1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG

151 587 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 10,24 MB

Nội dung

Luận văn thạc sỹ ngành địa lý - Trường Đại hoc Sư phạm TP Hồ Chí MInh

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS MAI HÀ PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012

Trang 3

Tôi xin cam đoan: Luận văn “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnhLâm Đồng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiêncứu lí thuyết, tình hình thực tiễn của địa phương và dưới sự hướng dẫn của TS Mai

Hà Phương

Những số liệu, dữ liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực, nội dungluận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trướckhi trình và bảo vệ trước Hội động đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Địa lý học

Người cam đoan

Tác giả

Nguyễn Đức Hạnh

Trang 4

Sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu, đề tài luận văn “Tổ chức lãnh thổtrồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng” của tôi đã được hoàn thành Tôi xin được bày

tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:

- TS Mai Hà Phương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhthực hiện và hoàn thành Luận văn Cao học

- Các Thầy, Cô phụ trách khóa học; các Thầy, Cô trong khoa Địa lý - TrườngĐại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôitrong suốt khóa học

- Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học đãtạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luậnvăn tốt nghiệp

- Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng, Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, Sở Tàinguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi vềnguồn tư liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và đi thực địa

Cùng lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã có nhiều

sự giúp đỡ, động viên, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thểhoàn thành tốt khóa học và nghiên cứu đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2012

Tác giả Nguyễn Đức Hạnh

Trang 5

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục bảng số liệu

Danh mục biểu đồ - sơ đồ

Danh mục bản đồ

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Về không gian 2

3.2 Về thời gian 2

3.3 Về nội dung 2

4 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu chủ yếu 3 4.1 Quan điểm nghiên cứu 3

4.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 3

4.1.2 Quan điểm hệ thống 3

4.1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh 3

4.1.4 Quan điểm kinh tế - sinh thái 4

4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững 4

4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

4.2.1 Phương thu thập và xử lý tài liệu 4

4.2.2 Phương pháp thống kê toán học 4

4.2.3 Phương pháp bản đồ 5

4.2.4 Phương pháp dự báo 5

4.2.5 Phương pháp phân tích - tổng hợp 5

4.2.6 Phương pháp so sánh 5

4.2.7 Phương pháp khảo sát thực địa 6

Trang 6

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ

TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ 8

1.1 Các khái niệm 8 1.1.1 Tổ chức lãnh thổ 8

1.1.2 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 9

1.1.3 Liên kết nông - công nghiệp 10

1.2 Một số vấn đề lý luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 12 1.2.1 Quan niệm về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 12

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 16

1.3 Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới, Việt Nam 28 1.3.1 Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới 28

1.3.2 Lược sử về trồng và chế biến chè Việt Nam 29

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG 31

2.1 Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng 31 2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 31

2.1.2 Khái quát về kinh tế - xã hội 33

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 33 2.2.1 Điều kiện tự nhiên 33

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37

2.3 Thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng 46 2.3.1.Vị trí và vai trò của cây chè trong nền kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng .46

2.3.2 Thực trạng trồng chè giai đoạn 2000-2011 48

2.3.3 Tình hình chế biến và tiêu thụ chè 67

2.3.3 Sự kết hợp giữa trồng và chế biến chè 75

2.3.4 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 80

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 85 3.1 Định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè đến năm 2020 85

Trang 7

3.2 Các giải pháp thực hiện 98

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cây chè 98

3.2.2 Giải pháp về chọn giống; kỹ thuật canh tác và chế biến chè 99

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 105

3.2.4 Giải pháp về đầu tư 106

3.2.5 Giải pháp về thị trường 108

3.2.6 Giải pháp về tổ chức không gian sản xuất – chế biến chè 111

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113

2 KIẾN NGHỊ 114

2.1 Đối với chính phủ, bộ ban ngành 114

2.2 Đối với tỉnh Lâm Đồng 114

PHỤ LỤC 1

Trang 8

ATTP : An toàn thực phẩm.

EAN : The European Article Numbering system - Hệ thống mã vạch

tiêu chuẩn châu Âu

GMP : Good Manufacturing Practice - Thực hành sản xuất tốt

GAP : Good Agricultural Practices - Thực hành nông nghiệp tốt

HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point - Hệ thống phân tích

mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn

HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp

NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QSEAP : Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển

chương trình khí sinh học

RFA : Radio Free Asia - Đài Á châu Tự do

SAZ : Safe agricultural zones - Quy hoạch và xây dựng những vùng sản

xuất chè an toàn

SPS : Sanitary and Phytosanitary Measures - Hiệp định về áp dụng các

biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật

TBT : Agreement on Technical Barriers to Trade - Đề án thực thi Hiệp

định hàng rào kỹ thuật trong thương mại

TCLTNN : Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

TTNCTN : Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm

UTZ : Chương trình chứng nhận sản phẩm nông nghiệp quốc tế

Trang 9

Bảng 2.1 Thống kê các loại đất của tỉnh Lâm Đồng 35

Bảng 2.2 Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế 41

Bảng 2.3 Sản lượng và giá trị xuất khẩu một số cây công nghiệp qua các năm tỉnh Lâm Đồng 46

Bảng 2.4 Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm tỉnh Lâm Đồng 49

Bảng 2.5 Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 50

Bảng 2.6 Năng suất chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 52

Bảng 2.7 Sản lượng chè búp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 54

Bảng 2.8 Diện tích trồng chè phân theo huyện, thành phố tỉnh Lâm Đồng 62

Bảng 2.9 Năng suất trồng chè thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm 63

Bảng 3.1 Dự báo diện tích, năng suất, sản lượng cây chè tỉnh Lâm Đồng 92

Trang 10

Biểu đồ 2.1 Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 51

Biểu đồ 2.2 Năng suất chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 53

Biểu đồ 2.3 Sản lượng chè búp Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 54

Sơ đồ số 1 Tổ chức nền sản xuất xã hội 8

Sơ đồ số 2 Mối liên kết giữa Nông – Công – Thương nghiệp ở Lâm Đồng 75

Sơ đồ số 3 Quy trình sản xuất kinh doanh chè 91

Trang 11

Bản đồ 1 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng 32

Bản đồ 2 Bản đồ phân bố chè tỉnh Lâm Đồng 61

Bản đồ 3 Bản đồ phân bố một số nhà máy chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng 68

Bản đồ 4 Dự báo về phát triển vùng chè tỉnh Lâm Đồng 90

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cây chè cùng với cao su, cà phê, tiêu là những cây công nghiệp lâu năm đemlại giá trị kinh tế cao ở nước ta Lịch sử cây chè ở nước ta có từ thời Hùng Vương,nhưng chỉ được khai thác và phát triển mạnh trong khoảng 50 năm nay

Cây chè có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người dân Việt Namnói chung và người dân Lâm Đồng nói riêng Nó không chỉ là thức uống quen thuộc

và không thể thiếu trong nhiều gia đình mà còn có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xãhội Từ lâu, cây chè đã gắn bó với đời sống của người dân, góp phần tích cực vàoxóa đói giảm nghèo, tạo môi trường sinh thái bền vững, góp phần thực hiện côngnghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở vùng trung du - miền núi nước

ta

Lâm Đồng là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi chosản xuất nhiều loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, trong đó có câychè Hiện nay, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước Trồng và chếbiến chè đã góp phần vào tăng trưởng GDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiềulao động, xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân vùngsâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc Cây chè đã và đang góp phần tích cực vào

sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, đẩy nhanhcông nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa phương

Tuy nhiên, tình hình trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng trong nhữngnăm gần đây đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn Sự mở rộng quánhanh diện tích chè không theo quy hoạch dẫn đến hiện tượng đất bị thoái hoá; năngsuất, sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thịtrường trong nước và quốc tế còn thấp; môi trường sinh thái trong vùng trồng vàchế biến chè ngày càng bị ô nhiễm và mất tính ổn định, bền vững; sự liên kết hay tổchức lãnh thổ giữa trồng và chế biến chưa đạt hiệu quả cao,… gây ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dân trồng chè

Trang 13

Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè ởtỉnh Lâm Đồng” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình, mong được góp phầnmình vào sự phát triển của ngành chè ở địa phương.

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng

và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng, đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chếbiến chè ở địa phương đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện để phát triển bềnvững cây chè, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh Lâm Đồng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh

tế - xã hội đến sự phân bố, sản xuất và phát triển cây chè; thực trạng và định hướng

Trang 14

tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè, không mở rộng sang các cây côngnghiệp lâu năm khác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

4 CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU

4.1 Quan điểm nghiên cứu

4.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên các nhấn tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổtrồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, cần xem xét và phân tích tổng hợp cácyếu tố tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội tác động trực tiếp đến trồng và chế biếnchè trong không gian lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng Không thể và không được vận dụng

sự phân tích các nhân tố này này ở một lãnh thổ khác để vận dụng vào địa bànnghiên cứu

4.1.2 Quan điểm hệ thống

Trồng và chế biến chè là hai phân hệ của một hệ thống – thể tổng hợp sản xuấtlãnh thổ Vì thế, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở tỉnh LâmĐồng chính là nghiên cứu một hệ thống sản xuất – lãnh thổ Hệ thống này lại là một

bộ phận trong hệ thống kinh tế chung của tỉnh

Quan điểm này đòi hỏi phải phân tích rõ các tác động qua lại và ảnh hưởng lẫnnhau của từng phân hệ của hệ thống sản xuất – lãnh thổ Trong hoạt động sản xuất

và chế biến chè, chỉ cần một công đoạn trong khâu trồng hoặc chế biến bị tác độngthì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ ngành chè của tỉnh

4.1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Quan điểm lịch sử viễn cảnh cho phép đánh giá, phân tích cả quá trình pháttriển của sự vật, hiện tượng Đối với lĩnh vực sản xuất, điều này cho phép lý giải sựthay đổi của các nhân tố cũng và sự tác động của chúng đến hệ thống sản xuất, để từ

đó đề xuất được định hướng phát triển hợp lý trong tương lai

Khi áp dụng vào nghiên cứu ngành chè tỉnh Lâm Đồng, chúng ta phải nghiêntất cả lịch sử ngành trồng và chế biến chè từ khi hình thành và phát triển đến nay vàdựa vào đó để dự đoán tương lai phát triển của ngành theo xu hướng nào có lợi nhấtcho sự phát triển chung của tỉnh

Trang 15

4.1.4 Quan điểm kinh tế - sinh thái

Quan điểm này đòi hỏi giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với sinhthái, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững Trong quá trình khai thác mỗi vùnglãnh thổ, con người vừa là một thành phần vừa là chủ thể của hệ sinh thái Vì thế,mọi hoạt động khai thác kinh tế của con người phải được nhìn dưới góc độ kinh tế -sinh thái chứ không chỉ là kinh tế đơn thuần

4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiệntại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế

hệ tương lai " Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu đề tài, định hướng tổchức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở Lâm Đồng phải nhằm vào mục tiêu đạt đượcđạt hiệu quả cao và bền vững về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương thu thập và xử lý tài liệu

Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về tỉnh Lâm Đồngtrên nhiều lĩn vực, trong đó có cây chè Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giảphải trải qua quá trình thu thập, sưu tầm tìm hiểu các tài liệu, các vấn đề có liênquan đến đối tượng hay vấn đề mà mình nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau:Các tài liệu dưới dạng sách báo, Internet, chương trình truyền hình, phát thanh,phỏng vấn, tập chí, báo cáo khoa học… Đề tài cũng kế thừa kết quả nghiên cứu liênquan của những tác giả đi trước, tiến hành thu thập các tài liệu liên quan Trên cơ sở

đó tác giả tiến hành xử lý, phân tích, tổng hợp theo mục đích của đề tài theo trình tựkhoa học, mạch lạc, súc tích… được xử lí bằng các phần mềm như word, excel,mapinfo… để các thông tin này được chính xác, độ tin cậy cao và đồng bộ trên toànluận văn

4.2.2 Phương pháp thống kê toán học

Trên cơ sở số liệu thống kê sau khi được thu thập được trên các bài báo, tàiliệu, niên giám thống kê, sở NN & PTNT… tác giả thực hiện việc chọn lọc, phântích, thống kê trong các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý kinh tế - xã hội trong

Trang 16

tỉnh để phục vụ công tác nghiên cứu Từ đó, rút ra những nhận xét, kết luận vàchứng minh cho các nhận định được trình bày trong đề tài nghiên cứu – là cơ sở dữliệu chính thức cho đề tài nghiên cứu của tác giả.

4.2.3 Phương pháp bản đồ

Dựa vào những số liệu mà tác giả đã thống kê và xử lí được về các yếu tố tựnhiên và kinh tế - xã hội toàn tỉnh Tác giả thành lập những bản đồ về hành chính,phân bố chè, một số nhà máy chế biến chè và bản đồ dự báo về sự phân bố trên toàntỉnh, để có cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất, từ đó nhận xét, đánh giá tốc độ tăngtrưởng và ảnh hưởng của nó đối với việc phân bố sản xuất cây chè và sự phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh một cách đồng bộ, từ đó quy hoạch tổ chức lại lãnh thổ sảnxuất chè theo hướng phát triển quy mô và chất lượng ngành chè và theo đó đưa câychè chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh

4.2.4 Phương pháp dự báo

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã dựa vào những kết quả nghiên cứu tốc độtăng trưởng và phát triển về diện tích, sản lượng… từ đó đưa ra dự báo có cơ sởkhoa học về việc sử dụng các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội phục vụ tổ chứclãnh thổ trồng và chế biến cây chè trong tương lai và cũng từ đó, tôi đưa ra một sốđịnh hướng và giải pháp nhằm sử dụng điều kiện tự nhiên một cách hiệu quả hơnnhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại trong quá trình tổ chức lãnh thổ

4.2.5 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Từ các tài liệu thu thập được, tôi tiến hành phân tích chi tiết từng số liệu: phân

bố, diện tích, sản lượng, năng suất, số lượng, quy mô và hiệu suất làm việc của cácnhà máy chế biến chè… Sau đó tiến hành phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp lại chophù hợp nội dung đề tài để đảm bảo thông tin đưa ra có tính chính xác cao phục vụđắc lực cho việc nghiên cứu

4.2.6 Phương pháp so sánh

Các cây công nghiệp lâu năm sử dụng các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xãhội vào quá trình sản xuất có sự khác nhau như cây chè cần địa hình, đất, nhiệt độ,ánh sáng, chăm sóc, máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu khác so với cây cà phê hay

Trang 17

cao su… Nên khi nghiên cứu, đánh giá, tác giả đã tiến hành so sánh hiệu quả sửdụng giữa các địa phương về các mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau để từ đóxây dựng bản đồ phân cấp, bản đồ quy hoạch ngành chè cho phù hợp, chính xáchơn.

4.2.7 Phương pháp khảo sát thực địa

Để công việc nghiên cứu được tiến hành thuận lợi, tác giả đã tiến hành cácchuyến đi khảo sát thực tế địa bàn Lâm Đồng Phạm vi khảo sát chủ yếu là dọc quốc

lộ 20 qua thành phố Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt,thông qua việc quan sát thực tế nơi phân bố sản xuất, lắng nghe kinh nghiệm ngườidân địa phương, ý kiến của những người hiểu biết, tích lũy các kiến thức có được từ

đó giúp tôi đánh giá thực tế, chính xác hơn thực trạng phân bố sản xuất cây chè,phân bố các nhà máy chế biến và hiệu quả sử dụng điều kiện tự nhiên cũng như cơ

sở vật chất kĩ thuật của tỉnh nhằm mục đích phục vụ phát triển ngành chè

5 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Vấn đề phát triển sản xuất và phân bố hợp lý các cây công nghiệp có giá trịkinh tế cao nói chung và cây chè nói riêng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoahọc nghiên cứu và các nhà quản lý trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong nhiềuthập kỷ qua như:

“Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp” - Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ - Các khái

niệm và các hình thức tổ chức lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam, năm 1996

“Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam” – PGS-TS Đặng Văn Phan - Cáckhái niệm và các hình thức tổ chức lãnh thổ ở Việt Nam, năm 2008

“Nâng cao khả năng xuất khẩu chè Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế” - Nguyễn Hữu Khải và Lê Thị Ngọc Lan – Phương pháp, giải pháp làmtăng năng suất chè Việt Nam để đưa sản phẩm chè có thương hiệu quốc tế, năm2003

“Cây chè Miền Nam" Kỹ thuật Trồng - Chăm sóc - Chế biến” – ThS Phạm S,năm 2001

Trang 18

Ở tỉnh Lâm Đồng cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu của Sở NN

& PTNT, Sở Công nghiệp, Sở Địa chính tỉnh Lâm Đồng, Viện Quy hoạch và Thiết

kế Nông nghiệp Miền Nam như: “Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè chấtlượng cao tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh và TP Đà Lạt” - Dự án của Sở NN &PTNT tỉnh Lâm Đồng “Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo antoàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến chè năm 2011” - Sở NN & PTNTtỉnh Lâm Đồng Đặc biệt là đề tài “Nghiên cứu sự biến động và chuyển đổi diện tíchcác cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng” – TS Mai Hà Phương –Tác giả đưa ra những nghiên cứu về sự biến động các cây công nghiệp của tỉnh LâmĐồng và đưa ra các định để chuyển đổi diện tích cho đúng tiềm năng của tỉnh, năm2009…

Tuy nhiên, những công trình này chỉ đề cập đến lĩnh vực trồng và chế biến chèdưới góc độ kinh tế chung, hoặc dưới góc độ kinh tế nông nghiệp, công nghiệp,chưa có công trình nào nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè dướigóc độ địa lý – khoa học về tổ chức lãnh thổ - sản xuất

6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3 chương:Chương 1: Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

Chương 2: Thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng.Chương 3: Định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở tỉnh LâmĐồng đến năm 2020 và giải pháp thực hiện

Trang 19

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC

LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Tổ chức lãnh thổ

Theo quan điểm của các nhà khoa học Liên Xô (cũ): Tổ chức lãnh thổ kinh tế

là sự sắp xếp, phân bố và phối hợp các đối tượng có mối liên hệ qua lại giữa các hệthống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý cácnguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường [19]

Theo quan điểm của các nhà khoa học Phương Tây: Tổ chức không gian là sự

lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn, có hiệu quả

Theo Dzenhis, tổ chức là tính được sắp xếp, tính phù hợp bên trong của nhữngtác động qua lại giữa các bộ phận ít nhiều được phân công và độc lập của chỉnh thể

do cấu tạo của nó quy định Bản thân tính tổ chức có 2 mặt cơ bản: tính sắp xếp vàtính định hướng Tính sắp xếp được xác định bằng lượng như độ lớn, quy mô của

nó Tính định hướng đặc trưng là sự phù hợp của hệ thống với các điều kiện củamôi trường xung quanh [19]

Như vậy, tổ chức là việc sắp xếp các đối tượng (xí nghiệp, công trình, cácngành, các lĩnh vực, các điểm dân cư, kết cấu hạ tầng)

Lãnh thổ: là địa bàn để tổ chức, sắp xếp các đối tượng, có ranh giới xác định.

Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát triển kinh

Trang 20

1.1.2 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

TCLTNN là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất xã hội theolãnh thổ Qua các công trình của K.I.Ivanov, VG.Kriutokov (1978) và một số tác giảkhác có thể quan niệm về vấn đề này như sau: “TCLTNN được hiểu là một hệ thốngliên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựatrên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợphóa và hợp tác hóa sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theolãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suấtlao động xã hội cao nhất” [19]

Như vậy, TCLTNN thể hiện một số đặc điểm nổi bật sau đây:

- Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp các điều kiện tựnhiên, kinh tế và lao động là cơ sở để hình thành các mối liên hệ qua lại theo khônggian (lãnh thổ)

- Trong TCLTNN, khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ kết hợp chặt chẽ,qua lại với nhau

- Các đặc điểm không gian (lãnh thổ) của sản xuất nông nghiệp được xác địnhbởi tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có

- Hiệu quả kinh tế và năng suất lao động là tiêu chuẩn hàng đầu của TCLTNN.TCLTNN luôn thay đổi, phù hợp với các hình thái kinh tế - xã hội Trong điềukiện hiện nay, TCLTNN gắn liền với khoa học công nghệ, với quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoahọc công nghệ, nhiều hình thức TCLTNN đã và đang xuất hiện, mang lại hiệu quảcao về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường

Sự thống nhất về tổ chức của các giai đoạn trồng và chế biến nguyên liệu từnông nghiệp vào một xí nghiệp có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành các hệthống lãnh thổ Từ đó, hoạt động nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao hơn

Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa to lớnkhông chỉ về mặt lý luận, mà còn cả về mặt thực tiễn Việc xem xét TCLTNN nóichung và các hình thức tổ chức lãnh thổ nói riêng trước hết tạo ra những tiền đề cần

Trang 21

thiết nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả nước cũngnhư của từng địa phương Việc nghiên cứu TCLTNN tạo nên những điều kiện nhằmđẩy mạnh và làm sâu sắc chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn các ngànhsản xuất khác Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ rộng lớn với cácđiều kiện tự nhiên rất khác nhau Trong chừng mực nhất định, các điều kiện tựnhiên nào đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển từng loại vậtnuôi, cây trồng Do vậy, khi vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp,cần nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá chung về phương diệnsinh thái Điều đó nghĩa là cây trồng, vật nuôi phải được phân bố ở những nơi cóđiều kiện thích hợp nhất Vì thế, việc phân bố cây trồng, vật nuôi cần được tiếnhành trên cơ sở vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1.1.3 Liên kết nông - công nghiệp

Mối liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp chính là cơ sở cho việc tổ chứclãnh thổ trồng và chế biến ngành nông nghiệp hiện đại

Chúng ta có thể hiểu liên kết nông - công nghiệp là hình thức áp dụng kiểu sảnxuất công nghiệp trong ngành nông nghiệp trên quy mô lớn (liên kết nhiều xínghiệp có cùng chức năng lại với nhau), là quá trình liên kết giữa các ngành côngnghiệp với các ngành nông nghiệp trong chuỗi dây chuyền sản xuất các sản phẩmnông nghiệp và tổ chức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp (cả những sản phẩm tươisống và các sản phẩm đã qua quá trình chế biến)

Mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp thể hiện ởchỗ nông nghiệp nhận những sản phẩm của công nghiệp phục vụ cho quá trình sảnxuất nông nghiệp như phân bón, thiết bị máy móc, thuốc trừ sâu… và cả phươngpháp tiến hành sản xuất hợp lý kiểu nông nghiệp và ngược lại, nông nghiệp cungcấp nguyên liệu cho các nhà máy, xí nghiệp nông nghiệp tồn tại và phát triển

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã chuyển giao công nghệ và ápdụng công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất nông nghiệp từ đó biến nông

Trang 22

nghiệp từ ngành sản xuất cổ truyền sang nền nông nghiệp sản xuất tiên tiến, dạngcông nghiệp và hướng tới trở thành ngành sản xuất hàng hoá.

Các xí nghiệp nông - công nghiệp không những chỉ kết hợp hoạt động sản xuấtnông nghiệp với các xí nghiệp chế biến nông sản mà còn quản lý luôn cả khâu bảoquản, lưu trữ và lưu thông phân phối

Xu thế hiện đại hóa nông nghiệp, áp dụng quy trình sản xuất kiểu công nghiệptrong sản xuất nông nghiệp đã làm cho nông nghiệp và công nghiệp xích lại gầnnhau hơn, mối liên hệ về mặt sản xuất trở nên vững vàng hơn

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có khuynh hướng đổi mới cơ cấutrong nông nghiệp Có nghĩa là biến đổi nền sản xuất nông nghiệp trở thành mộtkiểu sản xuất công nghiệp, bằng cách thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trìnhcông nghệ và tổ chức quản lý nông nghiệp Công nghiệp hóa nông nghiệp chính là

cơ sở vật chất tạo tiền đề cho việc hình thành liên kết nông - công nghiệp

Công nghiệp hóa nông nghiệp là quá trình cơ giới hóa tổng hợp và tự độnghóa trong sản xuất nông nghiệp từ khâu trồng trọt đã áp dụng kỹ thuật công nghiệp

có tính dây chuyền và tính nhịp điệu vào mọi thao tác và các giai đoạn sản xuất đểtạo ra sản phẩm cuối cùng, đến việc chế biến nông sản và tiêu thụ sản phẩm Đưahoạt động từ xí nghiệp nông nghiệp sang xí nghiệp công nghiệp với những quy trìnhcông nghệ phức tạp có tính chất chuyên môn hóa sản xuất, tạo ra các sản phẩm hànghóa có tính hàng loạt Các xí nghiệp công nghiệp ngoài tính chuyên môn hóa còntiến tới tính tự động hóa sản xuất

Trong điều kiện cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanhchóng như hiện nay, công nghiệp hóa nông nghiệp được thể hiện qua các đặc điểmnhư sau:

- Không chỉ hệ thống máy móc, mà tổ hợp các tư liệu lao động cơ giới, hóahọc, kỹ thuật, thủy lợi và sinh học đều nằm trong một tổng thể cơ sở vật chất sinhhọc - kỹ thuật của nông nghiệp

- Sự kết hợp hữu cơ những biến đổi cơ sở vật chất kỹ thuật với những cải tiếntương ứng về tổ chức sản xuất ở mọi cấp

Trang 23

- Công nghiệp hóa nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao, kết hợp chặt chẽvới cơ sở vật chất sinh học, kỹ thuật của quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất.Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp được thể hiện qua các khâu cơ giới hóa,điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa…

Sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa công nghiệp và thương nghiệp với nôngnghiệp trong quá trình nhất thể hóa làm cho số lượng sản phẩm (có nguồn gốc nôngnghiệp) đã qua chế biến ngày càng đa dạng và giá thành hạ Quá trình liên kết giữanông nghiệp và công nghiệp không chỉ diễn ra trong một vùng, một quốc gia màliên quốc gia và có quy mô quốc tế

Ở Việt Nam, việc chuyển đổi sang nền kinh tế mở cửa, giao lưu với các nướctrên thế giới đã tạo động lực thúc đẩy sự liên kết nông – công nghiệp trong quá trìnhphát triển, đáp ứng yêu cầu hàng hoá của thị trường trong và ngoài nước Là một đấtnước đi lên từ nông nghiệp thì việc liên kết nông – công nghiệp là con đường tấtyếu để tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nông nghiệp đưa nền kinh tế đất nướcphát triển theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá

1.2 Một số vấn đề lý luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

1.2.1 Quan niệm về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

1.2.1.1 Quan niệm tăng trưởng nội sinh

Quan niệm này được phát sinh từ các quan sát thực nghiệm của G.B.Fisher(1939) và C.Clack (1940) Quan niệm này nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bêntrong của vùng, đến khả năng cung cấp của các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên,vốn, lao động và công nghệ để xác định năng lực đó Các yếu tố cung bên trong làcác yếu tố quyết định tăng trưởng vùng, phát triển vùng và tổ chức lại sản xuất Khi

tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè phải tìm hiểu yếu tố tự nhiên địa phương nơi đảm bảo cho nguồn cung cấp sản xuất tồn tại ổn định và phát triển

-1.2.1.2 Quan niệm tăng trưởng ngoại sinh

Quan niệm này dựa vào xuất khẩu, cung cấp cho chúng ta khá rõ ràng một giảithích về yếu tố bên ngoài trong quá trình phát triển vùng Sự tăng trưởng và pháttriển vùng được xác định bởi sự khai thác các lợi thế tự nhiên của vùng và sự tăng

Trang 24

trưởng của các cơ sở xuất khẩu vùng dựa trên sự quay vòng, chịu ảnh hưởng rất lớncủa yếu tố bên ngoài, từ các vùng khác trong nước cũng như từ nước ngoài.

Muốn cho nội sinh tồn tại ổn định và phát triển thì yếu tố ngoại sinh phải ngàycàng mở rộng cả về quy mô và chất lượng làm cho quá trình tổ chức lãnh thổ ngàycàng hoàn thiện vững mạnh

1.2.1.3 Quan niệm 3 khu vực hoạt động kinh tế - xã hội trong cơ cấu lao động của J.Fourastier

Tất cả các hoạt động cộng đồng được chia thành 3 khu vực cơ bản sau:

Khu vực I: Bao gồm các hoạt động khai thác trực tiếp các tài nguyên thiênnhiên sẵn có, trong đó nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là hoạt động chủ đạo và làhoạt động ở thời kì đầu của tất cả các cộng đồng khi mới thành lập

Khu vực II: Dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩthuật, con người chế biến những sản phẩm khai thác từ tài nguyên thiên nhiên hoặctạo ra những sản phẩm mới mà thiên nhiên không có, thông qua ứng dụng của khoahọc – kĩ thuật phát triển ở các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp

Khu vực III: Gọi chung là khu vực dịch vụ: Dịch vụ thương mại, nghỉ dưỡng,

du lịch, vui chơi, giải trí, dịch vụ giao tiếp, ngân hàng, tài chính, thuế quan, ngoạithương, giáo dục, y tế, hành chính…

Khi thực hiện tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè chúng ta cần quan tâmđến cả 3 khu vực trên vì nó hỗ trợ cho nhau cùng phát triển

1.2.1.4 Quan niệm về sự lựa chọn trong chiến lược phát triển

Theo cách tiếp cận đơn giản nhất thì trung tâm và ngoại vi là 2 yếu tố thể hiệntrong quá trình phát triển vùng Lựa chọn trong chiến phát triển của vùng là xácđịnh được các lãnh thổ có vai trò động lực, những lãnh thổ quan trọng để đầu tư vàđảm bảo các mục tiêu quốc gia, mục tiêu vùng

Lựa chọn một giống cây trồng làm chiến lược trong sự phát triển kinh tế - xãhội của một quốc gia, một vùng lãnh thổ là yếu tố quan trọng để tổ chức lãnh thổsản xuất nông nghiệp trong hiện tại và tương lai

Trang 25

1.2.1.5 Quan niệm phát triển các vành đai nông nghiệp của G.Thunen

G.Thunen xem địa tô chênh lệch như là một nhân tố chìa khoá dẫn đến sựphân chia lãnh thổ đồng nhất của một quốc gia thành các vùng sử dụng đất đai khácnhau Trung tâm của một nước là một thành phố công nghiệp lớn, thị trường nôngsản lớn Xung quanh thành phố, thị trường đó bố trí 5 vòng đai: Sát thành phố làthực phẩm tươi sống, rừng là vòng cung cấp chất đốt cho thành phố, trồng cỏ vàlương thực cho súc vật, sản xuất rau, các bãi chăn nuôi và ngoài cùng là các vùngsăn bắn lạc hậu

G.Thunen xem thành phố là những trọng điểm của lãnh thổ Ý nghĩa quantrọng của quan niệm này là việc xác định vai trò của một trung tâm, của những khuvực mà kinh tế còn chậm phát triển

Ở những vùng có điều kiện phát triển sản xuất cây chè đều có các thành phố,thị xã… là trung tâm như Thái Nguyên ở trung du - miền núi Bắc bộ hay Bảo Lộc ởTây Nguyên, xung quanh là những vành đai chè nổi tiếng cung cấp cho cả nước vàtrên thế giới

1.2.1.6 Quan niệm về điểm trung tâm của W.Christaller

W.Christaller cho rằng, không có nông thôn nào lại không chịu ảnh hưởng củamột cực hút, đó là thành phố Thành phố là một trung tâm cho tất các điểm dân cưkhác của vùng, đảm bảo cho chúng về các hàng hoá của trung tâm, các trung tâmtồn tại theo nhiều cấp, từ cao đến thấp Các trung tâm cấp cao có khả năng lựa chọnhàng hoá và dịch vụ, còn các trung tâm cấp thấp ít có khả năng lựa chọn hơn

W.Christaller quan niệm thành phố như những cực hút, hạt nhân của sự pháttriển Chúng là các đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độthu hút và mức độ ảnh hưởng của một trung tâm, để xác định bán kính vùng tiêuthụ, xác định giới hạn thị trường, ngoài ngưỡng giới hạn không có lợi trong việcphục vụ hàng hoá của trung tâm

Quan niệm này đã khám phá được quy luật phân bố không gian từ tương quangiữa các điểm dân cư, phát hiện một trật tự được tính toán trong sự phân các thànhphố và nông thôn, sau khi nhận thức được quy luật khách quan sẽ áp dụng nó khi

Trang 26

quy hoạch các điểm dân cư, sản xuất trên những lãnh thổ mới khai phá, nghiên cứucác hệ thống không gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm Đây là cơ sở để bốtrí các điểm đô thị và sản xuất mới cho những vùng chưa hoàn thành các đô thị vàvùng sản xuất.

Vì vậy, khi tổ chức lãnh thổ sản xuất cây chè cần gắn với vùng trung tâm vìđây vừa là nơi cung cấp thiết bị máy móc và chế biến các loại nông sản vừa là nơitiêu thụ sản phẩm chủ yếu cho vùng vừa là nơi đưa các sản phẩm chè đi đến thịtrường tiêu thụ trong và ngoài nước làm cho quá trình tổ chức lãnh thổ nông nghiệpngày càng hoàn thiện hơn

1.2.1.7 Quan niệm cực của F.Peroux

Quan niệm phục vụ cho việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm

Một vùng không thể cùng lúc phát triển đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnhthổ của nó mà có xu hướng phát triển nhất ở một hoặc vài điểm cụ thể, trong khi ởcác nơi khác lại chậm phát triển hơn hoặc trì trệ

Quan niệm này trú trọng vào những thay đổi trong khuôn khổ của một vùng,một khu vực của lãnh thổ làm phát sinh sự phát triển kinh tế của lãnh thổ

Cực phát triển là một phức hợp trong đó có một hoạt động động lực và cáchoạt động khác xoay quanh nó, có những tác động lôi cuốn quan trọng đối với cáckhu vực xung quanh Tác động lôi cuốn đó rất đa dạng và thể hiện khác nhau trongcác hoàn cảnh cụ thể

Cực tăng trưởng là một tổng thể, một phức hợp những hoạt động thụ động chịảnh hưởng thúc đẩy từ bên ngoài của một cực phát triển Các cực tăng trưởng là cáccực vệ tinh thường là mạnh, bởi chúng phản ứng mạnh và sâu đối với những sứcthúc đẩy, sức lôi cuốn từ các cực phát triển

Quan niệm này được áp dụng vào tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè trênđịa bàn tỉnh Lâm Đồng và trên cả nước rất nhiều bởi chỉ có các cực phát triển chètốt thì cực tăng trưởng sẽ kéo theo và cho lợi ích kinh tế hoàn thiện Xác định câychè là cực phát triển và cực tăng trưởng của Bảo Lộc, Bảo Lâm và nhiều huyện

Trang 27

khác trong tỉnh sẽ đưa ngành chè Lâm Đồng có vị trí cao hơn trong nền kinh tế - xãhội toàn tỉnh và cả nước.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

1.2.2.1 Điều kiện sinh thái cây chè

 Đất đai và địa hình

Yêu cầu đất: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước Độ pH thích hợp cho chè

phát triển là 4,5 - 6,0 Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầmphải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường và cho năng suất cao

Địa hình và địa thế: có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè.

Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới thường có

độ cao cách mặt biển từ 500 - 800m Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinhtrưởng thường kém hơn ở vùng thấp

Hướng dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè Dogonatze(1969) nhận thấy rằng cường độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ thuộc nhiềuvào chế độ nhiệt Ở hướng dốc phía Nam hàm lượng tanin và chất hòa tan trong búpchè cao hơn ở hướng dốc phía Bắc

Trong vùng nguyên liệu, nơi nào có nền địa chất tốt, bằng phẳng, có thể là trênvùng đất kém hiệu quả hoặc có hiệu quả kinh tế và thoáng mát là nơi lí tưởng đểxây dựng các cơ sở chế biến chè

Nhiệt độ không khí cao, tổng lượng bức xạ lớn, số giờ nắng nhiều… sẽ rấtthuận lợi cho phơi xấy khô lá chè, vì vậy, các cơ sở chế biến cũng phải chú ý đếnyếu tố này

Trang 28

 Độ ẩm và lượng mưa

Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chèkhoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng Bình quân lượng mưa củacác tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100mm Chè yêucầu độ ẩm không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp

là vào khoảng 85% Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè Khicung cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xuhướng tăng lên

Lượng mưa, độ ẩm cũng là tiêu chí để xây dựng các cơ sở chế biến, những nơi

có lượng mưa và độ ẩm nhiều sẽ gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc và sảnphẩm Ảnh hưởng đến quá trình sơ chế - hong khô chè, đặc biệt là ở các cơ sở chếbiến nhỏ chưa có quy trình máy móc xấy khô

 Ánh sáng

Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thànhphần hóa học của chúng

Cây chè được che bóng râm, hàm lượng các vật chất có đạm (cafein, N tổng

số, protein ) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất không có N(tanin, gluxit ) lại có chiều hướng giảm xuống Sự giảm thấp tanin, gluxit và tănghàm lượng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức độ nhất định thường có lợicho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm chất chè đen Vì vậy, trồng câybóng mát cho chè thường áp dụng cho những vùng trồng chè sản xuất nguyên liệu

Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổchức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa Còn

Trang 29

việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ được thị trường,xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ.

Muốn vậy phải xem xét quy luật cung - cầu trên thị trường Ngành chè có ưuthế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó được sử dụng khá phổ thông ởtrong nước cũng như quốc tế Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn và tương đối ổnđịnh Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống, sau khi chế biến có thể bảoquản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít gắt gao hơn các loại cây ăn quả Chínhnhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị trường khá ổn định và khá vững chắc, là điềukiện, là nền tảng để kích thích, thúc đẩy sự phát triển sản xuất của ngành chè

 Giá cả

Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nói riêngthì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (búp tươi và búp khô) trên thị trường; giá cảkhông ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè Có thể nói sự biến động củagiá cả ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chè nói chung và đời sống của người sản xuấtnói riêng Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cầnthiết cho sự phát triển lâu dài của ngành chè

 Nguồn lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ laođộng, tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chấtcần thiết cho nhu cầu của mình Nông hộ sử dụng lao động chủ yếu là lao động giađình Các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu lấy lao động từ địa phương đã có nhiều kinhnghiệm sản xuất chè

Tuy nhiên, lao động trong nông hộ đông đảo về số lượng nhưng cơ bản vẫn làlao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật vàkiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế Nhưng các nhà máy, xínghiệp và cơ sở chế biến thì ngược lại, nó vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xãhội, bởi vì nhờ có phát triển sản xuất chè đã giải quyết được lượng lớn lao động chođịa phương Ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao

Trang 30

động, nó còn giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động lớn ở cả miền núi

và miền xuôi, đặc biệt là lao động nông thôn

Tóm lại, các nhân tố kinh tế - xã hội có vai trò thúc đẩy hay kìm hãm sự pháttriển của các cơ sở chế biến chè Nếu lao động tại dồi dào và có tay nghề cao và thịtrường tiêu thụ rộng lớn, giá cả đủ lời cho thu nhập cao thì sẽ thúc đẩy sự xây dựngcác cơ sở chế biến phát triển

 Hệ thống cơ sở chế biến chè

Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) người ta sẽ tiến hành chếbiến, từ chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ trên thịtrường

Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức, chế biến,quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm Hạch toán đượcgiá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường sao cho phù hợp Hiệnnay ngành chè đang có những bước tiến đáng kể trong khâu chế biến, nhiều công ty,doanh nghiệp được thành lập, hay chuyển đổi thành các công ty cổ phần tham gialiên kết với nước ngoài đưa vào sử dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn

đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của quá trình sản xuất chè Tuy nhiên các doanhnghiệp này phần lớn chỉ sản xuất, chế biến chè đen để phục vụ xuất khẩu là chủ yếu.Một hình thức chế biến khác cũng đang được chú ý và áp dụng khá phổ biến làcách chế biến thủ công, nông hộ mà Thái Nguyên và Lâm Đồng là một ví dụ tiêubiểu Ở các hộ nông dân trồng chè, việc sản xuất chè nguyên liệu và khâu chế biếnluôn gắn liền với nhau Với hình thức này các hộ trồng chè cố gắng phát huy cao độnhững kỹ thuật cá nhân vừa có tính truyền thống, gia truyền vừa có tính khoa học đểchế biến ra sản phẩm tốt nhất Thực tế cho thấy, hầu hết sản phẩm chè chế biến từcác hộ gia đình có chất lượng cao hơn hẳn so với chế biến tại các nhà máy Nhưvậy, việc xây dựng các cơ sở chế biến chè, từ nhỏ tới lớn, từ chế biến thủ công tớichế biến công nghiệp là yêu cầu hết sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn quyết địnhtới sự phát triển của ngành chè nói chung

Trang 31

 Hệ thống chính sách

Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô và chấtlượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tếthích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệuquả kinh doanh cao nhất Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh

tế, một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngượclại một chính sách thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển Các chính sách này cóthể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của ngành chè, tiêu biểu cóthể kể đến là: Chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách thị trường và sảnphẩm

 Giống chè

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chènguyên liệu và chè thành phẩm Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất lượngchè thời kỳ dài 30- 40 năm thu hoạch, nên cần được hết sức coi trọng

Nguyên liệu phù hợp chế biến các mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao Cùng vớigiống tốt trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việcchọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống

Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnhhưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu Hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng chủyếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm Đặc biệt phương pháp trồng chècành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rỗng rãi và dần dần trở thành biện phápchủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam và ở Lâm Đồng

 Khoa học - kỹ thuật

Khoa học - kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất trong công tác chọn và lai tạogiống mới cho năng suất cao và quyết định công nghệ chế biến chè Chuyển giaotiến bộ khoa học - kỹ thuật là yếu tố then chốt để nâng cao giá trị thu nhập Hiệnnay, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào lai tạo giống đã khá phổ biến trên toàntỉnh, đã lai tạo được nhiều giống chè cho năng suất cao Công nghệ chế biến cũng

Trang 32

áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học – kĩ thuật, công nghệ chế biến chèsạch và an toàn đưa áp dụng đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính nhất.

1.2.2.3 Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

TCLTNN có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Trongphạm vi đề tài, tôi xin đưa ra một vài hình thức TCLTNN quan trọng

 Xí nghiệp nông nghiệp

Xí nghiệp nông nghiệp là một trong những hình thức của TCLTNN trong đó

có sự thống nhất giữa lực lượng lao động với công cụ và đối tượng lao động để sảnxuất ra của cải vật chất cho xã hội Mỗi xí nghiệp đều có tính độc lập về pháp lý và

có thể có quan hệ với các xí nghiệp khác [32]

Ở các nước Xã hội chủ nghĩa, các nông trang, nông trường quốc doanh, tậpthể, các hợp tác xã nông nghiệp được coi là xí nghiệp nông nghiệp

Ở các nước Tư bản chủ nghĩa, có nhiều hình thức liên quan đến xí nghiệpnông nghiệp Phổ biến là các nông trại và các đồn điền Hình thức nông trại thườngthấy ở Tây Âu và Bắc Mỹ với quy mô khác nhau: từ vài ha đến hàng trăm ha Trongkhi đó, hình thức đồn điền tương đối phổ biến ở các nước thuộc địa cũ thuộc vùngnhiệt đới và cận nhiệt đới Sản phẩm của các đồn điền thường là các loại cây côngnghiệp lâu năm (cao su, cà phê, ca cao, chè), cây công nghiệp hàng năm, cây thựcphẩm và chủ yếu để xuất khẩu

 Thể tổng hợp nông nghiệp

Thể tổng hợp nông nghiệp được xem như một hình thức TCLTNN bắt nguồn

từ học thuyết của nhà địa lý Xô Viết N.N.Kôlôxôvaki Trong các công trình củamình, ông đã đưa ra học thuyết chu trình sản xuất động lực với 8 chu trình, sau đóI.U.G.Xauskin và nhiều nhà khoa học khác đã phát triển tư tưởng này và chia thành

19 chu trình, trong đó tập hợp chu trình nông - công nghiệp được tách ra thành cácchu trình: trồng trọt, cải tạo đất, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi công nghiệp, chu trìnhđồn điền và chu trình sinh nhiệt

Theo K.I.Ivanov, thể tổng hợp nông nghiệp như là sự phối hợp của xí nghiệpnông nghiệp có mối liên hệ qua lại và liên kết với nhau về mặt lãnh thổ cũng như

Trang 33

của các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp cho phép trên cơ sở cácquy trình kỹ thuật mới nhất, sử dụng đầy đủ nhất điều kiện tự nhiên và các điều kiệnkinh tế hình thành trong lịch sử để đạt năng suất lao động xã hội cao nhất.

Mặc dù quan niệm về các thể tổng hợp nông nghiệp rất đa dạng nhưng có thể

đề cập những quan niệm quan trọng dưới đây:

Các yếu tố quyết định diện mạo của thể tổng hợp nông nghiệp gồm có vị tríđịa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chuyên môn hóa theo giai đoạn của xínghiệp nông nghiệp, các mối liên hệ thuận chiều và ngược chiều của các xí nghiệpnông nghiệp chế biến nông sản

Các xí nghiệp nông nghiệp có xu hướng phân bố liền nhau về lãnh thổ manglại hiệu quả kinh tế cao Cơ sở cấu trúc của các thể tổng hợp nông nghiệp là các xínghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp chế biến

Cơ sở để phân loại dựa vào những sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất nhữngsản phẩm này do các điều kiện tự nhiên, kinh tế quyết định và liên quan tới việc lựachọn các quy trình hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao Toàn bộ hệ thống các xínghiệp nông nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp liên quan với nhau và liền nhau vềlãnh thổ được hình thành xung quanh các sản phẩm hàng hóa chính và các quy trình

kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm ấy

Xuất phát từ những quan điểm trên, người ta chia thành hai nhóm thể tổng hợpnông nghiệp:

Các thể tổng hợp mà những sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trước hết do cácđiều kiện tự nhiên phân bố mang tính chất quyết định

Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành Đặc trưng cho các thể tổng hợpnày là ở chỗ sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm dân cưthành phố chi phối

Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành hình thành chủ yếu xung quanh cácthành phố, các trung tâm công nghiệp Ở đây, các yếu tố kinh tế đóng vai trò chủđạo, còn các yếu tố tự nhiên tuy cũng được lưu ý nhưng chỉ giữ vị trí thứ yếu Quy

Trang 34

mô (diện tích, sản phẩm) của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vàoquy mô số dân của các thành phố, các trung tâm công nghiệp.

Có thể nói thể tổng hợp nông nghiệp là một trong những hình thức tổ chức sảnxuất theo lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao Đồng thời, đây còn là bộ khung đểtạo nên các vùng nông nghiệp

 Vùng nông nghiệp

Vùng nông nghiệp được coi là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổnông nghiệp Thực chất, đó là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồngnhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được phân chia với mục đích phân

bố hợp lý và chuyên môn hóa đúng hướng các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên

cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong

cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng [33]

Vùng nông nghiệp là sự biểu hiện tổng hợp của các hình thức sản xuất nôngnghiệp khác nhau và được coi như một lãnh thổ có sự lặp lại của các kiểu sản xuấttương đối giống nhau hoặc các kiểu sản xuất khác nhau nhưng liên quan mật thiếtvới nhau

Các hình thức TCLTNN có liên quan mật thiết với nhau nhưng không thể thaythế cho nhau được

Trước hết là mối quan hệ giữa vùng nông nghiệp với kiểu xí nghiệp nôngnghiệp Mặc dù một lãnh thổ được coi như một vùng nông nghiệp đồng nhất về cácđiều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, song điều đó không có nghĩa là các điều kiện nàykhông tác động đến sản xuất nông nghiệp hoàn toàn giống hệt nhau ở mọi nơi Trênthực tế, cơ cấu sản xuất của các xí nghiệp nông nghiệp được phân bố trong các vùng

có điều kiện tự nhiên giống nhau và có thể rất khác nhau

Vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ của đất nước có sự lặp đi lặp lạimột cách có quy luật, sự kết hợp của các kiểu xí nghiệp nông nghiệp, trong đó đa sốkiểu xí nghiệp đặc trưng cho vùng, còn một vài kiểu khác không thể hiện bộ mặtcủa vùng Để tính toán đầy đủ sự khác nhau về phương diện lãnh thổ, cần tiến hànhphân loại các kiểu xí nghiệp nông nghiệp lẫn phân vùng nông nghiệp, bởi vì phân

Trang 35

kiểu các xí nghiệp nông nghiệp không thể thay thế cũng như không làm giảm ýnghĩa của phân vùng nông nghiệp và ngược lại.

Trên cơ sở tổ chức sản xuất kinh tế - xã hội chuyên môn hoá, hợp tác hoá, tậptrung hoá, và liên hợp hoá đã hình thành nên các hình thức tổ chức lãnh thổ sau:

 Hộ gia đình (nông hộ)

Nhìn chung ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thừa nhận “hộ” là

“gia đình” và “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình” Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tựchủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể

có được Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùnghuyết tộc, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập,đảm bảo sự tồn tại Hộ còn là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng

Hộ gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nướcđang phát triển thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam Các thành viên trong hộ giađình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng chung sốngtrong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập

Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình là đất đai, quy mô canh tác nhỏ bé, chủyếu sử dụng lao động gia đình, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông Ở Ấn Độ bình quândiện tích đất canh tác < 2ha/hộ, ở Philippin < 3ha/hộ, ở Việt Nam từ 0,5ha (ở miềnBắc), đến 0,6 - 1ha ở đồng bằng sông Cửu Long Ở nước ta, hộ gia đình không cóquyền sở hữu ruộng đất mà chỉ có quyền sử dụng

Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trongviệc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tậpthể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nông thônsản xuất hàng hoá

Trang 36

Các đặc điểm nổi bật của trang trại bao gồm:

Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hoá theo nhu cầucủa thị trường Đây là bước tiến bộ từ kinh tế hộ tự cấp tự túc lên các hộ nôngnghiệp hàng hoá

Đất đai thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (như ở Việt Nam) của mộtngười chủ độc lập Quy mô đất đai tương đối lớn, tuy có sự khác nhau giữa cácnước Ví dụ, quy mô trung bình của trang trại ở Hoa Kỳ là 180ha, ở Anh 71ha, Pháp29ha, Nhật 1,38ha, Việt Nam 6,3ha

Ở Việt Nam, trang trại mới phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, song

đã tạo ra những biến chuyển mới trong nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện đểnông nghiệp nước ta chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá

Hiện nay, cả nước có trên 51,5 nghìn trang trại với các loại hình khác nhaunhư trang trại nông nghiệp, trang trại lâm nghiệp, trang trại nông- lâm nghiệp, trangtrại lâm – nông - dịch vụ Về quy mô của trang trại, lớn nhất là 1.000ha và nhỏnhất từ 2 đến 3ha

 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN)

HTXNN là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với nguồn vốnhoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ các nguồn khác, nhằm duy trì,phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỷ suất hàng hoá, đạt hiệu quả kinh tếcao cho các chủ trang trại

HTXNN là đòi hỏi tất yếu của nông dân vì trong cơ chế thị trường có nhiềuthành phần, có cạnh tranh để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các hộ gia đình, các chủtrang trại phải hợp tác với nhau trên các lĩnh vực cần thiết để đấu tranh bảo vệ lợiích của chính mình Kinh tế hộ và trang trại càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càngcao

Có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành, phổ biến ở các nước Âu- Mỹ,cung ứng từng loại dịch vụ; HTX đa ngành (hay tổng hợp), phổ biến ở các nướcchâu Á với nhiều loại dịch vụ

Trang 37

Ở Việt Nam, trước năm 1986 mô hình HTX hoạt động dựa trên cơ sở sở hữutập thể về tư liệu sản xuất (ruộng đất, trâu bò, các nông cụ chính) và sản xuất theokiểu tập trung, bao cấp Kết quả lao động của người nông dân được trả theo côngđiểm Sau 1986, dựa trên chính sách khoán đến hộ gia đình, giao khoán đất 10 - 15năm, các HTX trao quyền sử dụng đất, quyền tự chủ sản xuất cho xã viên Hoạtđộng của HTX chỉ tập trung cho các khâu mà từng hộ không làm được hoặc làmkhông có hiệu quả, hay thực hiện các hoạt động dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sảnphẩm nông nghiệp, hướng dẫn sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ cho kinh tế

 Nông trường quốc doanh

Đây là một hình thức phổ biến ở các nước Xã hội chủ nghĩa, nông trường quốcdoanh là cơ sở kinh doanh nông nghiệp trên quy mô lớn về đất đai nhằm cung cấpnông sản cho thị trường trong nước hoặc cho xuất khẩu

Là xí nghiệp nông nghiệp của nhà nước, thuộc thành phần kinh tế quốc doanh.Quy mô đất đai lớn (tới vài trăm nghìn ha), được trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật tốt,

có hướng chuyên môn hoá rõ, khả năng cơ giới hoá cao Mỗi nông trường có bộmáy riêng về quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh Lao động làm việc trongnông trường được gọi là công nhân nông nghiệp, được hưởng lương do nhà nướctrả

Ở Việt Nam, Nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở vùng trung

du, trên các cao nguyên hay là vùng mới khai hoang Các Nông trường quốc doanh

Trang 38

hiện nay có sự thay đổi về hình thức và chức năng Nhiều nông trường đã giaokhoán đất đai, vườn cây, đồi rừng cho các hộ gia đình.

1.2.2.4 Những chỉ tiêu đánh giá về phát triển sản xuất - kinh doanh chè

 Chỉ tiêu diện tích

Để xác định được tiềm năng phát triển sản xuất thực tế chè ở địa phươngchúng ta phải xác định được chỉ tiêu về diện tích chè (bao gồm tổng diện tích, diệntích kinh doanh, diện tích trồng mới) Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có vàdiện tích còn khả năng mở rộng sản xuất

 Chỉ tiêu về sản lượng

Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việcphản ánh về mặt chất lượng của quá trình phát triển sản xuất chè

 Chỉ tiêu về năng suất

Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực trạng sảnxuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì người ta xem xétđến năng suất cây trồng Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây chè ở địaphương, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất

 Thu nhập

Là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm thu nhập của công laođộng và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi sản xuất một đơn vị diện tích (chèthường tính cho 1 năm) Thu nhập càng cao thì chúng ta càng thấy hiệu quả kinh tế

- xã hội mà địa phương đề ra

 Giống và cơ cấu giống chè

Giống chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất phẩm chấtchè nguyên liệu và thành phẩm Do đó, cần xem xét các chỉ tiêu về giống (là giốngchè gì? ưu và nhược điểm?) ngoài ra cần xác định được cơ cấu giống sản xuất củađịa phương Từ đó thấy được thực trạng và đưa ra cơ cấu giống với tỷ lệ hợp lýtrong những năm tới

Trang 39

 Giá sản phẩm chè

Các chỉ tiêu về giá bao gồm các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra Đốivới các yếu tố đầu vào là giá các nguyên vật liệu như giống, phân bón, thuốc trừsâu Còn giá các sản phẩm đầu ra là giá chè búp tươi và giá bán của chè búp khô Giá chè trên thị trường quốc tế là chỉ tiêu có ảnh hưởng nhất định tới giá bánsản phẩm trong nước từ đó có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè trong nước

1.3 Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới, Việt Nam

1.3.1 Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới

Năm 1753, Carl Von Lenne, nhà thực vật học Thụy Điển đã thu thập, phânloại các mẫu chè giống ở Trung Quốc, và lần đầu tiên đặt tên khoa học cây chè làThea sinensis, phân thành 2 giống chè: Thea bohea (chè đen) và Thea viridis (chèxanh), như vậy đã xác nhận Trung Quốc là nơi ra đời của cây chè

Năm 1951, Đào Thừa Trân (Trung Quốc) đưa ra thuyết chiết trung được nhiềuhọc giả thế giới công nhận Theo thuyết này, cái nôi tự nhiên cây chè là ở khu vựcgió mùa Đông Nam Á, vì ở Lào, Mianma, Vân Nam và bắc Việt Nam đều có nhữngcây chè hoang dại Các điều kiện đất đai, khí hậu, lượng mưa của cả khu vực nàyđều rất thích hợp với sinh trưởng của cây chè, hợp thành một vườn chè nguyênthủy Hơn nữa các cây chè mọc hoang dại tìm thấy rất nhiều dọc 2 bờ các con sônglớn: Kim Sa Giang, Phú Long Giang, Salouen, Irravadi, Mê Kông, Bramapoutro…Các con sông này đều bắt nguồn từ dãy núi phía nam cao nguyên Tây Tạng Chonên vùng nguyên sản cây chè là vùng núi ở cao nguyên Tây Tạng Cây chè di thực

về phía đông qua tỉnh Tứ Xuyên, bị ảnh hưởng của khí hậu, nên biến thành giốngchè lá nhỏ, di thực về phía nam và tây nam là Ấn Độ, Mianma, Annam (Việt Nam)biến thành giống lá to (Trồng trọt và chế biến chè, NXB Trung Hoa thư cục,Thượng Hải, 1951)

Năm 1974 J.Werkhoven, Hà Lan chuyên viên của tổ chức Lương thực thế giớiFAO, đã tổng kết trong cuốn Công nghệ chè (Tập san Nông nghiệp 26,Rôma,1974): “Cây chè được Linne xếp loại và đặt tên là Thea sinensis (L.) cónguồn gốc ở vùng Đông Nam Trung Quốc gần nguồn sông Irrawadi (Mianma)”

Trang 40

1.3.2 Lược sử về trồng và chế biến chè Việt Nam

1.3.2.1 Thời kỳ phong kiến

Việt Nam bắt đầu sản xuất chè hơn 3000 năm trước Theo các tài liệu Hánnôm về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn – 1773 (BộBách Khoa từ điển đầu tiên của Việt Nam), từ thời kì các vua Hùng dựng nước, cácdân tộc Việt Nam, trải qua nhiều thế hệ phát triển nông nghiệp, đã để lại cho ngàynay 2 vùng chè lớn: Vùng chè tươi của các hộ gia đình người Kinh ven châu thổ cáccon sông Vùng chè rừng của đồng bào dân tộc (Dao, Mông, Tày…) ở miền núiphía Bắc

Sau tháng 8/1945 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam để lại hai vùng chè tậptrung: Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc

1.3.2.3 Thời kỳ 1945 - nay

Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh giành độc lập (1945 – 1975), các

cơ sở nghiên cứu khoa học về chè ở hai Miền Nam và Bắc đều bị phá hoại nặng nề.Phú Hộ ở Miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném bom, đốtsạch, phá sạch, nhưng vẫn duy trì được đồi chè và vườn giống Bảo Lộc ở miềnNam trong vùng chiến tranh du kích bị phá huỷ nặng nề cũng không hoạt độngđược

Tuy phải sản xuất lương thực thực phẩm là chính, nhưng Nhà nước Việt Namvẫn quan tâm phát triển cây chè ở cả 5 thành phần Năm 2009, đã có 131.000 ha chè(kinh doanh, kiến thiết cơ bản và trồng mới), sản xuất ra 159.000 tấn chè khô, xuất

Ngày đăng: 20/08/2013, 08:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2003 - Dự án trồng chè và phát triển cây ăn quả.VIE - 1781 (SF) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án trồng chè và phát triển cây ăn quả
6. “Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè chất lượng cao tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh và TP Đà Lạt”, Sở NN &amp; PTNT tỉnh Lâm Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè chất lượng cao tại Bảo Lộc, BảoLâm, Di Linh và TP Đà Lạt
7. Phùng Văn Chấn, chủ nhiệm đề tài “Kinh tế sản xuất và xuất khẩu chè” của Viện Chính sách và chiến lược PTNT, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế sản xuất và xuất khẩu chè
8. Nguyễn Sinh Cúc, Đầu tư trong nông nghiệp. Thực trạng và triển vọng, NXB Thống kê, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trong nông nghiệp. Thực trạng và triển vọng
Nhà XB: NXBThống kê
10. Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân, Địa lý cây trồng. NXB Giáo dục, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý cây trồng
Nhà XB: NXB Giáo dục
11. Phạm Xuân Hậu (chủ nhiệm đề tài), ThS. Đào Ngọc Cảnh, ThS. Trần Thị Vân, Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ Nông - Công nghiệp trồng và chế biến mía ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Trường ĐHSP TP. HCM, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ Nông - Công nghiệp trồng và chế biến mía ở cáctỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
12. Hiệp hội chè Việt Nam, “Báo cáo Tổng kết công tác năm 2010 và Phương hướng công tác năm 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác năm 2010 và Phương hướngcông tác năm 2011
13. Nguyễn Hữu Khải và Lê Thị Ngọc Lan, Nâng cao khả năng xuất khẩu chè Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng xuất khẩu chè ViệtNam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
14. Nguyễn Hữu Khải, “Cây chè Việt Nam: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển”. NXB: Lao động xã hội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây chè Việt Nam: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và pháttriển
Nhà XB: NXB: Lao động xã hội
1. Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến chè năm 2011, Sở NN &amp; PTNT tỉnh Lâm Đồng Khác
3. Báo cáo hiện trạng và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam 2001- 2005 Khác
4. Báo cáo của Tổng công ty chè Việt Nam về chương trình phát triển chè 1996- 2000 và 2010 Khác
5. Bộ NN &amp; PTNT, Báo cáo định hướng phát triển chè Việt Nam đến năm 2000- 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ số 1. Tổ chức nền sản xuất xã hội - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Sơ đồ s ố 1. Tổ chức nền sản xuất xã hội (Trang 26)
Bảng 2.1. Thống kê các loại đất của tỉnh Lâm Đồng - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.1. Thống kê các loại đất của tỉnh Lâm Đồng (Trang 52)
Bảng 2.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế (Trang 58)
Bảng 2.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế (Trang 58)
Bảng 2.3. Sản lượng và giá trị xuất khẩu một số cây công nghiệp qua các năm tỉnh Lâm Đồng - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.3. Sản lượng và giá trị xuất khẩu một số cây công nghiệp qua các năm tỉnh Lâm Đồng (Trang 63)
Bảng 2.4. Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm tỉnh Lâm Đồng (ha) - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.4. Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm tỉnh Lâm Đồng (ha) (Trang 66)
Bảng 2.4. Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm tỉnh Lâm Đồng (ha) - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.4. Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm tỉnh Lâm Đồng (ha) (Trang 66)
Bảng 2.5. Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.5. Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 (Trang 67)
Bảng 2.5. Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.5. Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 (Trang 67)
Bảng 2.6. Năng suất chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.6. Năng suất chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 (Trang 69)
Bảng 2.6. Năng suất chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.6. Năng suất chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 (Trang 69)
Bảng 2.7. Sản lượng chè búp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.7. Sản lượng chè búp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 (Trang 70)
Bảng 2.8. Diện tích trồng chè phân theo huyện, thành phố tỉnh Lâm Đồng (Ha) - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.8. Diện tích trồng chè phân theo huyện, thành phố tỉnh Lâm Đồng (Ha) (Trang 78)
Bảng 2.8. Diện tích trồng chè phân theo huyện, thành phố tỉnh Lâm Đồng (Ha) - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 2.8. Diện tích trồng chè phân theo huyện, thành phố tỉnh Lâm Đồng (Ha) (Trang 78)
Sơ đồ số 3. Quy trình sản xuất  kinh doanh chè - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Sơ đồ s ố 3. Quy trình sản xuất kinh doanh chè (Trang 107)
Bảng 3.1. Dự báo diện tích, năng suất, sản lượng cây chè tỉnh Lâm Đồng - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 3.1. Dự báo diện tích, năng suất, sản lượng cây chè tỉnh Lâm Đồng (Trang 108)
Bảng 3.1. Dự báo diện tích, năng suất, sản lượng cây chè tỉnh Lâm Đồng - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Bảng 3.1. Dự báo diện tích, năng suất, sản lượng cây chè tỉnh Lâm Đồng (Trang 108)
Stt Tên đơn vị Địa chỉ Lọai hình Công suất thiết kế tấn/năm - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
tt Tên đơn vị Địa chỉ Lọai hình Công suất thiết kế tấn/năm (Trang 141)
22 Công đoạn sấy, tạo hình, phân loại 43 43 100 - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
22 Công đoạn sấy, tạo hình, phân loại 43 43 100 (Trang 146)
Hình 2. Giai đoạn hong phơi khô thủ công - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 2. Giai đoạn hong phơi khô thủ công (Trang 153)
Hình 2. Giai đoạn hong phơi khô thủ công - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 2. Giai đoạn hong phơi khô thủ công (Trang 153)
Hình 3. Giai đoạn xấy khô công nghiệp - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 3. Giai đoạn xấy khô công nghiệp (Trang 154)
Hình 4. Mênh mông đồi chè của Công ty CP Chè-Cà phê Di Linh - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 4. Mênh mông đồi chè của Công ty CP Chè-Cà phê Di Linh (Trang 154)
Hình 3. Giai đoạn xấy khô công nghiệp - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 3. Giai đoạn xấy khô công nghiệp (Trang 154)
Hình 4. Mênh mông đồi chè của Công ty CP Chè-Cà phê Di Linh - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 4. Mênh mông đồi chè của Công ty CP Chè-Cà phê Di Linh (Trang 154)
Hình 6. Vườn ươm giống chè - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 6. Vườn ươm giống chè (Trang 155)
Hình 5. Hệ thống tưới chè tự động - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 5. Hệ thống tưới chè tự động (Trang 155)
Hình 6. Vườn ươm giống chè - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 6. Vườn ươm giống chè (Trang 155)
Hình 5. Hệ thống tưới chè tự động - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 5. Hệ thống tưới chè tự động (Trang 155)
Hình 9. Chè Thuý Ngọc - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 9. Chè Thuý Ngọc (Trang 156)
Hình 8. Chè Tứ QuýHình 7. Chè Kim Tuyên - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 8. Chè Tứ QuýHình 7. Chè Kim Tuyên (Trang 156)
Hình 9. Chè Thuý Ngọc - Luận văn thạc sỹ:  TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG
Hình 9. Chè Thuý Ngọc (Trang 156)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w