. 4312 Lợi nhuận trước thuế
5.2.3 Sử dụng nguồn nhân lực hợp lý
Hoạt động dịch vụ thường đòi hỏi lực lượng khá đông, lao động khá đông, lao động phải có tay nghề kỹ thuật, chuyên môn khá cao. Xây dựng các kế hoạch đào tạo các nhóm và các cá nhân để vừa cung cấp kỹ năng cho các công tác hiện tại, vừa tạo cơ sở cho sự tăng trưởng trong tương lai.
Mặt khác, có những loại dịch vụ yêu cầu hoạt động liên tục cả ngày đêm, ngày này qua ngày khác kể cả ngày lễ và ngày chủ nhật. Đặc biệt trong những ngày nghỉ lễ, tết nhu cầu phục vụ ngày càng cao đòi hỏi cần phải chú ý trong việc bố trí, sử dụng lao động hợp lý đảm bảo năng suất lao động, chất lượng phục vụ , phục vụ tối ưu nhu cầu khách hàng.
Đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp là mọi tầng lớp trong xã hội với nhiều nhu cầu khác nhau và trình độ nhận thức khác nhau...Vì vậy, công tác phục
vụ rất đa dạng, rất phức tạp đòi hỏi cần phải có tổ chức tốt từng khâu, từng bộ phận trong doanh nghiệp để thoả mãn mọi yêu cầu hợp lý của khách hàng nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, hàng hoá, tăng uy tín, tăng doanh thu.
CHƯƠNG 6
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.3 KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững
trên thương trường thì đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh bản thân các doanh nghiệp phải chủ động sang tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Bản thân doanh nghiệp có vai trò quyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong của mình. Vai trò quyết định của doanh nghiệp được thể hiện trên hai mặt: thứ nhất biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài và thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố cho mình bản thân mình để phát triển. Cả hai mặt này cần phải được phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng được tối đa các nguồn lực, kinh doanh mới đạt được hiệu quả cao.
Trong 3 năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh tại Cảng Cần Thơ có xu hướng phát triển không đồng đều nhưng hoạt động kinh doanh đều có lợi nhuận. Đây là sự nỗ lực lớn để đạt được kết quả như vậy sau nhiều năm kinh
doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty đã hoàn thành xuất sắc
các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, tiền lương của cán bộ công nhân viên được nâng cao lên giúp cho đời sống nhân viên trong công ty được cải thiện. Đạt được những kết quả trên nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ, ủng hộ kịp thời thường xuyên của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam có được sự ủng hộ nhất trí của toàn thể công nhân viên công ty, tập thể đoàn kết quyết tâm cao, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh đem lại hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được doanh nghiệp vẫn còn hạn chế
trong vấn đề khai thông luồng lạch, kho bãi, thiết bị phương tiện chưa khai thác hết công suất.
Mặc dù còn những khó khăn và hạn chế nhất định, nhưng những thành tựu đạt được trong những năm qua Cảng Cần Thơ đã đảm nhận vai trò huyết mạch
thông thương hàng hoá của Đồng Bằng Sông Cửu Long với các vùng kinh tế khác trong nước cũng như nước ngoài, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Như vậy, với những cống hiến đó Cảng Cần Thơ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển đi lên của kinh tế vùng và sự phát triển chung của cả nên kinh tế ca nước.
6.4 KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tại Cảng, được tiếp xúc với tình hình thực tế và sau khi phân tích, tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, em xin phép có một số kiến nghị sau:
6.4.1 Đối với nhà nước.
Trong ngành Hảng hải, Cảng biển thì Nhà Nước đóng vai trò là nhà thương thiết tạo điều kiện và môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp hỗ trợ cho
các nhà doanh nghiệp nói chung và trong ngành cảng biển nói riêng, với sự hỗ
trợ nhiệt tình của nhà nước sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh
nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó nhà nước cần quan tâm nhiều hơn và nên thực
hiện một số nội dung sau:
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
- Nhanh chóng triển khai, cập nhật, điều chỉnh bổ xung các tiêu chuẩn hiện có sớm ban hành các tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc áp dụng..
- Xây dựng đề luật để hạn chế việc phá vỡ hợp đồng, chính phủ cần áp dụng các biện pháp khác nhằm khuyến khích và giúp đỡ doanh nghiệp khi bị nước ngoài kiện cáo hay tranh chấp.
6.4.2 Đối với doanh nghiệp
- Để khắc phục khả năng bị chiếm dụng vốn và thiếu vốn kinh doanh, công ty cần tích cực thực hiện thu hồi nhanh chóng công nợ còn tồn đọng, sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn hiện có, tránh tình trạng lãng phí vốn.
- Cần thiết phải thành lập một bộ phận Marketing riêng biệt chuyên làm công tác nắm bắt thông tin, dự báo, nghiên cứu, theo dõi và nắm sát tình hình thị trường, nhanh chóng đề xuất ý kiến trình lãnh đạo, giúp cho Ban lãnh đạo có
thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể tăng năng lực cạnh tranh.
- Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường lao động an toàn để người lao động có thể an tâm làm việc, đem lại hiệu suất cao. Hơn nữa cần phải nângcao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tay nghề cho cán bộ, công nhân
viên trong công ty nhất là tay nghề của công nhân kỹ thuật để nâng cao năng
suất, chất lượng lao động..
- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Các phòng ban và các văn phòng đại diện, trạm trực thuộc cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất với nhau trong công việc vì mục tiêu chung để
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho đơn vị đưa Cảng Cần
SVTH: Vy Thị Thu Thảo 73
Phụ lục 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2010
ĐVT: 1.000đ
Năm 2010
●
Ảnh hưởng của nhân
tố sản lượng đên lợi nhuận ∆q
qTH : sản lượng thực tế
qKH : Sản lượng kế hoạch
pKH: giá kế hoạch
∆q2010 = ( Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - 1 ) *( Lãi gộp kế hoạch)
Tỷ lệ hoàn thành hoạch tiêu thụ
= ( qTH.pKHkế/ qKH.pKH )* 100%
∆q2010 = (1,076 – 1)* 12.000.000 = 912.000
●Ảnh hưởng của nhân
tố giá thành ( ∆z ) đến lợi nhuận ∆z2010 = - qiTH ( ZiTH – ZiTH ) ∆z2010 = -[105.057.217 - (7.532.827 *98.000.000/7.000.000)
= - 402.361
●Ảnh hưởng của nhân
tố chi phí hoạt động (∆cp) đến lợi nhuận ∆cp2010 = - ( CPHĐ TH - CPHĐKH ) Trong đó:
CPHĐTH:chi phí hoạt động thực tế CPHĐKH : chi phí hoạt đông kế hoạch
∆cp2010 = - (10.043.935-8.000.000) = - 2.043.935
●Ảnh hưởng của nhân tố
giá bán ( ∆p) đến lợi nhuận
∆p2010 = qi TH ( piTH – piKH)
Trong đó:
qiTH : sản lượng tiêu thụ thực tế tính trên đơn vị
piTH : giá thực tếtính trên đơn vị
piTH : giá kế hoạch tính trên đơn vị
∆p2010
= 7.532.827 *( 15.7506 –15,7142) = 198.867
SVTH: Vy Thị Thu Thảo 74
Phụ lục 2:Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuậnnăm 2011
ĐVT:1.000đ
Năm 2011
●Ảnh hưởng của nhân
tố sản lượng đên lợi nhuận ∆q qTH : sản lượng thực tế qKH : Sản lượng kế hoạch pKH: giá kế hoạch
∆q2010 = ( Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - 1 ) *( Lãi gộp kế hoạch) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ = ( qTH.pKH / qKH.pKH)* 100% ∆q2011 = (0,98 -1 )* 9.700.000 = - 19.400
●Ảnh hưởng của nhân tố
giá thành ( ∆z ) đến lợi nhuận ∆z2010 = - qiTH ( ZiTH – ZiTH )
∆z2011 = - [59.026.136 – (1.276.488 * 58.300.000/1.300.000)
= - 1.780.559
Ảnh hưởng của nhân tố chi
phí hoạt động (∆cp)đến lợi nhuận
∆cp2010 = - ( CPHĐ TH - CPHĐKH )
Trong đó:
CPHĐTH:chi phí hoạt động thực tế CPHĐKH : chi phí hoạt đông kế hoạch
∆cp2011 = - (7.120.099 - 7.000.000) = - 120.099 ●Ảnh hưởng của nhân tố giá bán ( ∆p) đến lợi nhuận ∆p2010 = qi TH ( piTH – piKH) Trong đó:
qiTH : sản lượng tiêu thụ thực tế tính trên đơn vị
piTH : giá thực tếtính trên đơn vị
piTH : giá kế hoạch tính trên đơn vị
∆p 2011 = (1.276.488 * 51,6354 )- (1.276.488*49,2307)
SVTH: Vy Thị Thu Thảo 75
Phụ lục 3 :Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuậnnăm 2012
ĐVT:1.000đ
Năm 2012
●Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đên lợi nhuận ∆q
qTH : sản lượng thực tế
qKH : Sản lượng kế hoạch
pKH: giá kế hoạch
∆q2010 = ( Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - 1 ) *( Lãi gộp kế hoạch)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ
= ( qTH.pKH / qKH.pK)*100 %
∆q2012 = (1,008 – 1)* 5.000.000 = 40.000
●Ảnh hưởng của nhân tố
giá thành ( ∆z ) đến lợi nhuận
∆z2010 = - qiTH ( ZiTH – ZiTH ) ∆Z 2012 = - [71.974.631 – (756.116 *70.000.000/750.000)]
= - 1.403.804
●Ảnh hưởng của nhân tố chi phí hoạt
động (∆cp) đến lợi nhuận ∆cp2010 = - ( CPHĐ TH - CPHĐKH ) Trong đó:
CPHĐTH:chi phí hoạt động thực tế CPHĐKH : chi phí hoạt đông kế hoạch
∆cp 2012 = - (7.773.499 – 6.500.000) = -1.273.499
●Ảnh hưởng của nhân tố giá bán ( ∆p) đến lợi nhuận
∆p2010 = qi TH ( piTH – piKH)
Trong đó:
qiTH : sản lượng tiêu thụ thực tế tính trên đơn vị
piTH : giá thực tếtính trên đơn vị
piTH : giá kế hoạch tính trên đơn vị
∆P 2012 = (750.000*100) – (756.116*100) = - 6.116
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010-2012 ĐVT:1.000đ KHOẢN MỤC 2010 2011 2012 1. Doanh thu BH-CCDV 118.646.723 65.911.974 79.046.961 2. Các khoản giảm trừ 0 0 0 Hàng bán trả lại 0 0 0 Giảm giá hàng bán 0 0 0
3. Doanh thu thuần BH-CCDV 118.646.723 65.911.974 79.046.961
4. Giá vốn HB 105.067.217 59.026.136 71.875.082 5. LN gộp vê BH - CCDV 13.579.506 6.885.838 7.171.878 6. DT hoạt động tài chính 348.642 171.031 559.828 7. Chi phí tài chính 342.005 241.909 263.557 8. Chi phí bán hàng 1.281.301 649.107 765.162 9. Chi phí QLDN 8.762.634 6.470.992 7.008.337 10. LN thuần từ HĐKD 3.542.208 (305.139) (305.350) 11. Thu nhập khác 719.501 2.258.037 1.404.166 12. Chi phí khác 499.315 998.765 1.053.048 13. Lợi nhuận khác 220.186 1.259.272 351.118 14. Tổng LN trước thuế 3.762.394 954.133 45.768 15. Thuế TNDN phải nộp 0 0 0
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.762.394 954.133 45.768
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thạc sĩ. Bùi Văn Trường “Kế toán chi phí”. Bộ môn Kinh tế _ QTKD
và phân tích hiệu quả kinh doanh khoa Kế toán kiểm toán _Đại học kinh
tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Thạc sĩ Đàm Phong Ba_2006, “Bài giảng nguyên lý kế toán “, Tủ sách Đại học Cần Thơ .
3.4 Thầy Trần Quốc Dũng chủ biên “Nguyên lý kế toán “. Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
5.6 Thầy Nguyễn Tấn Bình (2004) “Phân tích hoạt động doanh nghiệp”.
Nhà xuất bản thống kê.
7.8.9 PGS- TS Đồng Thị Thanh Phương, Thạc sĩ Nguyễn Đình Hoà, Thạc sĩ
Trần Thị Ý Nhi “Giáo trình quản trị doanh nghiệp”. Trường Đại Học Bán Công Tôn Đức Thắng Khoa Kinh Tế, Nhà xuất bản thống kê.
10. Thạc sĩ Thạc sĩ TRần Phước Hương (2010), “Giáo trình kế toán quản
trị 1”. Tủ sách Đại học Cần Thơ.