Luận văn thạc sỹ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tổng quan về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái quát về doanh nghiệp 4
1.1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 4
1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp 8
1.1.2 Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 8
1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản ngắn hạn 8
1.1.2.2 Phân loại tài sản ngắn hạn 9
1.1.2.3 Vai trò của tài sản ngắn hạn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 13
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 13
1.2.1.1 Khái niệm 13
1.2.1.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 14
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 15
1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản ngắn hạn 15
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận tài sản ngắn hạn 16
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 18
1.3.1 Nhân tố chủ quan 18
1.3.1.1 Vai trò của Ban lãnh đạo doanh nghiệp 19
1.3.1.2 Xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn 19
1.3.1.3 Cơ cấu vốn và huy động vốn 19
1.3.1.4 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn 19
1.3.1.5 Lựa chọn phương án đầu tư 26
1.3.1.6 Trình độ nguồn nhân lực 26
Trang 21.3.2 Nhân tố khách quan 27
1.3.2.1 Chính sách vĩ mô của Nhà nước 27
1.3.2.2 Môi trường kinh tế 29
1.3.2.3 Thị trường 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUỐC TẾ 30
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 34
2.1.3 Nhân sự và thu nhập 37
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 37
2.1.4.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 37
2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 38
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế 40
2.2.1 Tình hình tài sản ngắn hạn của công ty 40
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế 44
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế 55
2.3.1 Kết quả 55
2.3.2 Hạn chế 56
2.3.3 Nguyên nhân 57
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 57
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUỐC TẾ 61
3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế trong thời gian tới 61
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế 62
Trang 3ngắn hạn 62
3.2.2 Đẩy mạnh bán hàng và quản trị chi phí 63
3.2.3 Đẩy mạnh quản trị tiền mặt 64
3.2.4 Đẩy mạnh quản trị công nợ phải thu 68
3.2.5 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên 70
3.2.6 Xây dựng và thực hiện các chính sách khen thưởng hợp lý để thu hút cán bộ có năng lực 71
3.2.7 Hoàn thiện hệ thống phần mềm kế toán 72
3.2.8 Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn về hình thức 73
3.3 Kiến nghị 73
3.3.1 Kiến nghị với Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam 73
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 74
3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 79
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1 Số liệu lao động và thu nhập từ 2008 – 2011 37
Bảng 2.2 So sánh các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 39 Bảng 2.3 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 41
Bảng 2.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 45
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tiền 48
Bảng 2.7 Biến động khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn 2008 -2011 51
Bảng 2.8 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng khoản phải thu 53
Bảng 2.9 Biến động hàng tồn kho giai đoạn 2008 – 2011 54
Bảng 2.10 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho 54
Bảng 2.11 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 56
Bảng 3.1 Bảng theo dõi dòng tiền tháng 12/2011 66
Hình 2.1 Xu hướng biến động tiền giai đoạn 2008 – 2011 46
Hình 2.2 Xu hướng biến động khoản phải thu giai đoạn 2008 - 2011 52
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hoạt động trong điều kiện nền kinh tế
mở với xu thế quốc tế hóa ngày càng cao và cạnh tranh trên thị trường ngày càngmạnh mẽ Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và sản xuất, cungcấp phần mềm cũng không nằm ngoài xu thế đó Với số vốn nhỏ, năng lực quản lýyếu, sản phẩm chưa có thương hiệu… nên để có thể cạnh tranh và phát triển, cácdoanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩmtrên cơ sở sử dụng có hiệu quả tài sản của mình
Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế là một công ty nhỏ hoạtđộng trong lĩnh vực phần mềm Với tỷ lệ tài sản ngắn hạn hơn 80% tổng tài sản,việc sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho hiệu quả và đảm bảo cho quá trình vận hànhđược trơn tru và phù hợp với mục tiêu phát triển trở thành một nhu cầu cấp bách đốivới công ty Trong thời gian qua, nhờ quan tâm nhất định đến hiệu quả sử dụng tàisản ngắn hạn, công ty đã đạt được những thành công đáng kể, doanh thu và lợi nhuậnliên tục tăng qua các năm Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công tyvẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra của công ty Với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sảncủa chủ sở hữu, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì công ty cần phải nâng caohiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn hơn nữa
Là một cán bộ kế toán hiện đang công tác tại công ty TNHH Tích hợp Hệthống Quản lý Quốc tế, bằng những trải nghiệm thực tế trong quá trình làm việc tạicông ty cùng những kiến thức đã được tiếp thu từ khóa học Quản trị Kinh doanh tạiViện Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi thấy cần phảinghiên cứu một cách nghiêm túc, toàn diện về công tác quản lý, sử dụng tài sảnngắn hạn của công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế để có thể đánh giáđược chính xác những điểm manh, điểm yếu từ đó đề xuất những giải pháp hữuhiệu cho công tác quản trị tài sản ngắn hạn
Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
tại công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế” Thông qua việc nghiên
Trang 6cứu đề tài này, tôi mong muốn quá trình tìm hiểu sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về tìnhhình tài chính của công ty và những kết quả thu được sẽ là những đóng góp tích cựcvào sự phát triển của công ty trong thời gian tới.
1 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạncủa doanh nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công tyTNHH Tích hợp Hệ Thống Quản lý Quốc tế
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công tyTNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty TNHHTích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế
- Đề tài được nghiên cứu trên giác độ doanh nghiệp
- Thời gian nghiên cứu: từ 2008 đến 2011, giải pháp được đề xuất cho nhữngnăm tới
3 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn làphương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp
4 Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn sâu
- Đối tượng phỏng vấn: đội ngũ lãnh đạo của công ty gồm 4 người:
+ Ông Nguyễn Thanh Sơn - Tổng giám đốc
+ Ông Đinh Kiến Quốc - Giám đốc điều hành
+ Ông Vũ Thế Cương – Phó Giám đốc
+ Bà Đặng Thị Thanh Huyền - Kế toán trưởng
Trang 7- Nội dung phỏng vấn: Thực tế quá trình sử dụng tài sản ngắn hạn tại côngty; những mong đợi của công ty về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn; định hướngphát triển của công ty trong thời gian tới
Dữ liệu thứ cấp: Các tài liệu của công ty như báo cáo tài chính các năm
2008 – 2011, kế hoạch tài chính các năm 2008 – 2011, các tài liệu, giáo trình khác
5 Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty TNHHTích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công tyTNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế
Trang 8CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.1.1 Khái quát về doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổnđịnh được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nhằm mục đích sinh lời.Doanh nghiệp phải hội tụ các điều kiện do pháp luật quy định, là tổ chức kinh tếđược thành lập để chủ yếu hoạt động từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
Ở Việt Nam, với sư đa dạng về các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều loạihình doanh nghiệp, với sự khác nhau cơ bản về vốn và huy động vốn; và phân phốilợi nhuận
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Công tư hợp danh
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phần
1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế được thành lập với mục tiêu là tối đa hóagiá trị tài sản của chủ sở hữu thông qua việc thực hiện một trong ba hoạt động sau:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm:
+ Mua hàng hóa, nguyên vật liệu, thuê mướn lao động;
Trang 9+ Đầu tư vào tài sản cố định (đất đai, nhà xưởng, thiết bị; bằng phát minh,sáng chế…)
1.1.2 Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản ngắn hạn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải cócác yếu tố cơ bản là: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Quá trìnhsản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp 3 yếu tố trên lại với nhau một cách hài hòa
để tạo ra sản phẩm Trong đó tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, giá trị của nó được dịch chuyển dần vào giá trị sảnphẩm và thu hồi dần khi sản phẩm được tiêu thụ Còn đối tượng lao động thì chỉ thamgia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu.Giá trị của chúng được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm, đến chu kỳ sản xuấtsau ta lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác
Những đối tượng lao động trên được gọi là các tài sản ngắn hạn
Để hiểu một cách đơn giản thì tài sản ngắn hạn là những tài sản của doanhnghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển thường là dưới một năm hoặcmột chu kỳ kinh doanh
Đặc điểm của tài sản ngắn hạn:
- Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục khôngngừng, nên sự tuần hoàn của tài sản ngắn hạn cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại cótính chất chu kỳ Trong quá trinh chu chuyển đó, tài sản ngắn hạn thường xuyên vậnđộng không ngừng, chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái biểu hiện khác nhau tàisản ngắn hạn từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự
Trang 10trữ, sản phẩm dở dang, sau đó được sản xuất thành thành phẩm, hàng hóa; kết thúcquá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền.
Trên thực tế trong quá trình sản xuất tài sản ngắn hạn không vận động mộtcách tuần tự theo mô hình trên mà các giai đoạn của nó được xen kẽ lẫn nhau Trongkhi một bộ phận của tài sản được chuyển hóa thành vật tư dự trữ, hàng hóa thì một bộphận khác lại chuyển từ thành phẩm sang tiền Và như vậy, các chu kỳ sản xuất cứlặp đi lặp lại
- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp với tư cách là đối tượng lao động hoặc tư liệu lao động Trong quá trìnhtham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn chuyển toàn bộ giá trịngay một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, thutiền bán hàng Như vậy, tài sản ngắn hạn hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu
kỳ kinh doanh
- Có thời gian sử dụng ngắn, thường hết một niên độ kế toán hay dưới một năm.Chính vì những đặc điểm đó mà sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho hiệu quảluôn được các doanh nghiệp quan tâm
1.1.2.2 Phân loại tài sản ngắn hạn
Để sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu quả cần tiến hành phân loại tài sản ngắnhạn của doanh nghiệp Thông thường có các cách phân loại sau đây:
a Phân loại theo vai trò của tài sản ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh
Theo căn cứ này, tài sản ngắn hạn được chia thành: tài sản ngắn hạn trongkhâu dự trữ sản xuất, tài sản ngắn hạn trong khâu sản xuất và tài sản ngắn hạn trongkhâu lưu thông
- Tài sản ngắn hạn trong khâu dự trữ sản xuất: là bộ phận tài sản ngắn hạncần thiết nhằm tạo ra một bộ phận dự trữ về vật tư, hàng hóa cho sản xuất, đảm bảocung cấp đủ, kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh; bao gồm: nguyên vật liệuchính, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ…
Trang 11- Tài sản ngắn hạn trong khâu sản xuất: là bộ phận tài sản ngắn hạn kể từkhi doanh nghiệp đưa vật tư vào sản xuất cho đến khi tạo thành sản phẩm; bao gồm:sản phẩm dở dang, chi phí trả trước…
- Tài sản ngắn hạn trong khâu lưu thông: bao gồm thành phẩm, các khoản phảithu, tiền…
Phương pháp phân loại này giúp việc đánh giá tình hình phân bổ tài sản ngắnhạn, thấy được vai trò của từng thành phần đối với quá trình sản xuất kinh doanh
Do đó các nhà quản trị sẽ điều chỉnh một cách kịp thời khi thấy dấu hiệu không hợp
lý trong việc phân bổ tài sản ngắn hạn ở các khâu Ví dụ, trong khâu lưu thông, khithấy tài sản ngắn hạn trong khâu này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đang bị ứ đọngvốnthì doanh nghiệp cân có biện pháp điều chỉnh kịp thời, đảm bảo có một cơ cấu tàisản ngắn hạn hợp lý, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp
b Phân loại theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này, tài sản ngắn hạn được chia ra thành các loại sau:
- Tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Tiền
được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả thuế, trả nợ…
Tiền giữ tại quỹ công ty hoặc để trong tài khoản thanh toán của ngân hàngmặc dù không mang lại lợi nhuận hoặc lơi nhuận rất thấp nhưng lại là tài sản có tínhlỏng cao nhất, liên quan đến khả năng thanh toán, khả năng đáp ứng nhu cầu dựphòng cho các trường hợp biến động không lường trước của các luồng tiền ra, vàocũng như các chi phí cơ hội của doanh nghiệp nên bất kỳ doanh nghiệp nào cũngcần duy trì một lượng tiền mặt nhất định
- Đầu tư ngắn hạn: là hoạt động dùng tiền để mua các chứng khoán với
mục đích hưởng lãi hoặc bỏ vốn vào doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn liêndoanh mua cổ phần với tý cách là một thành viên tham gia quản lý và điều hànhcông ty liên doanh, công ty cổ phần nhằm chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với doanhnghiệp khác trong thời gian không quá 12 tháng
- Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản khách hàng nợ doanh nghiệp do
doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàngdưới hình thức bán trước trả sau
Trang 12Một trong những công cụ giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trênthị trường chính là mua bán chịu, hay còn gọi là tín dụng thương mại Tín dụngthương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững và lớn mạnh trên thị trường, làmột công cụ nhằm thu hút khách hàng, duy trì và mở rộng thị trường, tăng khốilượng hàng hóa bán ra Tuy nhiên việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng cóthể kéo theo nhiều chi phí như chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắpngân quỹ bị thiếu hụt và đem đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp như rủi ro khôngđòi được nợ Thời gian cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn Tất cả những điềunày sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút.
- Hàng tồn kho
Đây là bộ phận tài sản ngắn hạn được biểu hiện dưới hình thái hiện vật nhưnguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, bán thành phẩm, thành phẩm… Chi tiếtnhư sau:
+ Nguyên vật liệu chính: là các loại nguyên vật liệu chính dự trữ cho sảnxuất, sau quá trình chế biến, gia công sẽ hợp thành thực thể của sản phẩm
+Vật liệu phụ: là các loại vật liệu giúp cho việc hình thành sản phẩm nhưngkhông tạo thành thực thể chính của sản phẩm mà có tác dụng làm thay đổi màu sắc,mùi vị… của sản phẩm, làm tăng chất lượng cũng như giá trị của sản phẩm, giúpcho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi
+ Công cụ dụng cụ: là các loại công cụ dụng phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp mà không đủ tiêu chuẩn được nhận tài sản cố định
+ Sản phẩm dở dang: là những sản phẩm đang nằm trong dây chuyền sảnxuất chưa hoàn thành, chưa bàn giao mà phải gia công chế biến tiếp mới trở thànhsản phẩm hoàng thành để tiêu thụ
+ Thành phẩm: là những sản phẩm đã kết thúc qua quá trình chế biến do các
bộ phận sản xuất chính và phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công
đã xong, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và đưa vào nhập kho chờ tiêu thụ
- Các loại tài sản ngắn hạn khác: tạm ứng, chi phí trả trước ngắn hạn.
Trang 13+ Chi phí trả trước ngắn hạn: là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng
có liên quan đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giáthành sản phẩm trong kỳ, mà được phân bổ dần vào các kỳ tiếp theo
+ Các khoản thuế phải thu: phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu vào cònđược khấu trừ
+ Các tài sản ngắn hạn khác như các khoản tạm ứng cho nhân viên chưathanh toán
Việc phân loại theo tiêu thức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánhgiá mức tồn kho, dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Từ đó có các biệnpháp để phát huy các chức năng của các thành phần tài sản ngắn hạn và biết được kếtcấu tài sản ngắn hạn theo hình thái biểu hiện để có hướng điều chỉnh hợp lý
Mặc dù có thể phân loại tài sản ngắn hạn theo nhiều tiêu thức khác nhau,song về cơ bản, tài sản ngắn hạn được cấu thành từ những khoản mục nhất định màmỗi một trong số đó đều có vị trí và tầm quan trọng riêng Vì vậy, việc hiểu rõ từng
bộ phận của tài sản ngắn hạn nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất là đòihỏi tất yếu được đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp
1.1.2.3 Vai trò của tài sản ngắn hạn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, kết cấu tài sản là khác nhau Có doanhnghiệp cần nhiều tài sản cố định, có doanh nghiệp chỉ cần rất ít, tuy nhiên tài sảnngắn hạn lại là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần bỏ ra mộtlượng tiền nhất định để mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa…do vậy đây là điềukiện để một doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Tài sản ngắn hạn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpdiễn ra thường xuyên, liên tục Do đặc điểm của đối tượng lao động là giá trị của nóđược dịch chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm nên trong chu kỳ sau lại phải muasắm dữ trữ vật tư hàng hóa để đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục Lượngtài sản ngắn hạn có hợp lý thì mới không làm gián đoạn quá trình sản xuất
Trang 14Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp còn là công cụ phản ánh và đánh giá quátrình vận động của vật tư cũng tức và phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dựtrữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệptrong việc duy trì khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, giúp cho doanh nghiệptránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và chặn đứng nguy cơ phá sản củadoanh nghiệp Như vậy, tài sản ngắn hạn có vai trò vô cùng quan trọng giúp doanhnghiệp tồn tại và hoạt động liên tục, là yếu tố không thể thiếu đối với tất cả các loạihình doanh nghiệp
1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Từ khái niệm trên ta đưa ra khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù kinh tế, phản ánh tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Theo khái niệm này, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện trên các mặt:
- Khả năng sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp caohơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành có quy mô tương ứng và so với các kỳtrước
- Tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinhdoanh cao, làm tăng khả năng thu hồi vốn, chớp được các cơ hội kinh doanh, tăngkhả năng cạnh tranh
Trang 15- Khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn phải cao so với các doanh nghiệpcùng ngành và so với các thời kỳ Điều đó có nghĩa là một đồng giá trị tài sản ngắnhạn phải đem lại một khoản doanh thu cao và một khoản lợi nhuận cao.
- Doanh nghiệp có kết cấu tài sản hợp lý và kết cầu tài sản ngắn hạn tối ưu
1.2.1.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu,muốn vậy doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác quản lý doanh nghiệp, trong đóquản lý tài sản ngắn hạn là một trong ba nội dung của quản lý tài chính doanhnghiệp Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là yêu cầu mang tính bắtbuộc và thường xuyên đối với doanh nghiệp bởi các lý do sau:
- Thứ nhất, nó đảm bảo khả năng linh hoạt về tài chính, nâng cao tính tự chủ vàgiảm bớt rủi ro trong kinh doanh cho doanh nghiệp Việc nâng cao hiệu quả sử dụngtài sản ngắn hạn làm cho tài sản ngắn hạn được quay vòng nhanh, dẫn đến tiết kiệm chiphí cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu tư được nhiều vốn hơn cho kinh doanh, tự chủ,
ít phụ thuộc vào nguồn bên ngoài doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp
- Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra sự an toàncho doanh nghiệp, bảo đảm khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, làm cho tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trở nên tốt hơn, đồng thời giúp sản xuất củadoanh nghiệp được thông suốt, không bị trì trệ, giảm thiểu được chi phí, hoànthành kế hoạch đã đề ra Thông qua việc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thìcũng góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế, mang lại lợi íchkinh tế cho toàn xã hội
- Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn góp phần nâng cao hiệuquả tổng tài sản của doanh nghiệp Đối với những công ty có tỷ trọng tài sản ngắnhạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạnchính là sử dụng hiệu quả tổng tài sản của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản thường được đo lường bằng chỉ tiêu Hệ số sinhlời của tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Tổng tài sản bình quân
Trang 16Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận,không phân biệt đối tượng hưởng kết quả này là ai: chủ doanh nghiệp, ngân hàngcho vay hay Nhà nước (thông qua thuế).
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp, có thể
sử dụng các chỉ tiêu sau:
a.Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (Số vòng quay tài sản ngắn hạn)
Hiệu suất sử dụng tài sản
Doanh thu thuầnTài sản ngắn hạn bình quân trong kỳTrong đó: Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tàisản ngắn hạn đầu kỳ và cuối kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của tài sản ngắn hạn, nó phản ánh số vòngquay tài sản ngắn hạn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, hay mỗi đơn vịtài sản ngắn hạn sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần Chỉtiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao và ngượclại
b.Hệ số sinh lời tài sản ngắn hạn
Hệ số sinh lời của tài sản
Lợi nhuận sau thuếTài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản ngắn hạn Nó cho biết mỗiđồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bỏ ra đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạncủa doanh nghiệp càng cao và ngược lại
c Suất hao phí của Tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế
Đây là chỉ tiêu nghịch đảo với chỉ tiêu Hệ số sinh lời tài sản ngắn hạn, được xác định theo công thức:
Hệ số sinh lời của tài sản
Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế
Trang 17Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp cầnđầu tư bao nhiêu đơn vị tài sản ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu này càng thấp phảnánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao Chỉ tiêu này còn là căn cứ để cácdoanh nghiệp xây dựng dự toán về nhu cầu tài sản ngắn hạn khi muốn có mức lợinhuận như mong muốn.
d Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này được xác định:
Thời gian 1 vòng Thời gian
e.Vòng quay hàng tồn kho
Hàng hóa tồn kho bình quânTrong đó: Hàng tồn kho bình quân trong kỳ là bình quân số học của giá trịhàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ
Trang 18Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ, qua chỉ tiêunày nhà quản trị có thể xác định mức dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý trong chu kỳkinh doanh Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp là hiệuquả Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể đang dự trữ vật tư,hàng hóa nhiều dẫn đến ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
f. Vòng quay các khoản phải thu
Các khoản phải thu bình quânTrong đó: Khoản phải thu bình quân trong kỳ là bình quân số học của khoảnphải thu đầu kỳ và cuối kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt.Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, doanhnghiệp ít bị chiếm dụng vốn Chỉ tiêu này cũng được sử dụng để xem xét việc kháchhàng thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp, cũng như đánh giá uy tín củakhách hàng về sức mạnh tài chính
Mặc khác, vòng quay khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc phần nhiều vàochính sách tín dụng của công ty Nếu số vòng quay khoản phải thu thấp thì hiệu quả
sử dụng tài sản ngắn hạn kém do vốn của doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khácchiếm dụng Ngược lại, nếu số vòng quay khoản phải thu cao quá thì sẽ giảm sứccạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn tới giảm doanh thu
g. Kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay các khoản phải thuChỉ tiêu này cho biết bình quân trong bao nhiêu ngày, doanh nghiệp có thểthu hồi các khoản phải thu của mình Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳthu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại Kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trongnhiều trường hợp chưa thể có kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mụctiêu và chính sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sáchtín dụng
Trang 191.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là những nhân tố nằm ở chính bản thân doanh nghiệp,doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh theo hướng có lợi nhất cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình Những nhân tố đó là:
1.3.1.3 Cơ cấu vốn và huy động vốn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần có tài sản baogồm tài sản ngắn hạn và tài sản cố định Để hình thành 2 loại tài sản này phải có cácnguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
Nguôn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảngthời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nợ ngắn hạn, nợnhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanhnghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu,nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định, phần
dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành tài sảnngắn hạn Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định hay giữa tài sảnngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên
Như vậy, mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốnlưu động thường xuyên Khi vốn lưu động thường xuyên <0, tức là nguồn vốn dài hạnkhông đủ đầu tư vào tài sản cố định Doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định mộtphần của nguồn vốn ngắn hạn, tài sản ngắn hạn không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán
nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phảidùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả
Doanh nghiệp cần xác định đúng cơ cấu vốn ngắn hạn và dài hạn trong sảnxuất kinh doanh Việc xác định đúng cơ cấu vốn sẽ giúp cho quá trình đầu tư vào tàisản ngắn hạn và tài sản cố định trở nên thông suốt, đồng thời tối thiểu hóa chi phívốn trong sản xuất kinh doanh
1.3.1.4 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn
Trang 20a Xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn
có ý nghĩa rất quan trọng và tác động mạnh đến hoạt động cũng như hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn Nếu doanh nghiệp xác định được đúng đắn và hợp lý nhucầu tài sản ngắn hạn thường xuyên thì sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp được liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao
Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn quá cao, một mặt sẽ gâynên tình trạng lãng phí, ứ đọng tiền, vật tư, hàng hóa đồng thời phát sinh những chiphí không cần thiết, mặt khác doanh nghiệp có thể phải đi vay nhiều hơn để tài trợcho nhu cầu tài sản ngắn hạn của mình, dẫn tới tăng chi phí lãi vay, giá thành sảnphẩm tăng, làm giảm hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản ngắnhạn nói riêng
Còn nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn quá thấp thì doanhnghiệp sẽ không thể đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được trơn tru,không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng
b Chính sách quản lý tiền
Như đã nói ở phần trên, tiền đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của mỗi doanh nghiệp Giữ tiền giúp cho doanh nghiệp đảm bảo các giao dịchhàng ngày, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chưathu được tiền của khách hàng, hay giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội kinhdoanh… Tuy nhiên tiền không có khả năng sinh lời nên việc giữ bao nhiêu tiềntrong quỹ là vấn đề cần được quan tâm đối với nhà quản trị Nhiệm vụ quản trị tiềnmặt không chỉ là đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết
để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hóa số ngân quỹhiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hóa việc đivay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời
Nội dung quản trị tiền:
Xác định mức tồn quỹ tối thiểu: đảm bảo cho công ty tránh được các rủi ro sau:+ Rủi ro không có khả năng thanh toán ngay, phải gia hạn thanh toán nên bịphạt hoặc phải trả lãi cao hơn hoặc mất uy tín của doanh nghiệp
Trang 21+ Rủi ro mất khả năng mua chịu của nhà cung cấp (nhà cung cấp không tiếptục cho mua chịu)
+ Rủi ro không có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh tốt
Phương pháp thường dùng để xác định mức tồn quỹ tối thiểu là lấy mức xuấtquỹ trung b́nh hàng ngày nhân với số lượng ngày dữ trữ tồn quỹ
Dự đoán các nguồn nhập xuất ngân quỹ
Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngân quỹ.Ngân quỹ hàng năm được lập vừa tổng quát, vừa chi tiết cho từng tháng, tuần
+ Dự đoán nguồn nhập ngân quỹ, bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuấtkinh doanh, luồng đi vay và nguồn khác; trong đó thu nhập từ hoạt động sản xuấtkinh doanh là quan trọng nhất, được dự đoán trên cơ sở các khoản doanh thu dựkiến trong kỳ
+ Dự đoán nguồn xuất ngân quỹ, bao gồm các khoản chi cho hoạt động sảnxuất kinh doanh như: mua sắm tài sản, trả lương, chi đầu tư, trả lãi, nộp thuế và cáckhoản khác
Trên cơ sở dự đoán các nguồn nhập, xuất quỹ, thấy được thặng dư hoặc thâmhụt ngân quỹ, từ đó thực hiện các biện pháp cân đối thu chi ngân quỹ Nếu thâm hụtngân quỹ thì cần tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm tốc độ xuất quỹnếu có thể trên cơ sở cân nhắc về tầm quan trọng cũng như mức độ ưu tiên của cáckhoản chi, hoặc có nghệ thuật sử dụng các khoản nợ đang trong quá trình thanh toánhoặc huy động vốn bằng cách vay ngân hàng Còn ngược lại, nếu ngân quỹ thặng
dư thì cần cân nhắc để đầu tư trong thời hạn cho phép để nâng cao hiệu quả sử dụng
số vốn tạm thời nhàn rỗi
Tuy nhiên, thông thường tiền trong các doanh nghiệp không vận động theomột quy luật nhất định nào Do vậy, các doanh nghiệp khó có thể dự đoán đượcchính xác mức thu chi ngân quỹ hàng ngày Mô hình Miller-Orr đã đưa ra một cáchthức quản lý tiền mặt hiệu quả trong trường hợp này
Trang 22Miller Orr đã đưa ra mực dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảngtức là lượng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất Nếulượng tiền mặt ở dưới mức thấp (biên dưới) ký hiệu là L thì doanh nghiệp phải báncác chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để có lượng tiền mặt ở mức dự kiến,ngược lại tại giới hạn trên, ký hiệu là H, doanh nghiệp có thể sử dụng lượng tiềnvượt quá mức giới hạn để mua chứng khoán nhằm đưa tiền mặt trở về mức dự kiến.
Khoảng dao động của lượng tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
- Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ: Sự dao độngnày thể hiện ở phương sai của thu chi ngân quỹ, ký hiệu σ2 Phương sai của thu chingân quỹ là tổng các bình phương (độ chênh lệch) của thu chi ngân quỹ thực tếcàng có xu hướng khác biệt nhiều so với thu chi bình quân Khi đó doanh nghiệpcũng sẽ quy định khoản dao động tiền mặt cao
- Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán, ký hiệu F: Nếu chi phí nàylớn người ta sẽ muốn giữ tiền mặt nhiều hơn và khi đó khoảng dao động của tiềnmặt cũng lớn
- Lãi suất, ký hiệu i: Lãi suất càng cao doanh nghiệp càng ít giữ tiền và dovậy khoảng dao động tiền mặt sẽ giảm
Khoảng dao động tiền mặt được xác định bằng công thức sau:
Trang 23H = 3Z – 2L
Mức tiền mặt giới hạn dưới L thường được lấy là mức tiền mặt tối thiểu, cònphương sai thu chi ngân quỹ được xác định dựa vào số liệu thực tế của quỹ thời kỳtrước để tính toán
Quản lý các khoản thu chi tiền mặt
Hoạt động thu chi tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hơn nữa tiềnmặt là một loại tài sản đặc biệt có tính thanh khoản cao nhất, vì vậy doanh nghiệpcần có biện pháp quản lý, sử dụng tiền mặt một cách chặt chẽ để tránh thất thoát Cụthể là:
+ Mọi khoản thu, chi tiền mặt của doanh nghiệp đều phải thực hiện thông quaquỹ, không được tự thu, tự chi
+ Phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý tiền mặt, nhất làgiữa thủ quỹ và kế toán thanh toán
+ Doanh nghiệp cần xây dựng các quy chế thu chi tiền mặt để áp dụng chotừng trường hợp thu chi cụ thể Thông thường các khoản thu chi nhỏ có thể sử dụngtiền mặt, còn các khoản thu chi lớn cần sử dụng các hình thức thanh toán khôngdùng tiên mặt như chuyển khoản
+ Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, xác định rõ đối tượng tạmứng, mục đích tạm ứng, số tiền tạm ứng và thời hạn thanh toán để có biện pháp đốcthúc kịp thời
c. Chính sách quản lý khoản phải thu
Để thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp có thể sửdụng chiến lược về chất lượng sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, về các dịch vụgiao hàng và các dịch vụ hậu mãi như vận chuyển, lắp đặt, bảo hành… Tuy nhiêntrong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là một việc không thể thiếu Tíndụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên
Trang 24giàu có nhưng cũng đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Điều đó được thể hiện trên những nét cơ bản sau:
- Tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng Do được trả tiềnchậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hóa của doanh nghiệp hơn, từ đó làm doanh thutăng Khi cấp tín dụng cho khách hàng nghĩa là doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc trảtiền và vì tiền có giá trị theo thời gian nên doanh nghiệp sẽ quy định giá cao hơn
- Tín dụng thương mại làm giảm được chi phí tồn kho của hàng hóa
- Tín dụng thương mại làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quảhơn và hạn chế phần nào về hao mòn vô hình
- Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng chi phí tronghoạt động của doanh nghiệp
- Tín dụng thương mại làm tăng chi phí quản lý nợ, đòi nợ, chi phí trả chonguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt của ngân quỹ Thời hạn tín dụng càng dài thìchi phí này càng lớn, đồng thời rủi ro không đòi được nợ càng cao, làm cho lợinhuận của doanh nghiệp bị giảm
Với những tác động như trên buộc các nhà quản lý phải so sánh giữa thunhập và chi phí tăng thêm, từ đó đưa ra quyết định có cấp tín dụng thương mại chokhách hàng hay không, và các điều khoản như thế nào cho phù hợp
Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô các khoản phải thu thường là:
+ Khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng: trongmột số trường hợp để khuyến khích người mua, doanh nghiệp thường áp dụngphương thức bán chịu (giao hàng trước, trả tiền sau) đối với khách hàng Điều nàylàm tăng thêm các chi phí như chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, rủi rokhông thu được nợ…, đổi lại doanh nghiệp có thể tăng thêm lợi nhuận nhờ bánđược nhiều hàng hơn
+ Giới hạn của lượng vốn phải thu hồi: nếu lượng tiền phải thu hồi quá lớnthì không thể tiếp tục bán chịu vì sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp
+ Thời hạn bán chịu và chính sách bán chịu của mỗi doanh nghiệp: Đối vớicác doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm sử dụng lâu
Trang 25bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ
hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản
Còn đối với việc cấp tín dụng cho khách hàng thì vấn đề quan trọng là phảiphân tích, thẩm định khả năng tín dụng của khách hàng Doanh nghiệp có thể xemxét trên các khía cạnh như: mức độ uy tín của khách hàng, năng lực trả nợ củakhách hàng, tình trạng tài chính tổng quát của doanh nghiệp cũng như đánh giá khảnăng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu, giá trị tàisản dùng để đảm bảo tín dụng… để phân tích khả năng tín dụng của khách hàng.Nếu khách hàng có uy tín thấp, doanh nghiệp muốn bán chịu cũng nên hạn chế đểtránh rủi ro
Để giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế phátsinh các khoản chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp có thể tiến hànhmột số biện pháp sau:
- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán ( thông qua việc lựachọn khách hàng, thẩm định phẩm chất tín dụng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầuđặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần của đơn hàng…)
- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạnthanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ thu lãi suất tương ứng như lãi suấtquá hạn của ngân hàng
- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu theo từng đối tượng khách hàng
và thường xuyên đôn đốc để thu hồi nợ đúng hạn
- Sắp xếp tuổi của các khoản phải thu, phân loại các khản nợ đến hạn hay quáhạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn
nợ, xóa một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu tòa án kinh tế giải quyết
c Chính sách quản lỹ hàng dự trữ
Hàng dự trữ hay hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản mà doanhnghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này Trong các doanh nghiệp thì hàngtồn kho thường ở 3 dạng: Nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang và bán thànhphẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các
Trang 26loại hàng tồn kho là khác nhau Trong các doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn khochủ yếu là nguyên nhiên vật liệu Còn ở các doanh nghiệp thương mại thì thì sảnphẩm hàng hóa chờ tiêu thụ lại chiếm tỷ trọng lớn.
Việc quản lý hàng tồn kho trong các doanh nghiệp là rất quan trọng vì nhờ cómức dự trữ hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bịthiếu hàng hóa để bán, đồng thời cũng thể hiện tài sản ngắn hạn được sử dụng tiếtkiệm và hợp lý
Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp duy trì nhiều hay ít chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố Tùy từng loại hàng tồn kho mà các nhân tố ảnh hưởng cũng khác nhau
Đối với hàng tồn kho là nguyên nhiên vật liệu thường phụ thuộc vào:
+ Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanhnghiệp Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp bao gồm 3 loại: dự trữthường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với doanh nghiệp sản xuất cótính thời vụ)
+ Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường
+ Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyênvật liệu và doanh nghiệp
+ Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.+ Giá cả của các loại nguyên vật liệu được cung ứng
Đối với hàng tồn kho là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các nhân tốảnh hưởng bao gồm:
+ Đặc điểm và các yêu cầu công nghệ, kỹ thuật trong quá trình sản xuất rasản phẩm
+ Độ dài và thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm
+ Trình độ tổ chức quản lý sản xuất cũng như trình độ tay nghề của cán bộnhân viên trong doanh nghiệp
Đối với hàng tồn kho là sản phẩm, thành phẩm, thường chịu ảnh hưởng củacác nhân tố:
+ Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Trang 27+ Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.3.1.5 Lựa chọn phương án đầu tư
Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắnhạn của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụdịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giáthành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quaycủa tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và ngược lại
1.3.1.6 Trình độ nguồn nhân lực
Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp và cóảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển cũng như khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp Nói đến nguồn nhân lực phải nói đến cả đội ngũ cán bộ chuyên mônlẫn đội ngũ cán bộ quản lý
Về đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao, cần phải có năng lực quản lý, điều hành,đưa ra những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng giai đoạn
và lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện đúng phương hướng, mục tiêu đó Đối với hoạtđộng quản lý tài sản ngắn hạn, người quản lý cần nhận thức được đầy đủ về vai tròcủa công tác quản lý tài sản ngắn hạn Người quản lý phải tính toán được nhu cầucũng như những biến động của tài sản ngắn hạn trong tương lai để đưa ra những kếhoạch phù hợp Trong quá trình sử dụng tài sản ngắn hạn, ngoài việc tổ chức, phốihợp các phòng ban trong doanh nghiệp để thực hiện, còn cần phải quản lý chặt chẽtránh thất thoái, dự trữ hợp lý phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Do vậy, trình độ quản lý đóng vai trò quan trọng, quyết định tới hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung, không những phải có trình độ taynghề vững vàng, mà cần phải có năng lực quản lý, lãnh đạo; phải hiểu rõ mục tiêucủa công ty cũng như cách thức để đạt được những mục tiêu đó; hướng dẫn nhânviên thực hiện đồng thời phải quản lý, giám sát công việc, đảm bảo mọi công việcđều có thể hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra
Trang 28Về đội ngũ cán bộ làm công việc chuyên môn, nếu có trình độ, có tinh thầntrách nhiệm sẽ đảm bảo cho công việc hoàn thành đúng thời hạn, tài sản ngắn hạnđược quản lý một cách chặt chẽ, hiệu quả, ngược lại sẽ dẫn đến thất thoát vật tưhàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hay việckhông tích cực theo dõi các khoản phải thu… sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí tài sảnngắn hạn, hiệu quả sử dụng vốn thấp
1.3.1.7 Trình độ tổ chức sản xuất
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm các giai đoạn là muasắm, dữ trữ các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất kinh doanh và quá trình tiêu thụ.Nếu công ty làm tốt các công tác quản lý, tổ chức trong quá trình này thì sẽ làm chocác hoạt động của mình diễn ra thông suốt, giảm chi phí, tăng hiệu quả; đồng thời,doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao, công nghệ hiện đại sẽ tiết kiệm được nhiềuchi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.Nhưng ngược lại trình độ kỹ thuật thấp, máy móc lạc hậu sẽ làm giảm doanh thu,ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp
1.3.2 Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan hay những nhân tố bên ngoài là những nhân tố domôi trường bên ngoài doanh nghiệp gây ra, nó không phụ thuộc vào hoạt động củadoanh nghiệp và không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp Do vậy, đối vớinhững nhân tố này, doanh nghiệp chỉ có thể tận dụng hay tự điều chỉnh để thíchnghi và phù hợp với quy luật của chúng Các nhân tố này bao gồm:
1.3.2.1 Chính sách vĩ mô của Nhà nước
Nhà nước tạo ra môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanhnghiệp tham gia trên thị trường Sự thay đổi trong chế độ chính sách đều có tácđộng tích cực hoặc tiêu cực tới mỗi doanh nghiệp Các chính sách về thuế, tín dụng,lãi suất, chính sách ưu đãi xuất nhập khẩu của Nhà nước sẽ có tác động rất lớn tớihiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Trang 29Chính sách tín dụng: Ngày nay thị trường tài chính ngày càng phát triển cùng
với sự ra đời và lớn mạnh của hàng loạt các ngân hàng thương mại đã tạo điều kiệncho doanh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồn vốn với chi phí sử dụng vốn hợp lý,giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nóichung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng Tuy nhiên, không phải lúc nào doanhnghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể tiếp cận với các nguồnvốn có chi phí hợp lý đó mà hầu hết phải vay vốn với lãi suất cao, làm giảm hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chính sách tỷ giá hối đoái: Đây cũng là một trong những chính sách ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt làcác doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu Tỷ giá hối đoái tăng làm cho giánhập khẩu tăng dẫn đến giá vốn tăng Doanh nghiệp phải tăng giá bán để đảm bảokinh doanh có lãi, tuy nhiên việc này lại làm giảm tính cạnh tranh của doanhnghiệp, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh Đặc biệt trong thời gian qua tồn tạihiện tượng “hai tỷ giá”, tức là có sự chênh lệch giữa giá niêm yết và giá bán ra củađồng USD của các ngân hàng, nghĩa là doanh nghiệp phải mua USD với giá caohơn nhiều so với tỷ giá niêm yết của ngân hàng Điều này càng làm cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ, kém hiệu quả
Chính sách thuế: Đây là chính sách ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các
doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thì đều phảichấp hành các quy định về thuế và nộp thuế đầy đủ Chính sách về thuế cũng thayđổi theo từng thời kỳ để phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới.Khi nền kinh tế suy thoái, chính sách thuế cũng được điều chỉnh để phù hợp tìnhhình kinh tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏnhư các chính sách giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa vànhỏ, miễn thuế thu nhập cá nhân đối với những cá nhân đang phải nộp thuế ở bậc 1trong biểu thuế lũy tiến từng phần… Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệptiết kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của mình
Trang 30Như vậy, các chính sách của Nhà nước đều có tác động đến sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời những thay đổi của hệthống chính sách, pháp luật đề có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà các chínhsách đó mang lại.
1.3.2.2 Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếpđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lạm phát, tốc độ tăngtrưởng kinh tế, sự thay đổi cung cầu… Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tàisản ngắn hạn Doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc xem nên để bao nhiêu tiền trong quỹ,nên đầu tư như thế nào, nên duy trì hàng tồn kho ở mức nào, nên đưa ra các chínhsách tín dụng đối với nhà cung cấp ra sao… để có thể tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh một cách bền vững, linh hoạt
Thị trường đầu ra: Đây chính là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong
cơ chế thị trường, nó tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Nếunhu cầu thị trường lớn, doanh thu tiêu thụ sản phẩm cao, doanh nghiệp sẽ tận dụngđược tối đa công suất của tài sản ngắn hạn, giảm thiểu thời gian ứ đọng hàng hóa vàvốn Ngược lại, nếu nhu cầu của thị trường sụt giảm sẽ gây ứ đọng vốn, ảnh hưởngxấu đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Do đó, để có thể hoạt động tốt, sử dụnghiệu quả tài sản, doanh nghiệp cần nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy, từ đóđưa ra kế hoạch sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hợp lý, phù hợp với sự biếnđộng của thị trường
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
TẠI CÔNG TY TNHH TÍCH HỢP HỆ THỐNG
QUẢN LÝ QUỐC TẾ
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế
Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế, tên giao dịch quốc tế là
Global Intergrated Management System Limited Company (viết tắt là GIMASYS), được
thành lập ngày 25/03/2004, với số vốn điều lệ ban đầu 4 tỷ đồng Công ty có trụ sở đặt tại
Trang 32số 2, ngõ 102, đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội với các lĩnh vực kinh
doanh chủ yếu là sản xuất và gia công phần mềm tin học; Tư vấn chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực CNTT; Tư vấn quản lý doanh nghiệp, tài chính, cổ phần hóa, môigiới thông tin; Tư vấn lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án công nghệ
thông tin, truyền thông và đầu tư mua sắm máy móc thiết bị; Tư vấn lập hồ sơ mời
thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu dự án công nghệ thông tin truyền thông và đầu tư mua
sắm máy móc thiết bị; Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về công nghệ thông tin Trong
đó hoạt động chính của công ty là xây dựng và triển khai các ứng dụng phần mềm và
hệ thống trên nền tảng công nghệ Oracle: Oracle Portal, Oracle Weblogic, OracleDatabase; thực hiện các dịch vụ tư vấn triển khai, nâng cấp, cải tiến, kiểm tra định kỳ
và hỗ trợ hệ thống Oracle E-Business Suite Ngoài ra một hoạt động mới được thực
hiện từ nửa cuối năm 2011 khi công ty trở thành đại lý của Google trong việc cung
cấp giải pháp Google Apps trên nền tảng điện toán đám mây cho doanh nghiệp tại
Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Thành lập vào tháng 3 năm 2004, Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản
lý Quốc tế (gọi tắt là Công ty GiMASYS) ban đầu đã tập hợp những thành viên cónhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm quản lý, tư vấn quản trị kinhdoanh và triển khai giải pháp công nghệ thông tin nhằm tối ưu hóa các nguồn lựccủa tổ chức và doanh nghiệp
Đội ngũ quản lý của công ty hầu hết là những người hoạt động trong lĩnh vực
tư vấn tài chính, quản trị kinh doanh và công nghệ thông tin nên có sự am hiểu sâusắc về quy trình quản lý và công nghệ cũng như các xu hướng phát triển sau này
Được hình thành từ các thành viên chủ chốt ban đầu, đến nay, đội ngũ nhânviên của Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế luôn liên tục phát triển
Trang 33để hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về tư vấn, phát triển, triểnkhai và bảo trì các hệ thống phần mềm ứng dụng cho các tổ chức và doanh nghiệp
Đội ngũ nhân viên của Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tếđược đào tạo chính quy, tốt nghiệp từ các trường đại học lớn của quốc tế và củaViệt nam, có kiến thức chuyên sâu về tài chính, quản trị kinh doanh và công nghệthông tin, đặc biệt có khả năng tư duy và đạo tức tốt Các thành viên của Công tyluôn được khuyến khích phát huy hết khả năng của bản thân đối với công việc, kếtquả tốt luôn được đền đáp một cách xứng đáng
Sau hơn 7 năm thành lập, Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc
tế đã tự khẳng định mình về khả năng triển khai các dự án lớn Lực lượng nhân sựcủa Công ty lớn mạnh không ngừng về chất, là sự tập hợp và hội tụ của nhiềuchuyên gia phát triển phần mềm và tư vấn quản trị kinh doanh có nhiều kinhnghiệm Số lượng các dự án mà công ty triển khai trong thời gian qua đã lên tới trên
80 dự án bao gồm nhiều lĩnh vực: Phát triển phần mềm, triển khai hệ thống phầnmềm quản trị doanh nghiệp Oracle E-Business Suites, triển khai phần mềm cho cáccông ty chứng khoán, tư vấn qui trình và tái cơ cấu doanh nghiệp, quản trị dự án Khách hàng của công ty là các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty sữa Việt NamVinamilk, Công ty Canon Việt Nam; Công ty CP Hàng không Mekong Air; SởGiao dịch chứng khoán Hà Nội; Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn; Các bộ banngành như Bộ Công An, Bộ Tài nguyên môi trường…
Với những kết quả ấn tượng mà Công ty đã đạt được, năm 2008 Tập đoànOracle (Tập đoàn cung cấp hệ quản trị cơ sở dữ liệu hàng đầu thế giới) đã chínhthức công nhận Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế là đối tác quantrọng của họ tại Việt Nam
Năm 2011, Công ty đã trở thành đại lý chính thức của Google tại Việt Nam,chuyên về cung cấp các giải pháp về email cho doanh nghiệp như Google AppsPremier, Google Message Discovery, Google Search Appliance
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Trang 34Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế
Chức năng của các bộ phận trong công ty
Phòng phát
triển phần
mềm
Phòng Bán hàng và Marketing
Phòng tư vấn giải pháp doanh nghiệp
Phòng
Hệ thống
Phòng Google Apps
Ban Giám đốc
Phòng Hành chính – Kế toán
Bộ phận
thiết kế và
giải pháp
Bộ phận bán hàng
Bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận quản trị HT CSDL Oracle
Bộ phận Nhân sự
Bộ phận
lập trình
Bộ phận marketing
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật Google Apps
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
kiểm thử
Bộ phận Sale Admin
Bộ phận Hành chính
Trang 35a) Ban Giám đốc: là bộ phận quản lý cấp cao của công ty, đưa ra định hướngphát triển của công ty cũng như quyết định cách thức tổ chức sản xuất kinh doanhcủa công ty Ban Giám đốc gồm 3 người, 1 Tổng Giám đốc, 2 phó Giám đốc.
b) Phòng phát triển phần mềm: Chức năng viết phần mềm và triển khai phầnmềm theo yêu cầu của khách hàng
- Bộ phận thiết kế và giải pháp: đảm bảo các yêu cầu nghiệp vụ của kháchhàng được thu thập, mô tả và hiểu một cách đúng đắn, qua đó thực hiện mô hìnhhóa, đề xuất các chức năng phần mềm và thống nhất với khách hàng để triển khaixây dựng
- Bộ phận lập tŕnh: Chịu trách nhiệm xây dựng các sản phẩm phần mềm từkhâu phân tích thiết kế hệ thống, lập kế hoạch, phát triển phần mềm, xử lư dữ liệu,cài đặt và triển khai
- Bộ phận kiểm thử: Nhiệm vụ chính của bộ phận này là đảm bảo chất lượngphần mềm bằng cách triển khai thực hiện các hoạt động kiểm thử, quản lý các lỗiphát sinh, phối hợp với các thành viên trong đội dự án để giải quyết các vấn đề
c) Phòng tư vấn giải pháp doanh nghiệp:Cung cấp các dịch vụ tư vấn, triểnkhai, đào tạo, nâng cấp, cải tiến, kiểm tra định kỳ và hỗ trợ hệ thống Oracle E-Business Suite
Với việc cung cấp các dịch vụ trên phòng tư vấn giải pháp doanh nghiệp giúpkhách hàng:
+ Chuẩn hóa các quy trình doanh nghiệp và phân tích sâu hơn hiệu quả nguồnvốn và lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Đẩy nhanh chu trình sản xuất và tăng lợi nhuận từ nguồn đầu tư bằng cáchtăng tối đa hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp
+ Chuyển đổi, bảo trì và tích hợp các ứng dựng quản trị doanh nghiệp hàngđầu thế giới trong toàn doanh nghiệp
d) Phòng hệ thống: Cung cấp dịch vụ cho khách hàng và chịu trách nhiệm về
hệ thống thiết bị, máy móc và các dữ liệu được lưu trên các máy chủ của công ty
Trang 36e) Phòng Google: nghiên cứu, phát triển các sản phẩm của Google cho doanhnghiệp như Google Apps Premier, Google Message Discvery, Google SearchAppliance.
f) Phòng Kinh doanh:
- Bộ phận Marketing: Chức năng chính là tìm hiểu nhu cầu của thị trường từ
đó giới thiệu các sản phẩm của công ty đến với các khách hàng thông qua cácphương thức quảng cáo, tổ chức sự kiện… để khách hàng biết đến các sản phẩmdịch vụ mà công ty cung cấp
- Bộ phận bán hàng: Thực hiện các hoạt động bán hàng nhằm đem lại doanhthu theo mục tiêu mà Ban Giám đốc đề ra
- Bộ phận Sales Admin: Chịu trách nhiệm về các công việc hành chính, hỗtrợ nội bộ Phòng kinh doanh và các phòng ban khác; quản lý các cơ sở dữ liệu trongphòng; lập, theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng; hỗ trợ các công việc tuyểndụng, phỏng vấn, xử lý và hướng dẫn huấn luyện nhân viên mới, hỗ trợ nhân viên
cũ về mặt chính sách, hành chính trong công việc
g) Phòng Hành chính – Kế toán
- Bộ phận nhân sự: Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đếntuyển dụng, sa thải, đào tạo nhân viên, quản lý hồ sơ lao động, thực hiện các chínhsách về nhân sự cho người lao động theo pháp luật Đồng thời tham mưu cho BanGiám đốc về việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
- Bộ phận kế toán: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu thập, xử lýchứng từ kế toán phát sinh trong quá trình hoạt động đến việc xây dựng và lập các
kế hoạch tài chính, từ đó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục, đáp ứngnhu cầu phát triển của công ty
- Bộ phận hành chính: Có chức năng quản lý va thực hiện toàn bộ công táchành chính trong công ty theo quy định về hành chính và pháp luật hiện hành củaNhà nước
Trang 37(Nguồn: Bảng thống kê số liệu lao động và thu nhập từ 2008 – 2011)
Qua bảng trên, ta có một vài nhận xét như sau:
- Công ty có số lượng lao động tăng dần qua các năm, chứng tỏ công ty liêntục phát triển và nhu cầu lao động liên tục tăng Trong đó, Số lượng lao động có trình
độ đại học và trên đại học chiếm tới 80%, còn lại là trình độ cao đẳng Như vậy trình
độ cán bộ nhân viên nhìn chung đáp ứng được yêu cầu công việc, thể hiện qua kếtquả hoạt động kinh doanh của công ty liên tục tăng trong những năm vừa qua
- Thu nhập của cán bộ nhân viên liên tục tăng qua các năm Mức tăng thunhập qua các năm từ 2008 đến 2011 lần lượt là 30 %, 15%, 20% Mức tăng thunhập này phụ thuộc hiệu quả công việc và thực hiện thông qua các đợt đánh giáđịnh kỳ
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.4.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Có thể thấy rằng đặc điểm hoạt động kinh doanh ảnh hưởng rất lớn tới cơ cấutài sản ngắn hạn cũng như công tác quản lý tài sản ngắn hạn, từ đó ảnh hưởng trựctiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Với đặt thù hoạt động sản xuất kinhdoanh của ngành phần mềm, công tác quản lý tài sản ngắn hạn của công ty cũng cómột số đặc điểm riêng biệt
Trang 38-Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống Quản lý Quốc tế là doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ, các dịch vụ chủ yếu thực hiện bằng sức lao động, do vậy mà tỷ trọngtài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản Trong tài sản ngắnhạn thì hàng tồn kho là khoản mục đáng lưu ý, bởi công ty hoàn toàn kinh doanhdịch vụ, không có hoạt động thương mại, mua bán do vậy mà hàng tồn kho củacông ty không có nguyên vật liệu, hàng hóa mà chủ yếu là chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang Giá trị của hàng tồn kho là giá trị sản phẩm dở dang của những dự
án mà công ty đang thực hiện nhưng đến cuối năm vẫn chưa được nghiệm thu, mộtphần do tính chất dài kỳ của một số dự án, một phần do tiến độ thực hiện công việc.Ngoài ra khoản phải thu cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sảnngắn hạn Do vậy, công ty luôn đặt vấn đề quản lý các khoản phải thu và hàng tồnkho lên hàng đầu trong việc xây dựng những chính sách để sử dụng hiệu quả tài sảnngắn hạn
- Công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tuy nhiên tùy thuộc vào từngmảng hoạt động kinh doanh sẽ có những đặc điểm khác nhau Các hoạt động nhưđào tạo, bảo trì, cài đặt phần mềm sẽ diễn ra trong khoảng thời gian nhất định,thường nhỏ hơn 12 tháng
Tuy nhiên mảng kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu lớn trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty là phát triển phần mềm và triển khai phần mềm thìngược lại Mỗi dự án cần thời gian dài để thực hiện Trong suốt thời gian thực hiện
dự án, doanh nghiệp chủ yếu sử dụng biện pháp lấy ngắn nuôi dài, tức luôn xen kẽgiữa các dự án lớn là các dự án nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh và đó chính lànguôn tài chính chủ yếu cho các dự án lớn Tuy nhiên việc này dẫn tới nguồn nhânlực của doanh nghiệp thường bị phân tán, doanh nghiệp không có đủ nhân lực đểtập trung vào các dự án lớn, khiến cho các dự án càng kéo dài thời gian so với kếhoạch Chính vì lý do này mà dòng tiền của công ty cũng không được ổn định, khó
có khả năng dự đoán trước
Hiện tại doanh nghiệp đã phát triển mảng kinh doanh mới đó là mua bán bảnquyền phần mềm của Google Mảng kinh doanh này hứa hẹn mang đến cho doanh
Trang 39nghiệp dòng tiền ổn định hơn, do bản quyền thì thường được sử dụng trong mộtkhoảng thời gian nhất định là một năm Đến những năm sau đó, khách hàng sẽ phảitrả phí nếu muốn tiếp tục sử dụng Do vậy mà doanh nghiệp có thể dự đoán đượcdòng tiền, từ đó đưa ra những phương án kinh doanh và đầu tư phù hợp.
- Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, tài sản lớn nhất củacông ty chính là nguồn nhân lực Đây cũng chính là yếu tố giúp công ty có khảnăng cạnh tranh với rất nhiều các doanh nghiệp cùng ngành khác Đội ngũ quản lý
và đội ngũ nhân viên tốt nghiệp từ các trường Đại học lớn trong và ngoài nước cùngvới kinh nghiệm làm việc trong các công ty, tập đoàn lớn, được tích lũy dần theothời gian đã giúp công ty phát triển và tăng khả năng trong việc tham gia đấu thầucác dự án lớn, giúp công ty khẳng định vị thế của mình
2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Để có những hiểu biết nhất định về tình hình hoạt động kinh doanh củacông ty ta sẽ phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từnăm 2008 – 2011
Bảng 2.2 So sánh các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch 2009/2008
Chênh lệch 2010/2009
Chênh lệch 2011/2010 Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền