LƯỢC ĐỒ HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN ĐIỀU Ở BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận (Trang 86 - 91)

ĐIỀU Ở BÌNH THUẬN

3.2.3.Một số kiến nghị

+Với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần:

- Chỉ đạo triển khai sớm việc rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển điều trên toàn quốc và ở từng tỉnh để có một quy hoạch về điều ổn định lâu dài, phù hợp với điều kiện, lợi thế của từng vùng và cung cấp điều trong nước và thế giới.

- Chỉ đạo rà soát, đánh giá lại quy trình trồng, chăm sóc đến thu hoạch và sau thu hoạch điều và đưa ra những quy trình chuẩn về chất lượng sản phẩm đối với từng loại điều theo vùng sản xuất đồng thời tổ chức việc quảng bá các quy trình đó tới từng hộ nông dân và trang trại theo vùng đã xác định. Tạo căn cứ để xác định nguồn gốc sản phẩm điều và là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu về sản phẩm điều của mình.

- Tập trung hỗ trợ nông dân trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều, hạ giá thành sản xuất mà trước hết là giảm chi phí đầu vào. Hạ giá thành cho người trồng điều cần được triển khai theo hướng thay đổi cơ cấu giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng.

- Tăng cường liên kết các nhà khoa học kỹ thuật với nông dân và các doanh nghiệp chế biến điều. Rà soát, xây dựng quy hoạch lại phát triển công nghiệp chế biến điều theo từng vùng sản xuất. Cân đối quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến đồng thời đưa ra quy định nếu doanh nghiệp nào không đầu tư vào trồng mới, cải tạo, nâng cấp vùng nguyên liệu điều thì không được tham gia kinh doanh điều.

- Xây dựng quy định về phát triển công nghiệp chế biến theo hướng tăng tỉ lệ sản phẩm tinh chế, nâng cao hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm điều tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

+ Tỉnh Bình Thuận

- Cây điều theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế là cây thích hợp với người nghèo, do vốn đầu tư ban đầu thấp, yêu cầu về chăm sóc không cao, không quá tốn kém nên người trồng điều đã ít chú ý đến các khâu chăm sóc, cải tạo và nâng cấp vườn điều dẫn đến sản lượng đạt thấp. Do đó Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ về vốn, giúp nông dân thay đổi cây điều giống cũ, năng suất thấp sang điều giống mới cho năng suất cao đồng thời triển khai rộng công tác khuyến nông tới từng người dân đang và sẽ trồng điều.

- Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần hỗ trợ, cung cấp cho các hộ nông dân trồng điều về thông tin thị trường, giá cả và những yêu cầu của sản xuất điều trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cây điều rất phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân nghèo. Thị trường điều chưa có dấu hiệu bão hòa, sản xuất nguyên liệu điều trong tỉnh chưa cung cấp đủ nhu cầu của các cơ sở chế biến hiện có, hàng năm các cơ sở chế biến này thường phải nhập khẩu một lượng điều lớn để đảm bảo quá trình chế biến được diễn ra liên

tục. Điều này nói lên rằng sản xuất điều nguyên liệu đang có nhiều điều kiện thuận lợi và là cơ hội lớn đối với người trồng điều.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho việc tiêu thụ, đảm bảo giá cả ổn định và đầu ra có lãi để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, duy trì vườn điều đồng thời chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh vào sản xuất, công nghệ chế biến, sơ chế hạt điều nhằm tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh.

- Nhà nước và các cơ quan ban ngành cần tiếp tục lập kế hoạch và phát triển lâu dài, xây dựng và hoàn thiện các cơ sở chế biến, các vùng trồng điều, các lãnh thổ trồng và chế biến điều, thực hiện quá trình chuyển hóa từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.

+ Các địa phương trồng điều: Hầu hết các vùng trồng điều trong tỉnh là những

vùng đất xấu, thiếu nước tưới, những hộ nông dân trồng điều ít có khả năng, điều kiện về tài chính nên việc thâm canh vườn điều còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, các địa phương trồng điều trong tỉnh cần có sự liên kết và hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm ổn định sản xuất đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc thâm canh tăng năng suất vườn điều.

+ Các cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu điều: Hầu hết các doanh nghiệp chế biến

điều trong tỉnh còn hoạt động đơn lẻ, chưa gắn kết, chưa có được các hoạt động mang tính tập thể, chưa chia sẻ với nhau nhằm tận dụng các cơ hội kinh doanh trong hoạt động chế biến và tiêu thụ điều. Do đó các doanh nghiệp chế biến điều cần nâng cao sức mạnh và có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Việc chế biến ở các doanh nghiệp hiện nay chỉ dừng lại ở việc chế biến ra nhân điều, chưa có sự đa dạng hóa sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp chế biến điều cần tiếp tục cải tiến trình độ công nghệ để nâng cao hơn nữa năng lực chế biến của mình. Muốn nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thì các cơ sở chế biến cần phải có sự nâng cấp và đầu tư hơn nữa dây chuyền chế biến các sản phẩm từ điều từ đó tạo nên một hệ thống dây chuyền khép kín trong sản xuất.

- Cần giữ vững và duy trì thị trường xuất khẩu nhân điều ở nước ngoài và tiếp tục mở rộng tiêu thụ điều ở trong nước đồng thời nâng cấp về chất lượng mẫu mã và kiểu cách đóng gói.

+ Cơ sở chế biến và người nông dân trồng điều: Giữa các hộ nông dân trồng điều

và các cơ sở chế biến cần có sự liên kết chặt chẽ và ràng buộc với nhau về các khâu trong quy trình sản xuất. Cần ứng dụng linh hoạt mô hình liên kết thông qua hình thức hợp đồng

kinh tế bằng cách nhà máy hỗ trợ vốn cho nông dân trồng điều trong các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và ngược lại các hộ trồng điều cũng phải thực hiện đúng các quy định như đã ghi trong hợp đồng như chăm sóc, nâng cấp, cải tạo vườn điều, đảm bảo chất lượng, giao đúng số lượng nguyên liệu và đúng thời gian,….

KẾT LUẬN

Cây điều bắt đầu được biết đến như một loại cây trồng có giá trị kinh tế ở nước ta mới chỉ trong vòng 20 năm nay. Đặc biệt, trong 6 năm qua kể từ khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển điều đến năm 2010, ngành sản xuất điều đã phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng điều thô, nhân điều và kim ngạch xuất khẩu.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho cây điều ở nước ta nói chung và Bình Thuận nói riêng những điều kiện tối ưu về các yếu tố khí hậu, đất đai để phát triển với quy mô lớn, năng suất cao. Nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến điều. Tuy nhiên, tình hình sản xuất và chế biến điều vẫn chưa có một cơ chế thống nhất. Sự kết hợp giữa trồng và chế biến điều chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nên kết quả chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế hiện nay và chưa khai thác hết tiềm năng của nó. Nếu tiếp tục duy trì tình trạng này thì phải chấp nhận ngành sản xuất với hiệu quả thấp. Vì vậy, cần phải tổ chức lại hoạt động sản xuất và chế biến điều nhằm khai thác triệt để tiềm năng đưa hiệu quả sản xuất điều ngày càng phát triển cao hơn.

Nội dung trong đề tài thực hiện nhằm góp phần giải quyết những vấn đề trên. Qua đề tài này, tôi đã thu được một số kết quả nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều thể hiện trong đề tài:

- Đề tài có tính kế thừa các quan điểm và cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông – công nghiệp của các tác giả trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Dưới góc độ địa lý kinh tế- xã hội, đề tài đánh giá đầy đủ các nguồn lực chủ yếu ảnh hưởng đến trồng và chế biến điều ở Bình Thuận trong thời gian qua.

- Đề tài phân tích mối quan hệ giữa trồng và chế biến điều, tính hiệu quả kinh tế đem lại từ việc trồng và chế biến điều đối với nông dân và giá trị kinh tế của tỉnh.

- Đề tài đề xuất một số giải pháp cho việc trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận nhằm tăng hiệu quả kinh tế cao đúng với tiềm năng của tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận (Trang 86 - 91)