch sử, nó liên quan đến nhiều loại tư duy khác, trước hết là tư duy biện chứng. Vì vậy, phương pháp học tập lịch sử ở trường phổ thông đòi hỏi học sinh phải nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử, để nhận thức đúng lịch sử. Tư duy lịch sử không chỉ thể hiện ở quan niệm duy vật về lịch sử mà cả phương pháp học tập khoa học để nhận thức lịch sử. Trong việc hình thành và phát triển tư duy lịch sử, sự kiện lịch sử có vai trò quan trọng, vì học sinh chỉ có thể tư duy đúng đắn lịch sử trên cơ sở tài liệu - sự kiện cụ thể. Không dựa vào tài liệu - sự kiện thì mọi khái quát – lý luận đều không có cơ sở xác thực.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nói chung và việc phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng có chiều sâu, đưa lại hiệu quả thực sự trước hết đòi hỏi giáo viên phải nâng cao nhận thức hơn nữa về những vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn, tăng cường trao đổi thảo luận trong tổ chuyên môn, chú trọng thiết kế bài giảng linh hoạt theo hướng phát triển tư duy; nhân rộng những kinh nghiệm hay, mà Hội đồng bộ môn đã làm trong những năm giúp giáo viên bộ môn của chúng ta thêm vững vàng chuyên môn. Bồi đắp lòng yêu nghề, trách nhiệm cao với sự nghiệp mình đã lựa chọn.

Người thực hiện

Phạm Thị Hạnh

1.Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai,Hội đồng bộ môn lịch sử, “chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 12”, năm 2012.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (20012), Lịch sử 12, NXBGD

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Lịch sử 12 - Sách giáo viên, NXBGD

4. 5. Nguyễn Thị Côi (2000), Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, tập 1, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Lê Thị Thu Hương (2010), “Tình huống có vấn đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục.

7. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1998), Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh –––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––

Biên Hòa., ngày 18 tháng 05 năm 2015

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMNăm học: 2014-2015 Năm học: 2014-2015

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 ở Trường Trung học phổ thông”

Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 1930 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 35)