1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng cầu an hảo và đường dẫn 02 đầu cầu tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai đã nén

265 110 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 265
Dung lượng 23,84 MB

Nội dung

Những quy định trong luật này đã có những điều chỉnh phù hợp với thực tế địa phương cũng như nguyện vọng của người dân.Thứ nhất là về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi, t

Trang 1

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất của tất cả các mục đích và lĩnh vực Tuy nhiên, quỹ đất đai bị hạn chế và nhiều khi bị hạn chế khả năng sử dụng do sạt lở, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm… Do đó,

để có thể cân đối và đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành, các lĩnh vực là công việc cần thiết nhưng vô cùng khó khăn Hay nói cách khác, để quỹ đất đai của quốc gia được đưa vào khai thác có hiệu quả, tiết kiệm mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của tất cả các ngành, các lĩnh vực là công việc không đơn giản

Để làm được điều đó, nhà nước đề ra nhiều chính sách, biện pháp, từ quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất; xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng

xã hội; đánh giá, chọn lựa đối tượng sử dụng có hiệu quả để giao hoặc cho thuê đất; kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất sau khi đã giao/cho thuê; đảm bảo quyền của người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, khai thác đất… Trong quá trình đó, nhiều khi nhà nước buộc phải chấm dứt việc sử dụng đất trước thời hạn của những người sử dụng đất vào một mục đích được giao để phục vụ cho mục đích

sử dụng đất khác hiệu quả hơn Quyết định hành chính thu hồi đất gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất hiện tại Do vậy, Nhà nước có chính sách bồi thường và hỗ trợ cho người sử dụng đất khi bị nhà nước thu hồi đất

Tuy nhiên, người sử dụng đất có được đất đai theo nhiều cách khác nhau; khác nhau về hình thức sử dụng đất (giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất trả tiền thuê hàng năm, thuê đất trả tiền thuê một lần), khác nhau về thực hiện nghĩa vụ tài chính (có người được miễn, có người được giảm và có người không được miễn/giảm tiền sử dụng đất/tiền thuê đất), khác nhau về nguồn gốc đất đai (do khai hoang, thừa kế, chuyển nhượng, lấn chiếm, ); cho nên quyền lợi của các người sử dụng đất cũng không giống nhau Từ đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ cho từng đối tượng sẽ khác nhau Hơn nữa, khi thu hồi đất, ngoài bồi thường về đất, nhà nước còn phải xem xét bồi thường tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại

Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng là những địa phương phát triển kinh tế vô cùng năng động, luôn đứng trong nhóm đầu về tăng trưởng GDP và thu hút đầu tư nước ngoài, thu nhập của người dân tăng lên rõ rệt Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập và phát triển thành phố Biên Hòa định hướng sẽ phát triển không gian đô thị về hướng Đông nhanh chóng nắm bắt cơ hội quy hoạch những khu đô thị quy mô lớn Đây cũng chính là lý do thành phố Biên Hòa đang được Nhà nước đầu tư hàng loạt các dự án đầu tư phát triển kinh

Trang 2

Chính sách đất đai đã có những quy định về quy trình, nguyên tắc, điều kiện bồi thường Nhưng thực tế, nguồn gốc sử dụng đất rất phức tạp nên khi thực hiện bồi thường cần xác định căn cứ pháp lý của bồi thường, đối tượng được bồi thường và hỗ trợ, mức bồi thường thiệt hại về đất, Có thể nói, xử lý

hồ sơ bồi thường và hỗ trợ là công việc quyết định đến tiến độ thu hồi đất Chính

vì vậy, việc thực hiện đề tài “Xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ

khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn 02 đầu cầu tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” là thực sự cần thiết

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết công tác bồi thường

và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất

Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, vì lĩnh vực này luôn có sự thay đổi qua từng thời kỳ để ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Có thể kể đến một số nghiên cứu có liên quan như là:

Thứ nhất là đề tài: “Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” năm 2011 đề tài thạc

sỹ của tác giả Bùi Thanh Song Luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đồng thời nghiên cưú một cách khái quát chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số nước, một số tổ chức quốc tế để bổ sung về mặt lý luận trong việc hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Việt Nam trong thời gian tới Dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, sơ cấp, Luận văn đã mô tả và phân tích thực trạng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã và đang áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Trên cơ sở đó, đã phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách; đồng thời đưa ra một số giải pháp mang tính thiết thực, kiến nghị cụ thể đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Chính phủ trong việc hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và của Việt Nam nói chung

Thứ hai là đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tại Thành phố Hà Nội” năm 2009 của thạc sĩ Trần Duy Anh

Đề tài là công trình khoa học nghiên cưú một cách toàn diện và có hệ thống về hệ thống các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư thiệt hại của UBND Thành phố khi Nhà nước thu hồi đất Việc nghiên cứu góp

Trang 3

3

phần hạn chế, giải toả những bức xúc về khiếu kiện của công dân bị thiệt hại do phải giải toả mặt bằng, bàn giao đất để triển khai các dự án tại Khi Nhà nước thu hồi đất tại Thành phố Hà Nội và đề xuất hướng hoàn thiện chính sách kèm theo các giải pháp thực hiện Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để Hà Nội ngày càng văn minh , giàu đẹp, sánh vai với các Thủ đô lớn trong khu vực và trên thế giới cũng như góp phần hoàn thiện chính sách, phương thức bồi thường

Thứ ba luận văn thạc sĩ luật học “Thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” năm 2014 Trần Cao Hải Yến Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học Luận văn đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống, toàn diện và tập trung về pháp luật bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật Việt Nam Trong đó tập trung đi vào thực tiễn về tình hình bồi thường,

hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Bên cạnh đó, Luận văn cũng nghiên cứu những quy định mới về pháp luật đất đai trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, so sánh với những quy định cũ để thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ đó đề xuất những định hướng và các giải pháp cụ thể góp phần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng

Nói chung các công trình nêu trên đều nghiên cứu về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở mức độ và phạm vi khác nhau Các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ đề cập giải quyết các vấn đề về chính sách, nguyên tắc, quy trình, phương pháp và căn cứ pháp lý nói chung, còn việc xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường và hỗ trợ tại các dự án cụ thể thì chưa được làm rõ để thấy được những khó khăn mà cán bộ thụ lý hồ sơ gặp phải tại địa bàn

3 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tổng hợp và phân loại hồ sơ bồi thường và hỗ trợ; xác định được căn cứ pháp lý, đối tượng, các hình thức, mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Phân tích thực trạng để thấy điểm hợp lý và bất hợp lý trong công tác xử

lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn hiện nay

Giải pháp xử lý hồ sơ để hoàn thiện công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn thành phố khi thực hiện dự án “Xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn 02 đầu cầu”

Trang 4

4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách bồi thường và hỗ trợ tại địa bàn

Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Thẩm quyền của đơn vị quản lý nhà nước về đất đai

Nguyên tắc, quy trình và phương pháp thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất

Trình tự thủ tục xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ khi NN thu hồi đất

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai (Xã Hiệp Hòa và Phường An Bình)

Phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến quý I năm 2017

Phạm vi nội dung: tập trung nghiên cứu về vấn đề xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường hổ trợ khi nhà nước hồi đất khi thục hiện dự án xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn 02 đầu cầu đối với các hộ gia đình cá nhân chịu ảnh hưởng của dự án tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin: Được sử dụng để thu thập các thông tin thông qua sách, báo, Internet và tiếp cận với các tổ chức thực hiện như Trung tâm phát triển quỹ đất; phòng Tài nguyên Môi trường, các phòng ban có liên quan để trao đổi, thu thập thông tin về tình hình thực hiện công tác bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư

Phương pháp thống kê: Thống kê diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án,

số đối tượng bị ảnh hưởng, phân loại hồ sơ, lập bảng số liệu từ các tài liệu, số liệu đã thu thập được làm cơ sở cho việc so sánh và phân tích

Phương pháp so sánh: So sánh việc xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ giữa thực tiễn thực hiện của dự án nghiên cứu và quy định của pháp luật, từ đó phát hiện ra những bất cập trong quá trình thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng sau khi đã thu thập được toàn bộ tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết từ các phương pháp được tiến hành trước đó Sau đó, được xử lý tính toán để đánh giá và rút ra các luận cứ khoa học Phân tích giữa cơ sở lý luận với thực tiễn, tổng hợp tình hình thực tế nhằm rút ra mặt khó khăn, thuận lợi và những vấn đề cần giải quyết về công tác bồi thường và hỗ trợ

Trang 5

5

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

Làm rõ được các trường hợp vướng mắc trong việc xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Vận dụng các quy định pháp luật đất đai hiện hành đề xuất được các giải pháp xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, đảm bảo được quyền lợi của người sử dụng đất hiện tại cũng như quyền lợi của nhà đầu tư thực hiện dự án

Trang 6

6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ

KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 1.1 Cơ sở lý luận của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1.1.1 Các khái niệm chung

Khái niệm về thu hồi

Khi các công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia được triển khai thì Nhà nước cần phải có mặt bằng để thực hiện dự án Thế nhưng đất đai thuộc sở hữu toàn dân, với tư cách là người quản lý, nhằm đảm bảo được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhân dân, khi đó Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của người dân hoặc đất được Nhà nước giao quản lý

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người

sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai

Khái niệm về bồi thường

Thực tế cho thấy nhà nước đầu tư xây dựng những khu công nghiệp cho mục tiêu phát triển kinh tế, những con đường quốc gia để phục vụ lợi ích chung

là rất cần thiết nhưng không vì thế mà phải hy sinh quyền lợi của những cá nhân, những nhóm người Do đó, khi quyền sử dụng đất của người dân bị thu hồi thì Nhà nước sẽ bồi thường thiệt hại Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất Bồi thường thiệt hại Giải phóng mặt bằng có thể được hiểu là việc chi trả, bù đắp, những tổn thất về đất đai, những chi phí tháo dì, di chuyển nhà cửa, vật kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, cõy cối, hoa màu, mồ mả và chi phí để ổn định đời sống sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng đất đai, sở hữu tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phũng, an ninh, lợi ớch quốc gia, lợi ích công cộng Vì vậy bồi thường thiệt hại cho người

bị thu hồi đất không chỉ là bồi thường thiệt hại về đất mà còn bồi thường thiệt hại cả về tài sản gắn liền trên đất

Bên cạnh thuật ngữ bồi thường, trong các văn bản pháp luật hiện hành còn

đề cập đến khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Hỗ trợ thể hiện chính sách nhân đạo của Nha nước nhằm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với người bị thu hồi đất va giup họ nhanh chóng ổn định cuộc sống Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 7

7

là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất

và phát triển

Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi NN thu hồi đất

Theo lý luận nhà nước và pháp luật thì quyền chủ thể nói chung được hiểu như sau: Là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành.Nói cách khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép.Nói là khả năng có nghĩa chủ thể có thể lựa chọn giữa việc xử sự theo cách thức àm nó được phép tiến hành hoặc không xử sự như vậy Còn nghĩa vụ là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác

Từ cách hiểu chung nhất như trên có thể đưa ra khái niệm về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất như sau: Quyền của người sử dụng đất là khả năng mà pháp luật cho phép người sử dụng đất được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng đất nhằm sử dụng đất đúng mục đích hợp lý tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao Bên cạnh đó nghĩa vụ của người sử dụng đất là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc người sử dụng đất phải tiến hành trong quá trình sử dụng đất nhằm không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và của cac chủ thể sử dụng đất khác

Thẩm quyền của cơ quan chức năng khi thực hiện thu hồi đất

Cũng giống như thẩm quyền giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thẩm quyền thu hồi đất được phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh tùy vào đối tượng sử dụng đất Về cơ bản, nếu đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đối tượng còn lại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoại trừ trường hợp đối tượng sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về mua nhà ở tại Việt Nam thì thẩm quyền thu hồi đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện Tuy nhiên, từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, thẩm quyền thu hồi đất cũng có một số thay đổi so với trước đây Đó là thu hồi đất thuộc quỹ đất công ích do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý và khu đất bị thu hồi để giao hoặc cho thuê có nhiều đối tượng đang quản lý, sử dụng Cụ thể, theo điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam cũng như thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp: thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng bị thu hồi đất thuộc

Trang 8

Vị trí và vai trò của thu hồi đất

Việt Nam là một nước đang trong quá trình phấn đấu xây dựng nền kinh

tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của nước ta quyết định chiến lược cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỉ 21 là “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp cùng với chiến lược củng cố, phát triển hội nhập kinh tế quốc tế” Đối với việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai cóvai trò rất quan trọng bởi nó được là một tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp, là tài sản có giá trị mà bất kỳ ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ cần có Việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả có ý nghĩa vô cùng to lớn quyết định tới sự thành bại về kinh tế và ổn định chính trị, phát triển xã hội

cả trước mắt và lâu dài Tuy nhiên đất đai lại là nguồn tài nguyên có hạn nên cần phải có chính sách quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm, khoa học và đạt hiệu quả cao

Khi các công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia được triển khai thì Nhà nước cần phải có mặt bằng để thực hiện dự án Thế nhưng đất đai thuộc sở hữu toàn dân, với tư cách là người quản lý, nhằm đảm bảo được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhân dân, khi đó Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của người dân hoặc đất được Nhà nước giao quản lý

Vị trí và vai trò của bồi thường

Khi Nhà nước thu hồi đất sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của người dân cả tinh thần lần vật chất Có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ đất của người dân, khi đó họ mất tư liệu sản xuất, có thể họ phải di chuyển chỗ ở và kéo theo đó là những khó khăn sẽ gặp phải trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai Dân gian truyền miệng nhau rằng: “Có an cư, mới lạc nghiệp” Không

có chỗ ở ổn định thì con người sẽ không có điều kiện tốt nhất cho việc học tập, lao động Thấy rõ được những bất cập, Nhà nước đã có những chính sách bồi thường đối với những hộ dân ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất để trả lại những quyền lợi của họ, đảm bảo ổn định cuộc sống như ban đầu

Vị trí và vai trò của hỗ trợ

Bên cạnh những chính sách bồi thường thì chính sách hỗ trợ cũng không kém phần quan trọng đối với những hộ dân ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của người dân sau khi mất đất và tài sản gắn liền trên đất để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi

Trang 9

9

ích công cộng, góp phần ổn định cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng Đặc biệt, Luật đất đai 2013 ra đời đã có nhiều hơn những chính sách hỗ trợ đối với người dân có đất thu hồi, giúp họ khắc phục khó khăn hiện tại và hỗ trợ tương lai lâu dài

1.1.3 Lược sử công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật đất đai 2003 đến nay

1.1.3.1 Từ khi có Luật Đất Đai 2003 đến trước khi LĐĐ 2013 có hiệu lực

Luật Đất Đai năm 2003 là luật có phạm vi điều chỉnh bao quát nhất, thể hiện đầy đủ nhất so với các Luật Đất Đai đã ban hành trước đó đặc biệt với nội dung thu hồi đất phục vụ lợi ích công cộng và đền bù thiệt hại về đất khi nhà nước thu hồi đất Tại điều 106 Luật Đất Đai năm 2003 quy định rõ hơn về quyền của người sử dụng đất được giao đất bao gồm: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và quyền được đền bù khi nhà nước thu hồi đất Các quyền này chỉ được thực hiện trong thời gian được giao đất, sử dụng đất đúng mục đích được giao Đây chính là căn cứ cho quyền sử dụng đất được đền bù khi nhà nước thu hồi đất

Ngoài ra, để cho công tác GPMB, đền bù và bố trí TĐC được thuận lợi hơn, tại điều 56 Luật Đất Đai 2003 quy định: “Giá đất do nhà nước quy định để tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và tiền thu đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có quyền sử dụng đất, đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất’’,

“Chính phủ quy định khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian’’

Sau khi có Luật Đất Đai được ban hành, nhà nước ban hành các văn bản dưới luật cụ thể hoá các điều luật liên quan đến công tác GPMB, đền bù và bố trí TĐC như: Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai 2003;Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương hướng xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định 198/2004/NĐ-

CP ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất; Thông tư 116/2004/Thông tư-BTC ngày 07/12/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục đền

bù, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

Năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, ĐBHT&TĐC đồng thời bộ TNMT ban hành ngày 01 tháng 10 năm 2009 quy định chi tiết về đền bù, hỗ trợ, TĐC và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất,

Trang 10

1.3.1.2 Từ khi có luật đất đai 2013 có hiệu lực cho đến nay

Luật Đất đai 2013 đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 So với Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 đã sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách về đất đai theo hướng phù hợp hơn với yêu cầu quản lý xã hội trong tình hình mới Một trong những thay đổi đáng kể là chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất.Với mong muốn từng bước giúp người dân tìm hiểu

rõ hơn về những quy định mới của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành được mọi người quan tâm, nhất là những quy định liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luật Đất Đai 2013 ra đời có nhiều điểm mới cơ bản khắc phục được những hạn chế củ văn bản luật trước đây Những quy định trong luật này đã có những điều chỉnh phù hợp với thực tế địa phương cũng như nguyện vọng của người dân.Thứ nhất là về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi, tiếp theo là quy định giá đất để tính bồi thường được xác định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất Quy định việc bồi thường về đất đối với từng loại đất, từng đối tượng cụ thể, bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại Bên cạnh đó luật còn bổ sung quy định về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; có nhiều khoản hỗ trợ đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như quy định việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng của khu tái định cư

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Luật Đất đai 2013 theo hướng đảm bảo quyền lợi hơn cho người bị thu hồi đất, như việc quy định giá đất bồi thường được xác đinh tại thời điểm có quyết định thu hồi đất trên cơ sở xây dựng giá đất cụ thể bằng các phương pháp hệ số điều chỉnh, so sánh, thặng dự… Ngoài ra, quy định cụ thể các hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của

hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay hỗ trợ tái định cư đối khi

Trang 11

11

thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chổ ở…

Các văn bản nghị định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong luật đất đai 2013 bao gồm nghị định 47/2014/NĐ-CP (Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất), thông tư 37/2014/TT –BTNMT (quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất) và nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai

1.2 Căn cứ pháp lý của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo Pháp luật đất đai hiện hành

1.2.1 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đất và tài sản gắn liền với đất

1.2.1.1 Bồi thường về đất

Về nguyên tắc khi Nhà nước thu hồi đất nếu người sử dụng đất có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất Bên cạnh đó việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật Nguyên tắc trên thể hiện khi nhà nước lấy

đi phần lợi ích của người dân mà người dân có đầy đủ điều kiện được bồi thường thì Nhà nước có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại Quy định trên phù hợp với nguyên tắc dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 Khi Nhà nước lấy đất thì bồi thường bằng đất cùng loại, nếu không có đất cùng loại thì bồi thường bằng tiền với giá trị tương đương Cách tiếp cận này xuất phát từ quan niệm coi đất đai là tài sản có thể được trả thay bằng tiền bồi thường để mua được một thửa đất tương đương Quy định này cũng nhằm ngăn ngừa tình trạng người bị THĐ đòi hỏi giá bồi thường quá cao do giá trị của đất đai tăng lên từ việc chuyển mục đích SDĐ hoặc do sự đầu tư của Nhà nước mang lại

1.2.1.2 Bồi thường về tài sản gắn liền với đất

Trên thực tế, ngoài ý nghĩa là tài sản, đất đai còn là tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất và nguồn sống của con người Vì đất là tư liệu sản xuất của người bị thu hồi đất nên nhà đầu tư ngoài việc bồi thường giá trị như một tài sản còn phải bồi thường về thu nhập, sinh kế cho người mất đất Nếu chỉ là khoản hỗ trợ trong một thời gian nhất định thì coi như đã phó mặc việc tìm sinh

kế mới cho người mất đất Theo nguyên tắc này, nhà đầu tư cần nghiên cứu rất

kỹ lưỡng đất đai trong bài toán đầu tư để chi phí ít nhất, chính quyền địa phương cũng khó đánh đổi mọi giá cho sự phát triển, như vậy chắc chắn sẽ giảm được tham nhũng từ đất đai và bảo vệ được nguồn lực đất đai Về nguyên tắc khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường và khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư

Trang 12

đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc

có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này

mà chưa được cấp

Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có

Trang 13

13

đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

1.2.2.2 Bồi thường về tài sản gắn liền với đất

Khi có đủ các điều kiện được bồi thường về tài sản gắn liền với đất được quy định cụ thể trong Điều 88, Luật Đất Đai 2013 thì đối tượng bị thu hồi đất được Bồi thường về tài sản gắn liền với đất cụ thể như sau: thứ nhất khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường, thứ hai khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại

1.2.3 Hỗ trợ khi thu hồi đất

1.2.3.1 Nguyên tắc hỗ trợ

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ đồng thời việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật

1.2.3.2 Các hình thức hỗ trợ

Thứ nhất là hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, tiếp theo là hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở, kế đến là hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở, ngoài ra còn các khoản hỗ trợ khác

1.2.4 Trách nhiệm của cơ quan thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải quyết các vướng mắc phát sinh theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo các sở, ban ngành và ủy ban nhân dân cấp huyện: Lập phương

án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền

+ Phê duyệt hoặc phân cấp cho ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ Phê duyệt giá đất, ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy định các mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền;

Trang 14

+ Quyết định hoặc phân cấp cho ủy ban nhân dân cấp huyện cưỡng chế đối với các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của Nhà nước theo thẩm quyền

+ Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

UBND huyện có trách nhiệm:

+ Quyết định thu hồi đất có hộ gia đình cá nhân;

+ Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

UBND xã có trách nhiệm:

+ Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư của dự án

+ Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi

+ Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ

và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng

- Trung tâm Phát triển Quỹ đất lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Phối hợp với UBND cấp xã lấy ý kiến về phương án bồi thường theo hình thức họp dân trực tiếp, đồng thời niêm yết công khai phương án tại UBND

Trang 15

15

1.3 Trình tự và thủ tục hành chính khi Nhà nước thu hồi đất

Trên cơ sở các dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm (đã được phê duyệt) của cấp huyện và tiến độ sử dụng đất của dự

án, cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện tùy trường hợp) chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thu hồi đất

Bước 1 Thông báo thu hồi đất

Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi

Sau khi thông báo thu hồi đất theo đúng thủ tục nói trên, nếu người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý thì UBND cấp có thẩm quyền có thể

ra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà không cần chờ hết thời hạn thông báo

Bước 2 Kiểm kê đất đai, tài sản

Ngay sau khi có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát,

đo đạc, kiểm đếm Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi

có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người

sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai

2013

Trang 16

16

Bước 3 Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất

Bước 4 Niêm yết công khai phương án

Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất Hình thức lấy ý kiến là: tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi

có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý

về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền

Bước 5 Hoàn chỉnh phương án bồi thường

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Bước 6 Quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường

Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau: UBND cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của LĐĐ năm 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm

Trang 17

17

chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có)

và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng

Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương

án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt; trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện, nếu họ vẫn không chấp hành việc bàn giao đất thì bị cưìng chế theo quy định tại Điều 71 của LĐĐ 2013

Bước 7 Tổ chức chi trả bồi thường

Theo quy định tại Điều 93 LĐĐ 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường,

hỗ trợ cho người có đất thu hồi

Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc Nhà nước

Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách Nhà nước Về vấn đề này, Nghị định 47/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của LĐĐ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng quy định rõ tại Điều 30, cụ thể là: khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp; số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính này được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường,

hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợ vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lại nhá hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó

Trang 18

18

Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất

mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngươi có quyền sử dụng đất

Bước 8 Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất

Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người bị thu hồi đất phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư Trường hợp người có đất bị thu hồi không bàn giao mặt bằng thì bị cưởng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 71 LĐĐ 2013 Trước khi tiến hành cưởng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưìng chế; Ban thực hiện cưìng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưìng chế; nếu người bị cưìng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưìng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản

Tiểu kết chương

Qua phần ta thấy được tầm quan trọng của công tác bồi thường, hổ trợ mang tính chất chính trị, kinh tế, xã hội, là công tác quan trọng đối với sự phát triển - kinh tế xã hội của tỉnh nhà nói chung cũng như của quốc gia nói riêng, là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước đối với đất đai Trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là những vấn đề không thể thiếu, luôn gắn liền với quá trình thực hiện hoạt động quan trọng

này Cũng chính vì vậy, có rất nhiều sinh viên, tác giả quan tâm nghiên cứu đến

đề tài này Tuy nhiên, hầu hết các đề tài chỉ dừng lại ở các chính sách bồi thường, hỗ trợ mà chưa nhắc đến cách xử lý hồ sơ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để đem lại quyền lợi tốt nhất cho người dân Luật Đất đai năm 2013 đã có những điểm đổi mới rất quan trọng từ nguyên tắc bồi thường về đất, cho đến việc chi trả bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Quy định của Luật ngày càng được thay đổi, bổ sung phù hợp, chia sẻ với khó khăn của người dân, đồng thời các chính sách này động viên người dân bàn giao mặt bằng nhanh chóng và hướng người dân đến cuộc sống bằng hoặc tốt đẹp hơn trước khi thu hồi đất

Trong phần tiếp theo của luân văn sẽ hướng đến việc tìm hiểu trình tự,thủ tục bồi thường về một dự án cụ thể cũng như công tác xữ lí hồ sơ cho các hộ gia đình bị ảnh hường khi nhà nước tiến hành thu hồi đất

Trang 19

19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG CẦU AN HẢO VÀ ĐƯỜNG DẪN 02 ĐẦU CẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

TỈNH ĐỒNG NAI 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Biên Hòa là thành phố công nghiệp và là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai, nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, ở vào khoảng 10°54′50″ vĩ độ Bắc, 106°52′26″ kinh độ Đông Tổng diện tích tự nhiên: 264,08 km² Thành phố Biên Hòa là đô thị loại I,

là đầu mối giao thông lớn trong vùng kinh tế phía Nam, có dòng sông Đồng Nai chảy qua, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 km

Ranh giới thành phố tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía Nam giáp Long Thành, phía Đông giáp huyện Trảng Bom, phía Tây giáp Thị xã Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh

Địa hình, địa mạo: Thành phố Biên Hòa có địa hình rất phức tạp và đa dạng gồm đồng bằng, chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây

Khí hậu: chia thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình trong năm từ khoảng 25,4°C đến 27,2°C

Thủy văn: Thành phố Biên Hòa có sông Đồng Nai đi qua với chiều dài khoảng 10 km, phân thành hai nhánh phụ tạo thành Cù lao Hiệp Hòa Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố Biên Hòa

Thành phố Biên Hòa là địa bàn có thành phần dân tộc cộng cư khá đông đảo có tháp dân số trẻ, lực lượng lao động có trình độ văn hoá khá, quen với tác phong công nghiệp, cần cù và cầu tiến

Thành phố Biên Hòa, có vị trí địa lý kế cận thành phố trung tâm và các điều kiện kinh tế - xã hội phát triển tương đối cao và hoàn thiện Là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia Điều này thu hút được sự đầu tư phát triển

cụ thể thông qua các dự án phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở để tận dụng cơ sở kinh tế - kĩ thuật nhằm tạo bước đột phá đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế Tuy nhiên tại các địa bàn miền núi, kém lợi thế về hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế

xã hội, việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp này còn khó khăn vì bất lợi

về giao thông, các ưu đãi đầu tư cũng không còn như trước và trong những năm qua bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế toàn cầu Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc

Trang 20

20

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai-CN Biên Hòa, 2017)

Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa

Trang 21

21

2.2 Tổng quan về dự án

Cầu An Hảo là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Đồng Nai, đây là dự án bổ sung vào dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới Cầu có chiều dài hơn 475 mét, chiều rộng là 23 mét, gồm 4 làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ, dải phân cách cứng giữa cầu, hai dải an toàn, cùng hai lề cho người đi bộ và lan can hai bên Cầu chính gồm 1 liên nhịp liên tục dầm hộp Bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng Cầu dẫn gồm 7 nhịp dầm giản đơn Super T Phía bờ đi ngã tư Vũng Tàu gồm 3 nhịp, phía bờ Cù lao Hiệp Hòa gồm 4 nhịp được nối liên tục.Trụ cầu được đúc hình chữ V tạo

mỹ quan cho cầu

Dự án được thực hiện bởi chủ đầu tư là Tổng công ty Xây dựng số 1 Chủ đầu tư tiểu dự án: Trung tâm phát triển Quỹ đất tỉnh Đồng Nai- CN Biên Hòa Tổng số hộ bị giải tỏa 86 hộ và 04 tổ chức Trong đó, phường An Bình: 04 hộ và 03 tổ chức; đầu cầu phía Hiệp Hòa: 82 hộ và 01 tổ chức Số

hộ giải tỏa trắng: 29 hộ (03 phường An Bình và 26 xã Hiệp Hòa)

Dự án khi được đưa vào sử dụng sẽ giúp giảm tải cho 02 tuyến đường Phạm Văn Thuận và Ðồng Khởi đang trở nên quá tải, đồng thời rút ngắn thời gian lưu thông từ nội ô TP Biên Hòa ra các khu công nghiệp Biên Hòa

1, Biên Hòa 2 và khu vực ngã tư Vũng Tàu Tương lai, đây là khu vực đầu mối quan trọng với các tuyến giao thông liền kề như QL51, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu…góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Đồng Nai và các tỉnh thành lân cận Cầu An Hảo được đánh giá là một trong những dự án quan trọng của thành phố công tác bồi thường, hổ trợ trải qua rất nhiều đợt Qua giới hạn của luận văn cũng như quá trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, các thông tin tổng quan về dự án có thể được tổng hợp qua các bảng sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai-CN Biên Hòa, 2017)

STT Đối tượng

SDĐ

Tổng số khu đất bị thu hồi

Loại đất Đất cây hàng

năm, lâu năm Đất nuôi trồng thủy sản

Đất ở

1 Hộ gia

đình

125 (39524.6 )

87 (32825.5)

16 (4397.1)

22 (2302)

2 Tổ chức 10

(6888.1 )

8 (5257.3 )

2 (1630.8 )

-

(46412.7 )

67 (38082.8)

18 (6027.9 )

22 (2302 )

Trang 22

22

Qua bảng tên ta thấy có 125 thửa đất (84 hộ gia đình) bị ảnh hường trong dự án trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm, lâu năm (có kèm theo diên tích) Bên cạnh đó dự án còn có 1644.4 m2 đất lấn chiếm mặt nước được nhận hổ trợ

Có 14 thửa đất của tổ chức (đất mặt nước)

Bảng 2.2: Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất có tài sản gắn liến với đất

(Đơn vị:thửa)

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai-CN Biên Hòa, 2017)

Dự án có 62 thửa đất có tài sản gắn liền với đất, ta thấy tổng số thửa đất bị thu hồi không bằng tổng số thửa có nhà và công trình xây dựng không phải nhà cộng lại điều này có thể lí giải được bởi trong dự án có rất nhiều thửa đất trên đó vừa có nhà vừa có công trình xây dựng khác

Bảng 2.3: Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất được nhận hỗ trợ

Hổ trợ chuyển đổi nghê nghệp và tìm kiếm việc làm

Trợ cấp di chuyển

Thuê nhà

Di dời

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai-CN Biên Hòa, 2017)

2.3 Quy trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ tại dự án

Sơ đồ quy trình dự án được thể hiện chi tiết trong phụ lục II

STT

Đối tượng

SDĐ

Tổng số đối tượng bị thu hồi

có tài sản gắn liền với đất

Trang 23

23

Bước 1 Kế hoạch thu hồi đất và thông báo thu hồi đất

Ngay sau khi có Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan tài nguyên môi trường cụ thể phòng Tài nguyên và mội trường thành phố Biên Hòa có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa phê duyệt kế hoạch thu hồi đất và thông báo thu hồi đất Ngày 10/03/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1742/QĐ-UBND về việc xử lý việc thành lập tiểu dự án đầu tư xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn hai đầu cầu trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Ngày 06/04/2016, UBND thành phố Biên Hòa ban hành Kế hoạch số 2518/KH-UBND về việc Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạt kiểm điếm thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn hai đầu cầu trên địa bàn thành phố Biên Hòa Đến ngày 13/04/2016, UBND thành phố Biên Hòa ký các Thông báo thu hồi đất từ số 314-341; 346-352/TB-UBND về việc thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn hai đầu cầu trên địa bàn thành phố Biên Hòa (đoạn 200m thuộc hai đầu cầu)

Ngày 13/04/2016, UBND thành phố Biên Hòa ban hành Kế hoạch số 2838/KH-UBND về việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm điếm thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn hai đầu cầu trên địa bàn thành phố Biên Hòa và ngày 26/04/2016 UBND thành phố Biên Hòa ban hành các Thông báo thu hồi đất từ số 370-470/TB-UBND về việc thu hồi đất thực hiện dự án đầu

tư xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn hai đầu cầu trên địa bàn thành phố Biên Hòa (đoạn còn lại của dự án)

Ngày 07/04/2016, Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh - Chi nhánh Biên Hòa tiến hành họp thông báo chủ trương thu hồi đất đối với đoạn 200 m tại đầu cầu; Ngày 04/05/2016, Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh - Chi nhánh Biên Hòa tiến hành họp thông báo chủ trương thu hồi đất đối với đoạn còn lại;

2 Khảo sát, đo đạc, lập dự án đầu tư và xác định giá đất cụ thể

Sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa đã phê duyệt kế hoạch thu hổi đất và thông báo thu hồi đất của dự án thì chủ đầu tư phồi hợp với cơ quan tài nguyên (đơn vị đo đạc) tiến hành khảo sát đo đạc để lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu và pháp luật về xây dựng Rồi sau đó Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm báo cáo, nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị xác định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường của dự án Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xác định giá đất, trình Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể theo quy định tại khoản

3 Điều 114 Luật Đất đai 2013 và Điều 15, Điều 16 Nghị định số

44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định

Trang 24

24

Bước 3: Tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc và kiểm đếm, thống kê nhà

ở, tài sản khác gắn liên với đất

Sau khi có quyết định thu hồi đất của UBND thành phố Biên Hòa, UBND

xã Hiệp Hòa và phường An Bình có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm Ngày 04/05/2016, Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh - Chi nhánh Biên Hòa tiến hành kiểm đếm tài sản sau khi công bố chủ trương (đối với các hộ tham dự họp và đồng ý cho kiểm đếm tài sản) Ngày 04/05/2016, Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh - Chi nhánh Biên Hòa tiếp tục có thư mời số 376; 377; 392; 393/GM-TTPTQĐ mời các hộ còn lại kiểm đếm tài sản vật kiến trúc trên đất thời gian kiểm đếm vào các ngày 05; 06; 10; 11/05/2016 Đất và tài sản kiểm kê bao gồm

Diện tích đất: 48057.1 m2.Tài sản trên đất gồm: cây trồng (các loại cây trồng đơn lẻ phục vụ cho nhu cầu sử dụng của gia đình như: mận, dừa, chôm chôm, mận, sari…) và tài sản vật kiến trúc (hàng rào, sân phơi…)

Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Trường hợp kiểm kê theo diện vắng chủ hoặc kiểm

kê bắt buộc thì thành phần phải mời thêm đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Công an cấp xã cùng dự

Hoàn tất công tác kiểm kê vào ngày 11/05/2016 Thời gian thực hiện là 06 ngày, phù hợp với quy định tại Điều 08 quy định kèm theo Quyết định số 53/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh

Bước 4: Lập phương án bồi thường

Căn cứ vào quy định của Luật Đất Đai 2013, Nghị định số

47/2014/NĐ-CP ngày ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của LĐĐ; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Thông tư của chính phủ cùng với Quyết định số 53/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Căn cứ Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ tài sản khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Từ diện tích đất đai, số lượng tài sản trên đất đã được tiến hành kiểm kê, đo đạc trên thực tế, áp dụng các quyết định ban hành về giá, xác định giá bồi thường, hỗ trợ hội đồng bồi thường xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ cụ thể cho từng hộ gia đình, cá nhân Phương án bồi thường, hỗ trợ thể hiện:

Căn cứ để lập phương án bồi thường hổ trợ

Trang 25

25

Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng: 48057.1 m2 Trong đó: Đất nông nghiệp 44110.7 m2 (bao gồm đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây hàng năm lâu năm)còn lại 2302 m2 là đất phi nông nghiệp

Tổng số các đối tượng bị ảnh hưởng: 84 hộ gia đình và 3 tổ chức (xã Hiệp Hòa 80 hộ gia đình và 01 tổ chức, phường An Bình 4 hộ gia đình và 02 tổ chức)

Tổng mức bồi thường, hổ trợ: 103.718.705.000 đồng

Bước 5: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với UBND xã Hiệp Hòa và phường An Bình tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ với dah sách 84 hộ gia đình và

03 tổ chức có đất bị thu hồi với tổng diện tích là 48057.1 m2 tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ là 103.718.705.000 đồng tại trụ sở UBND, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND và đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hiệp Hòa và phường An Bình; đại diện những người có đất thu hồi

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm

tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản.Toàn dự án tiếp nhận những ý kiến cụ thể sau: không đồng ý với giá đất, giá cây trồng thấp hơn so với thực tế, xem xét lại về phần hỗ trợ chênh lệch giá Từ đó tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức đối thoại, giải đáp thắc mắc, khiếu nại đối với những trường hợp không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ

Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp là 25 (hai năm) ngày, kể

từ ngày niêm yết tại UBND xã Hiệp Hòa và phường An Bình

Bước 6: Thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường

Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày, kể từ ngày thực hiện xong việc

tổ chức lấy ý kiến đóng góp về phương án bồi thường Trung tâm Phát triển Quỹ đất tổ chức họp các thành viên Hội đồng thông qua phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên cơ sở đó hội đồng bồi thường hoàn chỉnh phương án bồi thường theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP trình cơ quan tài nguyên và môi trường (cụ thể là sở TN&MT tỉnh Đồng Nai) thẩm định Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm hoàn chỉnh phương án bồi thường chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường trong cùng 01 (một) ngày UBND thành phố Biên Hòa ban hành Quyết định số 1664-1051/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường do thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn 02 đầu cầu trên địa bàn thành phố Biên Hòa (các đợt từ đợt 1-13)

Trang 26

và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban, gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường

Người có đất bị thu hồi chịu trách nhiệm tự tháo dỡ, di dời tài sản gắn liền với đất và bàn giao đất được bồi thường, hỗ trợ đúng thời gian quy định Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Đồng Nai chi nhánh thành phố Biên Hòa (gọi tắt là Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Biên Hòa) phối hợp các đơn vị có liên quan tiến hành chi trả bồi thường, hỗ trợ cho người dân

có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường tổ chức vận động thuyết phục

để người có đất thu hồi thực hiện

2.3 Công tác phân loại và xử lý cụ thể hồ sơ giải quyết bồi thường và

hỗ trợ

2.3.1 Phân loại hồ sơ

Trước khi tiến hành bồi thường, hổ trợ cho các đối tượng bị thu hồi đất, Hội đồng bồi thường tiến hành lập hồ sơ cho từng đối tượng, từng hộ gia đình,

cá nhân bị ảnh hưởng và theo đó phân loại ra các trường hợp cụ thể Công tác bồi thường, hổ trợ để thực hiện dự án xây dựng cầu An Hảo và đườg dẫn 02 đầu cầu tại thành phố Biên Hòa có tất cả 86 hồ sơ được xem xét bồi thường , hổ trơ Căn cứ vào vào kết quả đo đạc thực tế, quá trình kiểm đếm đất đai, tài sản bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất và các quy định của pháp luật về bồi thường,

hỗ trợ có thể phân loại hồ sơ của các đối tượng có đất thu hồi thuộc dự án như sau:

Hồ sơ bồi thường về đất: Dự án có 30 hồ sơ đủ điều kiện bồi thường về

đất (18 hồ sơ về đất ở, 12 đất nông nghiệp) Đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận sử dụng ổn định trước 15/10/1993, không tranh

Trang 27

27

chấp, không lấn chiếm, tại thời điểm sử dụng đất không vi phạm Khoản 1 Điều

13 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP; đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản đã đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và không phải đất thuê trả

tiền thuê đất hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 75 LĐĐ 2013

Hồ sơ bồi thường, hổ trợ về đất và tài sản: Tại dự án có 40 hồ sơ đủ

điều kiện được bồi thường về đất và tài sản (03 hồ sơ tại phường An Bình và 37

hồ sơ tại xã Hiệp Hòa) Đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sử dụng ổn định không có tranh chấp được xác định theo Điều 89, Điều 90 LĐĐ 2013 và Điều 6 Quyết định 54 của UBND tỉnh Đồng Nai về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Hồ sơ bồi thường, hổ trợ về tài sản trên đất: Dự án có 7 hồ sơ của hộ

gia đình được nhận bồi thường về tài sản (06 hồ sơ tại xã Hiệp Hòa và 01 hồ sơ tại phường An Bình) Hồ sơ đủ điều kiện quy định trong điều 89, Điều 90 LĐĐ

2013 và Điều 6 Quyết định 54/QĐ-UB

Hồ sơ hổ trợ về đất và tài sản: Trong dự án có 06 hồ sơ của hộ gia đình

chỉ được nhận hổ trợ về đất và tài sản (đất lấn chiếm sử dụng ổn định không tranh chấp từ 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004)

Các dạng hồ sơ bồi thường và hỗ trợ Đối tượng SL hồ sơ

Bồi thường,hổ trợ về đất và tài sản HGĐ, cá nhân 40

Hồ sơ bồi thường về tài sản trên đất HGĐ, cá nhân

8

Hồ sơ hổ trợ về đất và tài sản HGĐ, cá nhân 6

2.3.2 Xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ

a Căn cứ xác định hồ sơ bồi thường/không bồi thường về đất

Hồ sơ được bồi thường căn cứ vào khoản 1 điều 75 LĐĐ 2013: Hộ gia

đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này

mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ

Trang 28

28

điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp

Hồ sơ không được bồi thường căn cứ vào Điều 82, LĐĐ 2013 quy định

các trường hợp không được bồi thường về đất Bao gồm:

Các trường hợp quy định tại khoán 1 Điều 76 của luật này: Đất được nhà nước giao để quản lý; Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 luật này; Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức

Căn cứ xác định giá bồi thường, hỗ trợ về đất

Giá bồi thường về đất: Đất đủ điều kiện bồi thường được tính toán, áp giá

bồi thường theo mức giá cụ thể tại Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 và Quyết định số 1888/QĐ-UBND ngày 7/2/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt giá đất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thuộc Dự án xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn hai đầu cầu trên địa bàn thành phố Biên Hòa Cụ thể:

- Đất ở nông thôn (ONT) vị trí 1 đường Đặng Văn Trơn (đoạn tiếp theo đến Sông Cái): 7.500.000 đồng/m2

- Đất ở nông thôn (ONT) vị trí 3 (đường đất) đường Đặng Văn Trơn (đoạn tiếp theo đến Sông Cái): 1.460.000 đồng/m2

- Đất ở nông thôn (ONT) vị trí 4 đường Đặng Văn Trơn (đoạn tiếp theo đến Sông Cái): 1.439.000 đồng/m2

- Đất ở nông thôn (ONT) vị trí 4 (đường đất) đường Đặng Văn Trơn (đoạn tiếp theo đến Sông Cái): 1.151.000 đồng/m2

- Đất nông nghiệp cây lâu năm, cây hàng năm tiếp giáp đường Đặng Văn Trơn (đoạn tiếp theo đến Sông Cái) là: 1.409.000 đồng/m2

- Đất nông nghiệp cây lâu năm, cây hàng năm không tiếp giáp đường Đặng Văn Trơn (đoạn tiếp theo đến Sông Cái) là: 1.268.000 đồng/m2

- Đất Nuôi trồng thủy sản tiếp giáp đường Đặng Văn Trơn (đoạn tiếp theo đến Sông Cái) là: 1.270.000 đồng/m2

- Đất Nuôi trồng thủy sản không tiếp giáp đường Đặng Văn Trơn (đoạn tiếp theo đến Sông Cái) là: 1.143.000 đồng/m2

Hỗ trợ đất: Đất sữ dụng lấn đất mặt nước không đủ điều kiện bồi thường

thì được hỗ trợ theo quy định tại điều 29 Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Cụ thể như sau: (trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và sử dụng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng (=) giá bồi thường đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng đất ổn định đối với toàn

Trang 29

29

bộ diện tích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi, nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 Luật Đất đai năm 2013)

b Căn cứ xác định hồ sơ bồi thường/không bồi thường về tài sản

* Hồ sơ bồi thường về tài sản

Bồi thường về nhà, vật kiến trúc (căn cứ Điều 89 LĐĐ 2013 và Điều 6

Quyết định 54) các hồ sơ sau được xem xét bồi thường:

- Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Nhà, công trình xây dựng khác bị phá đi một phần mà phần còn lại không sử dụng được nữa

- Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn-kĩ thuật của Bộ quản lý chuyên ngành

Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi (căn cứ Điều 90 LĐĐ 2013 và

Điều 12 Quyết định 54) trong các trường hợp sau:

- Đối với cây trồng tại thời điểm thu hồi vẫn còn sinh trưởng

- Với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác

* Hồ sơ không được bồi thường về tài sản

Căn cứ xác định giá bồi thường về tài sản

Bồi thường vật kiến trúc và cây trồng (Áp dụng theo Quyết định số

55/2014/QĐ-UBND, ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ tài sản khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)

Bảng 2.4 Bảng giá bồi thường cây lâu năm

Chôm chôm có đường kính gốc

>25cm

Đồng/cây 715.000

Chôm chôm nhãn, chôm chôm thái Đồng/cây 975.000

Dừa có đường kính gốc >25cm Đồng/cây 315.000

Trang 30

30

(Nguồn: Quyết định 55/QĐ-UBND)

Bảng 2.5 Bảng giá bồi thường cây hàng năm

1 Lúa, bắp, khoai mì, đậu và rau các loại, cá Đồng/m 2 3.500

(Nguồn: Quyết định 55/QĐ-UBND)

Bảng 2.6: Giá của một số vật kiệu kiến trúc có trong dự án

3 Nền ciment đá dăm dày 10cm Đồng/m 2 113.000

8 Giếng đào thủ công dươí 10m Đồng/m 3 133.000

Trang 31

14 Di dời cổng sắt (rộng 2-5 mét, cao trên 2 mét) Đồng/cánh 120.000

(Nguồn: Quyết định 55/QĐ-UBND)

Bồi thường nhà ở: - Bồi thường nhà ở theo Quyết định số

57/2014/QĐ-UBND, ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định đơn giá xây dựng nhà ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, để bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê, để định giá trong các vụ án của Tòa án, thi hành án và để định giá trong các nghiệp vụ kinh tế khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

mà bị giải tỏa từ 30% (ba mươi phần trăm) diện tích nhà ở trở lên, phải tạm di chuyển ra ngoài để chờ sửa chữa lại nhà thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở bằng (=) mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này; thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà ở là 03

(ba) tháng

* Hỗ trợ chi phí di chuyển

Mức hỗ trợ kinh phí di chuyển trong pham vi địa giới hành chính thành phố Biên Hòa được tính toán theo Văn bản số 3369/UBND-ĐT ngày 11/5/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc xử lý hỗ trợ tiền thuê nhà và chi phi di chuyển

Trang 32

- Trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở

- Diện tích đất thu hồi để tính toán hỗ trợ ổn định đời sống được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của UBND thành phố Biên Hòa

Giá gạo tại thời điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ bằng 16.000

đồng/kg

* Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm

Mức hỗ trợ được quy định tại Điều 15 Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai Cụ thể như sau:

- Hỗ trợ bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá của UBND tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất thu hồi Diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại điều 129 Luật Đất đai năm

2013 Căn cứ Quyết định số 64/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định về giá các loại đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 – 2019, cụ thể như sau:

- Giá đất nông nghiệp (đất cây lâu năm, cây hàng năm) xã Hiệp Hòa là:

địa bàn tỉnh Đồng Nai

*Hồ sơ được bồi thường về đất và bồi thường về nhà ở, tài sản đối với

hộ gia đình ông Đống Văn Thành (PHỤ LỤC I)

Các bước xử lý hồ sơ để hoàn thành bộ hồ sơ bồi thường, hỗ trợ cho hộ ông Đống Văn Thành:

Trang 33

a) Về đất đai:

Thửa 115 tờ bản đồ số 67 diện tích đất 272.0 m2

Nguồn gốc: đã được UBND thành phố Biên hòa cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, QSHNƠ và tài sản khác gắn liền với đất số BN 210011 ngày 03/5/2013 Sử dụng ổn định không tranh chấp

b) Về nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất:

- Nhà ở: Nhà ở ông Đống Văn Thành tự xây dựng từ năm 1974, có chỉnh sửa năm 2001 sử dụng ổn định cho đến nay Nhà ở đã được công Ty xây dựng tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà số 0438/CN-SHN ngày 25/09/1989 thuộc toàn bộ khuôn viên thửa đất số 115 tờ số 67, thửa đất này sử dụng ổn định từ 1974 đến nay không tách hay nhập vào thửa đất khác

- Tài sản khác: giếng khoan, chuồng heo, chuồng gà, nề ciment đá dăm, mái che, mái hiên

c) Về cây trồng: dừa, sake, mít, chôm chôm, khế, lúa , bắp…( thuộc thửa

số 115 tờ số 67)

Hồ sơ bản sao do ông Đống Văn Thành nộp gồm có: tờ trình nguồn gốc đất và các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc căn nhà, GCN QSDĐ số BN 210011, CMND, sổ hộ khẩu

Ông Đống Văn Thành không có ý kiến, nguyện vọng gì thêm

Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất và đại diện chính quyền UBND xã Hiệp Hòa đến thửa đất của ông Đống Văn Thành tiến hành khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, kiểm kê hoa màu Nội dung kiểm đếm:

Trang 34

34

Bảng 2.7: Bảng kiểm đếm cây trồng của hộ ông Đống Văn Thành

vị

Số lượng

3 Mít thường có đường kính gốc >25cm cây 6

4 Chôm chôm có đường kính gốc >25cm cây 3

14 Lúa, bắp, khoai mì, đậu và rau các loại, cá m2 20

16 Cây tầm vông có đường kính gốc >5cm cây 70

17 Cây tầm vông có đường kính gốc >5cm cây 30

Trang 35

35

23 Dâu da có đường kính gốc >15cm cây 2

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai-CN Biên Hòa,2017)

Số liệu Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất do tổ kiểm đếm lập đúng với hiện trạng đồng thời có sự xac nhận của ông đống Văn Thành Do vậy các bên đồng ý ký kết vào “Biên bản kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sải thực tế bị thiết hại” Kết thúc quá trình kiểm kê ngày 5/5/2016

Bước 3: Xác nhận các nội dung kê khai, kiểm đếm, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất làm căn cứ để xác định hồ sơ đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ về đất

UBND xã Hiệp Hòa có trách nhiệm xác nhận các nội dung:

+ Giấy xác nhận nguồn gốc đất, nhà, vật kiến trúc: ông Đống Văn Thành

sử dụng thửa đất số 115 tờ bản đồ số 67 diện tích 272.0 m2 từ năm 1974 đã được UBND thành phố Biên hòa cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, QSHNƠ và tài sản khác gắn liền với đất số BN 210011 ngay 03/5/2013 Ranh giới thửa đất

115 tờ bản đồ số 67 diện tích 272.0 m2 sử dụng ổn định từ 1974 đến nay, không thay đổi về hình thể, diện tích, không tranh chấp Theo căn cứ Điều 89 LĐĐ

2013 và Điều 4 Quyết định 54/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tài sản khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Cụ thể như sau: thửa đất

115 tờ bản đồ 67 sử dụng ổn định không tranh chấp đủ điều kiện được nhận bồi thường về đất

Căn cứ Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và Điều 4 Quyết định 54/2014/QĐ-UBND xác định hộ ông Đống Văn Thành đủ điều kiện bồi thường

về nhà, vật kiến trúc và tài sản khác

Trang 36

hỗ trợ tiền thuê nhà ở Ngoài ra hộ ông Đống Văn Thành còn được hổ trợ về chi phí di chuyển

Việc xác định rõ nguồn gốc, căn cứ pháp lý để bồi thường đất và tài sản gắn liền với đất là cơ sở để lập phương án bồi thường hỗ trợ của dự án; bảng tính giá trị bồi thường, hỗ trợ cho hộ ông Đống Văn Thành Từ những căn cứ trên xác định cụ thể hộ ông Đống Văn Thành được bồi thường, hổ trợ sau: Được bồi thường về đất; được bồi thường về nhà ở, vật kiến trúc, cây trồng; được hỗ trợ tiền thuê nhà ở và chi phí di chuyển

Bước 5: Lập, thẩm định phương án và lấy ý kiến người dân hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Căn cứ Quyết định số 64/2014/QĐ- UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

05 năm giai đoạn 2015-2019 để xác định giá bồi thường cho hộ ông Đống Văn Thành

Căn cứ vào Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 ủa UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt giá đất để bồi thường để tính giá trị bồi thường cho hộ ông Đống Văn Thành

Bảng 2.8: Giá trị hổ trợ về đất hộ ông Đống Văn Thành

số

Số lượng(m 2)

Đơn giá Thành tiền

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai-CN Biên Hòa,2017)

Căn cứ vào Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND, ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai và văn bản số 346/UBNND-ĐT của UBND tỉnh Đồng Nai 15/1/2016 để tính giá trị bồi thường hổ trợ nhà vật kiến trúc

Căn cứ Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai để tính giá trị bồi thường về cây trồng cho hộ ông Đống Văn Thành

Trang 37

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai-CN Biên Hòa,2017)

Chi tiết bảng 2.10 được thể hiện trong bảng chiết tính giá trị bồi thường của hộ ông Đống Văn Thành (phụ lục III)

Bảng 2.10: Giá trị bồi thường cây trồng đối với hộ ông Đống Văn Thành

lượng Đơn giá Thành tiền

1 -Dừa có đường kính gốc >25cm đ/cây 4,000 315.000 1.260.000

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai-CN Biên Hòa, 2017)

Chi tiết bảng 2.11 được thể hiện trong bảng chiết tính giá trị bồi thường của hộ ông Đống Văn Thành (phụ lục III)

Trang 38

38

Căn cứ vào điều 28 Quyết định 54/2014/QĐ-UBND ban hành ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai và giấy xác nhận hộ gia đình bị thu hồi đất thuộc diện giải tỏa trắng, phải di chyển, không còn chổ ở khác trên địa bàn

xã xác định hộ ông Đống Văn Thành được nhận các khoản hổ trợ sau :

Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chuyển đến, TTPTQĐ tỉnh Đồng Nai- CN Biên Hòa và các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm hoàn thành công tác thẩm định làm căn cứ để ban hành Quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho từng hộ và thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất

Bước 6: Quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường

Ngay sau khi phương án bồi thường được thẩm định lập thủ tục trình UBND thành phố Biên Hòa ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường trong cùng 01 (một) ngày UBND thành phố Biên Hòa ra Quyết định số 7758/QĐ-UBND ngày 8/12/2016 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất đất thực hiện dự án xây dựng cầu

An Hảo và đường dẫn 02 đầu cầu

Bước 7: Ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thông báo chi trả tiền bồi thường

UBND thành phố Biên Hòa ra Quyết định thu hồi đất số 445/QĐ-UBND ngày 2/03/2017 về việc thu hồi đất đất thực hiện dự án xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn 02 đầu cầu với hộ ông Đống Văn Thành

Trang 39

*Xử lý Hồ sơ được hỗ trợ về đất và bồi thường về nhà ở, tài sản đối với hộ gia đình ông Đồng Mạnh Hùng (PHỤ LỤC III)

Hộ gia đình ông Đồng Mạnh Hùng là đối tượng bị Nhà nước thu hồi đất ở thửa đất 126a, 126d, 126f, 126c tờ bản đồ số 67 Trình tự xử lý hồ sơ bồi thường, hỗ trợ đối với gia đình ông được thực hiện như sau:

Bước 1: Hộ gia đình có đất thu hồi thực hiện kê khai, cung cấp hồ sơ

và nêu nguyện vọng về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Ông Đồng Mạnh Hùng cùng với tổ giúp việc Hội đồng bồi thường, hổ trợ

và tái định cư thực hiện kê khai theo mẫu “Tờ khai đất đai, tài sản của người có đất thu hồi” để phục vụ bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất Nội dung kê khai:

a) Về đất đai:

- Tổng số thửa đất bị thu hồi: 04 thửa (126a, 126d, 126f, 126c tờ số 67) Tổng diện tích đất bị thu hồi: 721.6 m2.Trong đó: đất ở 110.3 m2, đất ao 1105.5

m2, đất mặt nước: 202.2 m2

- Nguồn gốc và các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất:

- Thửa đất 126a tờ bản đồ số 67 diện tích 110.3 m2 mục đích sử dụng theo hiện trạng là đất ở do ông Hùng khai khẩn đào đấp từ đất biền ven rach sử dụng trồng cây lâu năm từ năm 2001, đến năm 2010 ông Hùng tiến hành cất nhà ở và

sử dụng cho đến nay, đất chưa được đăng kí vào năm 2000

- Thửa đất 126d và 126f tờ bản đồ số 67 diện tích 1105.5 m2 mục đích sử dụng là đất ao do ông Đồng Văn Cao khai khẩn đào lấp từ đất biền ven rạch đấp thành ao nuôi cá từ năm 1984, đến khoảng năm 1997 bị nước lũ phá háng nên không còn nuôi cá nữa mà sử dụng làm ao đìa để bắt cá tự nhiên, năm 2001 giao lại cho con là Đồng Mạnh Hùng sử dụng cho đến nay, đất chưa được đăng kí vào năm 2001, chưa cấp giấy chứng nhận

- Thửa đất 126c tờ bản đồ số 67 diện tích 202.2 hiện trạng là đất bãi bồi lau sậy

b) Về nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất:

Trang 40

40

Nhà ở thuộc thửa đất 126a tờ bản đồ số 67 do ông Hùng tự xây dựng và

sử dựng từ năm 2010 cho tới nay không bị xử phạt vi phạm hành chính và đồng

Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất và đại diện chính quyền UBND xã Hiệp Hòa đến thửa đất của ông Đồng Mạnh Hùng tiến hành khảo sát, đo đạc xác định diện tích, kiểm kê hoa màu

Nội dung kiểm đếm:

a) Về đất: Thửa đất 126a tờ bản đồ số 67 diện tích 110.3 m2, thửa đất 126d diện tích 308.9 m2 , thửa đất 126f diện tích 33.9 m2, thửa đất 126c diện tích 395.9 m2

b) Về tài sản: nhà ở (vị trí nhà bị giải tỏa nằm ở thửa 126a tờ bản đồ 67)

Bước 3: Xác nhận các nội dung kê khai, kiểm đếm, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất làm căn cứ để xác định hồ sơ đủ điều kiện được hỗ trợ về đất

UBND xã Hiệp Hòa có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc các thửa đất số 126a, 126b, 126c, 126f tờ bản đồ 67 Theo đó 04 thửa trên là đất lấn chiếm mặt nước

Theo điểm b khoản 2 điều 29 Quyết định số 54/2014/QĐ - UBND, ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định về bồi thường,

hỗ trợ tài sản khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Cụ thể như sau:

Ngày đăng: 09/04/2019, 16:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w