Bất cập trong cơ chế cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại Công ty Tài chính Vinashin (Trang 54)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2 Bất cập trong cơ chế cấp tín dụng

a) Về giới hạn cấp tín dụng:

Theo Khoản 1, Điều 127, Luật Các TCTD 2010 thì có CTTC) sẽ bị hạn chế cấp tín dụng cho những đối tượng như: tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại chính CTTC, thanh tra viên đang thanh tra tại CTTC, kế toán trưởng của CTTC, các cổ đông lớn, cổ đông sáng lập và các doanh nghiệp mà pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn sở hữu trên 10% vốn điều lệ của Doanh nghiệp đó....CTTC không được cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm, hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn và đặc biệt, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với tất cả các đối tượng này (trừ khoản cấp tín dụng cho Các công ty con, công ty liên kết của CTTC hoặc doanh nghiệp mà CTTC nắm quyền kiểm soát) không được vượt quá 5% vốn tự có của CTTC.

Trong 18 CTTC đang hoạt động ở Việt nam, có 12 CTTC thuộc các Tập đoàn hoặc Tổng công ty. Một mặt các CTTC phải thực hiện nhiệm vụ kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của tập đoàn hoặc của ngành, mặt khác, phải thực thi pháp luật về lĩnh vực ngân hàng với tỷ lệ giới hạn đầu tư tài trợ tín dụng quá chặt. Để tồn tại, các công ty thường phải dựa vào nguồn vốn huy động từ các thành viên trong tập đoàn và sử dụng nguồn vốn huy động đó mà cấp tín dụng cũng chủ yếu cho chính các thành viên trong tập đoàn. Ngoài ra, với đặc thù ngành, lĩnh vực linh doanh của các Tập đoàn, Tổng công ty (như

Dầu khí, công nghiệp tàu thủy), các dự án, phương án, dự án vay vốn thường cần một nguồn vốn vay rất lớn. Vì chỉ được phép cấp tổng mức dư nợ tín dụng đối với tất cả các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn không vượt quá 5% vốn tự có nên việc cấp tín dụng cho các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty của CTTC rất khó khăn.

b) Về việc cấp tín dụng hợp vốn: Đối với các nhu cầu vay vốn lớn, vượt quá các giới hạn cấp tín dụng cho phép, các CTTC phải cùng với các TCTD khác cấp tín dụng hợp vốn.

Tuy nhiên trong việc cấp tín dụng hợp vốn, trước đây Điều 5 Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 29/03/2002 của NHNN quy định các CTTC chỉ được phép tham gia đồng tài trợ, mà không được làm tổ chức đầu mối đồng tài trợ. Gần đây Thông tư số 42/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng, trong đó Khoản 3

Điều 3 Thông tư này quy định: “ Ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân

dân và CTTC chỉ được làm thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn, thành viên đầu mối thanh toán trong trường hợp các tổ chức này cùng nhau hợp vốn để cấp tín dụng cho dự án”

Như vậy, hiện nay các CTTC chỉ được làm đầu mối cấp tín dụng hợp vốn, thành viên đầu mối thanh toán trong trường hợp các CTTC, Ngân hàng

hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân cùng nhau hợp vốn để cấp tín dụng cho dự

án. Còn trong trường hợp các CTTC cấp tín dụng hợp vốn với các Ngân hàng thương mại thì các CTTC không được làm đầu mối cấp tín dụng hợp vốn. Trong khi đó, với các dự án, phương án vay vốn đặc thù trong ngành, lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn, tổng công ty mà CTTC là thành viên thì CTTC hiểu rõ hơn so với các Ngân hàng thương mại, việc quản lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay cũng được thực hiện dễ dàng hơn. Nhưng vì pháp luật không

cho phép nên trong trường hợp cùng với các Ngân hàng thương mại cấp tín dụng hợp vốn cho các dự án trong ngành, các CTTC vẫn phải để các Ngân hàng thương mại làm đầu mối cấp tín dụng hợp vốn.

c) Về việc CTTC không được mở tài khoản thanh toán:

Do CTTC không được mở tài khoản thanh toán nên gặp không ít khó khăn trong việc kiểm soát nguồn thu của khách hàng. Khi nhận thế chấp bằng nguồn thu, nếu các Ngân hàng có thể thỏa thuận cho khách hàng chuyển nguồn thu về tài khoản của chính mình để quản lý và kiểm soát thì CTTC lại phải mở tài khoản thông qua một Ngân hàng khác, do đó việc nắm bắt kịp thời nguồn thu của khách hàng chậm hơn so với các Ngân hàng thương mại. Đồng thời, khi có vấn đề phát sinh, cần phong tỏa tài khoản của khách hàng, CTTC cũng phải thông qua Ngân hàng thương mại. Điều này chưa thực sự thuận tiện cho các CTTC.

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động tín dụng tại Công ty tài chính Vinashin

2.2.1 Giới thiệu về Công ty tài chính Vinashin

CTTC TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ (viết tắt là VFC) là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam – Vinashin, do Tập đoàn Vinashin sở hữu 100% vốn điều lệ. VFC được thành lập theo Quyết định số 3456/1998/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ngày 9/5/2000, VFC chính thức đi vào hoạt động với chức năng là một TCTD phi ngân hàng, thực hiện nhiệm vụ thu xếp, quản lý vốn và cung cấp dịch vụ tài chính cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam – VINASHIN.

Tên gọi đầy đủ: CTTC TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy

Tên gọi tắt: VFC

Địa chỉ trụ sở chính: 120 Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội.

Khi mới thành lập, vốn điều lệ ban đầu của VFC là 30 tỷ đồng. Trải qua giai đoạn nhiều biến động và thay đổi trong chiến lược quản lý tổ chức và hoạt động, đến nay quy mô của VFC đã cơ bản ổn định, với mức vốn điều lệ là 2523 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động của VFC đang dần hình thành và phát triển với 3 Chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh và 3 Công ty con: Công ty TNHH Chứng khoán CIMB-Vinashin, Công ty TNHH Cho thuê Tài chính Vinashin (VFL), và Công ty Tư vấn – Đầu tư và Dịch vụ Tài chính (VIBC).

Qua 12 năm xây dựng và phát triển, VFC luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh quan trọng là đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các khách hàng là Tập đoàn Vinashin và các đơn vị thành viên.

Đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, VFC đang từng bước nỗ lực vượt qua thử thách, tận dụng mọi cơ hội và tiềm năng, xiết chặt đội ngũ, phát huy những giá trị truyền thống đồng thời thực hiện những hướng đi đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa những rủi ro, cùng Tập đoàn từng bước vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển, trở thành một định chế tài chính an toàn, ổn định và phát triển bền vững.

Vai trò của VFC đối với Tập đoàn được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Thứ nhất: VFC giúp Tập đoàn tìm hiểu và khai thác các nguồn vốn;

huy động các nguồn vốn cho Tập đoàn từ nguồn bên ngoài đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn.

vốn đúng mục đích, đúng dự án đem lại hiệu quả kinh tế.

- Thứ ba: VFC giúp Tập đoàn mở rộng lĩnh vực, đa dạng hóa ngành

nghề kinh doanh, nhằm giảm thiểu rủi ro vì nâng cao lợi nhuận.

- Thứ tư: Với sự hoạt động của mình, VFC giúp Tập đoàn đạt được sự

thống nhất cao, khai thác được tất cả các nguồn lực của Tập đoàn thông qua một số cơ chế tài chính chung.

Khi thực hiện chức năng trung gian tài chính, VFC đóng vai trò là cầu nối giữa đơn vị thừa vốn và đơn vị có nhu cầu về vốn trong Tập đoàn. Với chức năng này, VFC vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay. Đặc biệt là đối với Tập đoàn Vinashin, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của Tập đoàn vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất. Với tư cách là thành viên của Tập đoàn, VFC chịu sự chi phối của Tập đoàn Vinashin về các mặt tài chính và chiến lược phát triển.

2.2.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của CTTC Vinashin

Kể từ khi thành lập đến nay, VFC thực hiện chức năng trung gian tài chính, là cầu nối giữa đơn vị thừa vốn và đơn vị có nhu cầu về vốn trong Tập đoàn Vinashin.

Mặc dù có những hạn chế nhất định so với Ngân hàng thương mại, nhưng bằng uy tín của Tập đoàn, sự hỗ trợ về nguồn của Tập đoàn cũng như sự nỗ lực của VFC, VFC đã vươn lên và có những thời điểm trở thành một tên tuổi có uy tín. Có thể nhận thấy sự phát triển của VFC thông qua các bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.1: Tăng trưởng vốn điều lệ VFC 2002-2011

(Đơn vị: tỷ đồng) 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2011

40 50 120 140 640 1.023 2.523 Nguồn: Báo cáo thường niên VFC năm 2008

Bảng 2.2: Tăng trưởng doanh thu VFC

(Đơn vị tính Triệu VNĐ)

2004 2005 2006 2007 2008

72.388 116.200 213.136 911.556 1.053.698 Nguồn: Báo cáo thường niên VFC năm 2008

VFC đã thực hiện nghiệp vụ huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu giải ngân cho khách hàng và tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tiền gửi. Tính đến nay, VFC đã thiết lập quan hệ tín dụng thường xuyên với hơn 70 tổ chức tài chính - tín dụng là các ngân hàng thương mại, CTTC, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư trong và ngoài nước nhằm huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

VFC có quan hệ tín dụng thường xuyên với hơn 100 khách hàng là các đơn vị thành viên của Tập đoàn Vinashin và gần 250 khách hàng ngoài là các tổ chức kinh tế và cá nhân.

Ngoài ra VFC cũng tập trung vào các hoạt động đầu tư chứng khoán, hợp tác mua bán cổ phần, liên kết với các doanh nghiệp tiềm năng vào các dự án có hiệu quả cao.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động của VFC gặp rất nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế nói chung, của ngành

Ban lãnh đạo của VFC mà trong những năm gần đây VFC đã gặp không ít sai lầm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà nước và làm ảnh hưởng đến uy tín của VFC trong thị trường tài chính ngân hàng. VFC đang cùng với Tập đoàn Vinashin gánh trên mình một khoản nợ khổng lồ và đang từng ngày khắc phục những hậu quả để lại.

Có thể thấy tình hình kinh doanh của VFC trong hai năm gần đây qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của VFC năm 2010

(Đơn vị: tỷ đồng) STT Các chỉ tiêu Kế hoạch 2010 Thực hiện 2010 Tỷ lệ % so với KH 1 Tổng tài sản 5.877 5.877 100% 2 Vốn điều lệ 2.523 2.523 100% 3 Doanh thu 1.511 660 44% 4 Chi phí 1.371 660.5 48%

5 Lợi nhuận trước thuế 140 -0.542

6 Thuế thu nhập doanh nghiệp

35 0

7 Lợi nhuận sau thuế 105 -0.542 Nguồn: Báo cáo tổng kết VFC năm 2010

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của VFC năm 2011 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Kế hoạch Tập đoàn giao Thực hiện năm 2011 % thực hiện so với kế hoạch Doanh thu 836 300,7 36% Lợi nhuận 41,7 (412) -

Nguồn: Báo cáo tổng kết VFC năm 2011

Xác định vai trò quan trọng của ngành đóng tàu đối với sự phát triển của đất nước, Chính Phủ đang thực hiên chương trình tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin. Là một thành viên của Tập đoàn, VFC đang nỗ lực cùng với Tập đoàn thực hiện tốt chương trình tái cơ cấu, kiện toàn tổ chức và hoạt động và tháo gỡ, giải quyết những khó khăn trước mắt để khôi phục lại uy tín của Tập đoàn nói chung và VFC nói riêng.

2.2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động tín dụng tại CTTC Vinashin

a. Huy động vốn

Tại thời điểm thành lập, vốn điều lệ của VFC là 30 tỷ đồng, đến thời điểm năm 2012, vốn điều lệ của VFC là 2.523 tỷ đồng. Ngoài vốn điều lệ, VFC còn huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi, nhận ủy thác, phát hành giấy tờ có giá…Từ những năm đầu mới thành lập đến năm 2008, tình hình huy động vốn của VFC tương đối khả quan

Bảng 2.5: Nguồn vốn huy động VFC năm 2007, 2008

(Đơn vị: tỷ đồng) Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Tiền gửi của khách hàng và tiền vay

từ các tổ chức tài chính khác 707 2.453 Nguồn vốn uỷ thác 4498,6 2053,4 Giấy tờ có giá đã phát hành 300 300 Tiền gửi khác 2,4 0,706 Tổng cộng 5.508 4.807,11

Nguồn: Báo cáo thường niên VFC 2008

Tuy nhiên trong những năm gần đây, do khủng hoảng kinh tế nói chung và khó khăn của ngành đóng tàu nói riêng, thêm vào đó do chính sách quản lý của tập đoàn Vinashin và VFC còn nhiều bất cập nên hoạt động của VFC trở nên giảm sút. Việc huy động vốn của VFC ngày càng khó khăn:

Bảng 2.6: Nguồn vốn huy động VFC năm 2010

(Đơn vị: tỷ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So với năm 2009 +/- Tỷ lệ % 1 Tiền gửi của các TCTD 3.638 1.296 -2.342 35% 2 Vay các TCTD khác 809 138 -671 17% 3 Tiền gửi của TCKT và CN 427 149 -278 35% 4 Phát hành giấy tờ có giá 300 300 0 100%

Tổng 5.174 1.883

Bảng 2.7: Nguồn vốn huy động VFC năm 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Doanh số Dư nợ gốc

1. Nhận tiền gửi 358 1.570

2. Nhận tiền ủy thác quản lý vốn 79,7 182 3. Nhận tiền ủy thác cho vay 0 3.246

Tổng 437,7 4.998

Nguồn: Báo cáo tổng kết VFC 2011

Trên thực tế, các kênh huy động vốn của VFC chưa thực sự đa dạng, chính sách lãi suất huy động chưa cạnh tranh được với các ngân hàng. Việc huy động vốn của VFC chủ yếu tập trung hai kênh chính là tiếp nhận vốn ủy thác của Tập đoàn, Chính phủ và các TCTD, các tổ chức kinh tế khác; Nhận tiền gửi của các tổ chức, trong đó chủ yếu là các tổ chức trong Tập đoàn. Ngoài ra, với vai trò là một định chế tài chính của Tập đoàn nhưng VFC chưa có một chính sách huy động vốn từ các đơn vị thành viên trong Tập đoàn một cách hiệu quả. Nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn có tiền tạm thời nhàn rỗi vẫn gửi các Ngân hàng thương mại thay cho việc gửi tại VFC.

Nguồn vốn chủ yếu trong nguồn vốn huy động của VFC là nguồn vốn ủy thác của Tập đoàn, Chính phủ và các TCTD, các tổ chức kinh tế khác. Từ khi thành lập đến nay, VFC chủ yếu hoạt động từ hai nguồn ủy thác lớn của Tập đoàn là nguồn từ trái phiếu quốc tế (750 triệu USD) và 600 tỷ tiền phát hành trái phiếu. Ngoài hai nguồn ủy thác lớn này, VFC nhận rất nhiều nguồn ủy thác khác từ phía Tập đoàn để cung cấp vốn cho các đơn vị thành viên. VFC cũng nhận ủy thác từ nhiều TCTD khác khi các TCTD cùng cho vay hợp vốn đối với các dự án của Tập đoàn.

Vinashin có hai cách để cho các đơn vị thành viên vay vốn là tự cho các đơn vị thành viên vay vốn hoặc cho các đơn vị thành viên vay vốn thông qua việc ủy thác cho VFC hoặc TCTD khác. Khi Luật các TCTD số 47/2010/QH12 có hiệu lực, việc Tập đoàn tự cho các đơn vị thành viên vay vốn đã hoàn toàn bị cấm, Khoản 2 Điều 8 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 quy định:

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại Công ty Tài chính Vinashin (Trang 54)