1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ

136 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tàiNăm 1986, nền kinh tế Việt Nam có bước chuyển lớn từ nền kình tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường mặc dù vẫn còn bị giới hạn bởi cụm từ “kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận. Do vậy, nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nó cần phải có một sức mạnh đủ lớn để tồn tại và phát triển. Và sức mạnh đó được thể hiện một cách rõ ràng, sâu sắc và trực tiếp nhấ qua tình hình tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là trên báo cáo tài chính của từng năm hoạt động.Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, phản ánh nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp trong một thời kỳ hoạt động. Chính vì vây chúng ta có thể coi báo cáo tài chính là một tấm gương phản ánh toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, các con số trên Báo cáo tài chính tự nó không có nhiều ý nghĩa, mà phải đặt chúng trong mối quan hệ với những con số khác hoặc nhưng thay đổi của chúng ta từ thời kỳ hoạt động này so với thời kỳ hoạt động khác bằng cách sử dụng các công cụ phân tích. Vì vậy, việc tổ chức phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp các đối tượng quan tâm thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đển tình hình tài chính của doanh nghiệp.Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ là một đơn vị chịu sự quản lý của Cục Hàng Hải Việt Nam với đơn vị sáng lập là Tổng công ty cảng Hải Phòng. Tuy công ty chính thức hoạt động từ tháng 12 năm 2002 nhưng đến năm 2009, cổ phiếu của công ty đẫ chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh. Hàng năm công ty có công khai báo cáo tài chính đến các nhà đầu tư nhưng những con số đó còn rất sơ sài. Bên cạnh đó, công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính của công ty chưa được quan tâm chú trọng. Thực tế tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ, các nhà quản trị mặc dù đánh giá được tình hình tài chính của công ty chưa thực sự hiệu quả nhưng lại chưa có một bộ phận nào rõ ràng trong công ty chịu trách nhiệm về việc phân tích các báo cáo tài chính cũng như đưa ra đề xuất kiến nghị với ban lãnh đạo về các vấn đề tài chính bất thường. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ” làm luận văn thạc sĩ của mình.2. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu chungThông qua việc tìm hiểu công tác phân tích báo cáo tài chính trong những năm gần đây của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ, đề tài chỉ rõ hơn ưu, nhược điểm trong công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại công ty. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm , phát huy những ưu điểm trong hoạt động tài chính của công ty.Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về báo cáo tài chính và tổ chức phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp.Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ qua 2 năm hoạt động gần đây (2013, 2014). Trên cơ sở kết quả phân tích,luận văn sẽ chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình tổ chức phân tích báo cáo tài chính của công ty, đề ra một số giải pháp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng cũng như hạn chế các nhược điểm của công ty để nâng cao năng lực tài chính của công ty.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác tổ chức phân tích tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ thông qua hệ thống thông tin kinh tế phản ánh trên các báo cáo tài chính của công ty.Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ thành phố Hải Phòng. Phạm vi về thời gian: Tại thời điểm nghiên cứu, báo cáo tài chính năm 2014 của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ đã được lập và kiểm toán. Do vậy, luận văn phản ánh số liệu được dùng trong phân tích báo cáo tài chính tại công ty trong vòng 2 năm gần đây: 2013, 2014. Phạm vi về nội dung: Tổ chức phân tích báo cáo tài chính nhằm phục vụ cho công tác quản trị và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty.Phương pháp nghiên cứuNgoài các phương pháp nghiên cứu chung như phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng, trong bái viết còn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây: Phương pháp thu thập số liệu: Là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của công ty như bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính... trong 2 năm 2013, 2014. Phương pháp xử lý số liệu: Từ số liệu đã thu thập có thể tính toán được các chỉ tiêu và thiết lập biểu ảng dùng trong phân tích, đánh giá. Để tính toán các chỉ tiêu và thiết lập biểu bảng, phân tích biểu bảng.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tàiÝ nghĩa khoa học: Nghiên cứu và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận về công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp.Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại công ty.5. Kết cấu của luận vănNgoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục chữ viết tắt, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có bố cục như sau:Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệpChương 2: Thực trạng tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ. Chương 3: Hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ.

Trang 1

NGUYỄN ANH TÚ

TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ

Chuyên ngành: Kế toán-Kiểm toán

Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nghiêm Thị Thà

Trang 3

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độclập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồngốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tú

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5

1.1 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính 5

1.1.2 Mục đích và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 8

1.1.3 Vai trò của phân tích báo cáo tài chính trong công tác quản trị doanh nghiệp 9

1.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 9

1.2.1 Phương pháp so sánh 10

1.2.2 Phương pháp loại trừ 11

1.2.3 Phương pháp Dupont 13

1.2.4 Phương pháp đồ thị 14

1.3 Tổ chức bộ máy và quy trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 14

1.3.1 Tổ chức bộ máy phân tích 14

1.3.2 Tổ chức quy trình phân tích 15

1.3.3 Tổ chức thông tin đầu vào và kết quả phân tích 16

1.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 19

1.4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 20

1.4.2 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh 30

1.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 32

1.4.4 Phân tích liên báo cáo tài chính 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ 37

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 38

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 38

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 40

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm gần đây 45

2.2 Tình hình tổ chức bộ máy, quy trình và thông tin phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 46

2.2.1 Bộ máy phân tích báo cáo tài chính tại công ty 46

2.2.2 Tổ chức quy trình phân tích báo cáo tài chính tại công ty 46

Trang 5

triển cảng Đình Vũ 49

2.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 49

2.3.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 81

2.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 85

2.4 Đánh giá thực trạng tổ chức phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 88

2.4.1 Những kết quả đạt được 88

2.4.2 Những tồn tại 89

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ 94

3.1 Định hướng hoàn thiện và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 94

3.1.1 Quan điểm hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 94

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 96

3.1.2 Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 98

3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 98

3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 99

3.2.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 101

Áp dụng phương pháp loại trừ và mô hình Dupont trong phân tích: 101

3.2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 104

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 119

3.3.1 Về phía Nhà nước 119

3.3.2 Về phía công ty 120

KẾT LUẬN 122

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124

Trang 6

Các từ viết tắt Ý nghĩa

Trang 7

triển Đình Vũ 47Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng

Đình Vũ 50Bảng 2.4: So sánh cơ cấu tài sản của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng

Dình Vũ với các đơn vị cùng ngành giai đoạn 2012-2014 52Bảng 2.5: Phân tích chi tiết chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền của công

ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 54Bảng 2.6: Tình hình cơ cấu hàng tồn kho của công ty cổ phần đầu tư và phát

triển cảng Đình Vũ 57Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng

Đình Vũ 60Bảng 2.8: Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ tính đến

31/12/2014 62Bảng 2.9 : Tình hình nguồn vốn của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng

Đình Vũ 65Bảng 2.10: Tình hình sử dụng nguồn tài trợ của công ty cổ phần đầu tư và phát

triển cảng Đình Vũ 68Bảng 2.11: Phân tích tình hình tự tài trợ của công ty cổ phần đầu tư và phát triển

cảng Đình Vũ 71Bảng 2.12: Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả của công ty CP ĐT&PT

cảng Đình Vũ 74

Trang 8

Bảng 2.14: Vòng quay phải trả người bán và kỳ trả tiền bình quân 77Bảng 2.15: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty cảng Đình Vũ 79Bảng 2.16: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và

phát triển cảng Đình Vũ 84Bảng 2.17: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần đầu tư và

phát triển cảng Đình Vũ 87Bảng 3.1: Các nhân tố tác động đến ROE của Công ty cổ phần đầu tư và phát

triển cảng Đình Vũ 102Bảng 3.2: Bảng phân tích ROE theo phương pháp loại trừ 103Bảng 3.3: Phân tích tình hình ổn định của nguồn tài trợ của công ty cảng

Đình Vũ 104Bảng 3.4: Các chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ của công ty cổ phần đầu tư

và phát triển cảng Đình Vũ 106Bảng 3.5: Phân tích khả năng sinh lời của công ty cổ phần đầu tư và phát triển

cảng Đình Vũ 108Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tài chính của công ty cổ phần

đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 111Bảng 3.7: Các chỉ tiêu tỷ suất chi phí và tỷ suất sinh lời của công ty cổ phần đầu

tư và phát triển cảng Đình Vũ 112Bảng 3.8: Các chỉ tiêu về tỷ trọng dòng tiền thu, chi công ty cổ phần đầu tư và

phát triển cảng Đình Vũ 114Bảng 3.9: Phân tích tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp 116Bảng 3.10: Các chỉ tiêu chứng khoán của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển

cảng Đình Vũ trong giai đoạn 2012-2014 118

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 1986, nền kinh tế Việt Nam có bước chuyển lớn từ nền kình tế kếhoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường mặc dù vẫn còn bị giớihạn bởi cụm từ “kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” Trong nền kinh tếthị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, sản xuất kinh doanh đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận Dovậy, nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nó cần phải cómột sức mạnh đủ lớn để tồn tại và phát triển Và sức mạnh đó được thể hiện mộtcách rõ ràng, sâu sắc và trực tiếp nhấ qua tình hình tài chính của doanh nghiệp, cụthể là trên báo cáo tài chính của từng năm hoạt động

Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, phản ánhnghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp trong một thời kỳ hoạt động Chính vì vâychúng ta có thể coi báo cáo tài chính là một tấm gương phản ánh toàn diện về tìnhhình tài chính, khả năng và sức mạnh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.Tuy nhiên, các con số trên Báo cáo tài chính tự nó không có nhiều ý nghĩa, mà phảiđặt chúng trong mối quan hệ với những con số khác hoặc nhưng thay đổi của chúng

ta từ thời kỳ hoạt động này so với thời kỳ hoạt động khác bằng cách sử dụng cáccông cụ phân tích Vì vậy, việc tổ chức phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp các đốitượng quan tâm thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng tài chính, xác định đầy đủ vàđúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đển tình hình tàichính của doanh nghiệp

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ là một đơn vị chịu sự quản

lý của Cục Hàng Hải Việt Nam với đơn vị sáng lập là Tổng công ty cảng HảiPhòng Tuy công ty chính thức hoạt động từ tháng 12 năm 2002 nhưng đến năm

2009, cổ phiếu của công ty đẫ chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán HồChí Minh Hàng năm công ty có công khai báo cáo tài chính đến các nhà đầu tưnhưng những con số đó còn rất sơ sài Bên cạnh đó, công tác tổ chức phân tích báo

Trang 10

cáo tài chính của công ty chưa được quan tâm chú trọng Thực tế tại công ty cổphần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ, các nhà quản trị mặc dù đánh giá được tìnhhình tài chính của công ty chưa thực sự hiệu quả nhưng lại chưa có một bộphận nào rõ ràng trong công ty chịu trách nhiệm về việc phân tích các báo cáotài chính cũng như đưa ra đề xuất kiến nghị với ban lãnh đạo về các vấn đề tài

chính bất thường Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Tổ chức phân

tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ ”

làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu:

Mục tiêu chung

Thông qua việc tìm hiểu công tác phân tích báo cáo tài chính trong nhữngnăm gần đây của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ, đề tài chỉ rõhơn ưu, nhược điểm trong công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại công ty

Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm , phát huy những

ưu điểm trong hoạt động tài chính của công ty

- Trên cơ sở kết quả phân tích,luận văn sẽ chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu trongquá trình tổ chức phân tích báo cáo tài chính của công ty, đề ra một số giải phápnhằm khai thác khả năng tiềm tàng cũng như hạn chế các nhược điểm của công ty

để nâng cao năng lực tài chính của công ty

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác tổ chức phân tích tài chính củacông ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ thông qua hệ thống thông tin

Trang 11

kinh tế phản ánh trên các báo cáo tài chính của công ty.

Phương pháp nghiên cứu

Ngoài các phương pháp nghiên cứu chung như phương pháp duy vật lịch sử,phương pháp duy vật biện chứng, trong bái viết còn sử dụng một số phương phápchủ yếu sau đây:

- Phương pháp thu thập số liệu: Là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từcác báo cáo tài chính của công ty như bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinhdoanh, thuyết minh báo cáo tài chính trong 2 năm 2013, 2014

- Phương pháp xử lý số liệu: Từ số liệu đã thu thập có thể tính toán được cácchỉ tiêu và thiết lập biểu ảng dùng trong phân tích, đánh giá Để tính toán các chỉtiêu và thiết lập biểu bảng, phân tích biểu bảng

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận

về công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp

Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại công ty

cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ Từ đó, đưa ra một số giải pháp vàphương hướng nhằm hoàn thiện công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính tạicông ty

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục chữ viết

Trang 12

tắt, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có bố cục như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ

Chương 3: Hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ.

Trang 13

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC PHÂN TÍCH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốnchủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tìnhhình lưu chuyển tiền tệ trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo tài chính cung cấpcác thông tin kinh tế-tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trongviệc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

Các báo cáo tài chính có nhiệm vụ cung cấp cho người sử dụng các thông tinhữu ích trong việc ra quyết định kinh doanh, liên quan tới quá trình phân phối, sửdụng các nguồn lực của đơn vị trong quá trình kinh doanh, cũng như trong việc tínhtoán, sử dụng các chỉ tiêu kinh tế khác Qua các thông tin được trình bày trên báocáo tài chính, người sử dụng có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanhnghiệp tại một thời điểm cũng như khả năng sinh lời từ các hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp trong kỳ, đồng thời đánh giá được khả năng thanh toán của doanhnghiệp hay dự đoán sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai

Báo cáo tài chính của các đơn vị kinh doanh thông thường gồm có: Bảng cânđối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyếtminh báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình nguồn vốn

và tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán Bảng cân đối kếtoán được lập trên cơ sở số liệu ghi nhận từ các nghiệp vụ kinh doanh phát sinh

đã được tập hợp trên sổ sách dựa trên sự tuân thủ các chuẩn mực và chính sách

kế toán liên quan

Trang 14

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp kết quảkinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh tổng quát doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh trong một kỳ kế toán nhất định

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh tình hình lưu chuyểntiền tệ trong năm, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong

kỳ báo cáo của doanh nghiệp Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệpcung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra cáckhoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp có hai phương pháp để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệlà: Phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp

Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo giải trình chi tiết các chỉ tiêu tàichính được trình bày trong các báo cáo trên, bên cạnh đó, thuyết minh báo cáo tàichính còn đưa ra một số thông tin khác có liên quan tới tình hình kinh doanh, hoạtđộng của doanh nghiệp Thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích giải trình và

bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà chưa được trình bày đầy

đủ, chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác

Báo cáo tài chính có thể được lập theo năm hoặc giữa niên độ phục vụ chomục đích quản lý của doanh nghiệp

- Báo cáo tài chính năm bao gồm:

 Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02-DN

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN

 Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN Báo cáo tài chính giữa niên độ: Gồm báo cáo tài chính giữa niên độ đầy đủ vàbáo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược

- Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

 Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a-DN

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

Trang 15

(Dạng đầy đủ) Mẫu số B 02a-DN

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

(Dạng đầy đủ) Mẫu số B 03a-DN

 Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a-DN

- Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

 Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (Dạng tóm lược): Mẫu số B 01b-DN

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

(Dạng tóm lược): Mẫu số B 02b-DN

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03b-DN(Dạng tóm lược)

 Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09b-DN

Phân tích báo cáo tài chính

Có khá nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu khi đưa ra khái niệm vềphân tích báo cáo tài chính, có người cho rằng phân tích báo cáo được định nghĩa

là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳhiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua; Cũng có người cho rằng phân tích báo cáotài chính như một nghệ thuật phiên dịch các số liệu từ các báo cáo tài chínhthành những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định có cơ sở thông tin Tuynhiên các quan điểm đều chỉ ra rằng phân tích báo cáo tài chính là sự kết hợpcùng lúc nhiều nghiệp vụ như kiểm tra, tính toán các chỉ tiêu, định lượng, quátrình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành vớiquá khứ, phân tích tìm ra nguyên nhân của những thay đổi để từ đó đề ra nhữngbiện pháp để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt không tích cực đối với sựphát triển của doanh nghiệp Trong phạm vi luận văn đề cập tới việc phân tíchbáo cáo tài chính nhằm cung cấp cho người sử dụng thông tin trực tiếp-các nhàquản lý doanh nghiệp, có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhưnhững rủi ro về tài chính trong tương lai, có biện pháp tang cường phát huy cácđiểm mạnh và có biện pháp quản trị thích hợp cải thiện các vấn đề còn hạn chếtrong tài chính của doanh nghiệp

Trang 16

1.1.2 Mục đích và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là phương pháp thể hiện và truyền tải thông tin kếtoán đến người ra quyết định kinh tế Những nhà phân tích ở mỗi cương vị khácnhau sẽ có các mối quan tâm khác nhau, vì vậy việc phân tích báo cáo tài chínhcũng hướng tới mục tiêu khác nhau:

- Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâmhàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâmđến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chấtlượng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường…Điều đó chỉ thựchiện được khi kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ nần

- Đối với các ngân hàng, những người cho vay, mối quan tâm của họ chủ yếuhướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Vì vậy, khi phân tích báo cáo tàichính của doanh nghiệp các đối tượng này đặc biệt chú ý tới số lượng tiền tạo ra vàcác tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền Ngoài ra, họ còn quan tâm đến sốlượng vốn chủ sở hữu để đảm bảo nguồn vốn tự có cho hoạt động sản xuất kinhdoanh, hoạt động đầu tư và để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể đượcthanh toán khi đến hạn

- Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng tới các yếu tố rủi ro, thờigian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn…Vì vậy, phân tích báocáo tài chính nhằm tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạtđộng, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai…

- Đối với nhà cung cấp, họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp sắptới được mua hàng chịu hay không.Vì vậy, họ cần đánh giá khả năng thanh toán củadoanh nghiệp hiện tại và trong thời gian tới

- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cổ đông, người lao động …mốiquan tâm cũng giống các đối tượng kể trên ở góc độ này hay góc độ khác

- Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: Đây là những người

có thu nhập từ tiền lương được trả Tuy nhiên, cũng có người hưởng lương của

Trang 17

doanh nghiệp đồng thời lại có một số cổ phần nhất định trong doanh nghiệp thìngoài phần thu nhập tiền lương được trả họ còn có tiền cổ tức được chia Cả haikhoản thu nhập này phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Mối quan tâm của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính chỉ được đáp ứngkhi tiến hành phân tích báo cáo tài chính Có thể nói, mục đích chính của phân tíchbáo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnhtài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyếtđịnh đúng đắn, phù hợp với mục tiêu mà các đối tượng quan tâm

Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính chính là đưa ra được các dự đoán,hiểu được các con số và làm căn cứ để ra các quyết định hợp lý Đối với các nhàđầu tư, đó là các quyết định về đầu tư; đối với các nhà quản lý đó có thể là cácquyết định về kinh doanh; đối với các nhà tín dụng, đó có thể là việc tìm ra các chỉ

số hợp lý cho việc cung cấp hạn mức tín dụng…

1.1.3 Vai trò của phân tích báo cáo tài chính trong công tác quản trị doanh nghiệp

Báo cáo tài chính phản ánh không chỉ là các con số tài chính mà thông qua đóphản ánh một cách chung nhất kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong mộtthời kỳ nhất định Qua đó thể hiện được trình độ quản lý, kết quả đạt được của hệthống quản trị doanh nghiệp của đơn vị đó

Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính có thể đánh giá về trình độ quản lýcủa chính người lãnh đạo trong việc điều hành doanh nghiệp

Việc phân tích báo cáo tài chính đối với bản thân doanh nghiệp là để thấyđược những điểm nào cần cải thiện đối với chính công tác kinh doanh của mìnhcũng như để tạo nên niềm tin của người đọc báo cáo tài chính vào những ngườiquản lý doanh nghiệp

1.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm hệ thống cáccông cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối

Trang 18

liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạtđộng tài chính trong doanh nghiệp, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, cácchỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diệnthực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Về mặt lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệpnhư: phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháploại trừ, phương pháp liên hệ…Nhưng trong nội dung luận văn chỉ giới thiệu nhữngphương pháp cơ bản, thường được vận dụng trong phân tích tài chính doanhnghiệp

1.2.1 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân tích tài chính nóichung và phân tích báo cáo tài chính nói riêng Mục đích của phương pháp nàynhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.Phương pháp so sánh được thực hiện dưới 2 hình thức:

- So sánh theo chiều ngang hay phân tích xu hướng

- So sánh theo chiều dọc hay phân tích tỷ trọng

So sánh ngang trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sosánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉtiêu, trên từng báo cáo tài chính Mục đích là xác định mức độ biến động (tăng haygiảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân

tố đến chỉ tiêu phân tích

So sánh dọc trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng các

tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tàichính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Thực chất của việc phân tíchtheo chiều dọc trên các báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu haynhững quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp.Tuy nhiên để phương pháp so sánh đạt hiệu quả cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:Thứ nhất các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải thống nhất về nội dungkinh tế, phương pháp tính, đơn vị tính, cùng một phạm vi thời gian và quy mô

Trang 19

không gian Tất cả các điều kiện trên gọi chung là đặc tính “có thể so sánh được”.Nếu không đảm bảo các điều kiện trên thì việc so sánh trở nên khập khiễng, không

có giá trị, đôi khi còn phản ánh sai lệch thông tin

Thứ hai, phải xác định được mục tiêu so sánh trong phân tích báo cáo tàichính Mục tiêu so sánh trong phân tích là nhằm xác định mức biến động tuyệt đối

và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích

- Mức biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳthực tế với kỳ kế hoạch, hoặc kỳ thực tế với kỳ kinh doanh trước…

- Mức biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này vớitrị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu cóliên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chi tiêu phân tích

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trướcnhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanhnghiệp Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính củadoanh nghiệp

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kế hoạch nhằm xác định mứcphấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính củadoanh nghiệp

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến củangành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan

Trang 20

Phương pháp loại trừ được thực hiện bằng hai cách:

- Phương pháp số chênh lệch: dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố

- Phương pháp thay thế liên hoàn: thay thế sự ảnh hưởng lần lượt của từngnhân tố

* Phương pháp thay thế liên hoàn:

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt(mỗi lần một nhân tố) các nhân tố từ giá kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị sốcủa chỉ tiêu phân tích khi trị số nhân tố thay đổi Chênh lệch giữa kết quả thay thếnhân tố lần sau với kết quả thay thế nhân tố lần trước chính là ảnh hưởng của nhân

tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích Phương pháp thay thế liênhoàn được thực hiện qua các bước sau:

- Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, các nhân tố này đòi hỏiphải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích số hoặc thương số

- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích vào 1 công thức toánhọc theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng

- Tiến hành thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêuphân tích Sau mỗi lần thay thế nhà phân tích sẽ thấy được mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố

- Cuối cùng tổng hợp các mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố giữa kỳ phântích so với kỳ gốc Từ đó rút ra kết luận và đánh giá về chỉ tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cầnrút ra những kết luận và kiến nghị giải pháp thiết thực nhằm không ngừng nâng caokết quả của chỉ tiêu phân tích

Trang 21

1.2.3 Phương pháp Dupont

Một phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân tích báo cáo tàichính là phương pháp phân tích Dupont, lấy theo tên của công ty đầu tiên đã sửdụng phương pháp phân tích này Phương pháp phân tích này giúp nhà phân tíchtìm hiểu được tận gốc nguyên nhân, yếu tố tác động tới chỉ tiêu phân tích Nội dungchính của phương pháp này là chia nhỏ một hệ số tài chính tổng hợp thành các hệ sốtài chính nhỏ hơn Rồi các hệ số tài chính nhỏ hơn lại được tiếp tục chia nhỏ tiếp.Mỗi hệ số nhỏ ở bên dưới được xem như một nhân tố tác động làm thay đổi hệ sốtổng hợp Tổng hợp những tác động của hệ số bên dưới sẽ giải thích được nhữngbiến động của hệ số phía trên

Dưới đây là mô hình phân tích tài chính Dupont với chỉ tiêu suất sinh lời củavốn chủ sở hữu (ROE) Theo đó để phân tích chỉ tiêu suất sinh lời của vốn chủ sởhữu, mô hình Dupont phân tích hai chỉ tiêu ảnh hưởng tới chỉ tiêu ROE là chỉ tiêu

Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và chỉ tiêu suất sinh lời của tổng tài sản Chỉ tiêusuất sinh lời của tổng tài sản lại do hai chỉ tiêu số vòng quay của tài sản và chỉ tiêusuất sinh lời của doanh thu tác động Chỉ tiêu số vòng quay của tài sản lại đượcphân tích theo chỉ tiêu doanh thu và tổng tài sản bình quân Các chỉ tiêu lại đượctiếp tục chia nhỏ tiếp tuỳ thuộc vào yêu cầu phân tích

XType equation here.

Suất sinh lời của doanh thu

Doanh thu: Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận sau : thuế Doanh thu

Trang 22

theo phương pháp Dupont

1.2.4 Phương pháp đồ thị

Bên cạnh việc phân tích dựa vào các con số, có một phương pháp phân tíchkhác giúp minh hoạ vấn đề phân tích một cách trực diện, rõ ràng và hiệu quả khôngkém là phương pháp đồ thị Đây là phương pháp biểu diễn kết quả tài chính thuđược trong quá trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ Phương pháp đồ thị giúpngười phân tích thể hiện một cách trực quan về diễn biến của các đối tượng nghiêncứu và nhanh chóng có định hướng về các chỉ tiêu tài chính để tìm nguyên nhân kịpthời đưa ra hướng giải quyết

1.3 Tổ chức bộ máy và quy trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Tổ chức bộ máy phân tích

Việc tổ chức bộ máy phân tích phụ thuộc vào mỗi đối tượng doanh nghiệp vớinhững nét đặc thù riêng biệt và quan điểm của ban lãnh đạo ở từng công ty Bộ máynày sẽ phụ trách việc phân tích báo cáo tài chính nhằm hỗ trợ công tác kiểm tra,giám sát và quản lý tình hình tài chính ở từng đơn vị

Hiện nay có 2 xu hướng chính khi doanh nghiệp thiết lập bộ máy phân tích tài chính:

- Xu hướng tách biệt bộ máy phân tích tài chính như một bộ phận độc lậptrong công ty Bộ phận này được tích hợp trong phòng tài chính-kế toán nhưnghoàn toàn hoạt động tách biệt với bộ phận kế toán và chịu trách nhiệm thườngxuyên tiến hành phân tích báo cáo tài chính của công ty cũng như việc phải chịutrách nhiệm trước hội đồng quản trị và ban giám đốc về độ chính xác của các kếtquả phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhân sự của bộ phận này lànhững người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính-kế toán và có kinhnghiệm trong công tác phân tích báo cáo tài chính Với các công ty lớn, tập đoàn đaquốc gia thì khá phổ biến hình thức này

- Xu hướng kiêm nhiệm chức năng phân tích báo cáo tài chính như là mộtchức năng nữa của phòng tài chính-kế toán, người chịu trách nhiệm phân tích chính

là kế toán trưởng với sự hỗ trợ của các kế toán viên khác Đây là mô hình mà cáccông ty vừa và nhỏ thường áp dụng để tiết kiệm chi phí và đảm báo tính thống nhất,

Trang 23

dễ quản lý các bộ phận hành chính.

1.3.2 Tổ chức quy trình phân tích

Do quy trình phân tích báo cáo tài chính đối với mỗi đối tượng và ở từngdoanh nghiệp có những nét khác biệt đặc thù nên không có khuôn mẫu chung chophân tích báo cáo tài chính ở tất cả các doanh nghiệp mà chỉ có thể chia ra các giaiđoạn, cụ thể:

Giai đoạn lập kế hoạch phân tích:

Đây là giai đoạn đầu tiên, là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng,hiệu quả của phân tích tình hình tài chính Giai đoạn lập kế hoạch phân tích đượctiến hành khoa học, chuẩn xác sẽ giúp cho các giai đoạn sau thực hiện tốt Lập

kế hoạch phân tích, bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trìnhphân tích Kế hoạch phân tích nhằm trả lời các câu hỏi: Tại sao phân tích? Baogiờ? Bao lâu? Ở đâu? Như thế nào? Ai thực hiện? Cụ thể:

- Xác định mục tiêu, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành phân tích

- Xác định rõ nội dung phân tích, chỉ tiêu và phương pháp phân tích sửdụng

- Lựa chọn tài liệu, thông tin cần thu thập

- Lựa chọn nhân sự và phương tiện phân tích

Giai đoạn tiến hành phân tích:

Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch.Tiến hành phân tích, bao gồm các công việc cụ thể sau:

Sưu tầm tài liệu từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp,

xử lý số liệu

Tính toán chỉ tiêu phân tích:

- Căn cứ vào các tài liệu đã thu thập, các nhà phân tích đã tiến hành tínhtoán các chỉ tiêu phân tích, sử dụng các phương pháp thích hợp tương ứng theotừng nội dung phân tích, nội dung phân tích có thể thực hiện thủ công hoặc kếthợp với máy vi tính hay tự động hoàn toàn trên chương trình phân tích

+ Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu: dùng phương pháp so sánh theo

Trang 24

nhiều góc độ: so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc, so sánh số tuyệtđối và số tương đối với hình thức lập bảng số liệu hoặc sử dụng đồ thị, biểuđồ tùy vào đặc điểm của chỉ tiêu phân tích và yêu cầu thông tin cho quản lý.+ Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: tùythuộc vào mối quan hệ để xác định mức độ ảnh hưởng Những nhân tố có quan

hệ tích số, thương số với chỉ tiêu phân tích có thể sử dụng phương pháp thay thếliên hoàn, những nhân tố có quan hệ cân đối (tổng, hiệu) với chỉ tiêu phân tích cóthể sử dụng phương pháp liên hệ cân đối

+ Phân tích mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉtiêu phân tích: từ mức độ ảnh hưởng, phân tích cụ thể mức độ ảnh hưởng đến chỉtiêu phân tích như thế nào, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực cũng như chỉ

ra các nguyên nhân ảnh hưởng cụ thể tới kết quả đó, giúp đề ra các giải pháp đểphát huy những nhân tố có ảnh hưởng tích cực, hạn chế nhân tố có ảnh hưởngtiêu cực

Để hỗ trợ công việc phân tích tình hình tài chính, mỗi đơn vị cần lựa chọnchương trình phần mềm phân tích tài chính hoặc hoàn thiện chương trình phântích tài chính đã có để chương trình hoạt động ổn định, thực sự phát huy tácdụng, hiệu quả trong phân tích tài chính

Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp

Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.3 Tổ chức thông tin đầu vào và kết quả phân tích

1.3.3.1 Tổ chức thông tin đầu vào

Trang 25

Hệ thống báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ

sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ củadoanh nghiệp Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế-tài chính chủ yếucho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tìnhhình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo tài chínhđược sử dụng như nguồn dữ liệu chính khi phân tích hoạt động tài chính doanhnghiệp

Khác với hệ thống báo cáo kế toán quản trị-là những báo cáo liên quan đếnviệc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.Báo cáo tàichính là những báo cáo liên quan chủ yếu đến việc cung cấp thông tin cho các thànhviên bên ngoài doanh nghiệp.Người sử dụng thông tin của báo cáo tài chính quantâm đến việc xem xét, đánh giá hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính củadoanh nghiệp để có quyết định đầu tư thích ứng.Báo cáo tài chính có ý nghĩa to lớnkhông những đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân bên ngoài doanh nghiệp màcòn có ý nghĩa trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Do vậy, báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm ngườikhác nhau

Cơ sở dữ liệu khác

Không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo cáo tài chính mà các nhàphân tích còn phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp như các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khóa, các thông tin vềngành kinh tế của doanh nghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với doanhnghiệp Cụ thể là:

Các thông tin chung: Đó là những thông tin về tình hình kinh tế chính trị,môi trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội

về kỹ thuật công nghệ…Sự suy thoái hoặc tang trưởng của nền kinh tế có tácđộng mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Những thông tin vềcác cuộc thăm dò thị trường, triển vọng phát triển trong sản xuất kinh doanh và

Trang 26

dịch vụ thương mại…ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanhtrong từng thời kỳ.

Các thông tin theo ngành kinh tế: Đó là những thông tin mà kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp mang tính chất ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liênquan đến thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất

có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳkinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển…

Các thông tin bản thân doanh nghiệp: Đó là những thông tin về chiến lược,sách lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, những thông tin về tìnhhình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sửdụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán…Những thông tin được thể hiện quanhững giải trình của các nhà quản lý, qua báo cáo kế toán, báo cáo thống kê, hạchtoán nghiệp vụ…

Do vậy, để có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích báocáo tài chính, người làm công tác phân tích phải sưu tầm đầy đủ những thông tinthích hợp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Tính đầy đủ thể hiện thước đo

số lượng của thông tin Sự thích hợp phản ánh chất lượng của thông tin

Trang 27

- Tổ chức báo cáo kết quả phân tích: Báo cáo phân tích tài chính doanhnghiệp được gửi tới cho ban lãnh đạo đơn vị, gửi tới các phòng ban, phòng cóliên quan trong đơn vị Kết quả phân tích định kỳ cũng cần được đưa ra thảo luậntrong các cuộc họp hay công bố chính thức cho cán bộ, công nhân viên của đơn

vị Ngoài ra, các chủ thể bên ngoài đơn vị cũng được sử dụng báo cáo phân tích

để ra quyết định quản lý có liên quan đến doanh nghiệp

- Hoàn chỉnh và lưu trữ hồ sơ phân tích: hồ sơ phân tích cần được quản lýmột cách khoa học, sắp xếp, lưu trữ hợp lý giúp cho quá trình tra cứu và sử dụngđược nhanh chóng khi cần

Kết quả phân tích sẽ tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, tùy theo yêu cầuphân tích của các đối tượng để có các mẫu bảng biểu và cách thức trình bày phùhợp, cung cấp đầy đủ thông tin cho các đối tượng quan tâm

1.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của phân tích tàichính, mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính với những mục tiêu khác nhaunên họ để ý đến báo cáo tài chính ở những nội dung khác nhau song đều có mụcđích chung là nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin cần thiết, đáng tin cậy, làm cơ sởcho việc ra quyết định phù hợp với mục đích của họ

Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp thường được tiếp cận theo 2hướng: Phân tích từng BCTC và mối quan hệ giữa các báo cáo hoặc phân tích hệthống chỉ tiêu tài chính theo nội dung kinh tế

* Hướng thứ nhất: Phân tích từng BCTC và mối quan hệ giữa các báo cáo baogồm các nội dung:

- Phân tích Bảng cân đối kế toán

- Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Phân tích Thuyết minh báo cáo tài chính

* Hướng thứ hai: Phân tích hệ thống chỉ tiêu tài chính theo nội dung kinh tếbao gồm các nội dung:

Trang 28

- Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

- Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Phân tích tốc độ tăng trưởng và dự đoán tài chính doanh nghiệp

- Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc thù của những doanh nghiệp cụ thể

Giữa các nội dung phân tích trên có mỗi liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhaunhằm đáp ứng được yêu cầu đánh giá toàn diện và sâu sắc thực trạng tài chính củadoanh nghiệp

Trong mục này luận văn đề cập tới cách tiếp cận theo hướng thứ nhất theođúng thực trạng tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ

Thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính năm chủ yếu là: Bảng cân đối

kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảnthuyết minh báo cáo tài chính nhằm đưa ra cho người đọc báo cáo một cách tiếp cận

để có thể đánh giá thông tin cần thiết có giá trị về xu thế phát triển của doanhnghiệp, về các mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệuquả nhất trong thời gian ngắn nhất

1.4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Thông qua việc phân tích bảng cân đối kế toán, người làm công tác phân tíchcần phân tích một số nội dung sau:

1.4.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn

Mục đích phân tích: Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn nhằmgiúp đối tượng sử dụng thông tin đánh giá tình hình quy môn vốn (tài sản), nguồnvốn và sự biến động của từng loại tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp Phân tích

cơ cấu tài sản nhằm đánh giá tình hình phân bổ vốn của doanh nghiệp có hợp lý haykhông? Có phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh hay không? Phân tích cơcấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tổ chức, khả năng huy động vốn, khả năng

tự chủ tài chính của doanh nghiệp

Chỉ tiêu phân tích: Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốnđược tiến hành bằng cách xác định tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu vốn, nguồn vốn

Trang 29

chiếm trong tổng của nó ở đầu kỳ và cuối kỳ (kỳ gốc với kỳ phân tích), so sánh tỷtrọng của từng loại, từng chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ Căn cứ vào kết quả xácđịnh và kết quả so sánh để xác định sự biến động, đánh giá cơ cấu phân bổ vốn, cơcấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu.

Tỷ trọng (%) TÀI SẢN

A Tài sản ngắn hạn

………

NGUỒN VỐN

A Nợ phải trả

1.4.1.3 Phân tích tình hình tài trợ của doanh nghiệp

Hoạt động tài trợ phản ánh mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tàisản trên cả 3 phương diện: Thời gian, giá trị và hiệu quả Hoạt động tài trợ lấy việctối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn trên cơ sở tôn trọng các rang buộc chiến lược về

Trang 30

cấu trúc tài chính cũng như các rang buộc về quy mô phát triển và quan hệ củadoanh nghiệp với môi trường kinh doanh mục tiêu Vì vậy phân tích chính sách tàitrợ cần nghiên cứu các quyết định về việc tài trợ vốn trên cơ sở cấu trúc tài chínhmục tiêu của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu phân tích: Hoạt động tài trợ của doanh nghiệp cần đánh giá thông quacác chỉ tiêu:

- Vốn lưu chuyển

- Nhu cầu vốn lưu chuyển

- Tình hình sử dụng nguồn tài trợ

a Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ

- Mục đích phân tích: Nội dung phân tích này cho thấy trong kỳ doanh nghiệphuy động từ những nguồn vốn nào? Sử dụng nguồn vốn huy động vào việc gì? Từ

đó có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện đang lành mạnh hayđang gặp khó khan

- Chỉ tiêu phân tích: Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và tài sản thông qua các chỉ tiêu trong bảng sau:

b Phân tích sự ổn định nguồn tài trợ

- Mục đích phân tích: Nội dung này cho phép đánh giá tình hình tài trợ của

Trang 31

doanh nghiệp đang ở trong tình trạng ổn định hay mạo hiểm?

VLC phản ánh tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn theo 2 phương diện:

* Cân đối giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản bởi đây chỉ là 2 mặtcủa 1 lượng tài sản

* Cân đối về thời gian vận động của tài sản và nguồn vốn

- Nhu cầu vốn lưu chuyển (NCVLC):

Công thức xác định: NCVLC = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu ngắn hạn– Các khoản phải trả ngắn hạn

(Các khoản phải trả ngắn hạn không bao gồm vay ngắn hạn)

Nội dung: Phản ánh nhu cầu cần tài trợ trong mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanhcho hàng tồn kho và vốn bị chiếm dụng trong thanh toán sau khi đã bù đắp bằngnguồn vốn đi chiếm dụng được trong mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh

Phương pháp phân tích:

* Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh NCVLC cuối kỳ với đầu kỳ cả về

số tuyệt đối và tương đối

* Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố: Dùng phương pháp cân đối để xácđịnh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và phương pháp phân tích tính chất các

Trang 32

nhân tố.

Xem xét mối quan hệ giữa VLC và NCVLC:

VLC > NCVLC: Khả năng thanh toán tức thời tốt, chi phí sử dụng vốn cao.VLC = NCVLC: Vừa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh

VLC < NCVLC: Vốn không đủ để bù đắp cho nhu cầu VLC, chi phí sử dụngvốn thấp, khả năng thanh toán tức thời thấp

- Khi phân tích tình hình ổn định nguồn tài trợ có thể lập bảng sau:

Chỉ tiêu

Cuối kỳ (số tiền)

Đầu kỳ (số tiền)

Nội dung: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn (nguồn hình thành tàisản) của doanh nghiệp được tài trợ bằng bao nhiêu phần từ vốn chủ sở hữu

Phương pháp phân tích:

* Sử dụng phương pháp so sánh: So sánh tỷ suất tự tài trợ tổng quát tại thờiđiểm cuối kỳ so với đầu kỳ cả về số tương đối và tuyệt đối

Trang 33

* Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố: Dùng phương pháp thay thế liênhoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phương pháp phân tíchtính chất nhân tố.

- Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn:

Công thức xác định:

Tỷ suất tự tài trợ TSDH (%) =

VCSH - x 100 TSDH

Nội dung: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản dài hạn của DN có baonhiêu phân được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu

- Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định:

Công thức xác định:

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (%) =

VCSH - x 100 TSCĐ

Nội dung: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản cố định của DN có bao nhiêuphân được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: Các tỷ suất tự tài trợ của DN càng cáo chứng tỏ năng lực tài chính

Trang 34

của DN là mạnh, khả năng tự tài trợ cao, DN có thể độc lập về tài chính, không bị lệthuộc vào các đối tượng khác Bên cạnh đó DN còn có khả năng đảm bảo về tàichính của các chủ sở hữu đối với các loại tài sản hiện có của mình, uy tín đối vớicác chủ nợ và đối tượng bên ngoài có liên quan càng cao.Tuy nhiên, điều này nhiềukhi sẽ làm giảm hiệu quả của đòn bẩy tài chính khi cơ hội kinh doanh thuận lợi.

Ý nghĩa và mục đích phân tích: Bằng việc phân tích tình hình thanh toán vàkhả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích có thể đánh giá được chấtlượng hoạt động tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán, đánh giáđược sức mạnh tài chính hiện tại và cả tương lai cũng như dự đoán được tiềm lựctrong thanh toán, an ninh tài chính của doanh nghiệp Vì thế, có thể nói, qua phântích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể đánhgiá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính

1.4.1.4 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ

a Phân tích tình hình công nợ:

- Mục đích phân tích: Nhằm xem xét các khoản công nợ ở thời điểm hiện tạicủa doanh nghiệp để biết là doanh nghiệp có đi chiếm dụng vốn ở bên ngoài hay bịchiếm dụng vốn hay không?

- Phương pháp phân tích: Phân tích tình hình công nợ được tiến hành bằngcách so sánh các khoản phải thu, các khoản phải trả giữa cuối kỳ với đầu kỳ chotổng số cũng như từng khoản phải thu, từng khoản phải trả để xác định số chênhlệch tuyệt đối và tương đối

- Chỉ tiêu phân tích: Để đánh giá tác động của các khoản phải thu, các khoảnphải trả đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể xét đến các chỉ tiêu tàichính sau:

Hệ số các khoản phải thu (lần) = Các khoản phải thu/Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.Chỉ tiêunày càng lớn thì mức độ bị chiếm dụng vốn càng nhiều

Hệ số các khoản phải trả (lần) = Các khoản phải trả/Tổng tài sản

Trang 35

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.Chỉ tiêunày càng lớn thì phần vốn đi chiếm dụng được càng nhiều.

Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích tình hình công nợ còn nghiên cứu mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả thông qua các chỉ tiêu:

Hệ số các khoản phải thu

so với các khoản phải trả(lần) =

Các khoản phải thu - Các khoản phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn so với vốn đi chiếm dụng.So sánh các chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ, căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu và so sánh để đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Hệ số các khoản phải thu ngắn hạn

so với khoản phải trả ngắn hạn (lần) =

Các khoản phải thu ngắn hạn - Các khoản phải trả ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ chiếm dụng vốn lẫn nhau trong ngắn hạn.

Hệ số các khoản phải thu khách hàng

và các khoản phải trả người bán (lần) =

Phải thu khách hàng - Phải trả người bán

Hệ số này cho biết mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Hệ số trả trước người bán

so với người mua trả trước =

Trả trước người bán - Người mua trả trước

Hệ số này cho biết mức độ chiếm dụng vốn của các khoản trả trước

b Phân tích khả năng thanh toán:

- Mục đích phân tích: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lựctài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanhnghiệp càng cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc vàngược lại, khả năng thanh toán càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tàichính kém bền vững

- Chỉ tiêu phân tích: Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp cácnhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Trang 36

Hệ số thanh toán tổng quát (lần) = Tổng tài sản/Nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảotrang trải được các khoản nợ hay không?Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì khả năngthanh toán càng cao, thể hiện tình hình tài chính lành mạnh

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần) = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là bao nhiêu.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần)

Tài sản ngắn hạn-Hàng tồn kho

=

-Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời (lần)

Tiền và các khoản tương đương tiền

=

-Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết với số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán được bao nhiêu phần nợ ngắn hạn.Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán ngay các khoản nợ của doanh nghiệp càng cao.

Hệ số khả năng thanh toán

nợ dài hạn =

Tài sản dài hạn - Tổng nợ dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn là bao nhiêu.Nếu trị số của các chỉ tiêu > 1, chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanhtoán và tình hình tài chính là hoàn toàn bình thường hoặc khả quan Trị số của các chỉtiêu càng lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng dồi dào và an ninhtài chính càng vững chắc Ngược lại, khi trị số của các chỉ tiêu < 1, doanh nghiệpkhông bảo đảm tốt khả năng thanh toán Trị số của các chỉ tiêu này càng bé hơn 1,doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán Khi các hệ số phản ánh khả năngthanh toán = 0 thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, dễ dẫn tới phá sản

Bên cạnh đó còn có các hệ số liên quan tới khả năng thanh toán như sau:

Hệ số các khoản phải thu (lần)

Các khoản phải thu

=

-Tổng tài sản

Trang 37

Hệ số các khoản phải trả (lần) Các khoản phải trả

=

-Tổng tài sản

Số vòng thu hồi nợ (vòng) Doanh thu thuần

=

Số dư bình quân các khoản PTNH

Thời gian thu hồi nợ bình quân (ngày) Số ngày trong kỳ

=

-Số vòng thu hồi nợ

Phương pháp phân tích: Xác định các chỉ tiêu và so sánh trị số của từng chỉtiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ, căn cứ vào trị số của chỉ tiêu và kết quả so sánh đểđánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp, qua đó đánh giá tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp có lành mạnh hay không

1.4.1.5 Phân tích rủi ro tài chính

Phân tích rủi ro tài chính nhằm giúp các chủ thể quản lý đánh giá khả năng rủi

ro có thể xảy ra gắn liền với cấu trúc vốn và việc quản lư, sử dụng vốn của doanhnghiệp, từ đó đưa ra các quyết định quản lý tài chính phù hợp

Rủi ro tài chính là rủi ro gắn liền với cơ cấu vốn và quản lý, sử dụng vốn trongdoanh nghiệp, như rủi ro mức độ sử dụng nợ cao, do khả năng thanh toán thấp, dotài sản bị chiếm dụng, vòng quay hàng tồn kho chậm…Các rủi ro tác động đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp từ các góc độ khác nhau Rủi ro có thể làm sụtgiảm kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh gây nên những xáo trộn về trạng tháicân bằng tài chính, về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời

Một số chỉ tiêu dùng để phân tích rủi ro tài chính như sau:

Trang 38

giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, căn cứ vào kết quả xác định và kết quả so sánh đểđánh giá tình hình rủi ro về tài chính doanh nghiệp.

1.4.2 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh

1.4.2.1 Mục đích phân tích

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá khái quát kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó xem xét sự biến động của các chỉ tiêudoanh thu, thu nhập, chi phí và lợi nhuận từ các hoạt động và khả năng sinh lời từcác hoạt động đó Tìm hiểu nguyên nhân tác động đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp để xác định trọng điểm quản lý

1.4.2.2 Chỉ tiêu phân tích

- Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Các tỷ suất phản ánh trình độ quản lý chi phí của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh như: Hệ sốsinh lời doanh thu, hệ số sinh lời của tài sản, hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu…Trong đó, hệ số sinh lời của doanh thu từ hoạt động bán hàng phản ánh khả năngsinh lời trong hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp

- Các chỉ tiêu tỷ suất chi phí

Khi phân tích trình độ quản lý chi phí của doanh nghiệp, các nhà phân tíchthường sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số chi phí hoạt động: Phản ánh mối quan hệ giữa tổng chi phí hoạt độngcủa doanh nghiệp với thu nhập mà nó tạo ra trong mỗi kỳ hoạt động kinh doanhthông qua công thức sau:

Hệ số chi phí hoạt động = Tổng chi phí trong kỳ/Tổng thu nhập

Trong đó: Tổng chi phí trong kỳ = Tổng các mã số (11+22+24+25+32)

Tổng thu nhập (tổng luân chuyển thuần) = Tổng các mã số (10+21+31)

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng thu nhập có được sau cả kỳ kinh doanh thìtổng chi phí hoạt động chiếm bao nhiêu phần, hay nói cách khác để có mỗi đồng thunhập thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí Hệ số chi phí hoạt độngcàng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong mỗi thời kỳ hoạt động của

Trang 39

doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

+ Tỷ suất giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần, được xác định bằng công thức sau:

Tỷ suất giá vốn hàng bán

so với doanh thu thuần (%) =

Giá vốn hàng bán - x 100 Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được thì trị giá vốn hàngbán chiếm bao nhiêu %, hay nói cách khác cứ 100 đồng doanh thu thuần thu đượctrong kỳ kinh doanh thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán

Tỷ suất này càng thấp cho thấy việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàngbán càng cao và ngược lại

+ Tỷ suất chi phí bán hàng so với doanh thu thuần, được xác định bằng công thức sau:

Tỷ suất chi phí bán hàng

so với doanh thu thuần (%) =

Chi phí bán hàng - x 100 Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để có được 100 đồng doanh thu thuần thu được thì doanhnghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏdoanh nghiệp càng tiết kiệm được chi phí bán hàng, kinh doanh có hiệu quả vàngược lại

+ Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu thuần, được xác định bằng công thức sau:

Tỷ suất chi phí QLDN

so với doanh thu thuần (%) =

Chi phí QLDN - x 100 Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để có được 100 đồng doanh thu thuần từ kinh doanh thìdoanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý Tỷ suất này càng nhỏchứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp càng cao vàngược lại

- Các tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất LNKD/DTT =

LN từ hoạt động kinh doanh -x 100 (%)

Trang 40

Doanh thu thuần

Tỷ suất LNTT/DTT =

LN trước thuế -x100 (%)

Doanh thu thuần

Tỷ suất LNST/DTT =

LN sau thuế - x 100 (%)

Doanh thu thuần

Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh: So sánh giữa kỳ này với

kỳ trước và nhiều kỳ trước của các chỉ tiêu trên báo cáo cả về số tuyệt đối và sốtương đối

1.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ người làm công tác phân tích cần phântích được một số nội dung sau:

Phân tích dòng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp, cho biết dòng tiền nào đãchảy vào doanh nghiệp, dòng tiền nào đã ra khỏi doanh nghiệp, quan trọng là số tiền

đã đi vào nhiều hơn hay ít hơn số tiền đã đi ra trong một kỳ nhất định, doanh nghiệp

có cân đối được dòng tiền hay không Sự mất cấn đối về dòng tiền xảy ra khi doanhnghiệp ứ đọng tiền (dư thừa) hoặc thiếu hụt nghiêm trọng (bội chi) cần xác địnhđược nguyên nhân và xác định hướng điều chỉnh để đưa về trạng thái cân bằng.Khi phân tích dòng lưu chuyển tiền thì nhà phân tích thường phân tích các nộidung cơ bản sau:

* Phân tích tỷ trọng dòng tiền thu vào và chi ra của từng hoạt động:

- Nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và mức độ đóng góp của từng hoạt độngtrong việc tạo tiền trong kỳ giúp các chủ thể quản lý đánh giá được quy mô, cơ cấudòng tiền và trình độ tạo tiền của doanh nghiệp

- Phân tích nội dung này thường sử dụng ba nhóm chỉ tiêu để phản ánh quy

mô, cơ cấu, trình độ tạo tiền của doanh nghiệp:

+ Phân tích quy mô tạo ra tiền của từng hoạt động và của cả doanh nghiệptrong kỳ thông qua các chỉ tiêu dòng tiền thu vào trong kỳ trong báo cáo lưu chuyển

Ngày đăng: 01/11/2016, 12:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanhnghiệp
Tác giả: TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2013
2. GSTS.NGND. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình Phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: GSTS.NGND. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2009
3. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà (2010), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhPhân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2010
4. GSTS.NGND. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (2010), Giáo trình Kế toán tài chính, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhKế toán tài chính
Tác giả: GSTS.NGND. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2010
5. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: PGS.TS. Trần Ngọc Thơ
Nhà XB: NxbThống kê
Năm: 2005
7. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về BCTC và lập, đọc, kiểm tra, phân tích BCTC, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên khảo về BCTC và lập, đọc, kiểmtra, phân tích BCTC
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Công
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2005
6. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hà Thành, Báo cáo tài chính các năm 2011, 2012 và 2013 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương pháp Dupont - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương pháp Dupont (Trang 18)
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng (Trang 45)
Bảng 2.1: Báo cáo tổng kết hoạt động khai thác cảng công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.1 Báo cáo tổng kết hoạt động khai thác cảng công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 48)
Bảng 2.2 : Tóm tắt thủ tục phân tích BCTC tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.2 Tóm tắt thủ tục phân tích BCTC tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đình Vũ (Trang 52)
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.3 Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 54)
Bảng 2.5: Phân tích chi tiết chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền của công ty  cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.5 Phân tích chi tiết chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 58)
Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.7 Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 64)
Bảng 2.10: Tình hình sử dụng nguồn tài trợ của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ. - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.10 Tình hình sử dụng nguồn tài trợ của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 72)
Bảng 2.11: Phân tích tình hình tự tài trợ của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.11 Phân tích tình hình tự tài trợ của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 75)
Bảng 2.12: Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả của công ty CP ĐT&amp;PT cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.12 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả của công ty CP ĐT&amp;PT cảng Đình Vũ (Trang 78)
Bảng 2.13: Vòng quay phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân của công ty cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.13 Vòng quay phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân của công ty cảng Đình Vũ (Trang 79)
Bảng 2.14: Vòng quay phải trả người bán và kỳ trả tiền bình quân st - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.14 Vòng quay phải trả người bán và kỳ trả tiền bình quân st (Trang 81)
Bảng 2.15: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.15 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty cảng Đình Vũ (Trang 83)
Bảng 2.16: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.16 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 88)
Bảng 2.17: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ. - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 2.17 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 91)
Sơ đồ 3.1: Quy trình phân tích BCTC cần thiết lập tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Sơ đồ 3.1 Quy trình phân tích BCTC cần thiết lập tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 104)
Bảng 3.1: Các nhân tố tác động đến ROE của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 3.1 Các nhân tố tác động đến ROE của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 108)
Bảng 3.3: Phân tích tình hình ổn định của nguồn tài trợ của công ty cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 3.3 Phân tích tình hình ổn định của nguồn tài trợ của công ty cảng Đình Vũ (Trang 110)
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 3.4 Các chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 112)
Bảng 3.5: Phân tích khả năng sinh lời của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ. - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 3.5 Phân tích khả năng sinh lời của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 114)
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 117)
Bảng 3.7: Các chỉ tiêu tỷ suất chi phí và tỷ suất sinh lời của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 3.7 Các chỉ tiêu tỷ suất chi phí và tỷ suất sinh lời của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 118)
Bảng 3.8: Các chỉ tiêu về tỷ trọng dòng tiền thu, chi công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 3.8 Các chỉ tiêu về tỷ trọng dòng tiền thu, chi công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (Trang 120)
Bảng 3.9: Phân tích tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp - Luận văn thạc sỹ - Tổ chức phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ
Bảng 3.9 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp (Trang 122)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w