Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại cảng cần thơ giai đoạn 2010 2012
Trang 1Những năm tháng trên giảng đường đại học là những năm tháng vô cùng quý báu và quan trọng đối với tôi Thầy cô đã tận tâm giảng dạy, trang bị hành trang kiến thức để tôi có đủ tự tin bước vào đời Kỳ thực tập vừa qua chính là những bước đi cuối trên con đường đại học Để có được bước đi này tôi xin chân thành biết ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã hết lòng truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tại trường
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian qua Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thu Nha Trang, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp Qua thời gian thực tập tại Cảng Cần Thơ, tôi đã tích lũy được những kiến thức khoa học về kinh tế và nâng cao sự hiểu biết về thực tế Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Lãnh Đạo công ty, các anh chị phòng kế toán tài vụ đặc biệt là chú Lâm Trúc Sơn, Anh Doãn Nguyễn Hồng Tâm Phòng Kế toán _ Tài vụ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi học hỏi công việc thực tế giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
Hơn nữa, những gì tôi có được hôm nay là nhờ vào công ơn nuôi dưỡng cũng như những hy sinh khó nhọc của cha mẹ và gia đình
Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe tới gia đình, thầy cô, các cô chú, anh chị, trong Cảng Cần Thơ Chúc cho công ty ngày càng gặt hái được nhiều thành công
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Vy Thị Thu Thảo
Trang 2
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày 15 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Vy Thị Thu thảo
Trang 3Ngày … tháng….năm ( ký tên, ghi rõ họ tên)
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày … tháng….năm ( ký tên, ghi rõ họ tên)
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
3.2 Phương pháp phân tích số liệu 2
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4.1 Không gian 3
4.2 Thời gian 3
5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG TRONG PHÂN TÍCH 2.1.1 Các khái niệm 4
2.1.1.1 Khái niệm về kinh doanh 4
2.1.1.2 Khái niệm về doanh thu 4
2.1.1.3 Khái niệm về chi phí…… 5
2.1.1.4 Khái niệm về lợi nhuận _Ý nghĩa của lợi nhuận 6
a Khái niệm 6
b Ý nghĩa của lợi nhuận 7
2.1.1.5 Bảng cân đối kế toán 7
2.1.1.6 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 7
2.1.1.7 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận 8
2.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh .9
2.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.2.1 Phân tích doanh thu 9
2.2.2 Phân tích chi phí 10
2.2.3 Phân tích lợi nhuận .10
Trang 62.3.1 Khái niệm và nguyên tắc so sánh 11
2.3.1.1 Khái niệm 11
2.3.1.2 Nguyên tắc so sánh 11
2.3.2 Phương pháp so sánh 12
2.3.2.1 Phương pháp so sánh tuyệt đối : 12
2.3.2.2 Phương pháp so sánh tương đối 12
2.3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn 12
2.4 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.4.1 Các chỉ tiêu hoạt động .12
2.4.1.1 Vòng luân chuyển các khoản phải thu (ngày), 12
2.4.1.2 Vòng quay của hàng tồn kho (vòng) 12
2.4.1.3 Tỉ lệ tài trợ (%) .13
2.4.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn 13
2.4.2.1 Vòng quay vốn lưu động ( vòng) 13
2.4.2.2 Vòng quay vốn cố định (vòng) 13
2.4.2.3 Vòng quay toàn bộ vốn ( vòng) 13
2.4.3 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời .13
2.4.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu .14
2.4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 14
2.4.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu .14
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CẢNG CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHÚC, QUẢN LÝ CỦA CẢNG CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cảng Cần Thơ 15
3.1.1.1 Vị trí kinh doanh khai thác 16
3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh khai thác 17
3.1.1.3 Năng lực và trang thiết bị , phương tiện xếp dỡ 17
3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Cảng Cần Thơ 18
3.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 18
Trang 73.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CẢNG CẦN THƠ
3.2.1 Thuận lợi 25
3.2.2 Khó khăn 26
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CẢNG CẦN THƠ QUA CÁC NĂM (2010- 2012) 4.1.1 Đánh giá chung về tình hình doanh thu thực tế của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012 27
4.1.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 29
4.1.1.2 Doanh thu từ hoạt động tài chính 31
4.1.1.3 Doanh thu từ các hoạt động khác…… 32
4.1.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu 32
4.1.2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 32
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ TẠI CẢNG CẦN THƠ QUA CÁC NĂM 2010-2012 36
4.2.1 Biến động chi phí thực tế của Cảng Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 36
4.2.1.1 Giá vốn bán hàng 39
a Chi phí nguyên, nhiên vật liệu trực tiếp 39
b Chí phí nhân công trực tiếp 40
c Chi phí sản xuất chung .40
4.2.1.2 Chi phí bán hàng .41
4.2.1.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 41
4.2.1.4 Chi phí hoạt động tài chính 42
4.2.1.5 Các khoản mục chi phí khác 42
4.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí 42
4.3 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TẠI CẢNG CẦN THƠ QUA CÁC NĂM 2010-2012 46
Trang 8qua 3 năm 2010-2012 .46
4.3.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính 48
4.3.1.2 Lợi nhuận trước thuế 48
4.3.1.3 Lợi nhuận khác 48
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế 49
4.3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của năm 2011 so với năm 2010 50
4.3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của năm 2012 so với năm 2011 51
4.3.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận 53
4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 56
4.4.1 Phân tích các chỉ tiêu hoạt động 58
4.4.1.1 Vòng quay khoản phải thu 58
4.4.1.2 Vòng quay hàng tồn kho 59
4.4.2 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 59
4.4.2.1 Vòng quay vốn lưu động 60
4.4.2.2 Vòng quay tài sản vốn cố định 61
4.4.2.3 Vòng quay tổng tài sản 62
4.4.3 Phân tích các chỉ tiêu sinh lợi 63
4.4.3.1 Lợi nhuận ròng trên doanh thu (Returnon sale _ ROS) 63
4.4.3.2 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets _ ROA)……… 64
4.4.3.3 Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity_ROE) .65
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CẢNG CẦN THƠ 5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG KINH DOANH 66
5.1.1 Những kết quả đạt được 66
5.1.2 Một số tồn tại và hạn chế …… 66
Trang 9DOANH TẠI CẢNG CẦN THƠ 66
5.2.1 Giải pháp tăng doanh thu, nâng cao khả năng sinh lời 67
5.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 68
5.2.3 Sử dụng nguồn nhân lực hợp lý 69
CHƯƠNG 6 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 70
6.2 Kiến nghị 71
6.2.1 Đối với nhà nước .71
6.2.2 Đối với doanh nghiệp 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10BẢNG 1: Phân tích biến động doanh thu qua 3 năm 2010-2012………… … 27
BẢNG 2: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm 2010-2012……… ……… … …….34
BẢNG 3: Biến động chi phí qua 3 năm 2010-2012……… …….38
BẢNG 4: Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí qua 3 năm 2010-2012……… 43
BẢNG 5: Tỷ suất chi phí qua 3 năm 2010-2012……….45
BẢNG 6: Phân tích biến động của lợi nhuận qua 3 năm 2010-2012 …….……46
BẢNG 7: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của 3 năm 2010-2012……… 49
BẢNG 8: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận qua 3 năm 2010-2012……….….54
BẢNG 9: Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận của 3 năm 2010-2012………54
Bảng 10: Tổng hợp các chỉ số hoạt động qua 3 năm 2010-2012……… …… 56
BẢNG 11: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012……… …….60
Bảng 12: Phần tích các chỉ tiêu sinh lời của 3 năm 2010-2012……… ………64
Trang 11SƠ ĐỒ 1.1 THỂ HIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CẢNG CẦN THƠ 19
SƠ ĐỒ 1.2 HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ 23
SƠ ĐỒ 1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 24
Trang 12Phụ lục 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2010……….73 Phụ lục 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2011……… 74 Phụ lục 3: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoach lợi nhuận năm 2012……… 75
Trang 14LỜI MỞ ĐẦU
4 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tự do thương mại và hội nhập kinh tế là một xu thế không thể đảo ngược Thương mại hoá là một công cụ tốt nhất để chống lại sự đói nghèo Hoà bình, hợp tác để phát triển đã trở thành xu thế chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới, các quốc gia đều ưu tiên phát triển kinh tế bằng việc thực hiện chính sách mở cửa cùng gắn kết với các nền kinh tế Đã có thể hoà mình vào nền kinh tế thế giới thì các nhóm ngành doanh nghiệp tiêu biểu như chế tạo, ngân hàng, dich vụ viễn thông, dịch vụ vận tải biển phải có chiến lược đối ứng linh hoạt như đầu tư vào công nghệ, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, tham gia các hiệp hội, đào tạo lao động và đầu tư vào marketing Riêng ngành giao thông vận tải, một lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đảm báo vai trò huyết mạch kinh tế trong hội nhập và vai trò này ngày càng nâng cao Trong khi chờ đợi khánh thành
và cho thông xe qua cầu Cần Thơ và Cảng hàng không Trà Nóc dự kiến cho bay nội địa vào cuối năm 2008 thì nhiều năm qua Cảng Cần Thơ thuộc Tổng Công
ty Hàng hải Việt Nam đã đảm bảo vai trò huyết mạch thông thương hàng hoá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với các vùng kinh tế khác trong nước cũng như ngoài nước và ngược lại Ngoài nhiệm vụ thông thương hàng hoá, Cảng Cần Thơ
là một đơn vị kinh tế của Thành phố Cần Thơ đã nộp một khoản ngân sách không nhỏ Bên cạnh đó, Cảng là nơi tạo ra công ăn việc làm cho người dân tại địa phương, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Thành phố Cần Thơ Hội nhập kinh tế mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội và cả những thách thức Các hoạt động của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở quá trình sử dụng các tư liệu sản xuất để chế tạo ra các sản phẩm hoặc khai thác các dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu xã hội mà còn nhắm đến hai mục tiêu là lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải có lợi nhuận và đạt càng cao càng tốt Do đó, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thương trường Chính vì vậy, việc phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá đầy đủ chính xác các diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được đâu là điểm mạnh và
Trang 15đâu là điểm yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh đồng thời biết được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh Từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Thấy được tầm quan trong cũng như lợi lích của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp, sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Cảng Cần Thơ, em đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Cảng Cần Thơ” để làm nội dung cho bài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp
5 Mục tiêu nghiên cứu
5.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu chung là phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Cảng Cần Thơ giai đoạn 2010- 2012
5.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2010-2012
- Đánh giá các kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng thông qua các tỉ số tài chính cơ bản
- Tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cảng trong những năm tiếp theo
6 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu từ sổ sách kế toán thực tế phát sinh được thể hiện qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh, bảng thuyết minh báo cáo tài chính được thu thập từ phòng Kế toán _Tài vụ của Cảng Cần Thơ
3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh tương đối: phương pháp tương đối là phép chia giữa
tỉ số của kì phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế
Trang 16Phương pháp so sánh tuyệt đối: Phương pháp so sánh tuyêt đối là số hiệu của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu phân tích là chỉ tiêu kỳ gốc Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng qui mô của các hiện tượng kinh tế
Phương pháp thay thế liên hoàn: phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Không gian: phòng kế toán _tài vụ của Cảng Cần Thơ
4.2 Thời gian: 2010-2012
5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Nguyễn Thị Ái Trinh, Phân tích tình hình thực hiện tài chính tại chi nhánh Cảng Cần Thơ thuộc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam năm 2008-2010 Luận văn đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các chỉ
số tài chính Bài viết này đã tìm hiểu rõ và phân tích tình hình sử dụng quản lý vốn và sử dụng vốn bên cạnh đó còn có hạn chế của Công ty chưa chủ động mở rộng thị phần kinh doanh
- Luận văn “ phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh hoá dầu Cần Thơ”
do Nguyễn Trang Thảo Diễm Kế toán 1 Khoá 25 Đề tài nghiên cứu khá chi tiết tình hình tài chính tại chi nhánh hoá dầu Cần Thơ thông qua Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngoài ra kết hợp với việc phân tích các tỷ số tài chính để từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị Luận văn
đã đánh giá tình hình thực hiện tài chính của chi nhánh tốt Chi nhánh có khả năng và nguồn lực tài chính mạnh mẽ, khả năng tự chủ của chi nhánh là rất cao Tuy nhiên Luận văn cũng chỉ ra rằng về tài sản của chi nhánh phân bổ không hợp
lý và bị chiếm dụng vốn nhiều
- Trần Thị Kim Phượng với đề tài luận văn là Kế toán mua hàng hoá tại công ty Gas Petromimex Cần Thơ năm 2006 Bài viết đi sâu vào công tác kế toán mua hàng hoá và vận dụng lý thuyết đã học đưa vào thực tiễn Hạn chế của bài viết là chưa nêu được lý do tại sao sản lượng và doanh thu thay đổi Kiến nghị mang tính chất chung chung
Trang 17CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG TRONG PHÂN TÍCH
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về kinh doanh
Kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường
Kinh doanh phải có các đặc điểm sau:
Kinh doanh phải do một chủ thể kinh tế thực hiện được thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, tập thể ,hộ gia đình, doanh nghiệp
Kinh doanh phải gắn liền với thị trường
Kinh doanh phải gắn liền với sự vận động của đồng vốn
Mục đích chính của kinh doanh là lợi nhuận
2.1.1.2 Khái niệm về doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán sản phẩm, hàng hoá, tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả thu và phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bởi công thức:
Trang 18Doanh thu hoạt dộng tài chính gồm:
- Tiền lãi
- Cổ tức, lợi nhuận được chia
- Thu nhập về đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn…
Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt dộng kinh doanh chính và hoạt dộng tài chính của doanh nghiệp Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm:
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
- Thu tiền bảo hiểm bồi thường
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trên doanh thu (nếu có)
2.1.1.3 Khái niệm về chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp [ 1,tr77] Chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm vận động, yêu cầu quản lý khác nhau Chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng được chia thành các khoản mục chi phí trong khâu sản xuất và ngoài khâu sản xuất như sau:
Chi phí sản xuất bao gồm:
Đối với doanh nghiệp sản xuất: gồm 3 loại
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ những giá trị nguyên vật liệu
sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ
Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản phải trả cho công nhân viên chức trong kỳ
Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh tại nơi sản xuất hay phân xưởng mà không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung gồm chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu
Trang 19hao TSCĐ sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng
Đối với doanh nghiệp lắp ráp: gồm 4 loại
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công: chi phí nhân công trực tiếp điều khiển máy thi công chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài (thuê ngoài sửa chữa máy thi công, bảo hiểm xe máy thi công, chi phí điện nước, thuê máy ).Không bao gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công
Chi phí sản suất chung: gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ xây lắp phát sinh trong phạm vi phân xưởng như chi phí nhân viên phân xưởng, tất cả các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của các nhân viên: chi phí vật liệu (vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, dùng cho đội quản lý, chi phí lán trại tạm thời ), dịch vụ mua ngoài
Chi phí ngoài sản xuất:
Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ snar phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp
Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như vận chuyển, bốc vác, bao bì, lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản cố định và những chi phí có liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm hàng hoá
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý trong toàn bộ doanh nghiệp như chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung
2.1.1.4 Khái niệm về lợi nhuận _Ý nghĩa của lợi nhuận
a Khái niệm
Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra của một hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình
độ quản lý của doanh nghiệp.[2, tr77]
Trang 20Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây:
Lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chính: là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
b Ý nghĩa của lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả ấy là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản đề tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế, đồng thời là một bộ phận lợi nhuận được để lại thành lập các quĩ tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao mức sống người lao động và phúc lợi xã hội
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các doanh nghiệp ra sức phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1.1.5 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối Kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, dung để phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm lập báo cáo đơn vị kế toán.[3,tr78]
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho ta biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó theo cơ cấu tại thời điểm báo cáo
2.1.1.6 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn gọi là bảng báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức, hay báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh; phản ánh thu nhập của các hoạt động và các hoạt động khác qua một
Trang 21thời kì kinh doanh Ngoài ra, theo quy định ở Việt Nam, báo cáo thu nhập còn có them phần thống kê khai tình hình thực hiện của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng (VAT).[4,tr77]
Nội dung của báo cáo thu nhập là chi tiết hoá chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh
Doanh thu – chi phí = lợi nhuận
Báo cáo thu nhập tập trung vào các chỉ tiêu lợi nhuận, tuy nhiên một trong các hạn chế của báo cáo thu nhập là kết quả thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều một trong các hạn chế của báo cáo thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan điểm của
kế toán trong quá trình hạch toán chi phí: chi phí khấu hao, phân bổ chi phí, hạch toán hàng tồn kho…
Một hạn chế khác là do nguyên tắc kế toán về ghi nhận doanh thu quy định; theo đó, doanh thu được ghi nhận khi nghiệp vụ bán hàng hoàn thành, tức là khi
sở hữu hàng hoá thật sự đã chuyển giao, trong khi thanh toán tiền hàng có thể xảy ra vào thời gian khác Nhược điểm này dẫn đến sự cần thiết của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.1.1.7 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
Để biết tình hình lợi nhuận của đơn vị có đạt được so với kết hoạch hay
không, sẽ phân tích lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kế hoạch theo phương pháp thay thế liên hoàn
Lợi nhuận sẽ được tính theo công thức sau:
LN = q i ( p i - Z i ) - Z hđ
Qi : sản lượng tiêu thụ tính trên đơn vị
pi: Giá bán tính trên đơn vị
Zi: giá vốn tính trên đơn vị
Trang 222.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trong trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau Do đó, chỉ có thể tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện, mới
có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế tình trạng thái thực của chúng Chính vì vậy mà việc phân tích hoạt động kinh doanh sẽ có tác dụng :
Giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu của doanh nghiệp để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý
Phát huy mọi tiềm năng thi trường, khai thác tối đa những nguồn lực của những nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh
Kết quả của phân tích là cơ sở để ra quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh.[5,tr77]
2.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.2.1 Phân tích doanh thu
Phân tích chung tình hình doanh thu của toàn doanh nghiệp được tiến hành như sau:
So sánh tổng doanh thu thực tế giữa các kỳ kinh doanh trước nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp
So sánh tổng doanh thu giữa thực tế so với kế hoạch nhằm đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp
Trang 23* Giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định kết quả kinh doanh Nếu giá vốn hàng bán trên một đơn vị sản phẩm thấp sẽ làm cho daonh nghiệp tiết kiệm được chi phí, từ đó làm tăng lợi nhuận kiếm được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay Vì vậy doanh nghiệp kiểm soát tốt giá vốn hàng bán sẽ giúp cho nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trong các chiến lược kinh doanh
* Chi phí bán hàng không chỉ là một trong những chi phí dùng để xác định kết quả kinh doanh mà còn là công cụ giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược nhằm tăng doanh số tạo thêm lợi nhuận cho công ty: tăng chi phí quảng cáo, đa dạng hoá bao bì, mẫu mã…Vì vậy, xác định chi phí bán hàng một cách chính xác sẽ rất có lợi cho các doanh nghiệp hiện nay
* Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giống như các loại chi phí khác đều là một trong những chi phí dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra nó còn là yếu tố quan trọng quyết định quá trình tồn tại của doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn hoạt động được phải có bộ phận quản lý doanh nghiệp nhận nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp, nếu chúng ta chi tiêu nhiều hay thuê mướn bộ phận quản lý không hiệu quả sẽ làm lãng phí nguồn lực (tài lực, vật lực, nhân lực, thông tin) của doanh nghiệp Kiểm soát tốt chi phí quản lý sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
2.2.3 Phân tích lợi nhuận
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau nên lợi nhuận được tạo ra từ nhiều nguồn gốc khác nhau như: Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thu được từ hoạt động khác
Phân tích lợi nhuận là nhằm mục đích đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch đề ra, để xem quá trình hoạt động doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra không? từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Trang 24Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp cho doanh nghiệp thấy được điểm mạnh của mình trên thị trường, từ đó xây dựng cơ cấu lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp
Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được tiên hành như sau:
- So sánh tổng mức lợi nhuận thực tế giữa các kỳ kinh doanh trước nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của doanh nghiệp
- Phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng giảm tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp
- So sánh tổng mức lợi nhuận giữa thực tế so với thực tế so với kế hoạch nhằm đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp
2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau như: phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp chênh lệch, phương pháp liên hệ và phương pháp hồi quy Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn [6, tr 77]
2.3.1 Khái niệm và nguyên tắc so sánh
2.3.1.1 Khái niệm
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với các chỉ tiêu gốc
2.3.1.2 Nguyên tắc so sánh
- Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh thường là
Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh
Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua
Chỉ tiêu tiêu biểu của các đơn vị cùng ngành
Các chỉ tiêu khác có thể so sánh được
- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh phải
Phù hợp về yếu tố không gian và thời gian
Có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán
Có cùng qui mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau
Trang 252.3.2 Phương pháp so sánh
2.3.2.1 Phương pháp so sánh tuyệt đối :
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc
2.3.2.2 Phương pháp so sánh tương đối
Là tỷ lệ phần trăm (%) của hai chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
2.3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích
2.4 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.4.1 Các chỉ tiêu hoạt động [7,tr77]
2.4.1.1 Vòng luân chuyển các khoản phải thu (ngày)
Vòng quay các khoản phải thu = 365/ kỳ thu tiền bình quân
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp Số vòng quay này càng cao chứng tỏ tốc
độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, điều này ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh toán ngắn hạn, do đó có thể ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ
2.4.1.2 Vòng quay của hàng tồn kho (vòng)
Vòng quay của HTK = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay hàng hoá tồn kho bình quân trong kỳ hay là thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi bán ra
Số vòng quay hàng tồn kho chậm có thể hàng hoá bị kém phẩm chất không tiêu thụ được, hoặc tồn kho quá mức cần thiết…
Số vòng quay hàng tồn kho nhanh thể hiện tình hình bán ra tốt Tuy nhiên điều này cũng có thể do lượng tồn kho thấp, vì vậy khối lượng tiêu thụ hàng hoá
bị hạn chế
Trang 262.4.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn [ 8, tr77]
2.4.2.1 Vòng quay vốn lưu động (vòng)
Vòng quay vốn lưu động= Doanh thu thuần / vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tăng tốc độ luôn chuyển vốn lưu động sẽ giảm bớt lượng vốn lưu động, tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
2.4.2.2 Vòng quay vốn cố định (vòng)
Vòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.4.2.3 Vòng quay tổng tài sản ( vòng)
Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của đơn vị
2.4.3 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời [9, tr77]
2.4.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) ROS
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần)*100%
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi của doanh thu thuần, tức trong một trăm đông doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Nếu chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao
2.4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (%) ROA
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = (Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản)*100%
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ sinh lời của tài sản, nó cho biết trong một trăm đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản càng hợp lý
2.4.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) ROE
Tỷ suất lợi nhuận trến vốn chủ sở hữu = (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ
sở hữu)*100%
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao
Trang 27CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CẢNG CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHÚC, QUẢN LÝ CỦA CẢNG CẦN THƠ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cảng Cần Thơ
Cảng Cần Thơ được xây dựng năm 1960 nhằm mục đích duy nhất là tiếp nhận bom đạn, phương tiện chiến tranh bằng đường thuỷ để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và chế độ nguỵ quyền tại Miền Nam và quy mô chỉ có 60 mét cầu cảng, ngoài ra không có công trình phụ trợ
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhân dân Cần Thơ bắt tay vào công việc khôi phục kinh tế
và xây dựng lại các ngành kinh tế ổn định đời sống, chính trị, văn hoá xã hội của địa phương Cảng Cần Thơ hình thành vào tháng 8 năm 1980 trên cơ sở tiếp nhận
từ cảng quân sự thuộc Tiểu Đoàn Vận Tải Thủy (D804) Trung Đoàn Vận Tải Quân Khu 9 (D659) cho Tỉnh Hậu Giang để phát triển kinh tế địa phương và Sở Giao Thông Vận Tải Hậu Giang là cơ quan quản lý cấp trên của Cảng Cần Thơ
Để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà Nước về chính sách đổi mới, Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Hậu Giang ra quyết định số 16/QĐ-UBT90 ngày10 tháng 01 năm 1990 cho phép Cảng Cần Thơ thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước theo quyết định số 1393/QĐ-UBT92 ngày 28 tháng 11 năm 1992
Do cơ cấu ngành có nhiều chuyển đổi, để phù hợp với xu thế phát triển và tồn tại trên thị trường trong khu vực Tháng 10 năm 1993 Cảng Cần Thơ được chuyển giao về cho Cục Hàng Hải Việt Nam quản lý theo quyết định số 282/KHĐT ngày 17 tháng 09 năm 1993 Năm 1997, để chuẩn bị cho tuyến vận chuyển từ Cần Thơ đến Sài Gòn, Cục Hàng Hải Việt Nam đầu tư nâng cấp Cảng Cần Thơ thành bến liền bờ và duy tu nạo vét luồng Định An để tàu có trọng tải 23.000DWT, mớn nước 8m ra vào làm hàng tại Cảng Cần Thơ
Năm 1998, do yêu cầu phát triển kinh tế nhà nước theo mô hình hợp tác, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngành kinh tế vận tải biển trong khu vực theo quyết định số: 91/1998/QĐ-TTG ngày 08 tháng 05 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ đồng ý chuyển Cảng Cần Thơ từ Cục Hàng Hải Việt Nam về trực thuộc
Trang 28Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, là đơn vị mạnh về kinh doanh vận tải biển,
có nhiều khả năng đầu tư cho Cảng Cần Thơ phát triển nhanh theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, đầu tư khai thác bến Container phía thượng lưu Cảng với diện tích 19.000m
Triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Lần Thứ IX của Đảng và Hội Nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung Ương khoá IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả quản lý Doanh Nghiệp Nhà Nước Được sự thống nhất của Thủ Tướng Chính Phủ và Bộ Giao Thông Vận Tải, Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam ban hành và quyết định số:631.QĐ-HĐBT ngày 30 tháng 07 năm 2002 sáp nhập Cảng Cần Thơ với Công Ty Xếp
Dỡ Cần Thơ thành một đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn với tên gọi chính thức là Cảng Cần Thơ, tên giao dịch là CANTHO PORT
Đầu tháng 12- 2006, Cảng Cần Thơ đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn, chính thức được tách chuyển nguyên trạng về làm đơn vị hoạch toán phụ thuộc, trực thuộc tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Đây là bước ngoặt của ngành vận tải thuỷ ĐBSCL trong việc cụ thể hoá quy hoạch chi tiết nhóm Cảng biển ĐBSCL đến năm 2010 đã được chính phủ phê duyệt Theo qui hoạch Cảng Cần Thơ hiện hữu (Cảng Hoàng Diệu trước đây) cùng các Cảng Trà Nóc, Cái Cui sẽ là cụm
Cảng đầu mối của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
3.1.1.1 Vị trí kinh doanh khai thác
- Vị trí: vị trí Cảng Cần Thơ nằm ở 10o 30’ Vĩ Bắc 105o 42’ Kinh Đông, điểm Hoa Tiêu là 90o 29’ Vĩ Bắc- 106o 30’ 50” Kinh Đông
- Địa chỉ: 27 - Lê Hồng Phong - Quận Bình Thủy - TP Cần Thơ
-Luồng tàu /Co83 tàu: 65 hải lý từ cửa Định An, Hoa tiêu bắt buộc, có trạm hoa tiêu tại Định An và tại khu vực Cảng
-Độ sâu luồng: -7,5m, tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 DWT tạm thời vào
ra vào ban ngày, đang nâng luồng và lắp đặt báo hiệu hàng hải cho tàu chạy và ban đêm
-Thời tiết: hai mùa, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Bình quân nhiệt độ là 28độ c, độ ẩm là 81% Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 Gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9
Trang 29
3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh khai thác
- Kinh doanh bốc xếp hàng hóa tàu sông, tàu biển trong và ngoài nước
- Kinh doanh kho bãi trong Cảng và các dịch vụ khác
- Cung cấp dịch vụ vận tải, tổ chức vận chuyển các loại hàng thông thường, hàng siêu trường, siêu trọng, thiết bị máy móc, container bằng các phương tiện đường thủy, đường bộ trong và ngoài nước
- Cung cấp dịch vụ đóng gói hàng hoá, bảo quản vận chuyển hàng hoá từ kho bãi của Cảng đến kho bãi của chủ hàng
- Thực hiện dịch vụ lái dắt, hỗ trợ đưa đón thuyền viên, nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, vệ sinh hầm hàng, sửa chữa, gõ rĩ sơn tàu cho tàu trong và nước ngoài hoạt động trong Cảng
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí, cửa hàng miễn thuế phục vụ cán bộ công nhân viên, thuyền viên, khách hàng làm việc tại Cảng
- Xây dựng cầu bến cảng, sửa chữa nâng cấp đường, bến bãi, nhà
- Kinh doanh vật liệu xây dựng
- Tổ chức, đại lý bán lẽ xăng dầu
- Khai thác, nạo vét phao neo, cầu cảng
3.1.1.3 Năng lực và trang thiết bị , phương tiện xếp dỡ
Năng lực hoạt động
- Thực hiện xếp dỡ hàng hoá 24 giờ/ngày, 07 ngày/ tuần
- Khả năng tiếp nhận tàu 5.000DWT đến 10.000DWT
- Cơ sở hạ tầng: Tổng diện tích mặt bằng 06 ha, gồm 2 cầu tàu với tổng chiều dài 304m, độ sâu trước bến 10-11m, gần 10 bến phao sâu 12m, có 3 kho chứa hàng có diện tích là 5.700m2, 2 bãi chứa hàng 27.300m2 trong đó bãi Container là 19.000m2
Trang thiết bị, phương tiện xếp dỡ:
- Cầu nổi từ 25-45 MT
- Cẩu bờ bánh xích có chức năng từ 15-90 tấn
- Cẩu bờ bánh lấp có chức năng từ 15-120 tấn
- Xe nâng chụp 12 tấn Xe nâng 2 – 2,5 tấn
- Xe nâng dung đóng nút hàng Container
- Đầu kéo Container 20’- 40’
Trang 30- Xe tải hàng Xe ben
- Tàu lái: Tàu kéo các loại
3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Cảng Cần Thơ
3.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Trực tiếp phụ trách Ban Khai Thác: Đội Giao Nhận- Kho Hàng: Đội cơ giới thuỷ bộ; đội bốc xếp tổng hợp; chủ trì giao ban sản xuất hàng tuần
Trang 31SƠ ĐỒ 1.1: THỂ HIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CẢNG CẦN THƠ
Phó Giám Đốc Nội Chính
Chức năng: được giám đốc phân công uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công trực tiếp giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực nội chính
Nhiệm vụ:
- Phụ trách thi đua khen thưởng, các phong trào văn thể mỹ của Cảng
- Chăm lo quan hệ với cơ quan, đoàn thể chính quyền địa phương nơi Cảng thường trú và các cơ quan ban ngành có liên quan thuộc chính quyền thành phố, tham gia và hưởng ứng các phong trào địa phương và Thành Phố phát động, các hoạt động từ thiện
- Chỉ đạo công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trật tự an toàn và an ninh chính trị các hoạt động của Cảng
- Được giám đốc uỷ quyền ký duyệt thanh quyết toán trong phạm vi đảm nhiệm
GIÁM ĐỐC
PGĐ NỘI CHÍNH
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG BẢO VỆ
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Trang 32 Ban Khai Thác
- Tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và
tổ chức khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có của Cảng
- Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng giá cước phục vụ khai thác Cảng, tổ chức tiếp thị khách hàng phục vụ công tác xây dựng chiến lược, chính sách kinh doanh phát triển Cảng tương lai
- Tổ chức thực hiện chỉ tiêu sản lượng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng Giám Đốc giao cho tổ chức khai thác có hiệu quả phương tiện, thiết bị, kho hàng, bến bãi hiện có tại Cảng
Ban Tài Chính- Kế Toán
- Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính, kế toán, quản lý
sử dụng hiệu quả vốn- tài sản được giao trong phạm vi quản lý của Cảng Cần Thơ
- Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động vốn đầu tư tài chính của Cảng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh
- Lập sổ sách ghi chép kế toán phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác và trung thực toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn- tài sản Nhà nước được Tổng Công Ty giao
- Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán định
kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý của nhà nước và Tổng Giám đốc Công
Ty Hàng Hải Việt Nam
- Tổ chức lưu trữ bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ gìn bí mật các số liệu kế toán, phục vụ kịp thời cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý cấp trên trong công tác kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật
- Giúp giám đốc phân tích các hoạt động kinh tế, đánh giá đúng tình hình
và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả các hoạt động kinh doanh, đề ra các biện pháp thiết thực thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao
Ban Tổ Chức Hành Chánh
- Là ban tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, nhân sự, đào tạo và công tác hành chánh quản trị, công tác thi đua khen thưởng và một số công tác khác do giám đốc giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực công tác này
Trang 33- Đề xuất nhu cầu tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên của Cảng
- Thừa uỷ quyền của giám đốc, thẩm tra bảo vệ chính trị nội bộ, tiếp nhận
và quản lý hồ sơ nhân sự theo phân cấp, thống nhất việc cấp thẻ công nhân viên chức toàn Cảng
- Tổ chức phục vụ tiếp tân, tiếp khách giám đốc, hội họp cơ quan theo chỉ đạo của giám đốc
Ban Kế Hoạch Tiền Lương
- Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực lao động tiền lương, phân phối thu nhập, thực hiện các chế độ về lao động tiền lương và công tác an toàn lao động
- Theo dõi chấm công, chấm điểm, tính toán lương cho công nhân viên đảm bảo công bằng hợp lý theo đúng quy định phân phối lương
Giải quyết thủ tục thanh toán chế độ BHXH, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tính toán chế độ độc hại, ca 3 và một số chế độ khác cho người lao động theo quy định của nhà nước và phân cấp cụ thể của Tổng Công
Ty Hàng Hải Việt Nam
Đội Cơ Giới Thủy Bộ
- Là đơn vị sản xuất trực tiếp, được trang bị các thiết bị xếp dỡ chuyên dụng, phương tiện vận tải thuỷ bộ để thực hiện nhiệm vụ bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, lái dắt, hỗ trợ tàu biển theo từng phương án sản xuất kinh doanh
- Thực hiện kế hoạch lái dắt, hỗ trợ tàu biển ra cầu bến phao neo và công tác cứu hộ hàng hải
- Tổ chức vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện đường thủy, đường
bộ theo từng phương án sản xuất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua Cảng hoặc vận chuyển đường dài theo các hợp đồng kinh tế đảm bảo an toàn hàng hoá phương tiện
Đội Bốc Xếp Tổng Hợp
- Là đơn vị sản xuất, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xếp dỡ hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua Cảng theo từng phương án sản xuất cụ thể trên cơ sở nguồn nhân lực và phương tiện xếp dỡ được giao
Trang 34- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất, chuẩn bị công cụ, phương tiện xếp dỡ, cần cẩu tàu
- Quản lý công nhân bốc xếp thuê ngoài, phối hợp thực hiện kế hoạch xếp
dỡ tàu, kho bãi, dịch vụ đóng nút hàng hoá Container theo từng lệnh sản xuất cụ thể với hiệu quả chất lượng cao, an toàn lao động và hàng hoá
Đội Giao Nhận Kho Hàng
- Là đơn vị sản xuất, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao nhận hàng hoá, tổ chức lưu kho-bãi, bảo quản giữ gìn hàng hoá thông qua Cảng theo yêu cầu của khách hàng
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch giao nhận hàng hoá của Cảng giao
- Theo dõi, kết toán hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua, báo cáo hàng ngày sản lượng hàng hoá thực hiện đảm bảo đầy đủ chính xác, xác nhận năng suất bốc xếp thủ công, năng suất cơ giới theo từng phương án sản xuất
Đội Dịch Vụ Tổng Hợp
- Là đơn vị sản xuất, trực tiếp khai thác các lĩnh vực dịch vụ hàng hải thông qua Cảng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp pháp luật, chịu sự chỉ đạo của Phó Giám đốc khai thác
- Tổ chức bán sĩ và lẻ xăng dầu, thực hiện cung ứng nhiên liệu cho tàu biển trong nước, tàu biển nước ngoài khi có yêu cầu
- Tổ chức phục vụ căn tin
Đội Bảo Vệ
- Tham mưu cho giám đốc nắm tình hình an ninh chính trị, tài sản và trật tự
an toàn địa bàn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cảng được thuận lợi
- Tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ an toàn an ninh chính trị địa bàn, an toàn tài sản cơ quan, kịp thời phát hiện các vi phạm tiêu cực báo cáo Giám đốc
Trang 35sổ với hệ thống sổ sách, chứng từ đầy đủ hợp lệ, phù hợp với công tác kế toán tại công ty
SƠ ĐỒ 1.2: HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày (định kỳ) Ghi cuối tháng
Đố chiếu, kiểm tra
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 36SƠ ĐỒ 1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- Kế Toán Trưởng: là người điều hàng mọi hoạt động trong tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện toàn bộ công các công tác kế toán, thống kê thông tin về kinh tế và hoạch toán kế toán của đơn vị đồng thời làm nhiệm vụ kiểm tra và tổ chức chỉ đạo công tác kế toán tại đơn vị
- Phó Phòng: điều hành công việc cùng kế toán trưởng
- Kế Toán Tổng Hợp: tập hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra tính toán, ghi chép đối chiếu các tài khoản liên quan vào sổ cái, xác định kết quả kinh doanh của đơn vị, lập báo cáo tài chính (tháng, năm)
- Kế toán Ngân Hàng: tạm ứng, chế độ chính sách, liên hệ với ngân hàng theo dõi tình hình tăng giảm nợ vay, các khoản thu tiền của khách hàng bằng khoản, đồng thời thanh toán các khoản tạm ứng cho công nhân viên, giải quyết các chế độ theo chính sách
Kế Toán Công Nợ
Kế Toán Thu Chi
Kế Toán TSCĐ-Vật Tư
Thủ Quỹ
Trang 37- Kế toán Doanh Thu - Thuế: theo dõi các loại hình doanh thu phát sinh từng ngày, lập các báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo công nợ hàng tuần, tháng Cuối tháng chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp
- Kế Toán thu chi: theo dõi chi tiết thu tiền mặt tại đơn vị, phải đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt hàng ngày và lập báo cáo thu chi, cuối tháng chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp
- Kế Toán TSCĐ vật tư: theo dõi tình hình tài sản cố định của đơn vị về khoản thanh lý, mua sắm, sửa chữa, khấu hao tài sản cố định của toàn đơn vị đồng thời theo dõi tình hình xuất nhập, tồn vật tư của đơn vị
- Kế Toán Công Nợ: trực tiếp đi thu hồi nợ
- Thủ Quỹ: có trách nhiệm bảo quản tiền mặt của đơn vị, thu chi theo từng chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, vào sổ và đối chiếu với kế toán hàng ngày Giúp cho kế toán trưởng hoàn thành các thủ tục tiền mặt
3.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CẢNG CẦN THƠ
3.2.1 Thuận lợi
- Cảng Cần Thơ nằm cách bờ phía Nam Sông Hậu 8 km đựợc coi là một mấu chốt trong cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy sự phát triển và công nghiệp hoá của Thành phố Cần Thơ nói riêng và của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung Cảng Cần Thơ đã được chính phủ công nhận là “ Cảng Quốc Tế”
- Cảng Cần Thơ nằm ở một vị trí thuận lợi để đóng vai trò là Cảng trung chuyển với Cảng Singapore hoặc là Tanjung Pelepá, hai Cảng này được coi là Cảng trung tâm cho thương mại bằng đường thuỷ phía Đông gồm Nhật, Mỹ, tới phía Đông và Ấn Độ, Trung Đông, Châu Phi Và Châu Âu đến phía Tây
- Chính sách của chính phủ là khuyến khích giao thông bằng tàu và xà lan đối với những hàng hoá mà hiện nay đang chuyên chở bằng đường bộ do các vấn
đề tắc nghẽn giao thông trên đường
- Là cảng có năng lực bốc xếp mạnh nhất khu vực đối với sản lượng hàng hoá khoảng 1,2 triệu tấn/năm
- Có những thiết bị phục vụ bốc xếp các loại hàng hoá siêu trường, siêu trọng mà các Cảng trong khu vực chưa có
- Vấn đề an ninh trên đường đến Cảng(Cảng được bảo đảm an ninh về hư hỏng, mất mát, thất thoát)
Trang 38- Lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm
- Gần thị trường chính của Nam Sông Bassac
ta không dự kiến Cảng Cần Thơ thay đổi mẫu hình buôn bán lịch sử giữa Đồng Bằng và TP.HCM trong tương lai gần
- Cảng không có một bộ phận marketing riêng biệt và ít các hoạt động về marketing và phát triển thương mại được thực hiện, và chỉ thực hiện không trên
cơ sở trường kỳ
- Thông tin trong niên giám Cảng Biển Việt Nam 2000 khiến cho các khách hàng tiềm năng và hiện tại một bức tranh không đúng về Cảng vì những thông tin này không phản ánh đầy đủ năng lực tàu, hàng và bốc dỡ của Cảng Cần Thơ
Trang 39CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG CẦN
Bảng tổng hợp doanh thu qua ba năm 2010-2012 (Bảng 1) cho ta thấy tổng doanh thu tăng qua các năm Năm 2010 tổng doanh thu là 119.714.866 nghìn đồng, năm 2011 là 68.341.042 nghìn đồng giảm một lượng là 51.373.824 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 42,91 % so với năm 2010 Đến năm 2012 số chênh lệch tăng so với năm 2011 là 12.669.912 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 18,54 % Muốn đánh giá chính xác kết quả tổng doanh thu tăng do các yếu tố nào thì ta xét từng yếu tố cấu thành nên tổng nguồn thu Kết cấu tổng doanh thu của Cảng Cần Thơ gồm ba khoản mục là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính; thu nhập khác
Trang 40SVTH: Vy Thị Thu Thảo 27
BẢNG 1: Phân tích biến động doanh thu qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: 1.000đ
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010- 2012)