2 .3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ TẠI CẢNG CẦN THƠ QUA CÁC NĂM 2010-
lệch doanh thu chủ yếu là do gia tăng sản lượng tác động. Giá thực tế thấp hơn
giá kế hoạch là nguyên nhân làm giảm doanh thu, nhưng doanh thu tăng thêm do
sản lượng đủ bù đắp cho nhân tố giá thực tế thấp hơn giá kế hoạch. Như vậy cho dù giá thực tế thấp hơn giá kế hoạch cũng không ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành kế hoạch.
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ TẠI CẢNG CẦN THƠ QUA CÁC NĂM 2010-2012 2012
4.2.1 Biến động chi phí thực tế của Cảng Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012
Tổng chi phí được kết cấu bởi năm khoản mục chính gồm: giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí tài chính và chi phí khác. Hai khoản mục cần quan tâm nhiều nhất là giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu của tổng chi phí. Sự biến động của hai khoản chi phí này nhiều hay ít đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí.
Qua bảng 3 ta thấy tổng chi phí biến động rõ rệt trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010 tổng chi phí của doanh nghiệp là 115.952.472 nghìn đồng, qua năm
2011 tổng chi phí giảm 48.565.563 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 48,58 %
so với năm 2010 và năm 2012 mức tổng chi phí của Cảng Cần Thơ là 80.965.186 nghìn đồng tăng 62,34 % so với năm 2011. Hình 2 sẽ minh hoạ sự biến động tổng chi phí.
HÌNH 2: Biểu đồ biến động của tổng chi phí qua 3 năm 2010-2012 115,952,472 67,386,909 80,965,186 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 2010 2011 2012 N g h ìn đ ồ n g Tổng chi phí
SVTH: Vy Thị Thu Thảo - 37 -
BẢNG 3: Biến động chi phí qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: 1.000đ
(Nguồn: Kế toán _tài vụ)
Khoản mục
Năm Chênh lệch tăng ( giảm)
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Giá vốn hàng bán 105.067.217 90,61 59.026.136 87,60 71.875.082 88,77 ( 46.041.081) (43,82) 12.848.946 21,77 CP bán hàng 1.281.301 1,10 649.107 0,96 765.162 0,94 (632.194) (49,34) 116.055 17,88 CP QLDN 8.762.634 7,56 6.470.992 9,60 7.008.337 8,66 (2.291.642) (26,15 537.345 8,30 CP tài chính 342.005 0,30 241.909 0,36 263.557 0,33 (100.096) (29,27) 21.648 8,95 CP khác 499.315 0,43 998.765 1,48 1.053.048 1,30 499.450 100 54.283 5,44 Tổng chi phí 115.952.472 100 67.386.909 100 80.965.186 100 (48.565.563) 48,58 13.578.277 62,34
4.2.1.1 Giá vốn bán hàng
Số liệu 3 năm cho thấy giá vốn hàng bán là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong kết cấu tổng chi phí. Năm 2010 giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng
90,61% của tổng chi phí, năm 2011 giảm 3,02% nhưng sang năm 2012 giá vốn
hàng bán giảm còn 88,77%. Nguyên nhân làm giảm giá vốn hàng bán trong kết
cấu tổng chi phí qua các năm là do sự gia giảm doanh số kéo theo giảm chi phí. Tuy nhiên, năm 2012 doanh số vẫn tăng nhưng giá vốn hàng bán giảm còn 88,77% nghĩa là doanh nghiệp quản lý tốt nguồn chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu tổng chi phí nên sự biến động của nó dù chỉ dao động vài phần trăm cũng có tác động mạnh đến tổng chi phí.
Trong 3 năm qua chi phí này đều tăng, nếu năm 2010 giá vốn hàng bán là
105.067.217 nghìn đồng thì năm 2011 là 59.026.136 nghìn đồng theo số tuyệt
đối là giảm 46.041.081 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 43,82%. Sang năm 2012 giá vốn hàng bán là 71.875.082 nghìn đồng so với năm 2011 thì giá vốn hàng bán tăng 12.848.946 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ là 21,77%. Nhìn tổng thể
thì giá vốn hàng bán tăng tỷ lệ thuận với doanh thu. Muốn đánh giá khoản mục
giá vốn hàng bán tăng như thế nào thì ta phải xét đến các yếu tố cấu thành giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán được cấu thành bởi các yếu tố chính sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung .
a. Chi phí nguyên, nhiên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: do đặc điểm kinh doanh ngành nghề là cung ứng dịch vụ vận tải, bốc xếp hàng hoá nhu cầu về xăng dầu, dây cáp, sắt thép, bao bì đóng gói…gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bình quân mỗi đơn vị phải chi trên dưới 3 tỷ đồng ( nguồn: Báo cáo tài chính của Cảng Cần Thơ các năm 2010; 2011;2012) để mua nguyên vật liệu trong đó là xăng dầu là một trong những mặt hàng nhạy cảm với những biến động của thị trường trong và ngoài nước. Đa số các phương tiện thiết bị được sự dụng trong hoạt động kinh doanh như cần cẩu, đầu kéo, xe nâng, xe ben, sà lan, các loại xe…không thể hoạt động nếu không có nhiên liệu do đó khi hoạt động kinh doanh càng phát triển thì số lượng sử dụng xăng dầu tăng là tất yếu. Cùng với
việc tăng số lượng sử dụng thì giá xăng dầu tăng đã làm cho giá vốn hàng bán bị dội lên. Tuy nhiên, không thể tiết kiệm chi phí nhiên liệu để làm giảm giá vốn hàng bán góp phần làm giảm tổng chi phí vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn đơn vị. Vì vậy, cách tốt nhất để làm giảm giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận trước thuế là phải hiệu suất sử dụng của các phương tiện thiết bị trong điều kiện cho phép, làm được như vậy thì chi phí nguyên vật liệu tăng là chấp nhận được.
b. Chí phí nhân công trực tiếp.
Chi phí cho công nhân bao gồm các khoản tiền lương phải trả cho người lao
động khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh của đơn vị. Chi phí nhân công trực tiếp năm 2010 là 13.943.790 nghìn đồng, sang năm 2011 thì chi phí này giảm xuống 4.469.587 nghìn đồng và năm 2012 số tiền phải chi cho khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là 6.210.496 nghìn đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính
của Cảng Cần Thơ qua các năm 2010-2012). Qua báo cáo tài chính ta thấy chi
phí nhân công trực tiếp mỗi năm tăng, sở dĩ có sự tăng chi phí nhân công không
đồng đều giữa các năm là do việc mở rộng hoạt động kinh doanh, doanh thu tăng thì chi phí nhân công tăng theo. Ngoài ra, còn phải thuê thêm công nhân ngoài, tăng ca khi khách hàng có yêu cầu bốc dỡ hàng hoá nhanh cho kịp thời gian lịch
tàu chạy. Chính những nguyên nhân này làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng
lên. Tóm lại, chi phí nhân công trực tiếp có tăng lên hàng năm nhưng doanh thu
vẫn tăng đều chứng tỏ chi phí này không ảnh hưởng đên hoạt động kinh doanh.
c. Chi phí sản xuất chung.
Cảng Cần Thơ là đơn vị kinh doanh dịch vụ nên chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ rất lớn như chi phí nhân công bảo vệ các kho bãi, kho hàng...Thêm vào đó, những thiết bị phương tiện sử dụng là thiết bị chuyên dụng như xe kéo,
xe móc dùng vận chuyển container, cần cẩu,xà lan...Đây là những thiết bị có giá
trị tài sản lớn vì vậy khấu hao tài sản cố định kì cũng lớn kết quả là làm tăng chi phí sản xuất chung.
Tuy nhiên, năm 2012 giá vốn hàng bán có tăng (71.875.082 nghìn đồng) nhưng xét theo số tương đối thì giá vốn hàng bán giảm (21,77%). Tỷ lệ này giảm
không ảnh hưởng đến doanh thu mà nó còn làm tăng thêm lơi nhuận trước thuế.
kho xuống thẳng tận khoang tàu. Đây là một trong biện pháp tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp, hạ giá thành sản phẩm.
4.2.1.2 Chi phí bán hàng.
- Chi phí bán hàng năm 2010 là 1.281.301 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 1,11% của tổng chi phí, sang năm 2011 chi phí này giảm 649.107 nghìn đồng so với
cùng kỳ năm trước. Năm 2012 chi phí bán hàng tăng 116.055 nghìn đồng tương
ứng tỷ lệ tăng 17,88%. Do nó chiếm tỷ trọng ít trong kết cấu tổng chi phí. Tuy nhiên đối với khoản chi phí này ta có thể cắt giảm (nếu được) để góp phần nâng cao lợi nhuận trước thuế.
4.2.1.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp của Cảng Cần Thơ năm 2010 là 8.762.634
nghìn đồng chiếm tỷ trọng 7,56% trong tổng kết cấu chi phí. Đến năm 2011, chi
phí này giảm 2.291.642 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ giảm 26,15% so với kì trước.
Chi phí quản lý giảm mạnh như thế là sự khởi đầu để thực hiện bộ máy quản lý
khá gọn nhẹ sau nhiều năm hoạt động thua lỗ vì phải gánh chịu khoản chi phí quản lý khá lớn.
Ngược lại với năm 2011, ở năm 2012 chi phí quản lý bắt đầu tăng mạnh với lượng tăng là 537.345 nghìn đồng theo số tuyệt đối tương ứng tỷ lệ tăng 8,3% theo số tương đối. Sở dĩ có sự gia tăng này là do doanh thu tăng kéo theo chi phí tăng. Thứ hai là Cảng Cần Thơ thực hiện chính sách tăng lương cho cán bộ công nhân viên là hợp lý nhằm khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng cống hiến của mình. Hiện nay, lương cán bộ công nhân cơ bản là trên 2 triệu đồng/người/tháng. Ngoài hai nguyên nhân trên, trong năm nay đơn vị đã chi một khoản không nhỏ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ
cho nhân viên viên quản lý Cảng, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao khi Cảng Cần Thơ trở thành cảng trung tâm của Cụm Cảng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những năm tiếp theo. Cùng với việc nâng lương và khen thưởng đối với những nhân viên tích cực trong công việc, Ban
lãnh đạo mạnh dạn cắt giảm đối với những thành viên không hoàn thành nhiệm
vụ, gây mất đoàn kết trong nội bộ đơn vị nhằm làm giảm bớt gánh nặng chi phí đồng thời xây dựng một tập thể có tính thống nhất cao.
Qua phân tích cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng giảm không đều đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu tổng chi phí. Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận trước thuế thì cần phải quản lý tốt hơn nữa chi phí quản lý doanh nghiệp.
4.2.1.4 Chi phí hoạt động tài chính.
Chi phí tài chính năm 2010 là 342.005 nghìn đồng chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng chi phí. Năm 2011 chi phí này là 241.909 nghìn đồng giảm 100.096
nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, sang năm 2012 chi phí tài chính tăng 21.648 nghìn đồng. Chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay và lỗ do chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Qua phân tích ta có thể khẳng định: thứ nhất sự dao động của chi phí tài chính không có ảnh hưởng đến kết cấu tổng chi phí vì vậy nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận trước thuế. Thứ hai chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng ít thì doanh nghiệp tự chủ về khả năng tài chính.
4.2.1.5 Các khoản mục chi phí khác
Chi phí khác cũng tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 chi
phí khác là 499.315 nghìn đồng, năm 2011 tăng mạnh 998.765 nghìn đồng tăng
lên 499.450 nghìn đồng so với năm 2010. Ngược lại, năm 2012 chi phí khác tăng
rất mạnh lến đến 1.053.048 nghìn đồng. Nguyên nhân do doanh thu từ các hoạt động khác (1.404.166 nghìn đồng) tăng mạnh kéo theo chi phí khác cũng tăng theo. Đây là hoạt động phát sinh trong kỳ nếu chi phí khác trong kỳ phát sinh hợp
lý thì sẽ không ảnh hưởng đến tồng doanh thu.
4.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí
Đối với kế hoạch chi phí đơn vị chỉ làm kế hoạch cho hai khoản mục là giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động. Để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch chi phí ta sẽ so sánh chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch từ đó biết mức độ bội chi hay tiết kiệm chi phí thông qua các công thức tính sau:
* Phân tích tỷ suất chi phí
Tổng chi phí thực hiện là chỉ tiêu khái quát về tình hình thực hiện chi phí
(chi phí này ở mục này được biểu hiện là chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, không tính chi phí hàng bán) trong kỳ, được so sánh đơn giản giữa tổng chi phí thực hiện và chi phí kế hoạch.
Hệ số khái quát tình hình thực hiện chi phí = Chi phí thực hiện / Chi phí kế hoạch
Hệ số >1 : chi phí tăng so với kế hoạch Hệ số <1 : chi phí giảm so với kế hoạch
Tuy nhiên, chi phí mà trong đó các yếu tố chi phí khả biến thay đổi cùng với sự thay đổi cùng với sự thay đổi của khốilượng hoạt động, vì vậy bản thân hệ số
khái quát trên chưa nói lên được bản chất của sự tăng giảm chi phí. Muốn phân
tích được chất lượng của chi phí phải đặt chúng trong mối quan hệ với doanh thu hoạt động thực tế. [10,Tr77]
Công thức tính tỷ suất chi phí như sau:
Tỷ suất này cho biết cần bao nhiêu đồng chi phí để tạo ra một đồng doanh
thu. Tổng mức chi phí thay đổi theo khối lượng hoạt động tuy nhiên tỷ suất chi
phí thường ổn định hoặc biến động rất ít trong nhiều thời kỳ. Vì vậy, đây là một loại chỉ tiêu chất lượng tiêu biểu dùng làm thước đo hiệu quả trong việc điều
hành quản lý chi phí. Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau thường có cùng một
tỷ suất chi phí đặc trưng khác nhau.
* Phân tích tình hình tiết kiệm chi phí
Mức tiết kiệm chi phí hay bội phí là phần chênh lệch giữa chi phí thực hiện so với chi phí kế hoạch được tính trên cơ sở tỷ suất chi phí kế hoạch so với doanh thu thực hiện.
Mức tiết kiệm hay bội phí = DT thực hiện *(Tỷ suất CP thực hiện – Tỷ suất CP kế hoạch) Tỷ suất chi phí = thu Doanh phí Chi * 100
SVTH: Vy Thị Thu Thảo - 43 -
BẢNG 4: Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: 1.000đ
(Nguồn: Phòng kế toán _tài vụ)
Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
TH/KH
Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
TH/KH
Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
TH/KH
DT BH-CCDV 110.000.000 118.646.723 6.646.723 64.000.000 65.911.975 1.911.975 75.000.000 79.046.960 4.046.960
Giá vốn hàng bán 98.000.000 105.057.217 7.057.217 58.300.000 59.026.136 726.136 70.000.000 71.974.631 1.974.631
Nhìn vào bảng 4 ta thấy: giá vốn hàng bán thực tế năm 2010 vượt hơn mức kế hoạch 7.057.217 nghìn đồng và chi phí hoạt động vượt 2.043.935 nghìn đồng
Năm 2011 giá vốn hàng bán vượt kế hoạch 762.136 nghìn đồng và chi phí hoạt động vượt 120.099 nghìn đồng.
Năm 2012 giá vốn hàng bán tăng so với kế hoạch là 1.974.631 nghìn đồng ,chi phia hoạt động tăng so với kế hoạch là 1.273.499 nghìn đồng.
Nếu chỉ nhìn qua con số và xét từng chỉ tiêu riêng lẻ giữa thực tế so với kế hoạch thì ta có thể kết luận:
+ Năm 2010 đơn vị đã vượt chi kế hoạch là 2.043.935 nghìn đồng + Năm 2011 vượt chi kế hoạch là 120.099 nghìn đồng.
+ Năm 2012 mức vượt chi kế hoạch lên đến 1.273.499 nghìn đồng.
Muốn đánh giá mức chính xác tăng hay giảm chi phí có hợp lý hay không ta xét chi phí trong mối quan hệ với doanh thu qua các năm, ta thấy mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch của doanh nghiệp của doanh thu lớn hơn của chi phí.
Từ bảng số 4 ta thiết lập bảng các tỷ suất chi phí như sau:
BẢNG 5: Tỷ suất chi phí qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tỷ suất GVHB 89,09 88,54 91,1 89,55 93,33 91,05 Tỷ suất CPHĐ 7,14 8,46 10 10,8 8,66 9,6
(Nguồn: Phòng kế toán _tài vụ)
Nhìn vào bảng 5 ta thấy tỷ suất giá vốn hàng bán thực tế qua các năm luôn thấp hơn so với giá vốn hàng bán kế hoạch. Điều này phản ánh doanh nghiệp quản lý tốt về các yếu tố sản xuất cấu thành giá vốn hàng bán. Đối với tỷ suất chi