1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận

92 466 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Tác giả Phạm Hoàng Hải Ngọc
Người hướng dẫn PGS. TS. Phạm Xuân Hậu
Trường học Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Địa lý học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Phạm Hoàng Hải Ngọc

TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN ĐIỀU Ở TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Địa lý học

Mã số: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS PHẠM XUÂN HẬU

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010

THƯ

VIỆN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu, đề tài luận văn “Tổ chức lãnh thổ trồng

và chế biến điều ở Bình Thuận” của em được hoàn thành Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến:

 Tất cả các Thầy Cô phụ trách khóa học, các Thầy Cô trong Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt khóa học

 Thầy PGS.TS Phạm Xuân Hậu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm và hoàn thành Luận văn Cao học

 Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp

Cùng lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã

có nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học và Đề tài nghiên cứu

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2010 Tác giả Luận văn

Phạm Hoàng Hải Ngọc

Trang 3

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Điều là loại cây trồng có nhiều công dụng, có giá trị kinh tế cao, không chỉ là nguồn thực phẩm cung cấp cho con người mà còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

Cây điều là cây nhiệt đới, nguồn gốc ở Brazil Người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên đưa cây điều từ Brazil tới châu Á và châu Phi Ngày nay trên thế giới cây điều đã được trồng trên một vùng rộng lớn trong phạm vi từ vĩ tuyến 300 Nam đến 300 Bắc và trở thành một cây có giá trị kinh tế lớn Những nước trồng điều nhiều là Ấn Độ, Brazil, Mozambique, Tanzania, Kenya

Cây điều được du nhập vào nước ta từ thế kỷ XVIII, ban đầu được trồng phân tán trong các vườn hộ gia đình và đồn điền Sau năm 1975, cây điều được chọn là cây trồng phủ xanh đất trống đồi trọc kết hợp lấy hạt, trái Từ năm 1980 trở đi, cây điều được quan tâm mở rộng diện tích trồng theo hướng thu hoạch hạt phục vụ cho chế biến xuất khẩu Ngày nay, ở Việt Nam các tỉnh có diện tích trồng điều lớn là Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận…

Bình Thuận là tỉnh nằm trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, là vùng được thiên nhiên ưu đãi cho cây điều phát triển với quy mô lớn Nhiều năm nay, ngành trồng và chế biến điều đã đóng góp đáng kể trong thu nhập kinh tế quốc dân của các địa phương và tỉnh Mặc dù hiện nay nhu cầu sản phẩm và thị trường tiêu thụ điều trong và ngoài nước là rất lớn nhưng việc sản xuất và chế biến điều ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng vẫn chưa đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng của nó, đặc biệt là sự kết hợp giữa trồng và chế biến điều còn rời rạc, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chưa hình thành một cơ chế thống nhất, tính chất liên kết chưa được đảm bảo giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu, hiệu quả kinh tế chưa cao

Vì vậy, cần phải xây dựng được mô hình tổ chức sản xuất hợp lý có sự kết hợp giữa vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến nhằm phát huy lợi thế của địa phương Là người con của địa phương, tôi chọn đề tài: “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nhỏ bé của mình giải quyết những vấn đề cụ thể, đưa ngành phát triển đạt hiệu quả cao hơn

Trang 4

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: tình hình trồng và chế biến sản phẩm từ cây điều và mối quan

hệ giữa trồng và chế biến điều ở Bình Thuận

-Phạm vi nghiên cứu: địa bàn nghiên cứu chủ yếu là các khu vực trồng điều và các cơ

sở chế biến điều ở Bình Thuận

5 Những công trình nghiên cứu có liên quan

-Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nông sản cũng như kết hợp nông – công nghiệp đã được nghiên cứu từ lâu và đi vào thực tiễn sản xuất của nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, mô hình kết hợp nông – công nghiệp đã được nghiên cứu cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn

-Với sự chú trọng quan tâm đầu tư phát triển của Đảng và Nhà nước đã có nhiều đề tài, dự án, hội thảo nghiên cứu phát triển cây điều:

+ Đề tài “Xây dựng mô hình thâm canh cây điều ghép trên vùng đất cát đỏ Bình Thuận” – KS.Tô Quang Bình – Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Bình Thuận

+ Dự án cây điều VIE 85/005 – Bình Thuận (1986 – 1992)

+ Báo cáo “Kĩ thuật trồng và thâm canh cây điều” – Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Bình Thuận

Trang 5

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể liên quan đến tổ chức lãnh thổ cũng như việc quy hoạch, tổ chức có hiệu quả giữa vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến nhằm phát huy lợi thế của ngành sản xuất cây điều Đây cũng là nội dung cơ bản cho đề tài nghiên cứu của luận văn dưới góc độ về Địa lý Kinh tế- Xã hội

6.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1.Phương pháp luận

6.1.1.Quan điểm hệ thống

Bình Thuận là tỉnh cực nam của vùng duyên hải Nam Trung bộ, có mối quan hệ và giao lưu kinh tế thuận lợi với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh nam Tây Nguyên và duyên hải miền Trung Sức hút của các trung tâm phát triển lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nha Trang tạo điều kiện thuận lợi cho Bình Thuận tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, mở rộng liên kết và phân bố lại lực lượng sản xuất, hòa nhập vào

xu thế phát triển chung của cả nước

Sản xuất và chế biến điều và các sản phẩm từ điều là một quá trình thống nhất giữa các khâu trong một chu trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm Mối quan hệ giữa trồng và chế biến điều phải được xem xét trong hệ thống sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của toàn tỉnh

6.1.2.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Đây là quan điểm cơ bản của Địa lý học Tức là phải nghiên cứu các đối tượng trên một lãnh thổ để thấy sự khác biệt của lãnh thổ đó trên cơ sở đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến những nét khác biệt của vùng

Đề tài trồng và chế biến điều cần được đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận có những nét đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử phát triển, v.v…để hình thành các khu vực trồng trọt năng suất cao, các khu vực chế biến tập trung với nhiều sản phẩm chất lượng cao, có giá trị

6.1.3.Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Khi xem xét các quá trình phát triển và liên kết của các ngành phải chú ý đến quá khứ, hiện tại và những dự báo cho tương lai Mỗi một giai đoạn mang một số đặc điểm riêng Vận dụng quan điểm lịch sử trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận nhằm đánh giá thực trạng của vấn đề trong từng giai đoạn nhất định Quá trình này phải được xem xét trong chiến lược phát triển ngành điều của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung

Trang 6

6.1.4.Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

Việc trồng và chế biến điều tác động rất lớn đến môi trường Do vậy, quán triệt quan điểm sinh thái trong nghiên cứu nhằm giảm thiểu những tổn hại đến môi trường sinh thái như suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, v.v…Việc thiết lập hệ thống liên kết nông – công nghiệp trồng và chế biến điều cũng như việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề này cũng phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững nhằm đảm bảo không làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh Bình Thuận

6.2.Phương pháp nghiên cứu

6.2.1.Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích tổng hợp

Tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến nội dung đề tài từ các nguồn: báo chí, thư viện, trên mạng Internet, các dự án của các ban ngành, hội thảo….Từ đó, chọn lọc nội dung, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu đảm bảo giá trị phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài

Số liệu được tổng hợp và xử lý trên cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận,

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận….Đồng thời, tôi cũng tham khảo các số liệu được công bố trên sách, báo của các cơ quan khác như Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

6.2.2.Phương pháp điều tra thực địa

Để có các số liệu cơ bản và có cái nhìn thực tế để nhận xét đúng các yếu tố ảnh hưởng cũng như thực trạng trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận nên tôi đã đi thực tế đến các

cơ quan ban ngành có liên quan, đến một số hộ gia đình nông dân gắn bó lâu dài với nghề trồng điều Đồng thời tôi cũng tham khảo ý kiến về những khó khăn, kiến nghị đến việc trồng và chế biến điều từ một số cán bộ, chuyên gia và hộ nông dân

6.2.3.Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu các vấn đề về Địa lý Xây dựng một

số bản đồ liên quan tới nội dung đề tài và xây dựng một số sơ đồ, biểu đồ thể hiện đối tượng nghiên cứu một cách trực quan cho việc phân tích đánh giá và so sánh số liệu giữa các năm

Trang 7

ở tỉnh Bình Thuận trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung

6.2.5.Phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Hệ thống phần mềm thông tin địa lý (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân tích, xử lý các thông tin không gian lãnh thổ Hệ GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa

lý để thấy được nét đặc trưng riêng cho đối tượng địa lý Đề tài chủ yếu sử dụng phần mềm MapInfo để tính toán, thiết kế, biên tập bản đồ, vẽ biểu đồ, đồ thị minh họa cho nội dung đề tài

7.Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và mục lục của đề tài thì nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông – công nghiệp

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng tổ chức lãnh thổ ngành sản xuất điều ở Bình Thuận

Chương 3: Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất điều ở Bình Thuận

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ SẢN XUẤT NÔNG – CÔNG NGHIỆP

1.1.Một số khái niệm tổ chức lãnh thổ

1.1.1.Tổ chức lãnh thổ kinh tế

Theo quan điểm Liên Xô (cũ): Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp, phân bố và phối hợp các đối tượng có mối liên hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường

Theo quan điểm Phương Tây: sử dụng thuật ngữ Tổ chức không gian kinh tế- xã hội

Tổ chức không gian là sự lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn, có hiệu quả

Tổ chức: là việc sắp xếp các đối tượng (xí nghiệp, công trình, các ngành, các lĩnh vực, các điểm dân cư, kết cấu hạ tầng)

Lãnh thổ: là địa bàn để tổ chức, sắp xếp các đối tượng, có ranh giới xác định

Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát triển kinh tế-

xã hội

1.1.2.Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất

xã hội theo lãnh thổ

Qua các công trình của K.I.Ivanov, của VG.Kriutokov (1978) và một số tác giả khác

có thể quan niệm về vấn đề này như sau: “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên

Trang 9

cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất”

Thông qua định nghĩa này, có thể thấy rõ sự nổi bật của một số điểm dưới đây:

-Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp giữa tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động là cơ sở để hình thành các mối liên hệ qua lại theo lãnh thổ

-Khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ quyện chặt với nhau trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

-Các đặc điểm không gian của sản xuất phần nhiều bắt nguồn từ tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có

-Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không phải là bất biến Nói cách khác, hình thái kinh tế-

xã hội nào thì có kiểu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tương ứng như thế Hiện nay, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gắn bó mật thiết với cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, một cuộc cách mạng đang phát triển mạnh mẽ và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp liên quan chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ nông nghiệp Đây là các phân hệ sản xuất và chế biến nông phẩm có mối quan hệ khăng khít với nhau Ở nhiều nước kinh tế phát triển đã và đang hình thành các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp, trong

đó phổ biến rộng rãi nhất là các hệ thống lãnh thổ sản xuất và chế biến các sản phẩm chăn nuôi Quá trình xuất hiện các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp mới và hoàn thiện các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp hiện có trong điều kiện hiện nay không chỉ tiêu biểu cho ngành chăn nuôi Quá trình này ngày càng xâm nhập sâu vào ngành trồng trọt, nhất là các phân ngành sản xuất sản phẩm phải qua chế biến công nghiệp Việc hình thành các hệ thống lãnh thổ trong ngành trồng trọt cũng dựa trên cơ sở chuyên môn hóa theo giai đoạn, tập trung hóa, hợp tác hóa và liên hợp hóa trong sản xuất Sự thống nhất về tổ chức của các giai đoạn trồng

và chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp vào một xí nghiệp có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành các hệ thống lãnh thổ Từ đó, hoạt động nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao hơn

Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt lý luận, mà còn cả về mặt thực tiễn Việc xem xét tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói chung và các hình thức tổ chức lãnh thổ nói riêng trước hết tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của cả nước cũng như của từng địa phương

Trang 10

Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo nên những điều kiện nhằm đẩy mạnh và làm sâu sắc chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp

Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp là sự tập trung các điều kiện sản xuất của

nông nghiệp để sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm hàng hóa chủ yếu thích nghi nhất với các điều kiện tự nhiên, kinh tế của một địa bàn lãnh thổ nông nghiệp nhất định

Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp là biểu hiện sự phân công lao động xã hội trong nông nghiệp với những hình thức cụ thể:

-Chuyên môn hóa sản xuất theo ngành: là hình thức biểu hiện sự phân công lao động

theo ngành, là quá trình hình thành và phát triển các ngành sản xuất mới theo hướng ngày càng chuyên môn hóa cao gắn với việc sản xuất những sản phẩm tiêu dùng cuối cùng

-Chuyên môn hóa sản xuất theo vùng: là hình thức biểu hiện sự phân công lao động

theo vùng lãnh thổ, là sự tập trung các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tương đối đồng nhất của vùng để tiến hành sản xuất ra những nông sản hàng hóa có lợi thế so sánh nhất so với những vùng khác

-Chuyên môn hóa theo các doanh nghiệp nông nghiệp: là hình thức biểu hiện phân

công lao động giữa các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh nông nghiệp, là sự tập hợp các năng lực sản xuất của doanh nghiệp để sản xuất ra một vài nông sản hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao nhất

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn các ngành sản xuất khác Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ rộng lớn với các điều kiện tự nhiên rất khác nhau Trong chừng mực nhất định, các điều kiện tự nhiên nào đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển từng loại vật nuôi, cây trồng Do vậy, khi vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, cần nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá chung về phương diện sinh thái Điều đó nghĩa là cây trồng, vật nuôi phải được phân bố ở những nơi có điều kiện thích hợp nhất Vì thế, việc phân bố cây trồng, vật nuôi cần được tiến hành trên cơ sở vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Trong phạm vi đề tài, tôi xin đưa ra một vài hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp quan trọng

Xí nghiệp nông nghiệp: Xí nghiệp nông nghiệp là một trong những hình thức của tổ

chức lãnh thổ nông nghiệp trong đó có sự thống nhất giữa lực lượng lao động với công cụ và

Trang 11

đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội Mỗi xí nghiệp đều có tính độc lập về pháp lý và có thể có quan hệ với các xí nghiệp khác

Ở các nước Xã hội chủ nghĩa, các nông trang, nông trường quốc doanh, tập thể, các hợp tác xã nông nghiệp được coi là xí nghiệp nông nghiệp

Ở các nước phương Tây có nhiều hình thức liên quan đến xí nghiệp nông nghiệp Phổ biến là các nông trại và các đồn điền Hình thức nông trại thường thấy ở Tây Âu và Bắc Mỹ với quy mô khác nhau: từ vài ha đến hàng trăm ha Trong khi đó, hình thức đồn điền tương đối phổ biến ở các nước thuộc địa cũ thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Sản phẩm của các đồn điền thường là các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, ca cao, chè), cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và chủ yếu để xuất khẩu

Thể tổng hợp nông nghiệp: Thể tổng hợp nông nghiệp được xem như một hình thức

tổ chức lãnh thổ nông nghiệp bắt nguồn từ học thuyết của nhà địa lý Xô Viết N.N.Kôlôxôvaki Trong các công trình của mình, ông đã đưa ra học thuyết chu trình sản xuất động lực với 8 chu trình, sau đó I.U.G.Xauskin và nhiều nhà khoa học khác đã phát triển tư tưởng này và chia thành 19 chu trình, trong đó tập hợp chu trình nông công nghiệp được tách ra thành các chu trình: trồng trọt, cải tạo đất, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi công nghiệp,

chu trình đồn điền và chu trình sinh nhiệt

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những thành tựu khoa học kỹ thuật đã tạo nên tiền đề quan trọng làm thay đổi tận gốc bản thân quá trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp Phương pháp công nghiệp ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp Nhiều phân ngành mới đã và đang xuất hiện với phương pháp tổ chức quy trình sản xuất theo lối công nghiệp, có mối liên hệ gián tiếp với đất đai Ngoài ra, các mối liên hệ sản xuất kỹ thuật trước đây chỉ hạn chế trong phạm vi một xí nghiệp thì ngày nay đã bị phá vỡ Tất cả những điều đó cùng với sự phát triển của giao thông vận tải đã mở ra triển vọng to lớn cho việc hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp

Theo quan niệm của I.F.Mukomel thì thể tổng hợp nông nghiệp là sự kết hợp theo lãnh thổ các xí nghiệp giống nhau về tính chất của cùng một kiểu Tất nhiên, quan niệm này không thể hiện được các mối liên hệ kỹ thuật sản xuất giữa các xí nghiệp Trong chừng mực nhất định, nó có thể phản ánh được tổ chức sản xuất của nền nông nghiệp trong quá khứ, một phần ở hiện tại nhưng rõ ràng không thể chấp nhận được trong tương lai

K.I.Ivanov đưa ra một quan niệm đầy đủ hơn Theo ông, thể tổng hợp nông nghiệp như là sự phối hợp của xí nghiệp nông nghiệp có mối liên hệ qua lại và liên kết với nhau về

Trang 12

mặt lãnh thổ cũng như của các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp cho phép trên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, sử dụng đầy đủ nhất điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế hình thành trong lịch sử để đạt năng suất lao động xã hội cao nhất

Mặc dù quan niệm về các thể tổng hợp nông nghiệp rất đa dạng nhưng có thể đề cập những quan niệm quan trọng dưới đây:

Các yếu tố quyết định diện mạo của thể tổng hợp nông nghiệp gồm có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- kinh tế, chuyên môn hóa theo giai đoạn của xí nghiệp nông nghiệp, các mối liên hệ thuận chiều và ngược chiều của các xí nghiệp nông nghiệp chế biến nông sản Các xí nghiệp nông nghiệp có xu hướng phân bố liền nhau về lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cơ sở cấu trúc của các thể tổng hợp nông nghiệp, là các xí nghiệp nông nghiệp và các

xí nghiệp công nghiệp chế biến

Cơ sở để phân loại dựa vào những sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất những sản phẩm này do các điều kiện tự nhiên, kinh tế quyết định và liên quan tới việc lựa chọn các quy trình hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao Toàn bộ hệ thống các xí nghiệp nông nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp liên quan với nhau và liền nhau về lãnh thổ được hình thành xung quanh các sản phẩm hàng hóa chính và các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm ấy

Xuất phát từ những quan điểm trên, người ta chia thành hai nhóm thể tổng hợp nông nghiệp:

Các thể tổng hợp mà những sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trước hết do các điều kiện

tự nhiên phân bố mang tính chất quyết định

Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành Đặc trưng cho các thể tổng hợp này là ở chỗ sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm dân cư thành phố chi phối Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành hình thành chủ yếu xung quanh các thành phố, các trung tâm công nghiệp Ở đây, các yếu tố kinh tế đóng vai trò chủ đạo, còn các yếu tố tự nhiên tuy cũng được lưu ý nhưng chỉ giữ vị trí thứ yếu Quy mô (diện tích, sản phẩm) của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vào quy mô số dân của các thành phố, các trung tâm công nghiệp

Có thể nói thể tổng hợp nông nghiệp là một trong những hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao Đồng thời, đây còn là bộ khung để tạo nên các vùng nông nghiệp

Trang 13

Vùng nông nghiệp: Vùng nông nghiệp được coi là một trong những hình thức tổ chức

lãnh thổ nông nghiệp Thực chất, đó là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế được phân chia với mục đích phân bố hợp lý và chuyên môn hóa đúng hướng các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ

và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước cũng như trong nội

bộ từng vùng

Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có liên quan mật thiết với nhau nhưng không thể thay thế cho nhau được

Trước hết là mối quan hệ giữa vùng nông nghiệp với kiểu xí nghiệp nông nghiệp Mặc

dù một lãnh thổ được coi như một vùng nông nghiệp đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, song điều đó không có nghĩa là các điều kiện này không tác động đến sản xuất nông nghiệp hoàn toàn giống hệt nhau ở mọi nơi trên thực tế, cơ cấu sản xuất của các xí nghiệp nông nghiệp được phân bố trong các vùng có điều kiện tự nhiên giống nhau và có thể rất khác nhau

Với cách hiểu như vậy, vùng nông nghiệp là sự biểu hiện tổng hợp của các hình thức sản xuất nông nghiệp khác nhau và được coi như một lãnh thổ có sự lặp lại của các kiểu sản xuất tương đối giống nhau hoặc các kiểu sản xuất khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau

Ở một số vùng, ngoài các kiểu sản xuất đặc trưng còn có cả một vài xí nghiệp khác không tiêu biểu cho vùng Từ đó, có thể hiểu vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ của đất nước có sự lặp đi lặp lại một cách có quy luật, sự kết hợp của các kiểu xí nghiệp nông nghiệp, trong đó đa số kiểu xí nghiệp đặc trưng cho vùng, còn một vài kiểu khác không thể hiện bộ mặt của vùng Để tính toán đầy đủ sự khác nhau về phương diện lãnh thổ, cần tiến hành phân loại các kiểu xí nghiệp nông nghiệp lẫn phân vùng nông nghiệp, bởi vì phân kiểu các xí nghiệp nông nghiệp không thể thay thế cũng như không làm giảm ý nghĩa của phân vùng nông nghiệp và ngược lại

Mối quan hệ giữa phân vùng nông nghiệp với việc nghiên cứu các thể tổng hợp nông nghiệp cũng tương tự như thế Việc nghiên cứu các thể tổng hợp nông nghiệp và phân vùng nông nghiệp là hai vấn đề có mối liên hệ qua lại và bổ sung cho nhau của phương pháp nghiên cứu nông nghiệp

1.1.3.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trang 14

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng có ý nghĩa cực kỳ to lớn

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất

xã hội theo lãnh thổ Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học

Theo A.T.Khơrusov (1979), tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hiểu là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở

sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng như tiết kiệm chi phí để khắc phục sự không phù hợp đã xuất hiện trong lịch sử về việc phân bố các nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao

Ở nước ta, số lượng các công trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp không nhiều Tuy nhiên, tổ chức lãnh thổ công nghiệp có thể được coi là việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở phục vụ cho hoạt động công nghiệp, các điểm dân cư cùng kết cấu hạ tầng trên một phạm vi lãnh thổ nhất định, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài của lãnh thổ đó

1.2 Liên kết nông- công nghiệp- nội dung cốt lõi của tổ chức lãnh thổ

1.2.1.Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ với nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã biến nông nghiệp từ một ngành sản xuất cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thành một ngành sản xuất tiên tiến, dạng sản xuất kiểu công nghiệp

Không một ngành sản xuất nào trong giai đoạn hiện nay lại không chịu ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại Trước hết là ở lĩnh vực cơ sở vật chất kỹ thuật phục

vụ sản xuất nông nghiệp Việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp để chuyển từ nền sản xuất cổ truyền tới một nền sản xuất hiện đại, một dạng sản xuất kiểu công nghiệp đã diễn ra từ giữa thế kỷ XX Các nước tư bản có nền kinh tế phát triển cao như Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Đức….đã đầu tư rất lớn cho sản xuất nông nghiệp trước hết là đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp

Các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao đã không ngần ngại khi đầu tư kinh phí vào quá trình sản xuất nông nghiệp từ khâu lai tạo, chọn giống, cải tiến kỹ thuật sản xuất (máy móc, thuốc trừ sâu, phân bón…) Cuộc cách mạng trong lĩnh vực di truyền đã làm thay đổi nhanh chóng các kết quả sản xuất nông nghiệp: nhiều giống cây trồng và vật nuôi mới có

Trang 15

khả năng cho năng suất cao đã nâng sản lượng của ngành sản xuất nông nghiệp lên một cách đáng kể và làm thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân trong nước

Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp đã dẫn đến chỗ tăng sản lượng hàng hóa nông nghiệp, chính điều đó, trong chừng mực nhất định, đã có tác dụng mở rộng quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành sản xuất công nghiệp khác Sản lượng nông nghiệp nhiều đòi hỏi phải được chế biến để tăng giá trị thương phẩm và để sử dụng lâu dài Sản xuất nông nghiệp phát triển đòi hỏi các ngành công nghiệp có liên quan về mặt sản xuất cung ứng các loại máy móc, thiết bị, hóa chất cũng phải phát triển theo phục vụ kịp thời cho nông nghiệp

Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp được thể hiện qua các khâu cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa,…Những điều này đã được chứng minh ở tất cả các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới

Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ thủ công sang giai đoạn sản xuất lớn kiểu công nghiệp cần phải có sự đầu tư thích đáng vào máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp Trong những năm trước đây, việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp diễn ra chậm chạp vì quá trình thu hồi vốn trong sản xuất nông nghiệp diễn ra chậm hơn nhiều so với trong sản xuất công nghiệp Hơn nữa do tính chất rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thường cao hơn công nghiệp nên các nhà đầu tư ít đầu tư vào nông nghiệp

Việc sử dụng vốn cố định trong sản xuất nông nghiệp, không giống như trong sản xuất công nghiệp, vì tính chất gián đoạn của sản xuất nông nghiệp Cần phải đầu tư nhiều hơn cho lao động nông nghiệp so với lao động công nghiệp mới đảm bảo quá trình đưa kỹ thuật công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp Quá trình tăng vốn đầu tư cho lao động nông nghiệp diễn

ra ở các nước tư bản nhanh hơn ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây

Tuy việc đầu tư vốn cho một lao động nông nghiệp ngày càng tăng nhưng năng suất lao động công nghiệp vẫn cao hơn nhiều so với lao động nông nghiệp Sản xuất công nghiệp

đã bước sang giai đoạn tự động hóa Giá trị sản phẩm do một lao động nông nghiệp làm ra ngay ở các nước tư bản chủ nghĩa có trình độ phát triển cao vẫn thấp hơn nhiều so với giá trị sản phẩm do một lao động công nghiệp Phải chăng sự cách biệt về năng suất lao động xã hội

có nhiều khác biệt còn nằm ở cả cách tính giá trị sản phẩm nông nghiệp Để đảm bảo bằng khoảng cách này cần phải đầu tư vào sản xuất nông nghiệp cùng với việc tính lại giá trị sản phẩm nông nghiệp

1.2.2.Mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác

Trang 16

Lực lượng sản xuất phát triển kéo theo sự thay đổi tận gốc quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế quốc dân khác Mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp thể hiện ở chỗ nông nghiệp nhận những sản phẩm của công nghiệp phục vụ cho qúa trình sản xuất nông nghiệp như phân bón, thiết bị máy móc, thuốc trừ sâu, … và cả phương pháp tiến hành sản xuất hợp lý kiểu nông nghiệp

Lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc thì mối liên hệ giữa các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm càng phải chặt chẽ hơn Sự liên kết giữa các khâu trong một quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng từ nông nghiệp đã dẫn đến sự hình thành các liên hợp nông công nghiệp

Quá trình liên kết giữa các bộ phận của sản xuất nông nghiệp với nhau hoặc giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp được gọi là quá trình nhất thể hóa Có sự nhất thể hóa theo chiều ngang giữa các xí nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc các xí nghiệp cùng nằm trong một giai đoạn công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng tốt hơn công suất thiết bị Cũng có sự nhất thể hóa theo chiều dọc giữa các xí nghiệp hoặc các ngành có liên quan trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng, các xí nghiệp hoặc các ngành trong cùng dây chuyền sản xuất

Khái niệm nhất thể hóa bắt nguồn từ tiếng La Tinh “Integrato” nghĩa là “sự nhích lại gần nhau”, “sự quyện chặt lấy nhau” Theo nghĩa kinh tế của từ nhất thể hóa là tập hợp các mối liên hệ thường xuyên, lâu dài, ổn định về sản xuất, kỹ thuật và kinh tế giữa các bộ phận cấu thành một cách tự nguyện, tương đối biệt lập nhưng vẫn có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau của một tổng thể kinh tế nào đó nhằm tối ưu hóa cấu trúc và đảm bảo cho nó phát triển tổng hợp, cân đối, nhịp nhàng

Mục đích của quá trình nhất thể hóa là giảm tối thiểu chi phí sản xuất và thu lợi nhuận tối đa Nhất thể hóa loại trừ nguy cơ cạnh tranh giữa các công đoạn khác nhau của cùng một chu trình thống nhất sản xuất ra một loại sản phẩm cuối cùng, làm hạ giá thành sản phẩm Nhất thể hóa còn là điều kiện để công nghiệp hóa nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển hóa nông thôn thành đô thị

Sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa công nghiệp và thương nghiệp với nông nghiệp trong quá trình nhất thể hóa làm cho số lượng sản phẩm (có nguồn gốc nông nghiệp) đã qua chế biến ngày càng đa dạng và giá thành hạ Xu thế hòa hoãn và hợp tác sau thời kỳ chiến tranh lạnh càng làm mở rộng hơn, làm sâu sắc thêm quá trình nhất thể hóa Quá trình liên kết

Trang 17

giữa nông nghiệp và công nghiệp không chỉ diễn ra trong một vùng, một quốc gia mà cả liên quốc gia, có quy mô quốc tế

Tác động của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã gây nên những biến động lớn trong nông nghiệp Ngày nay một nông dân ở Tây Âu hoặc Hoa Kỳ có thể gieo trồng 300 ha ngũ cốc và chăn nuôi bò hoặc khai thác một nông trại chuyên canh ngũ cốc khoảng 500 đến 600ha Máy điện tử thu hoạch cà chua của Mỹ chỉ với 5 người điều khiển có thể hái và phân loại 300 tấn cà chua trong 1 giờ

Xu thế hiện đại hóa nông nghiệp, áp dụng quy trình công nghệ kiểu công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho nông nghiệp và công nghiệp xích lại gần nhau hơn, mối liên hệ về mặt sản xuất trở nên vững vàng hơn

1.2.3.Hợp tác quốc tế trong sản xuất nông nghiệp

Ngày nay, khi chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh, xu thế hợp tác giữa các quốc gia, khu vực và thế giới ngày càng phát triển Sự hợp tác đó không chỉ dựa trên cơ sở liên kết về mặt sản xuất mà cả ở khâu vận chuyển và tổ chức tiêu thụ sản phẩm Các tổ chức kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho các xí nghiệp nông nghiệp, các đồn điền, trang trại trong từng vùng, từng quốc gia, khu vực phát triển phù hợp với xu thế hiện nay; đa dạng hóa mẫu mã hàng hóa từ một dạng nguyên liệu ban đầu Sự hợp tác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thể hiện từ hình thức trợ vốn đến chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm

Tóm lại, liên kết nông công nghiệp là hình thức áp dụng kiểu sản xuất công nghiệp trong ngành nông nghiệp trên quy mô lớn (liên kết nhiều xí nghiệp có cùng chức năng lại với nhau), là quá trình liên kết giữa các ngành công nghiệp với các ngành nông nghiệp trong chuỗi dây chuyền sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và tổ chức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp (cả những sản phẩm tươi sống và các sản phẩm đã qua quá trình chế biến)

1.3.Liên kết nông- công nghiệp là nội dung cốt lõi của tổ chức lãnh thổ nền nông nghiệp hiện đại

1.3.1.Cơ sở kinh tế- xã hội của liên kết nông- công nghiệp

Ngày nay khi mà trình độ sản xuất nông nghiệp đã đạt mức phát triển cao, việc liên kết giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp và các ngành kinh tế khác đòi hỏi ngày càng hoàn thiện các mối quan hệ sản xuất giữa chúng và trên cơ sở đó tạo ra các hình thức mới của nền sản xuất xã hội Quá trình đó được quy định bởi nhiều nhân tố có tính chất xã hội, kinh tế, tự nhiên và lịch sử

Trang 18

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội là cơ sở đầu tiên của quá trình liên kết nông công nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân Trước khi xảy ra cuộc phân công lao động lần thứ nhất thì trồng trọt là hoạt động sản xuất duy nhất của loài người, các sản phẩm làm ra chỉ mang tính chất tự cung, tự cấp

Dựa vào sự phát triển của lực lượng sản xuất theo từng thời kì mà sự phân công lao động diễn ra theo từng giai đoạn khác nhau Sau giai đoạn đầu, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, bên cạnh đó một số loại lao động mới có tính chất riêng biệt được tách khỏi nông nghiệp

là thủ công và thương nghiệp Nền đại cơ khí xuất hiện là một bước ngoặc đã làm thay đổi toàn bộ các quá trình sản xuất, thu hẹp thời gian, giải phóng sức lao động trong tất cả các ngành Từ đó các ngành thể hiện dần chỗ đứng độc lập của mình Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp… ra đời

Sự phân công lao động xã hội dẫn tới sự tách riêng nhiều ngành sản xuất mang tính chuyên môn hóa cao, nâng cao mức độ tập trung và xã hội hóa sản xuất, đẩy mạnh kinh tế, tăng cường kết quả hoạt động của các ngành Từ đó đã làm cho năng xuất lao động xã hội tăng lên chưa từng thấy trước đây Đây là một xu hướng được thể hiện ở việc tổ chức các quy trình sản xuất cũng như sự phân chia quá trình công nghệ Nhiều ngành sản xuất công nghiệp hóa được tách ra như công nghiệp chế biến, cơ khí trồng trọt, cơ khí chăn nuôi…

Do tính chất về năng suất lao động và những thành tựu khoa học kĩ thuật áp dụng trong sản xuất, đòi hỏi các xí nghiệp chuyên môn hóa sản xuất nhỏ phải tập trung và trở thành các xí nghiệp có quy mô lớn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội Sự cần thiết phải thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ và tương đối ổn định giữa các xí nghiệp chuyên môn hóa sản xuất dẫn đến sự hợp tác các xí nghiệp này với nhau Vì thế chuyên môn hóa và hợp tác hóa là hai mặt khác nhau của cùng một quá trình phân công lao động xã hội và quy định lẫn nhau trong sự phát triển của mình

Nếu các xí nghiệp ngày càng được chuyên môn hóa sâu thì nó càng phụ thuộc chặt chẽ vào các xí nghiệp khác Các mối liên hệ kinh tế - kỹ thuật ngày càng trở nên chặt chẽ hơn thì đòi hỏi việc tổ chức lãnh thổ các mối liên hệ giữa chúng ngày càng cao hơn

Ngày nay, theo xu hướng phát triển nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, việc liên kết giữa hai ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp là một đòi hỏi tất yếu nhằm đem lại sản phẩm cho xã hội vừa phong phú vừa đa dạng Sự liên kết giữa các ngành sản xuất trong xã hội tư bản không phải diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và

Trang 19

công nghiệp mà chỉ ở các ngành sản xuất có liên quan đến ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp

Việc tách ra hàng loạt các dạng hoạt động thuộc ngành công nghiệp và các ngành khác: sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ nông phẩm là điều kiện liên kết nông công nghiệp Quá trình này diễn ra như sau:

Thứ nhất: Qua con đường tách các ngành công nghiệp sản xuất, tư liệu sản xuất nông

nghiệp: trước kia nền nông nghiệp vốn tự cung, tự cấp phần lớn các tư liệu sản xuất như: sức kéo, giống gia súc, công cụ sản xuất thô sơ, thức ăn gia súc… Sau đó nhờ sự phát triển của công nghiệp mà công nghiệp cơ khí nông nghiệp, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc tách

ra thành các ngành công nghiệp riêng biệt

Thứ hai: Qua con đường tách ra từ công nghiệp các ngành chế biến các sản phẩm

nông nghiệp như các ngành công nghiệp chế biến rau quả, thịt, cá, sữa…

Thứ ba: Qua con đường vận chuyện nông phẩm: gần như toàn bộ các hoạt động kể

trên được đưa sang ngành giao thông, vì các sản phẩm của nông nghiệp đã trở thành hàng hóa

Thứ tư: Qua con đường tiêu thụ sản phẩm: Trước kia nền nông nghiệp là một nền sản

xuất mang tính chất tự cung, tự cấp khép kín Ngày nay, sự phát triển của các ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác đòi hỏi nông nghiệp phải chuyên môn hóa sản xuất không thể tự đóng khung cho mình Các mối trao đổi hàng hóa phát triển, các tổ chức chuyên môn hóa thu mua hàng nông sản với cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp (như kho tàng, cơ quan kiểm nghiệm sản phẩm và kiểm định chất lượng sản phẩm) là bộ phận quan trọng của nông nghiệp thương mại hóa

Trong quá trình này còn hình thành các dạng hoạt động riêng lẻ thuộc các ngành phục

vụ sản xuất nông nghiệp như cung ứng tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, sửa chữa các thiết

bị, xây dựng, thú y, cải tạo đất… tức là hình thành cấu trúc hạ tầng cho liên hiệp nông - công nghiệp

Trên cơ sở phân công lao động xã hội, các ngành và các hoạt động xã hội riêng lẻ đã được tách ra, sau đó thì giữa chúng với nhau có mối liên hệ chặt chẽ trong quá trình phát triển đi lên của mình, giữa chúng đều có mối tương hỗ lẫn nhau, ngành này là cơ sở cho ngành kia phát triển

Việc bảo đảm các mối liên hệ chặt chẽ giữa các xí nghiệp thực hiện các giai đoạn kế tiếp nhau trong cùng một quá trình công nghệ nhưng lại bị phân tán và quản lí theo từng

Trang 20

ngành khác nhau diễn ra rất phức tạp Nếu không tổ chức tốt các mối liên hệ, tất yếu dẫn đến tình trạng mất cân đối và ảnh hưởng xấu đến nhịp điệu trao đổi, chất lượng nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng, dẫn đến những hao phí, tổn thất trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Tính tất yếu và trở thành một yêu cầu khách quan là cần phải liên kết các xí nghiệp và các ngành sản xuất chuyên môn hóa nhằm tái tạo quy trình công nghệ thống nhất mà trước đó đã

bị chia cắt trong quá trình phân công lao động xã hội

Ở Hoa Kỳ và các nước Tây Âu thể hiện khá rõ nét về sự liên kết sản xuất, hầu như các nông trại lớn có mối liên hệ với các công ty chế biến sản phẩm nông nghiệp, hóa chất, sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp… thành các liên hợp lớn

Hiện nay, các liên hợp nông công nghiệp đã hình thành các xí nghiệp có tính chất đa quốc gia Chuyển giao công nghệ và áp dụng công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất Các xí nghiệp nông công nghiệp không những chỉ kết hợp hoạt động sản xuất nông nghiệp với các xí nghiệp chế biến nông sản mà còn quản lý luôn cả khâu bảo quản, lưu trữ và lưu thông phân phối Như hãng Vexton ở Anh Hãng này có 115 trang trại lớn, 6 nhà máy liên hợp nuôi gia cầm, 18 nhà máy chế biến thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, 114 nhà máy chế biến bánh kẹo, chè, cà phê, 522 cửa hàng với tổng số lao động khoảng 110.000 công nhân

Tóm lại: Việc hình thành liên kết nông công nghiệp là kết quả của quá trình hai mặt

tưởng như đối lập nhau: một mặt phân công lao động xã hội đã tách việc sản xuất nông phẩm cuối cùng thành các ngành, các dạng hoạt động, tức là thể hiện sự phân hóa và mặt khác là

sự liên kết tổng hợp các ngành và các dạng hoạt động lại với nhau

1.3.2.Cơ sở vật chất của liên kết nông- công nghiệp

Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều có khuynh hướng đổi mới cơ cấu trong nông nghiệp Có nghĩa là biến đổi nền sản xuất nông nghiệp trở thành một kiểu sản xuất công nghiệp, bằng cách thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình công nghệ và tổ chức quản

lý nông nghiệp Công nghiệp hóa nông nghiệp chính là cơ sở vật chất tạo tiền đề cho việc hình thành liên kết nông công nghiệp

Công nghiệp hóa nông nghiệp là quá trình cơ giới hóa tổng hợp và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp từ khâu trồng trọt cho đến khâu chăn nuôi, áp dụng kỹ thuật công nghiệp có tính dây chuyền và tính nhịp điệu vào mọi thao tác và các giai đoạn sản xuất để tạo

ra sản phẩm cuối cùng Từ đó có thể nâng cao việc chế biến nông sản, đưa hoạt động từ xí nghiệp nông nghiệp sang xí nghiệp công nghiệp với những quy trình công nghệ phức tạp có

Trang 21

tính chất chuyên môn hóa sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có tính hàng loạt Các xí nghiệp công nghiệp ngoài tính chuyên môn hóa còn tiến tới tính tự động hóa sản xuất

Cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghệ đã làm biến đổi không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng trong quá trình cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa và tự động hóa Công nghệ sản xuất đã sử dụng các giống tốt, công cụ máy móc hiện đại và các vật tư

kỹ thuật có hiệu lực cao theo hướng giảm chi phí lao động, tăng chi phí lao động quá khứ

Trong lĩnh vực cơ khí hóa: bước đầu cơ giới hóa chỉ mang tính bộ phận như từng khâu, từng quy trình công nghệ Dần dần tiến tới áp dụng tổ hợp máy cơ khí tổng hợp và tự động hóa trong các quy trình sản xuất Càng về sau các máy móc phục vụ nông nghiệp tăng dần tốc độ và công suất Hiện nay các loại máy kéo có công suất từ 4 đến 400 sức ngựa

Các máy liên hợp được đưa vào sản xuất nông nghiệp với chức năng thực hiện nhiều thao tác kỹ thuật, các loại máy liên hợp này thường kết hợp chặt chẽ giữa cơ khí hóa và hóa học hóa nông nghiệp Tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống giao thông, cùng các phương tiện vận chuyển chuyên môn hóa phù hợp với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Thực hiện các quy trình kỹ thuật mới, tổ chức lao động tiên tiến trong tất cả quá trình sản xuất thuộc ngành trồng trọt và chăn nuôi

Trong lĩnh vực điện khí hóa: con người chế tạo các loại thiết bị bảo đảm điện khí hóa tổng hợp mọi quá trình sản xuất và hoàn toàn điều khiển chúng theo chương trình tự động sử dụng năng lượng nhiệt và các nguồn năng lượng khác cho nông nghiệp

Trong lĩnh vực hóa học và sinh học: sử dụng rộng rãi và có hiệu quả các loại phân đạm, lân, kali, phân hỗn hợp NPK cho các loại cây trồng cho năng suất cao Các loại hóa chất phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại… để bảo vệ cây trồng Các chất vi lượng, các chất kích thích tăng trọng… cho từng loại vật nuôi công nghiệp

Trong lĩnh vực thủy lợi: ngoài việc sử dụng các loại máy bơm nước tưới tràn, tưới rãnh, còn có các thiết bị tưới giọi, tưới ngầm để tiết kiệm nước

Trong lĩnh vực khoa học phục vụ nông nghiệp: nghiên cứu các kỹ thuật về tách và ghép GIEN để tạo ra các giống thực vật và động vật mới có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ trồng trọt và chăn nuôi Nghiên cứu trong nhà kính cây trồng trong dung dịch và chất độn thay thế đất tự nhiên để đưa vào sản xuất

Hầu hết những lĩnh vực nêu trên làm cho quá trình nhất thể hóa giữa các ngành tham gia sản xuất ra sản phẩm cuối cùng hình thành liên hợp nông công nghiệp

Trang 22

Hiện nay trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng, công nghiệp hóa nông nghiệp được thể hiện qua các đặc điểm như sau:

- Không chỉ hệ thống máy móc, mà các tổ hợp, các tư liệu lao động cơ giới, hóa học,

kỹ thuật, thủy lợi và sinh học đều nằm trong một tổng thể cơ sở vật chất sinh học - kỹ thuật của nông nghiệp

- Nét tiêu biểu của giai đoạn tiến bộ kỹ thuật hiện nay trong nông nghiệp là sự kết hợp hữu cơ những biến đổi cơ sở vật chất kỹ thuật với những cải tiến tương ứng về tổ chức sản xuất ở mọi cấp

- Công nghiệp hóa nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao, kết hợp chặt chẽ với cơ sở vật chất sinh học, kỹ thuật của quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất

Tóm lại: Liên kết nông công nghiệp ra đời là do sự phân công lao động trong xã hội

ngày càng sâu sắc, đồng thời nhờ vào kết quả của quá trình tập trung hóa, chuyên môn hóa

và nhất thể hóa trong sản xuất tạo nên những mối liên hệ giữa nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác Bên cạnh đó có sự tham gia của các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quy trình sản xuất và quản lý

1.3.3.Tiền đề khách quan của sự ra đời liên kết nông- công nghiệp ở Việt Nam

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới đã làm thay đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển Liên kết kinh tế giữa các nước là hình thức biểu hiện mang tính hệ thống toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau Vì vậy, nước ta không thể không mở cửa, hòa nhập với nền kinh tế thế giới, tận dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước

Từ Đại hội Đảng lần thứ VII cho đến nay, Đảng ta luôn có những chiến lược và sách lược đúng đắn để tiến hành CNH, HĐH đất nước, nhằm tạo ra những giá trị về vật chất với trình độ công nghệ cao (cơ khí hóa, tin học hóa, tự động hóa, sinh học hóa, hóa học hóa…), tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến khoa học – công nghệ thế giới

Trong những năm vừa qua, nhiều luồng gió mới thổi vào nền kinh tế Việt Nam Đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn, Bộ Chính Trị đã ra Nghị Quyết 100, Nghị quyết 10/NQ-TW (5-4-1988) về đổi mới quản lý nông nghiệp như chính sách ruộng đất, chính sách phát triển các thành phần kinh tế, chính sách thị trường, chính sách đầu tư và tín dụng…; cùng với Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế

Trang 23

xã hội nông thôn Bên cạnh đó có nhiều tập đoàn tư bản lớn các nước vào đầu tư ở Việt Nam tạo điều kiện cho việc thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng

Nông nghiệp là cơ sở, xuất phát điểm cho nền kinh tế, vì vậy các sản phẩm nông nghiệp nước ta tham gia vào thị trường thế giới cần phải hoàn chỉnh từ khâu sản xuất cho đến khâu chế biến, có chất lượng cao, số lượng nhiều mới đáp ứng yêu cầu của thị trường hàng hóa, đồng thời giữ vững được ưu thế cạnh tranh trong nước và quốc tế

Muốn có chất lượng cao, giá thành hạ về sản phẩm nông nghiệp, điều tất yếu phải có

sự chuẩn bị về cơ sở vật chất - kỹ thuật như: giống, kỹ thuật sản xuất, phân bón, vốn… phục

vụ cho sản xuất Liên kết với các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa từ nông nghiệp, qua nhiều hình thức liên doanh, liên kết, đầu tư vốn, kỹ thuật sản xuất cũng như những kinh nghiệm về tổ chức quản lý sản xuất…

Những năm qua các chương trình về liên doanh sản xuất đã được thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là 2 năm 1995-1996 là thời kỳ tập trung đầu tư cao cho công nghiệp chế biến nông sản Hầu hết các doanh nghiệp chế biến nông sản đã đi sâu vào đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, đổi mới thiết bị và công nghệ, tăng thêm cơ sở và công suất, làm cho năng lực chế biến nông sản ngày càng tăng nhanh và phong phú

Đây là điều kiện cho sự gắn bó sản xuất giữa ngành nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta, thể hiện mối liên kết nông- công nghiệp trong sản xuất Tạo thế phát triển nhanh và dần dần tiến tới thế ổn định trong nền kinh tế quốc dân, từ ngày đất nước đổi mới

1.3.4.Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp là một trong những con đường tất yếu

để phát triển kinh tế nước ta

Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đã làm cho đời sống kinh tế Việt Nam khởi sắc và ngày càng năng động hơn Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ khoa học công nghệ đã được nâng cao đáng kể Thị trường trong nước tăng nhanh, thị trường ngoài nước được mở rộng Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đang phát huy tác dụng tích cực trong việc huy động các nguồn lực và phát huy lợi thế của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các nguồn lực từ bên ngoài Vị thế của đất nước trên trường quốc tế được cải thiện và củng cố

Có được kết quả trên, ngoài việc tác động của chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn mà Đảng và Nhà nước đề ra, còn có sự tham gia tích cực và hiệu quả của nền công nghiệp Các ngành công nghiệp phục vụ cho sản xuất ra đời như: nhà máy cơ khí phục vụ nông nghiệp, nhà máy sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, công nghiệp chế biến nông sản…;

Trang 24

sự tác động mạnh mẽ của công nghiệp vào nông nghiệp đã làm cho cả hai ngành nông, công nghiệp từng bước lớn mạnh

Theo tổng kết kinh nghiệm của nhiều nước, người ta đã rút ra một kết luận là: mối quan hệ nông công nghiệp bền vững là mối quan hệ 1 : 2, có nghĩa là nếu nông nghiệp phát triển với tốc độ 2%/năm thì công nghiệp chỉ có thể phát triển với tốc độ trên dưới 4%/năm,

và nói chung mối quan hệ này tương đối đúng cho nhiều nước trong quá trình phát triển công nghiệp hóa

Vấn đề đặt ra là: Các nhà máy chế tạo máy móc nông nghiệp và các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp từ phục vụ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Giữa chúng chưa có mối quan hệ mật thiết nội tạng với nhau và đặc biệt chưa có những mối liên kết kiểu nông công nghiệp theo đúng nghĩa của nó Muốn phát triển nông nghiệp có hiệu quả cao, thì không còn cách nào khác là phải hợp tác chặt chẽ giữa các ngành sản xuất công cụ, máy móc công nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp dựa trên sự phân công lao động trong một dây chuyền công nghệ sản xuất một loại sản phẩm nông nghiệp

Vừa qua các doanh nghiệp ở nước ta cũng đã tiến hành bố trí lại sản xuất, xác định nguồn nguyên liệu nông sản, áp dụng công nghệ mới trong chế biến, đa dạng hóa sản phẩm

và cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường trong và ngoài nước như: sản phẩm chè chế biến từ 7 mặt hàng (3 loại chè đen và 4 loại chè hương), đến nay đã

có 45 mặt hàng chè tham gia vào thị trường; về cà phê, ngoài cà phê nhân còn có các mặt hàng cà phê hòa tan, cà phê rang xay xuất khẩu; mặt hàng gạo xuất khẩu cũng đa dạng hơn

Tóm lại: Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta,

điều tất yếu phải thực hiện mối liên kết nông công nghiệp trong sản xuất

1.3.5.Thực trạng của việc liên kết nông- công nghiệp và các hình thức kết hợp ở Việt Nam

Gần mười năm đổi mới, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, môi trường sản xuất và kinh doanh nước ta đã và đang được hoàn thiện dần từng bước, cơ cấu nông nghiệp có những chuyển biến quan trọng theo hướng tích cực Nhiều vùng chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa đã được hình thành và phát triển

Các thành phần kinh tế vừa thực hiện đổi mới vừa phát triển, bước đầu gắn bó với nhau, vừa thống nhất lại vừa đa dạng, đa thành phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế đất nước Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự

Trang 25

do hóa nền kinh tế thế giới, Việt Nam có cơ hội trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ - thông tin với thế giới bên ngoài tạo cơ sở và động lực cho sự phát triển kinh tế Do tính chất

đa dạng hóa sản xuất nên các thành phần kinh tế nước ta có mối liên kết giữa các ngành với nhau, sản phẩm của ngành này là nguyên liệu của ngành kia Vì thế các doanh nghiệp tự liên kết thành hệ thống trong quy trình sản xuất

Sản lượng công nghiệp chế biến tăng đáng kể, trong năm 1995 so với 1990, tiêu biểu một số mặt hàng như : sản lượng gạo, ngô qua chế biến đạt 12,5 triệu tấn, tăng 4,5 triệu tấn; đường mật các loại đạt 393.000 tấn, tăng 70.000 tấn; chè búp khô chế biến công nghiệp đạt 35.000 tấn, tăng 11.000 tấn; cao su mủ khô đạt 120.000 tấn, tăng trên 50.000 tấn; cà phê nhân đạt trên 200.000 tấn, tăng gấp 4 lần…

Chỉ trong vòng 5 năm từ 1991 đến 1995 giá trị sản lượng chế biến nông sản liên tục tăng với tốc độ cao Bình quân giá trị sản lượng chế biến lương thực tăng 17,4% /năm và giá trị sản lượng chế biến thực phẩm tăng 12,7% /năm

Tuy có những bước nhảy vọt về phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nhìn một cách khách quan thì các thành phần kinh tế hoạt động chưa đồng bộ về nhiều mặt Chưa hình thành một cơ chế thống nhất, đảm bảo liên kết các nhà máy với các vùng nông thôn sản xuất nguyên liệu để hình thành vùng nguyên liệu ổn định, đủ lớn về quy mô, đồng bộ về chất lượng, kịp thời về thời gian, phục vụ tốt cho công nghiệp chế biến phát huy hết công suất thiết kế Tình trạng nguyên liệu lúc thiếu, lúc thừa, tranh chấp quyền lợi giữa nông dân và nhà máy diễn ra kéo dài trong ngành điều, gỗ làm bột giấy, đay sợi v.v… ảnh hưởng xấu đến thu nhập của nông dân và khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam

Nhìn chung, năng lực công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch chưa theo kịp tốc độ phát triển sản xuất nguyên liệu và yêu cầu về nâng cao chất lượng và hiệu quả nông sản phẩm Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đều được tiêu thụ dưới dạng thô hoặc sơ chế Công nghiệp chế biến chưa làm được chức năng mở đường tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển

Trang 26

1.4 Lược sử trồng và chế biến điều trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Trên thế giới

Cây điều là cây hoang dại được cải tạo trở thành cây trồng trọt vào khoảng thế kỷ XVI Đến đầu thế kỷ XX, cây điều tuy đã được trồng nhiều ở Đông Phi, Ấn Độ và các nước châu Á nhưng mục đích chủ yếu vẫn là để che phủ đất, chống xói mòn còn việc sử dụng trái

và hạt làm đồ ăn, thức uống chỉ là mục tiêu kết hợp Đầu thế kỷ XX, những lô hàng nhân hạt điều đầu tiên được đóng gói, bảo quản trong thùng thiếc gắn kín nhập khẩu vào Hoa Kỳ, được thị trường nước này ưa chuộng, bán với giá cao và cũng từ đây các sản phẩm chế biến

từ nhân hạt điều mới bắt đầu trở thành hàng hóa buôn bán trên thị trường thế giới Nhờ đó cây điều đã thực sự trở thành một cây thực phẩm có giá trị và được đầu tư nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật cây trồng, tạo ra các giống mới năng suất cao, chất lượng tốt

Hiện nay đã có hơn 50 nước thuộc vùng nhiệt đới trên thế giới trồng điều, phân bố trong giới hạn địa lý từ chí tuyến Bắc xuống đến chí tuyến Nam và thường tập trung ở các vùng đất ven biển

Trong khoảng 15 năm trở lại đây, sản lượng bình quân hạt điều trên thế giới ước đạt 400.000 – 500.000 tấn/năm Những năm 70 trở về trước, vùng trồng điều có diện tích và sản lượng hạt điều thô xuất khẩu lớn nhất trên thế giới thuộc các nước Đông Phi như: Môdămbic, Tandania, Kênia, Nigiêria chiếm tới 60% thị phần, sau đó là Ấn Độ và Braxin

Bước vào thập niên 80, do những biến động lớn về điều kiện tự nhiên cũng như xã hội,

do vốn đầu tư hạn hẹp nên tình hình sản xuất điều ở các nước Đông Phi giảm sút nghiêm trọng Sản lượng hạt điều hiện nay ở các nước này so với những năm đạt cao nhất chỉ còn khoảng 15% Trong khi đó, ở châu Mỹ La tinh và Braxin nhờ thị trường Bắc Mỹ tiêu thụ mạnh nên diện tích đang được mở rộng cũng như đầu tư thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng Dự kiến trong những năm tới diện tích trồng điều tăng từ 150.000 ha lên 400.000

ha, sản lượng ước khoảng trên 300.000 tấn/năm

Ở châu Á, Ấn Độ đang trên đà mở rộng diện tích trồng điều để bù đắp sự sút giảm lượng hạt điều thô nhập khẩu từ các nước Đông Phi Đến cuối thế kỷ này, diện tích trồng điều của Ấn Độ có thể đạt tới trên 500.000 ha và sẽ đạt sản lượng hạt điều thô ước khoảng 300.000 tấn/năm

Năm 1986, nước có diện tích trồng điều lớn nhất trên thế giới là Ấn Độ 510.000 ha đứng thứ 2 là Indonexia 231.000 ha, thứ ba là Braxin 112.000 ha Riêng Việt Nam, đến năm

1988 theo thống kê điều tra của dự án VIE 85/005 nước ta đã trồng 100.000 ha điều và đạt

Trang 27

sản lượng xuất khẩu hạt thô là 14.000 tấn (lúc này nước ta chưa có nhà máy chế biến nên chỉ xuất khẩu hạt thô là chủ yếu)

Thế giới có hơn 50 quốc gia trồng điều các nước được gọi là cường quốc về điều có thể kể đến là Ấn Độ - Braxin – Việt Nam, chỉ riêng 3 nước này đã chiếm 70% tổng sản lượng điều thế giới, kế đến là các nước châu Phi như Bờ biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau

Nhìn chung, ngành điều thế giới cũng chịu ảnh hưởng nhiều về tình hình biến động giá

cả, sản lượng thành phẩm, thị trường tiêu thụ,….nhưng vẫn đem lại lợi nhuận bình ổn cho nhiều người và quốc gia trồng điều Áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chế biến điều cũng được nhiều nước trồng điều chú trọng hướng tới, nhằm đem lại giá trị kinh tế cao

Hiện nay, ngoài trồng điều hạt, còn trồng điều ghép, điều cao sản cho năng suất cao Ở

Ấn Độ, cây điều được trồng rộng rãi tại các bang Maharashra, Andhra Pradesh, Orissa, Kerala, Tamil Nadu,….; ngoài những bang truyền thống này, cây điều hiện còn được trồng ở các bang khác của Ấn Độ như Gujarat và Assam- nơi mà diện tích cây điều có sự đột phá thời gian gần đây Còn ở Việt Nam, cây điều được trồng nhiều nhất ở tỉnh Bình Phước Diện tích trồng điều của Việt Nam dự báo đến năm 2010 là 450.000 ha Thời gian thu hoạch điều

ở Việt Nam và Ấn Độ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 Ở Braxin, vụ mùa kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau

Đa phần các nước châu Phi đều xuất khẩu điều thô cho Ấn Độ để chế biến thành phẩm Việt Nam- Ấn Độ- Braxin cũng là ba nước chế biến điều lớn nhất trên thế giới Ngoài chế biến từ nguồn điều thô trong nước, ba nước này còn nhập khẩu điều thô để chế biến, đa phần nhập về từ các nước châu Phi

Các thị trường tiêu thụ điều lớn có thể kể tới là Bắc Mỹ- tiêu thụ khoảng 50% tổng số lượng nhân điều thế giới, tiếp theo là Liên minh châu Âu (EU) chiếm 29%, các nước châu Á chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 15%, còn lại là các nước khác Ấn Độ xuất khẩu được khoảng 100.000 – 125.000 tấn nhân điều mỗi năm Hoa Kỳ, Hà Lan, Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Anh và Nhật Bản là những khách hàng chính của Ấn Độ Trong khi

đó, khách hàng chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Úc, Hồng Kông…

Ngành điều thế giới ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến của mình Nhu cầu người sử dụng sản phẩm nhân điều ngày càng lớn,

là một trong những nguyên nhân làm cho ngành điều phát triển ổn định Tuy nhiên, ngành điều Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang đứng trước thách thức lớn, do diện tích

Trang 28

điều bị giảm đi vì nhiều nguyên nhân như giá cả, sản lượng bất ổn do thời tiết, khí hậu chi phối, nhiều nơi đã chặt điều để trồng cao su và những cây công nghiệp khác cho giá thành kinh tế cao hơn….Để làm cho ngành điều phát triển bền vững, cần có hoạch định chính sách chiến lược lâu dài, bao gồm cả đầu tư về khoa học kỹ thuật cho khâu trồng, chăm sóc và chế biến điều Đồng thời quan tâm chính đáng đến lợi ích người trồng điều và cả ngành điều từ chính sách quốc gia của mỗi nước

1.4.2.Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, chưa tìm thấy tài liệu nào nói chính xác cây điều được di giống đến từ bao giờ Có giả thiết cho rằng các giáo sĩ châu Âu khi tới Việt Nam truyền giáo đã mang theo hạt điều, nghĩa là cây điều đã có mặt ở nước ta từ mấy trăm năm Nhưng cũng có tài liệu lại cho rằng, một số chủ đồn điền người Pháp mang hạt điều từ Ấn Độ sang trồng thử chỉ mới hơn 100 năm nay Có thể nhận định rằng, vào thời kỳ đầu cây điều đã được trồng thử ở nhiều vùng trên cả nước Song do tính thích nghi với điều kiện sinh thái, khí hậu nên hầu hết các giống điều chỉ thấy tồn tại ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ dưới dạng cây vườn phân tán ở

các đồn điền cũ của người Pháp và trong khu dân cư

Những năm 80, phần lớn sản lượng hạt điều của nước ta đều được xuất bán ra thị trường nước ngoài Bước qua thập kỷ 90 và đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây nước ta đã hình thành nên một hệ thống cơ sở kinh doanh và chế biến hạt điều với tổng công suất thiết

kế đạt tới 150.000 tấn nguyên liệu hạt điều thô/năm Nhờ đó đã thu hút toàn bộ sản lượng hạt điều thô cho chế biến trong nước, tỷ lệ xuất nguyên liệu thô hầu như không đáng kể

Việt Nam là một nước sản xuất điều phát triển mạnh, hiện nay đã vượt qua Indonexia, vươn lên vị trí thứ ba trong số các nước vừa có diện tích trồng điều lớn vừa có sản lượng cao Trước đây, cây điều ở nước ta từ chỗ chỉ là cây không được chú trọng đầu tư phát triển, nay

đã trở thành một loại cây trồng phát triển rất mạnh mẽ, được lựa chọn trồng ở những vùng đất khô cằn, khó cải tạo; đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân lao động và nâng cao thu nhập cho nhiều nông hộ, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương trong cả nước

Ngành điều Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây Trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 số lượng các công ty, cơ sở chế biến hạt điều trong nước không ngừng tăng lên cả về số lượng, quy mô sản xuất, chế biến, khả năng xuất nhập khẩu, tìm kiếm thị trường và đặc biệt đã làm cho thị trường thu mua và chế biến hạt điều nội địa trở nên sôi động hơn bao giờ hết Các công ty, cơ sở chế biến hạt điều tăng lên với số lượng

Trang 29

rất nhanh, không chỉ ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, mà còn ở các tỉnh thuộc các vùng khác như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long Nguyên nhân của việc gia tăng này là do việc tăng diện tích, sản lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ hạt điều ngày càng lớn, kéo theo đó là lợi nhuận thu về tương ứng cho các doanh nghiệp, công ty, tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu hạt điều

Trang 30

CHƯƠNG 2

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ NGÀNH

SẢN XUẤT ĐIỀU Ở BÌNH THUẬN

2.1.Khái quát tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ có tọa độ địa lí từ 10033’42’’ đến

11033’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107023’41’’ đến 108052’42’’ kinh độ Đông

Về phía bắc, Bình Thuận giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, tây nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía đông và đông nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km Ngoài khơi có đảo Phú Quý cách bờ biển 120 km

Bình Thuận nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km về phía bắc và cách thành phố Nha Trang 250 km về phía nam, có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam chạy qua, nối Bình Thuận với các tỉnh phía bắc và phía nam đất nước, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối liền Bình Thuận với trung tâm dịch vụ dầu khí

2.2 Những nguồn lực phát triển

2.2.1 Đặc điểm sinh thái và giá trị kinh tế của cây điều

* Đặc tính thực vật học: Cây điều là loại cây thân mộc vùng nhiệt đới, tán lá thường

xanh quanh năm, cây sống lâu năm có thể tới 30 – 40 năm hoặc lâu hơn nữa

Thân cây: Thân cây lâu năm thường cao từ 6- 8 m, ở nơi đất tốt cây có thể cao tới 10

– 12 m và đường kính thân cây đoạn gốc có thể đạt 40 – 50 cm Nếu trồng dày quá thì thân cây điều tăng trưởng chiều cao mạnh, cành và nhánh vừa nhỏ vừa ngắn, lá thưa thớt, với hình

Trang 31

dáng cây như vậy sẽ hạn chế lượng hoa nên năng suất thấp Do vậy, để vườn điều sai hoa, năng suất cao cần trồng với khoảng cách thích hợp ngay từ đầu

Hệ rễ: Điều là cây vừa có cả rễ cọc vừa có rễ ngang Ở những vùng đất khô, mạch

nước ngầm thấp, rễ cọc cây điều có thể đâm xuống rất sâu để hút nước Do đó cây điều có khả năng chịu hạn tốt Hệ rễ ngang của cây điều phát triển mạnh, có thể lan rộng tới 2 – 3 m

ở tầng 50 – 60 cm lớp trên của đất trồng

Lá và tán lá: Lá điều là loại lá đơn, mọc so le, thường tập trung ở đầu cành Lá hình

trứng, đuôi lá nhọn, dài 15- 20 cm, rộng 8- 12 cm, khi già có màu xanh thẫm, nhẵn bóng Cây điều có khả năng phát triển bộ tán lá rất rộng Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, trồng trên đất phù hợp, tán lá rộng đến 5 m tính từ gốc, chiếm một diện tích lớn ngay từ khi cây mới 6 – 7 tuổi Chỉ những cây có bộ tán rộng và tương đối rậm rạp, nhiều cành và nhánh mới

có thể sai hoa, nhiều trái

Hoa: Hàng năm cây điều ra hoa vào khoảng thời gian cuối mùa mưa đến đầu mùa khô

Hoa trổ ở đầu cành thành từng chùm, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính Trong một chùm có tới hàng ngàn hoa, trong đó hoa đực chiếm tới 90%

Bao hoa có 5 cánh đều nhau, các nhị đực thẳng đứng trong đó chỉ có 1- 2 nhị lớn là hữu thụ còn các nhị khác đều bất thụ Nhụy cái là bầu đơn 1 ô Ở hoa đực, nhụy cái thui đi còn ở hoa lưỡng tính thì có nhụy lớn Vòi nhụy thường cao hơn nhị đực lớn, vì vậy mà sự thụ phấn bị hạn chế

Hoa điều nở từ sáng sớm, tới trưa thì héo dần Trong một chùm hoa thường chỉ có 5- 6 hoa nở trong một ngày Hoa có thể tự thụ phấn hoặc nhờ côn trùng, gió Vào những giờ nóng trong ngày khả năng tự thụ phấn tương đối cao Hoa điều rất nhạy cảm với mưa gió, ở thời

kỳ hoa nở mà gặp mưa gió lớn thì sự nở hoa và thụ phấn bị ảnh hưởng rất lớn

Quả: Sau khi được thụ phấn thì noãn nở thành hạt (nhân), bầu thì chuyển thành vỏ hạt

Nhân và vỏ mới chính là quả thật Còn cuống và đế hoa thì phát triển thành bộ phận quen gọi

là quả, thực ra chỉ là quả giả

Khoảng 30 ngày sau thụ phấn thì hạt đạt tới kích thước cực đại Từ tuần thứ 5 trở đi, khi hạt ngừng phát triển độ lớn thì cuống hoa bắt đầu phồng lên nhanh chóng lớn vượt hạt và tạo thành quả điều hoàn chỉnh trong khoảng 60 ngày Nhìn bề ngoài chúng ta có cảm giác quả giả là quả của cây điều có hạt không nằm bên trong mà lộ ra ngoài nên có tên gọi là đào lộn hột

Trang 32

Quả điều có hình dạng, kích thước, trọng lượng và màu sắc rất khác nhau tùy theo giống và điều kiện sinh sống Về hình dạng có thể là hình trụ, hình quả lê, hình nón cụt hoặc hình thoi Màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến đỏ tươi có những mảng đốm xanh trên bề mặt Chiều dài quả thay đổi từ 3- 20 cm, chiều rộng từ 3- 12 cm Trọng lượng từ 30- 150g, cá biệt

có khi tới 500g

Trong điều kiện tự nhiên, mỗi chùm hoa chỉ có 8- 26% số hoa lưỡng tính đậu thành quả tùy cây và điều kiện ngoại cảnh Trong số quả đã đậu thì số bị rụng non từ 34- 84%, cuối cùng trên cây chỉ còn lại trung bình 30- 40% số quả đã đậu Tỉ lệ rụng quả phụ thuộc vào đặc điểm giống, thời tiết, dinh dưỡng và sâu bệnh

Cây điều có đặc điểm là thời gian trổ hoa và đậu quả kéo dài nên trên cùng một cây có thể có cả hoa và các quả ở các giai đoạn phát triển khác nhau, cho nên thời vụ thu hoạch kéo dài

Hạt: Hạt điều hình quả thận, khi còn tươi có màu xanh, khi khô chuyển thành màu nâu

hơi xám Hạt có chiều dài trung bình 2,5- 3,5 cm, rộng 2 cm, dày 1- 1,5 cm, trọng lượng 5- 6 gam

Về cấu tạo, hạt điều gồm vỏ và nhân Lớp ngoài của vỏ tương đối dày và xốp, có chứa một chất dầu, trong tự nhiên là chất bảo vệ hạt chống lại sự phát hại của côn trùng Lớp trong cùng của vỏ thì mỏng hơn và rất cứng

Nhân do 2 lá mầm tạo thành, được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa màu nâu hơi đỏ Nhân

là bộ phận ăn được, chứa khoảng 40% lipid và 20% protid, là bộ phận rất giàu chất dinh dưỡng Trong trọng lượng của hạt điều thì vỏ chiếm 45- 50%, dầu vỏ 18- 23%, vỏ lụa 2- 5%, còn lại nhân chiếm 20- 25% Một tấn hạt điều trung bình cho 220 kg nhân và 80- 200 kg dầu

vỏ tùy theo phương pháp trích ly dầu

* Điều kiện sinh thái: Cây điều được trồng và có thể sinh trưởng được ở nhiều nơi

trên thế giới nằm trong giới hạn vĩ độ từ 250 Bắc xuống tới 240 Nam Tuy nhiên, cây điều chỉ

ra hoa kết trái bình thường, cho năng suất cao lại giới hạn từ vĩ độ 150 Bắc xuống đến vĩ độ

140 Nam

Các yếu tố khí hậu quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây điều:

Chế độ mưa: Lượng mưa của các vùng trồng điều trên thế giới thay đổi từ 500 – 4.000

mm/năm Song theo nhiều tài liệu tổng hợp của các nước thì vùng có lượng mưa nằm trong giới hạn 1.000 – 2.000 mm/năm là thích hợp nhất cho cây điều Trong chế độ mưa, cùng với lượng mưa thì sự phân bố lượng mưa theo các tháng trong năm cũng là một chỉ tiêu về khí

Trang 33

hậu quan trọng không kém đối với năng suất cây điều Mùa điều ra hoa kết trái thường kéo dài hơn 2 tháng, để hoa điều nở và được thụ phấn đầy đủ, thụ tinh thuận lợi thì đòi hỏi thời tiết phải khô ráo Vì vậy, chế độ khí hậu thích hợp nhất là có một mùa mưa tập trung và một mùa khô kéo dài 5- 6 tháng

Chế độ nhiệt: Cây điều có khả năng sinh trưởng trong một biên độ nhiệt khá rộng Chế

độ nhiệt độ thích hợp nhất để cây điều sinh trưởng phát triển tốt, ra nhiều hoa, nhiều trái là nhiệt độ bình quân hàng năm không thấp dưới 200C và trong năm không có tháng nào nhiệt

độ bình quân thấp dưới 150C

Chế độ ánh sáng: Cây điều là cây ưa sáng hoàn toàn Sự sinh trưởng, phát triển của

nó có liên quan mật thiết đến chế độ ánh sáng, đến độ dài ngày và độ mây che phủ Nhìn chung, cây điều trồng có hiệu quả kinh tế cao là ở những vùng có bầu trời quang đãng thường xuyên, không có tháng nào lượng mây che phủ bầu trời vượt quá chỉ số 7,2

Độ ẩm không khí: Tác động chủ yếu của độ ẩm không khí đến năng suất điều là vào

thời kỳ ra hoa kết trái Độ ẩm tương đối của không khí dao động mức 50% - 75% là thích

hợp nhất

Giông bão: Giông bão không gây tổn thất nghiêm trọng đến quần thể vườn điều

Nhưng nó lại là một tác nhân gây hại lớn đối với năng suất, sản lượng của vườn điều nếu xảy

ra vào thời kỳ vườn điều đang ra hoa kết trái Vì vậy, không nên trồng điều nhằm mục đích thu hoạch sản phẩm hạt ở những vùng có mùa giông bão xảy ra với mật độ liên tiếp và cường

độ lớn trùng vào mùa điều ra hoa kết trái

Điều kiện đất đai: Cây điều có thể mọc được trên nhiều loại đất khác nhau, ít lệ thuộc

vào nguồn gốc đá mẹ phát sinh loại đất đó Tuy nhiên, để điều đem lại giá trị kinh tế cao thì cần phải chọn loại đất thích hợp và tùy theo đất tốt hay xấu mà có biện pháp canh tác cụ thể khác nhau

Đất trồng điều có thể đạt năng suất cao đòi hỏi có tầng mặt sâu, thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt Trồng điều trên các loại đất sét nặng, bí chặt; đất feralit vùng đồi có tầng

đá nổi hoặc tầng sỏi kết gần trên mặt; đất cát rời rạc có tầng nước ngầm ở quá sâu hoặc đất nhiễm phèn nặng thì cây có thể vẫn sống nhưng không phát triển được và cho sản lượng hạt rất thấp Đất có thành phần cơ giới phù hợp, có độ phì khá nhưng ở những nơi trũng, hàng

năm bị ngập úng dài ngày

* Giá trị kinh tế của cây điều

Cây điều cung cấp cho con người hạt và quả điều, trong đó:

Trang 34

Quả điều là loại quả rất có giá trị, ngày càng được sử dụng nhiều Quả điều là một loại thực phẩm tốt, thơm ngọt, dễ tiêu hóa và được dùng làm thực phẩm khá đa dạng như ăn tươi hoặc chế biến nước uống, rượu, mứt, kẹo Quả điều giàu chất khoáng và vitamin C, B1, B2,

PP …, đặc biệt vitamin C nhiều gấp 5 lần trong quả chanh Nước ép quả điều tươi chứa 10- 10,5% đường và 0,35% axit Nhược điểm của quả điều là có vị chát do có tanin Tuy vậy, có thể khử chát ngay từ quả hoặc nước ép bằng nhiều phương pháp

Hạt điều là phần có giá trị kinh tế cao nhất Nhân điều chiếm 25%- 30% trọng lượng hạt, trong đó hàm lượng các chất đạm, chất béo, đường, bột khá cao, ngoài ra còn có nhiều loại vitamin, axit amin và các chất khoáng rất cần cho sức khỏe con người Trong nhân điều, hàm lượng chất đạm chiếm từ 18- 20%, chất béo chiếm 45- 48%, chất đường chiếm 6- 7% Chất đạm trong nhân điều tương đương với đậu nành và đậu phộng về số lượng nhưng về chất lượng thì khá cao, tương đương với đạm trong sữa, trứng và thịt

Trong nhân điều, các chất béo chưa bão hòa chiếm tỉ lệ cao, có tác dụng điều hòa và làm giảm lượng Cholesteron trong máu giúp tránh được các bệnh về tim mạch Các vitamin

có trong nhân điều gồm B1, B2, D, E, PP….đặc biệt vitamin B1 giúp cho việc ăn ngon và hoạt động của hệ thần kinh được tốt hơn

Vỏ hạt điều chứa 18- 23% dầu, là nguyên liệu để chế ra các loại sản phẩm như: sơn phủ kim loại, sơn cách điện, sơn mỹ nghệ, thuốc bảo quản gỗ v.v…Hiện nay, dầu vỏ điều

cũng là một mặt hàng xuất khẩu

2.2.2 Các nguồn lực tự nhiên

Khí hậu: Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình

nhiều nắng, gió và không có mùa đông lạnh; có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng 7

đến tháng 9 và mùa nắng từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau

Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26,50 đến 270 C Số giờ nắng bình quân hằng năm khoảng 2.903 giờ Tháng 3 hằng năm có giờ nắng cao là 297 giờ và tháng 8 giờ nắng ít nhất

là 160 giờ Tổng nhiệt độ trung bình năm trên 9.5000C

Lượng mưa trung bình hằng năm trong tỉnh thấp nhất, khoảng từ 800 – 1.500mm và

độ ẩm trung bình từ 79 – 80% Khí hậu ở Bình Thuận có tính chất phân hóa do yếu tố địa hình đã hình thành một số vùng:

Vùng tây nam tỉnh gồm các huyện Tánh Linh, Đức Linh với lượng mưa nhiều, mùa mưa đến sớm và thường kéo dài trong 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10) và thường mưa nhiều nhất vào tháng 7 và 8; nhưng khô hạn trong mùa khô

Trang 35

Vùng đông nam và tây của tỉnh bao gồm các huyện Hàm Tân, một phần huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, thị xã Lagi, thành phố Phan Thiết và vùng tây của hai huyện Bắc Bình, Tuy Phong lượng mưa tương đối khá Vùng tây nam mùa mưa đến chậm, do địa hình dốc, sông ngắn nên hay gây ra lũ quét

Ven biển phía đông bắc tính từ Mũi Né đến Tuy Phong bao gồm đồng bằng ven biển phía bắc Phan Thiết và hai huyện Bắc Bình, Tuy Phong ít mưa, khô hạn nhiều nhất so với trong tỉnh và cả nước Mùa mưa đến chậm và chỉ kéo dài trong 3 đến 4 tháng và nhiều năm không có mùa mưa Vùng này gió mạnh vào mùa khô và hạn hán thường xuyên

Vùng đảo Phú Quý là nơi có khí hậu mát mẻ, mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 Gió có tốc độ gấp 2 đến 3 lần so với đất liền

Bình Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm và khá ổn định là điều kiện thuận lợi cho thu hoạch, phơi sấy các sản phẩm trong nông nghiệp Bên cạnh đó các yếu tố khí hậu ở Bình Thuận cũng đã tạo những thuận lợi rất cơ bản cho sản xuất nông nghiệp nói chung và với cây điều nói riêng, các loại cây trồng nông nghiệp có điều kiện phát triển nhanh và cho năng suất cao

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2009

Về cơ cấu sử dụng đất của tỉnh, trong tổng số 781.043 ha đất tự nhiên của tỉnh thì diện tích đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 677.948 ha chiếm 86,80% và chiếm tỷ trọng thấp nhất là đất ở với 7.669 ha chỉ chiếm 0,98% Đất có vị trí rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở Bình Thuận, có các loại đất chính sau:

Trang 36

- Đất cồn cát và đất cát biển chiếm khoảng 18,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố dọc theo bờ biển các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Lagi và Hàm Tân (chiếm 146.500ha) Đất nghèo mùn, tầng dày, giữ nước và giữ ẩm kém

- Đất phù sa bao gồm đất phù sa không được bồi và phù sa được bồi Đất phù sa ủng nước chiếm 9,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố tập trung ở các đồng bằng thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh, Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, thị xã Lagi và thành phố Phan Thiết (75.400ha) Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tầng dày trên 100cm, mùn từ nghèo đến trung bình

- Đất xám trên phù sa cổ, xám trên granit, xám trên đá cát chiếm 18,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Nhóm đất này phân bố ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình (chiếm 151.000ha) Đất có thành phần cơ giới nhẹ

Thủy văn: Bắt nguồn từ rừng núi phía bắc và phía tây của tỉnh, Bình Thuận có 7 con

sông chính đổ ra biển Đông Tổng diện tích lưu vực các sông là 9880km2, tổng chiều dài các sông, suối là 663km Mật độ các sông suối trong tỉnh thưa thớt từ 0,15 – 0,58km/km2 và thường cạn kiệt nước vào mùa khô

Tổng lượng dòng chảy sông ngòi Bình Thuận trung bình hằng năm khoảng 5,36 tỷ m3nước, trong đó lượng dòng chảy bên ngoài đưa đến là 4,26 tỷ m3 và trong tỉnh là 1,1 tỷ m3

Mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11); mùa lũ hằng năm kéo dài 4 tháng (từ tháng 8 đến tháng 11), đối với các huyện phía bắc tỉnh và 5 tháng đối với các huyện phía

Trang 37

nam tỉnh Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 80% lượng dòng chảy cả năm và riêng tháng 10,

có lượng dòng chảy cao nhất là 37,2%

Chế độ nước sông Bình Thuận phân hóa theo mùa rõ nét Mùa cạn có lượng mưa rất nhỏ so với lượng mưa cả năm Lượng dòng chảy của sông suối chủ yếu là do lượng nước dự trữ trong đất Các huyện phía bắc tỉnh có mùa khô kéo dài 8 tháng (tháng 12 đến tháng 7 năm sau) và các huyện phía nam có 7 tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau)

Nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, phèn rất ít có khả năng phục vụ nhu cần sản xuất, chỉ đáp ứng được phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng nhỏ thuộc Phan Thiết

và đồng bằng sông La Ngà

Nước là yếu tố chi phối khả năng khai thác tiềm năng nông nghiệp của tỉnh Do lượng mưa hàng năm thấp, mùa khô kéo dài nên cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh Những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư xây dựng một số công trình thủy lợi nhằm phục vụ nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân như hồ Sông Lòng Sông, đập dâng Tà Pao,… Do đó, nguồn nước cũng được đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây điều nói

riêng

2.2.3.Các nguồn lực kinh tế- xã hội

Nguồn nhân lực: Qua 10 năm từ 1999 đến 2009, dân số Bình Thuận có sự phát triển

khá nhanh, tăng 1,12 lần và tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,2% Dân số của tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ tăng tự nhiên 13,42%, cơ cấu giới tính: Nam chiếm 50,93%, Nữ chiếm 49,07% (2009), sự biến động cơ cấu tuổi có xu hướng ngày càng hợp lý Nguồn lao động của tỉnh tương đối dồi dào và tăng khá nhanh, năm 2007 nguồn lao động của tỉnh là 557.414 người nhưng đến năm 2009 nguồn lao động của tỉnh là 591.650 người, tăng lên 34.236 người

so với năm 2007 Dân số Bình Thuận năm 2009 là 1.171.675 người, trong đó có khoảng 591.650 người lao động Trong số 591.650 người lao động thì lao động trong nông nghiệp chiếm khoảng 53,2%, còn lại là các ngành khác chiếm 46,8% Việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh đã dẫn đến những thay đổi nhất định về tình hình sử dụng lao động theo các ngành

Trang 38

Bảng 2.2: Phân bố lao động theo các ngành kinh tế giai đoạn 2007- 2009

lâm, thủy sản

Công nghiệp, xây dựng

Thương mại, dịch vụ

Nông, lâm, thủy sản

Công nghiệp, xây dựng

Thương mại, dịch vụ

2007 557.414 311.999 53.413 192.003 60,0 9,6 30,4

2008 574.268 313.545 55.604 205.119 55,0 9,7 35,3

2009 591.650 315.104 57.319 219.227 53,2 9,7 37,1

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2009

Qua bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi nhanh chóng Trong 3 năm (từ 2007 đến 2009), số lượng lao động trong các ngành kinh tế đều tăng nhưng tỷ lệ phân bố lao động có sự thay đổi Tỷ lệ lao động ngành thương mại, dịch

vụ tăng nhanh nhất với 6,7%; ngành công nghiệp có tỷ lệ lao động tăng chậm 0,1%; tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp giảm 6,8% Sự thay đổi về số lượng và tỷ lệ lao động trong các ngành là phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh: công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp

So với mức trung bình của cả nước và với các tỉnh khác thì chất lượng lao động của tỉnh vẫn còn thấp Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2008 thì cơ cấu trình

độ văn hóa trong lực lượng lao động của tỉnh vẫn còn thấp: tỉ lệ chưa biết chữ chiếm 6,2%, tốt nghiệp cấp I: 47,55%, tốt nghiệp cấp II: 21,6%, tốt nghiệp cấp III: 24,65%

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng lao động của tỉnh vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng nhưng số lượng còn thấp, cơ cấu đào tạo theo trình độ thiếu hợp lý Năm 2008, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của tỉnh chiếm 10,27%; trong đó Đại học và trên Đại học chiếm 1,74%, cao đẳng chiếm 1,09%, công nhân

kỹ thuật chiếm 2,98%, trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao 4,46% Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Nhìn chung, ở các ngành khác nhau thì đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật cũng rất khác nhau Các ngành quản

lý nhà nước, giáo dục – đào tạo, y tế, hoạt động khoa học công nghệ, tài chính ngân hàng có đội ngũ lao động với chất lượng cao hơn hẳn so với các ngành khác

Trang 39

Toàn tỉnh hiện có khoảng 591.650 người lao động trên tổng số 1.171.675 người (2009), trong đó lao động nông nghiệp chiếm 53,2%, tuy nhiên khu vực nông nghiệp và nông thôn đã ngày càng tạo thêm được nhiều việc làm cho người dân, do đó đã sử dụng được 80% thời gian lao động ở nông thôn

Việc sử dụng lao động trong ngành điều: Căn cứ vào diện tích trồng điều ở Bình Thuận thì trung bình mỗi năm có khoảng 1.240 lao động cần sử dụng cho việc trồng điều Nguồn lao động này được phân bố ở các khâu nhưng chủ yếu là khâu thu hoạch Trong khâu gieo trồng và thu hoạch thường sử dụng lao động giản đơn, không cần kiến thức và trình độ chuyên môn, nguồn lao động này được sử dụng mang tính thời vụ Trong khâu chăm sóc điều thì chủ yếu là làm cỏ, bón phân, tỉa cành Số lao động không nhiều nhưng có kinh nghiệm về kỹ thuật cho cây trồng trong từng thời kỳ sinh trưởng

Tình hình hoạt động ở các cơ sở chế biến thủ công cũng mang tính thời vụ Số lao động thường tập trung rất lớn vào thời điểm vụ mùa thu hoạch Với 25 cơ sở chế biến thủ công thì trung bình mỗi cơ sở có từ 20 – 40 lao động, số lao động này có thể tăng và thực hiện thêm ca trong vụ mùa thu hoạch Còn ở các nhà máy chế biến công nghiệp có quy trình hiện đại thì số lượng công nhân dao động từ 500 – 700 người Trong đó các bộ phận quản lý

và nghiệp vụ như: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế hoạch, kinh doanh, Phòng Kế toán….chiếm tỉ lệ 1/3 lực lượng lao động trong nhà máy, số còn lại là lao động kỹ thuật gồm các bộ phận như: Quản lý, định mức kỹ thuật, Kiểm nghiệm thí nghiệm nguyên liệu và sản phẩm, Kiểm tra chất lượng sản phẩm…và các công nhân trực tiếp sản xuất trong các khâu như khâu phân loại hạt, xử lý nhiệt, tách vỏ và nhân, làm sạch vỏ lụa và khâu đóng gói Về thời gian làm việc của các bộ phận quản lý, nghiệp vụ và lao động kỹ thuật thì hoạt động thường xuyên trong năm

Cơ sở vật chất – kỹ thuật: Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh đang được cải thiện,

giao thông tương đối thuận lợi giữa tỉnh với bên ngoài và với các trung tâm huyện lỵ Mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay có tổng chiều dài 2.475 km, trong đó đường quốc lộ 269

km, đường Tỉnh lộ 417 km, còn lại là đường huyện lộ và nội thị Đường Quốc lộ 1A chạy dọc theo chiều dài của tỉnh cũng đã được nâng cấp và trải bê tông nhựa Tuyến Quốc lộ 28 từ Thành phố Phan Thiết qua trung tâm huyện Hàm Thuận Bắc nối với Lâm Đồng qua quốc lộ

20 với chiều dài trên địa bàn tỉnh là 42 km cũng được sửa chữa và nâng cấp

Các tuyến đường liên huyện đều có nền đường tương đối vững chắc, bề mặt đường rộng 5-7 m, một ít đoạn được trải nhựa còn lại hầu hết là mặt đường trải sỏi hoặc đá dăm,

Trang 40

nhiều đoạn đường và cầu cống bị xuống cấp nghiêm trọng nên về mùa mưa thường lầy lội và mùa khô thì gây bụi Mật độ đường hiện nay của tỉnh đạt 0,11km/km2, thuộc loại thấp nhất

so các tỉnh lân cận và cả nước, mật độ đường phân bố không đều, giao thông các vùng nông thôn còn thưa thớt và chất lượng đường rất xấu, đi lại còn khó khăn nhất là trong mùa mưa Trong giai đoạn 2000- 2009 hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới 360

km đường, trong đó: mặt đường bê tông nhựa 150 km, láng nhựa 210 km, làm mới 29 cầu chiều dài 934 mét, kiên cố 15 cầu bê tông cốt thép dài 353 mét, ngoài ra còn làm hàng trăm

km đường đất giao thông nông thôn

Bình Thuận là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều và sản lượng hạt điều lớn Một số nhà máy, cơ sở chế biến hạt điều được xây dựng đặt tại Phan Thiết, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc với sản lượng năm 2005 là 15.409 tấn nhân hạt Sản phẩm nhân hạt điều phần lớn xuất khẩu sang các nước EU, Trung Quốc…Một số cơ sở chế biến hạt điều thủ công hình thành tự phát, quy mô nhỏ, số lượng hay thay đổi, năm 2008 toàn tỉnh có khoảng

35 cơ sở chế biến hạt điều thủ công Ngoài ra thì các nhà máy công nghiệp chế biến hạt điều được xây dựng tại Phan Thiết, Tánh Linh, Đức Linh…đều do các doanh nghiệp tư nhân quản

lý với công suất nhỏ, thiết bị , công nghệ còn lạc hậu nên sản lượng hàng năm đạt chưa cao

và trình độ chế biến chỉ dừng lại ở mức sơ chế ra nhân điều để xuất khẩu, chưa có sự đa dạng hóa sản phẩm, chưa tận dụng để chế biến các sản phẩm khác từ điều

Hệ thống đường lối chính sách: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành và các lĩnh vực xã hội, nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Phấn đấu sớm đưa tỉnh thoát khỏi tỉnh nghèo, kém phát triển, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân

Trong lĩnh vực nông nghiệp, riêng đối với ngành trồng điều thì tỉnh đang quy hoạch,

bố trí phát triển cây điều trên đất xám, đất cát ven biển ở các huyện phía nam và tây nam của tỉnh như Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân và một số xã miền núi, vùng cao ở Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc nhằm mục tiêu đến năm 2010, phấn đấu đạt diện tích 30.500 ha Trong lĩnh vực công nghiệp thì công nghiệp chế biến được coi là hạt nhân thúc đẩy sản xuất công nghiệp và kinh tế của tỉnh phát triển, vừa là nguồn cung cấp hàng hóa dịch vụ, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành nông lâm thủy sản, các dự án hợp tác với bên ngoài Sản xuất các mặt hàng chất lượng cao với công nghệ hiện đại, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu Riêng đối với công nghiệp chế biến hạt điều, tỉnh đang có kế hoạch đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến hạt điều và đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ chế biến hạt điều ở Phan Thiết, Đức

Ngày đăng: 22/03/2013, 14:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của Bình Thuận năm 2008 - Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất của Bình Thuận năm 2008 (Trang 35)
Bảng 2.2: Phân bố lao động theo các ngành kinh tế giai đoạn 2007- 2009 - Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Bảng 2.2 Phân bố lao động theo các ngành kinh tế giai đoạn 2007- 2009 (Trang 38)
Bảng 2.3 : Diện tích, năng suất, sản lượng điều nước ta - Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng điều nước ta (Trang 41)
Bảng 2.4: So sánh diện tích, sản lượng, năng suất điều ở Bình Thuận với cả nước năm - Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Bảng 2.4 So sánh diện tích, sản lượng, năng suất điều ở Bình Thuận với cả nước năm (Trang 43)
Bảng 2.5: Tình hình phát triển cây điều tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2000- 2009  Năm  Diện tích điều - Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Bảng 2.5 Tình hình phát triển cây điều tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2000- 2009 Năm Diện tích điều (Trang 44)
Bảng 2.6: Diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng điều các huyện ở Bình Thuận - Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Bảng 2.6 Diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng điều các huyện ở Bình Thuận (Trang 45)
Bảng 2.7: Diện tích điều của tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2008- 2010 - Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Bảng 2.7 Diện tích điều của tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2008- 2010 (Trang 47)
Sơ đồ 2.1: Khái quát mạng lưới tiêu thụ điều thị trường trong nước - Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Sơ đồ 2.1 Khái quát mạng lưới tiêu thụ điều thị trường trong nước (Trang 49)
Sơ đồ 2.6: Qui trình chế biến cồn từ quả điều - Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Sơ đồ 2.6 Qui trình chế biến cồn từ quả điều (Trang 58)
Bảng 2.9: Tổng thu nhập từ cây điều trong giai đoạn 2007- 2009 - Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Bảng 2.9 Tổng thu nhập từ cây điều trong giai đoạn 2007- 2009 (Trang 64)
Bảng 2.10: Thu nhập từ 1 ha một số cây trồng giai đoạn 2007- 2008 - Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận
Bảng 2.10 Thu nhập từ 1 ha một số cây trồng giai đoạn 2007- 2008 (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w