Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 1930 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 33)

(1919-1929) trong bối cảnh quốc tế có những khó khăn và thuận lợi tác động sâu sắc đến cách mạng Việt Nam, đặc biệt có những thuận lợi quan trọng đối với cách mạng các nước thuộc địa đó là cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết ra đời đã trở thành lực lượng trụ cột của cách mạng thế giới. Những cố gắng của Đảng Bônsêvích và Lênin trong việc phục hồi lại tổ chức Quốc tế lãnh đạo giai cấp công nhân thế giới đã sớm đưa giai cấp công nhân Việt Nam hòa nhập với phong trào công nhân thế giới. Chính điều này đã giúp giai cấp công nhân Việt Nam sớm vươn lên trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

- Việc Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn ngành khai mỏ và đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền cao su đã làm cho giai cấp nông dân bị bần cùng, không có lối thoát, một bộ phận nông dân phải rời nông thôn về

thành thị làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cao su đã bổ sung một lực lượng to lớn cho giai cấp công nhân Việt Nam. Chính điều này đã nên mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa giai cấp nông dân và giai cấp công nhân Việt Nam, mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt đã tạo điều kiện cho giai cấp công nhân Việt Nam thu phục nông dân, lôi kéo nông dân trở thành một lực cách mạng to lớn của dân tộc.

- Chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp thực hiện trong thời kỳ này đã tạo điều kiện cho giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai cùng với sự nhạy cảm về thời cuộc đã sớm đưa giai cấp tiểu tư sản tham gia vào lực lượng giải phóng dân tộc, tăng thêm sức mạnh cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 1930 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w