Định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại Công ty Tài chính Vinashin (Trang 72 - 74)

6. Bố cục của luận văn

3.1Định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC

Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa – khu vực hóa với đặc trưng nổi bật là sự tự do hóa tài chính ngày càng rộng khắp, chi phối mạnh mẽ khuynh hướng và cấu trúc vận động của hệ thống ngân hàng tài chính từng quốc gia. Sự vận động và phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội cũng khiến cho các quy phạm pháp luật nói chung và các quy pham pháp luật về CTTC nói riêng, có xu hướng trở nên lạc hậu, lỗi thời.. Thêm vào đó, vì trình độ lập pháp của Việt Nam cũng hạn chế nên ngay trong mỗi quy phạm được ban hành cũng còn chứa đựng những thiếu sót, bất cập. Hơn thế, CTTC là một loại hình TCTD mới ra đời, thời gian đi vào hoạt động chưa dài, do vậy không thể tránh khỏi những hạn chế.

Chính những điều đó ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả khi áp dụng quy định của pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, không phù hợp với sự biến đổi của xã hội, pháp luật và thông lệ quốc tế. Việc đổi mới các quy định pháp luật đối với các TCTD nói chung và CTTC nói riêng là một tất yếu khách quan. Việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín dụng CTTC cần tuân thủ một số định hướng sau đây:

- Việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC cần kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước – các tập đoàn, tổng công ty, các CTTC – doanh nghiệp.

- Việc sửa đổi, ban hành, bổ sung pháp luật phải trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội, phải cân nhắc tới mục tiêu khác nhau.

Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong các quy định của pháp luật về CTTC. Quá trình hoàn thiện pháp luật cần dự kiến được nhứng trở ngại phát sinh, phải phù hợp với đặc thù của CTTC.

- Phải đảm bảo được an toàn cho hoạt động của các TCTD nói chung và CTTC nói riêng. Tránh việc giới hạn quá chặt chẽ dẫn đến bất cập trong quá trình hoạt động của CTTC (như đã phân tích ở Chương II), nhưng cũng không quá lỏng lẻo để ảnh hưởng đến an toàn của CTTC nói riêng và hệ thống các TCTD nói riêng.

- Đảm bảo khả năng cạnh tranh của CTTC so với hệ thống các Ngân hàng thương mại.

- Pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng quốc tế hóa về hoạt động của các CTTC trong điều kiện hội nhập quốc tế. Trên thực tế, hoạt động của ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam không chỉ bó hẹp trong lãnh thổ mà còn liên quan đến tổ chức, cá nhân nước ngoài. Quá trình quốc tế hóa, buộc chúng ta trong “luật chơi chung”, chính vì thế các quy phạm pháp luật phải đảm bảo chuẩn mực phù hợp quốc tế, đảm bảo cho quá trình hội nhập của chúng ta không bị chậm so với các nước trong khu vực và có thể vươn ra tầm thế giới.

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC

Hiện nay các quy định của Luật các TCTD số 47/2010/QH11 mới chỉ mang tính quy định chung, các CTTC cần những quy định kịp thời và cụ thể để hoạt động. Các văn bản điều chỉnh các nghiệp vụ của CTTC như Quy chế cho vay, Quy chế bảo lãnh ngân hàng…đã có nhiều quy định không còn phù hợp với Luật các TCTD năm 2010. Do đó, cần nhanh chóng rà soát lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về CTTC và tiến hành sửa đổi cho phù

hợp. Trước mắt, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của CTTC để tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của các CTTC. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC cần chú trọng một số vấn đề như sau:

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại Công ty Tài chính Vinashin (Trang 72 - 74)