PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại cảng cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 68)

. 4312 Lợi nhuận trước thuế

4.4PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Mục đích cuối cùng của các đơn vị sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Căn cứ vào lợi nhuận ta có thể đánh giá đơn vị đó hoạt động có hiệu quả hay không.Nhưng chỉ dựa vào lợi nhuận thì chưa phản ánh hết các mặt hạt động của đơn vi do đó cần phải phân tích thêm các chỉ tiêu tài chính được dung để phản

ánh hiệu quả hoạt động, hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh

Bảng 10: Tổng hợp các chỉ số hoạt động qua 3 năm 2010-2012

(Nguồn: Phòng kế toán_tài vụ)

4.4.2 Phân tích các chỉ tiêu hoạt động 4.4.2.1 Vòng quay khoản phải thu

Nhìn vào bảng 10 ta thấy số vòng quay phải thu của khách hàng là có sự

khác biệt rõ rệt cụ thế là năm 2010 vòng quay phải thu là 6,98 vòng phải mất 52 ngày để thu các khoản nợ. Sang năm 2011 doanh thu thuần giảm là 52.734.749 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 55,55% khi đó vòng quay phải thu giảm xuống còn 4,37 vòng, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giảm 2,61 vòng tức là kỳ thu tiền tăng lên 82 ngày tăng 30 ngày so với năm 2010, cho thấy chính sách thu hồi nợ của Cảng Cần Thở không đạt hiệu quả trong việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng.

Chỉ tiêu ĐVT

Năm Chênh lệch tăng ( giảm)

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

1. Doanh thu thuần 1.000đ 118.646.723 65.911.974 79.046.960 (52.734.749) 13.134.986

2. Giá vốn hàng bán 1.000đ 105.067.217 59.026.136 71.875.082 (46.041.081) 12.848.946

3. Các khoản phải thu 1.000đ 20.216.976 9.926.888 11.905.037 (10.290.088) 1.978.149

4. Hàng tồn kho 1.000đ 928.582 543.889 651.879 (384.693) 113.990

5. Tổng nguồn vốn 1.000đ 99.932.275 96.110.381 97.800.845 (3.821.894) 1.690.464

6. Kỳ thu tiền Ngày 52 82 50 30 -32

7. Vòng quay khoản phải thu Vòng 6,98 4,37 7,24 -2,61 2,87

Đến năm 2012 doanh thu thuần tăng 13.134.986 nghìn đồng trong đó vòng

quay các khoản phải thu là 7,24 vòng, tức là doanh nghiệp mất 50 ngày để thu

các khoản phải thu. Như vậy, kỳ thư tiền rút ngắn được 32 ngày. Doanh thu tăng,

các khoản thu hồi nợ giảm mạnh có nghĩa là doanh nghiệp không bị chiếm dụng

vốn nhiều như năm 2011. Nguyên nhân là do kế hoạch bán hàng và ké hoạch thu tiền phù hợp, nếu khách hàng là đối tác lâu dài và thanh toán đúng hạn thì có chính sách đãi ngộ hoặc ưu tiên trong các hợp đồng giao dịch.

HÌNH 3: Biểu diễn vòng quay các khoản phải thu

(Nguồn: 6.98 4.37 7.24 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

V

ò

n

g Vòng quay các khoản phải

4.4.1.2 Vòng quay hàng tồn kho

Dựa vào bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn ta thấy được rằng vòng quay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng tồn kho của Cảng Cần Thơ là rất lớn, năm 2010 là 114,91 vòng, trong khi

năm 2011 là 80,17 và năm 2012 là 120,22 vòng. Tuy nhiên những con số trên là quá lớn. Nguyên nhân của việc này là do Cảng Cần Thơ kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ nên lượng hàng tồn kho không nhiều, chủ yếu là nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ đóng vai trò hỗ trợ trong kinh doanh, không phải là hàng hóa được bán trực tiếp ra bên ngoài. Nên trong trường hợp này việc phân tích vòng quay của hàng tồn kho không có ý nghĩa quan trọng.

HÌNH 4: Biểu đồ phân tích vòng quay hàng tồn kho

114.91 80.17 120.22 0 20 40 60 80 100 120 140 2010 2011 2012 n g Vòng quay hàng tồn kho

4.4.2 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệ. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng quản lý vốn, chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh.

BẢNG 11: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012

ĐVT: 1.000đ

(Nguồn: Phòng kế toán_tài vụ)

4.4.2.1 Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động là sự vận động tuần hoàn của vốn khi chuyển từ hình thái này sang hình thái khác: tiền, nguyên vật liệu, thành phẩm… và kết thúc một chu kỳ kinh doanh trở về hình thái ban đầu của nó. Chỉ tiêu này phản

ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nó cho biết trong một đồng vốn lưu động thì

tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trong 3 năm tài chính thì năm 2010 chỉ

tiêu này có giá trị cao nhất, đạt 4,78 vòng/năm. Nguyên nhân là trong năm này

nhiều hợp đồng được thực hiện nên đẩy nhanh tốc độ vòng quay tài sản lưu động. Đến năm 2011, khi việc kinh doanh trở lại bình thường thì tốc độ này cũng giảm trở lại, giảm 1,87 vòng so với năm 2010. Đến năm 2012 vòng quay vốn lưu động có sự tăng trưởng khi đạt mức 3,77 vòng/năm. Nguyên nhân là do doanh thu thuần biến động không đều cụ thể như doanh thu thuần từ năm 2010-2011 giảm từ 118.646.723 nghìn đồng xuống 65.911.974 nghìn đồng nhưng sang năm 2012 lại tăng lên 79.046.960 nghìn đồng, đồng thời biến động của vốn lưu động nhưng không đáng kế trong đó có các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng

khá cao và có dấu hiệu giảm. Qua đó, cho thấy Cảng Cần thơ sử dụng vốn lưu

động có hiệu quả.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Giá vốn hàng bán (A) 105.067.217 59.026.136 71.875.082

2. Hàng tồn kho bình quân (B) 914.383 736.236 597.884

3. Doanh thu thuần (C) 118.646.723 65.911.974 79.046.960

4. Vốn lưu động bình quân (D) 24.842.903 22.641.160 20.950.707 5. Vốn cố định bình quân (E) 71.736.803 72.363.453 69.996.602 6. Tổng tài sản bình quân (F) 96.579.706 98.021.328 96.955.614

7. Vòng quay hàng tồn kho (A/B) 114,91 80,17 120,22

8.Vòng quay vốn lưu động (C/D) 4,78 2,91 3,77

9. Vòng quay vốn cố định (C/E) 1,65 0,91 1,13

HÌNH 5: Biểu đồ phân tích vòng quay vốn lưu động

4.4.2.2 Vòng quay vốn cố định

Tỷ số này đo lường hiệu quả tài sản cố định. Về mặt ý nghĩa thì tỷ số này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh một đồng giá trị tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua bảng phân tích trên ta thấy trong năm 2010 một đồng tài sản cố định tạo ra 1,65 đồng doanh thu thuần, năm 2011 doanh thu thuần có sự giảm mạnh do ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước trong khi tài sản cố định gần như không thay đổi nên giá trị này giảm xuống chỉ còn 0,91 đồng và có sự tăng trưởng trở lại trong năm 2012 khi đạt giá trị 1,13 đồng vì doanh thu thuần tăng trở lại là do nhu cầu vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá siêu trường ,siêu trọng tăng mà tài sản tăng theo,kết quả là hiệu quả sử dụng vốn cố định của đơn vị là chưa tốt.

HÌNH 6: Biểu đồ phân tích vòng quay vốn cố định

4.78 1.87 3.77 0 1 2 3 4 5 6 2010 2011 2012 V ò n g Vòng quay vốn lưu động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.2.3 Vòng quay tổng tài sản

Hệ số vòng quay tài sản dung để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được mỗi đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số này càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

Qua bảng số liệu ta thấy năm 2010 có số vòng quay tổng tài sản cao nhất trong 3 năm 2010-2012 là 1,23 vòng. Như vậy 1 đồng tài sản sẽ thu được 1,23 đồng doanh thu. Năm 2011 tỷ số này là 0,67 vòng tức là giảm 0,56 vòng so với năm 2010, lúc này 1 đồng đầu tư chỉ thu được 0,67 đồng doanh thu. Sang năm 2012 số vòng quay tài sản là 0,82 vòng tăng 0,15 vòng so với năm 2011. Điều này có thể giải thích là tốc độ tăng doanh thu không đồng đều với tốc độ tăng của

tài sản, cụ thể doanh thu từ năm 2010 đến năm 2011 là 118.646.723 nghìn đồng

xuống 65.911.974 nghìn đồng và năm 2012 lại tăng lên 79.046.960 nghìn đồng, bên cạnh đó tài sản lại biến động cụ thể như năm 2010 là 96.579.706 nghìn đồng, năm 2011 là 98.021.328 nghìn đồng và năm 2012 tồng tài sản là 96.955.614

1.65 0.91 1.13 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8

Năm 2010 Năn 2011 Năm 2012

V

ò

n

g

nghìn đồng. Điều này thể hiện khả năng sử dụng vốn không hiệu quả của việc đầu tư tài sản sinh lợi của công ty.

Hình 7: Biểu đồ phân tích vòng quay tổng tài sản

4.4.4 Phân tích các chỉ tiêu sinh lợi

4.4.3.1 Lợi nhuận ròng trên doanh thu (Return on sale _ ROS)

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Trong bảng trên ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 của Cảng Cần Thơ đạt 3,17%. Trong 2 năm tiếp theo tỷ lệ này giảm đáng kể chỉ còn 1,45% trong năm 2011 và 0,06% trong năm 2012. Những con số này nói lên rằng năm trong năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 3,17 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011, con số này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty hoạt động không hiệu quả như năm 2010 nghĩa là năm cứ 100 đồng doanh thu mà công ty có được chỉ tạo ra 1,45 đồng lợi nhuận. Năm 2012 tỷ suất

này là 0,06 % đồng nghĩa với 100 đồng doanh thu mà công ty thu được sẽ tạo ra

0,06 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này có giảm dần qua các năm là do doanh thu tăng đột biến trong năm 2010 dẫn đến tình trạng giảm mạnh, và một khoản

1.23 0.67 0.82 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

V

ò

n

g

chi phí (chi phí giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp...) khá lớn trong năm 2011 chuyển qua 2012 nên tỷ suất trong năm này rất nhỏ.

4.4.3.2 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets _ ROA)

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số

càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0,

thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá

trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Ở mỗi thời vụ kinh doanh khác nhau thì tỷ số này cũng khác nhau. Cũng như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ số này đạt cao nhất ở năm 2010 là 3,76% lúc này cứ đầu tư 100 đồng vào hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh doanh thì thu được 3,76 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này giảm dần ở các

năm tiếp theo năm 2011 là 0,99% nghĩa là doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vào hoạt động kinh doanh thì chỉ thu được 99 đồng lợi nhuận sau thuế, và năm 2012 tỷ số ROA giảm còn 0,05% giảm 0,94% so với năm 2011. Điều này có thể lý giải tổng tài sản qua các năm giảm từ năm 2010-2011 là 99.932.275 nghìn đồng xuống 96.110.381nghìn đồng nhưng năm 2012 tổng tài sản là 97.800.845 nghìn đồng. Trong khi đó lợi nhuận từ năm 2010 đến năm 2012 giảm từ 3.762.394

nghìn đồng xuống còn 45.768 nghìn đồng. Vì vây, Tỷ số cho thấy hiệu quả quản

lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của Cảng trong giai đoạn này là chưa tốt

vì có chiều hướng đi xuống. Do đó cần phải có biện pháp để nâng cao những tỷ

SVTH: Vy Thị Thu Thảo 64

Bảng 12: Phần tích các chỉ tiêu sinh lời của 3 năm 2010-2012

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán)

Chi tiêu ĐVT

Năm

Chênh lệch tăng ( giảm)

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

1.Lợi nhuận sau thuế 1.000đ 3.762.394 954.133 45.768 (2.808.261) (908.365) 2. Doanh thu thuần 1.000đ 118.646.723 65.911.974 79.046.960 (52.734.749) 13.134.986 3. Tổng tài sản 1.000đ 99.932.275 96.110.381 97.800.845 (3.821.894) 1.690.464 4. Vốn chủ sở hữu 1.000đ 72.990.318 74.048.736 73.168.067 (1.058.418) (880.669)

5. Tỷ suất LN trên doanh thu (1/2) _ROS % 3,17 1,45 0,06 (1,72) (1,39)

6. Tỷ suất LN trên tài sản (1/3) _ROA % 3,76 0,99 0,05 (2,77) (0,94)

4.4.3.3 Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity _ ROE)

Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó

còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Qua 3 năm tỷ số này

cũng giảm đáng kể. Năm 2010 là 5,15% giảm còn 1,29% trong năm 2011 và 0,06% trong năm 2012.

Ta nhận thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)qua 3 năm đều

lớn hơn tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), điều này có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, công ty đã khá thành công trong việc huy động và sử dụng vốn trong giai đoạn này. Tuy nhiên chênh lệch giữa hai tỷ số này có xu hướng giảm dần. Do đó công ty cần phải có chính sách phù hợp để luôn đạt hiệu quả trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH TẠI CẢNG CẦN THƠ

5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG KINH DOANH

5.1.1 Những kết quả đạt được

Cảng Cần thơ được sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên của Tổng công ty

Hàng hải Việt Nam cùng với lãnh đạo UBND Thành phố Cần Thơ. Việc hợp tác

giữa Cảng Cần Thơ và Cảng Cái Cui nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hai đơn vị là khởi đầu cho sự hợp nhất thành một đơn vị để khai thác hết tiềm năng lợi thế. Mục đích cuối cùng là đưa cụm Cảng Cần Thơ trở thành đơn vị mạnh phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hoá của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Doanh thu tăng qua các năm cùng với việc quản lý chi phí sản xuất khá tốt đã góp phần tăng lợi nhuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đời sống cán bộ công nhân viên của Cảng được cải thiện rõ rệt, mức lương hiện nay là trên 2 triệu đồng/người/tháng.

Xác định rõ thực trạng tình hình doanh nghiệp, giải pháp ký hợp đồng dài hạn với giá không đổi đã giữ khách hàng cũ. Thu hút khách hàng mới được Ban Giám đốc đồng ý phê duyệt. Cụ thể là Cảng Cần Thơ đã đưa thiết bị phương tiện đến nhà máy, xí nghiệp phục vụ theo yêu cầu của khách hàng; tạo điều kiện thông thoáng trong khi giao dịch, đối với khách hàng thân thiết đơn vị sẽ ký hợp đồng với giá không đổi trong 5 năm bù lại đơn vị được thanh toán trước.

5.1.2 Một số tồn tại và hạn chế

Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề luồng lạch. Tuy được Chính phủ công nhận là Cảng Quốc Tế nhưng tàu thuyền ra vào của Cảng chỉ có trọng tải nhỏ hơn 5000 tấn. Hiện nay sản lượng hàng hoá cũng như doanh thu chưa thực sự tạo ra sự đột phá vì tàu bè có trọng tải lớn không vào thẳng được Cảng mà phải thông qua các Cảng ở Thành Phố Hồ Chí Minh chính điều này đội giá lên vận chuyển lên rất nhiều. Muốn nạo vét và khai thông luồng Định An đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của nhiều cơ quan, ban ngành chứ không riêng gì Cảng Cần Thơ.

Một vấn đề còn hạn chế đó là giá vận chuyển. Hiện nay giá vận chuyển 1 container đi từ Cảng Cần Thơ đến Sài Gòn khoảng gần 200 USD trong khi đó giá vận chuyển từ Cảng Việt Nam đi Singopore chi khoảng 100 USD. Do đó khi hàng hoá được xuất khẩu trực tiếp tại Cảng Cần Thơ sẽ làm hạ giá thành phẩm cạnh tranh được các hãng tàu của nước ngoài.

Cảng Cần Thơ chưa có một bộ phận Marketing riêng biệt. Khi Cảng Cần Thơ trở thành cảng đầu mối và có khoảng 5 đơn vị trực thuộc là các công ty xếp dỡ: Hoàng Diệu, Trà Nóc, Cái Cui, Hậu Giang, Bình Minh phuc vụ trực tiếp cho trung tâm vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ và các khu

công nghiệp Trà Nóc, Ô môn, Hưng Phú thì phòng khai thác không đủ nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại cảng cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 68)