CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại cảng cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 25)

2 .3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn

2.4CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH

2.4.1 Các chỉ tiêu hoạt động [7,tr77]

2.4.1.1 Vòng luân chuyển các khoản phải thu (ngày)

Vòng quay các khoản phải thu = 365/ kỳ thu tiền bình quân

Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải

thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Số vòng quay này càng cao chứng tỏ tốc

độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, điều này ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh toán ngắn hạn, do đó có thể ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

2.4.1.2 Vòng quay của hàng tồn kho (vòng)

Vòng quay của HTK = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay hàng hoá tồn kho bình quân trong kỳ hay là thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi bán ra.

Số vòng quay hàng tồn kho chậm có thể hàng hoá bị kém phẩm chất không

tiêu thụ được, hoặc tồn kho quá mức cần thiết…

Số vòng quay hàng tồn kho nhanh thể hiện tình hình bán ra tốt. Tuy nhiên điều này cũng có thể do lượng tồn kho thấp, vì vậy khối lượng tiêu thụ hàng hoá bị hạn chế.

2.4.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn [ 8, tr77] 2.4.2.1 Vòng quay vốn lưu động (vòng) 2.4.2.1 Vòng quay vốn lưu động (vòng)

Vòng quay vốn lưu động= Doanh thu thuần / vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tăng tốc độ luôn chuyển vốn lưu động sẽ giảm bớt lượng vốn lưu động, tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

2.4.2.2 Vòng quay vốn cố định (vòng)

Vòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.

2.4.2.3 Vòng quay tổng tài sản ( vòng)

Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của đơn vị.

2.4.3 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời [9, tr77] 2.4.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) ROS 2.4.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) ROS

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu

thuần)*100%

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi của doanh thu thuần, tức trong một trăm đông doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

2.4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (%) ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = (Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài

sản)*100%

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ sinh lời của tài sản, nó cho biết trong một trăm đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản càng hợp lý.

2.4.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) ROE

Tỷ suất lợi nhuận trến vốn chủ sở hữu = (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sở hữu)*100%

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CẢNG CẦN THƠ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHÚC, QUẢN LÝ CỦA CẢNG CẦN THƠ

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cảng Cần Thơ

Cảng Cần Thơ được xây dựng năm 1960 nhằm mục đích duy nhất là tiếp nhận bom đạn, phương tiện chiến tranh bằng đường thuỷ để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và chế độ nguỵ quyền tại Miền Nam và quy mô chỉ có 60 mét cầu cảng, ngoài ra không có công trình phụ trợ.

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhân dân Cần Thơ bắt tay vào công việc khôi phục kinh tế và xây dựng lại các ngành kinh tế ổnđịnh đời sống, chính trị, văn hoá xã hội của địa phương. Cảng Cần Thơ hình thành vào tháng 8 năm 1980 trên cơ sở tiếp nhận từ cảng quân sự thuộc Tiểu Đoàn Vận Tải Thủy (D804) Trung Đoàn Vận Tải

Quân Khu 9 (D659) cho Tỉnh Hậu Giang để phát triển kinh tế địa phương và Sở

Giao Thông Vận Tải Hậu Giang là cơ quan quản lý cấp trên của Cảng Cần Thơ.

Để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà Nước về chính sách đổi mới, Uỷ

Ban Nhân Dân Tỉnh Hậu Giang ra quyết định số 16/QĐ-UBT90 ngày10 tháng 01

năm 1990 cho phép Cảng Cần Thơ thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước theo quyết định số 1393/QĐ-UBT92 ngày 28 tháng 11 năm 1992.

Do cơ cấu ngành có nhiều chuyển đổi, để phù hợp với xu thế phát triển và tồn tại trên thị trường trong khu vực. Tháng 10 năm 1993 Cảng Cần Thơ được chuyển giao về cho Cục Hàng Hải Việt Nam quản lý theo quyết định số 282/KHĐT ngày 17 tháng 09 năm 1993. Năm 1997, để chuẩn bị cho tuyến vận chuyển từ Cần Thơ đến Sài Gòn, Cục Hàng Hải Việt Nam đầu tư nâng cấp Cảng Cần Thơ thành bến liền bờ và duy tu nạo vét luồng Định An để tàu có trọng tải

23.000DWT, mớn nước 8m ra vào làm hàng tại Cảng Cần Thơ.

Năm 1998, do yêu cầu phát triển kinh tế nhà nước theo mô hình hợp tác, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngành kinh tế vận tải biển trong khu vực theo quyết định số: 91/1998/QĐ-TTG ngày 08 tháng 05 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ đồng ý chuyển Cảng Cần Thơ từ Cục Hàng Hải Việt Nam về trực thuộc

Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, là đơn vị mạnh về kinh doanh vận tải biển,

có nhiều khả năng đầu tư cho Cảng Cần Thơ phát triển nhanh theo hướng Công

nghiệp hoá - Hiện đại hoá, đầu tư khai thác bến Container phía thượng lưu Cảng với diện tích 19.000m.

Triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Lần Thứ IX của Đảng và Hội Nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung Ương khoá IX về tiếp tục sắp xếp đổi

mới và phát triển nâng cao hiệu quả quản lý Doanh Nghiệp Nhà Nước. Được sự

thống nhất của Thủ Tướng Chính Phủ và Bộ Giao Thông Vận Tải, Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam ban hành và quyết định số:631.QĐ- HĐBT ngày 30 tháng 07 năm 2002 sáp nhập Cảng Cần Thơ với Công Ty Xếp Dỡ Cần Thơ thành một đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn với tên gọi chính thức là Cảng Cần Thơ, tên giao dịch là CANTHO PORT.

Đầu tháng 12- 2006, Cảng Cần Thơ đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn, chính thức được tách chuyển nguyên trạng về làm đơn vị hoạch toán phụ thuộc, trực thuộc tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Đây là bước ngoặt của ngành vận tải thuỷ ĐBSCL trong việc cụ thể hoá quy hoạch chi tiết nhóm Cảng biển ĐBSCL đến năm 2010 đã được chính phủ phê duyệt. Theo qui hoạch Cảng Cần Thơ hiện hữu (Cảng Hoàng Diệu trước đây) cùng các Cảng Trà Nóc, Cái Cui sẽ là cụm Cảng đầu mối của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

3.1.1.1 Vị trí kinh doanh khai thác

- Vị trí: vị trí Cảng Cần Thơ nằm ở 10o 30’ Vĩ Bắc 105o 42’ Kinh Đông, điểm Hoa Tiêu là 90o 29’ Vĩ Bắc- 106o 30’ 50” Kinh Đông.

- Địa chỉ: 27 - Lê Hồng Phong - Quận Bình Thủy - TP Cần Thơ.

-Luồng tàu /Co83 tàu: 65 hải lý từ cửa Định An, Hoa tiêu bắt buộc, có trạm hoa tiêu tại Định An và tại khu vực Cảng.

-Độ sâu luồng: -7,5m, tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 DWT tạm thời vào ra vào ban ngày, đang nâng luồng và lắp đặt báo hiệu hàng hải cho tàu chạy và ban đêm.

-Thời tiết: hai mùa, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Bình quân nhiệt độ là 28độ c, độ ẩm là 81%. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4. Gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9.

3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh khai thác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kinh doanh bốc xếp hàng hóa tàu sông, tàu biển trong và ngoài nước. - Kinh doanh kho bãi trong Cảng và các dịch vụ khác.

- Cung cấp dịch vụ vận tải, tổ chức vận chuyển các loại hàng thông thường,

hàng siêu trường, siêu trọng, thiết bị máy móc, container bằng các phương tiện đường thủy, đường bộ trong và ngoài nước.

- Cung cấp dịch vụ đóng gói hàng hoá, bảo quản vận chuyển hàng hoá từ

kho bãi của Cảng đến kho bãi của chủ hàng.

- Thực hiện dịch vụ lái dắt, hỗ trợ đưa đón thuyền viên, nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, vệ sinh hầm hàng, sửa chữa, gõ rĩ sơn tàu cho tàu trong và nước ngoài hoạt động trong Cảng.

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí, cửa hàng miễn thuế phục vụ cán bộ công nhân viên, thuyền viên, khách hàng làm việc tại Cảng.

- Xây dựng cầu bến cảng, sửa chữa nâng cấp đường, bến bãi, nhà.

- Kinh doanh vật liệu xây dựng. - Tổ chức, đại lý bán lẽ xăng dầu. - Khai thác, nạo vét phao neo, cầu cảng.

3.1.1.3 Năng lực và trang thiết bị , phương tiện xếp dỡ

Năng lực hoạt động

- Thực hiện xếp dỡ hàng hoá 24 giờ/ngày, 07 ngày/ tuần. - Khả năng tiếp nhận tàu 5.000DWT đến 10.000DWT.

- Cơ sở hạ tầng: Tổng diện tích mặt bằng 06 ha, gồm 2 cầu tàu với tổng chiều dài 304m, độ sâu trước bến 10-11m, gần 10 bến phao sâu 12m, có 3 kho chứa hàng có diện tích là 5.700m2, 2 bãi chứa hàng 27.300m2 trong đó bãi Container là 19.000m2 .

Trang thiết bị, phương tiện xếp dỡ: - Cầu nổi từ 25-45 MT

- Cẩu bờ bánh xích có chức năng từ 15-90 tấn - Cẩu bờ bánh lấp có chức năng từ 15-120 tấn - Xe nâng chụp 12 tấn. Xe nâng 2 – 2,5 tấn - Xe nâng dung đóng nút hàng Container. - Đầu kéo Container 20’- 40’

- Xe tải hàng. Xe ben - Tàu lái: Tàu kéo các loại

3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Cảng Cần Thơ 3.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. 3.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.

 Giám Đốc

Giám đốc là người có quyền lãnh đạo điều hành cao nhất trong Cảng, chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể theo quy chế đã đề ra hoặc uỷ nhiệm phân công một số lĩnh vực hoạt động cho các phó giám đốc uỷ nhiệm và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện.

 Phó giám đốc khai thác: Chức năng:

Được giám đốc phân công, uỷ quyền phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được giám đốc phân công, trực tiếp giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực quản lý kỹ thuật, điều hành sản xuất kinh

doanh của Cảng theo phân cấp của Tổng Giám Đốc.

Nhiệm vụ:

- Chỉ đạo thực hiện quy trình kỹ thuật xếp dỡ, quy trình an toàn thiết bị, các định mức trong sản xuất.

- Chỉ đạo giám sát kỹ thuật, quy trình bảo quản sửa chữa tất cả các trang thiết bị kỹ thuật, xe máy, phương tiện xếp dỡ, cơ sở hạ tầng, kho hàng bến bãi

theo phân cấp của Cảng.

- Trực tiếp phụ trách Ban Khai Thác: Đội Giao Nhận- Kho Hàng: Đội cơ giới thuỷ bộ; đội bốc xếp tổng hợp; chủ trì giao ban sản xuất hàng tuần.

SƠ ĐỒ 1.1: THỂ HIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CẢNG CẦN THƠ

 Phó Giám Đốc Nội Chính

Chức năng: được giám đốc phân công uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công trực tiếp giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực nội chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệm vụ:

- Phụ trách thi đua khen thưởng, các phong trào văn thể mỹ của Cảng. - Chăm lo quan hệ với cơ quan, đoàn thể chính quyền địa phương nơi Cảng thường trú và các cơ quan ban ngành có liên quan thuộc chính quyền thành phố, tham gia và hưởng ứng các phong trào địa phương và Thành Phố phát động, các hoạt động từ thiện.

- Chỉ đạo công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trật tự an toàn và an ninh chính trị các hoạt động của Cảng.

- Được giám đốc uỷ quyền ký duyệt thanh quyết toán trong phạm vi đảm nhiệm. GIÁM ĐỐC PGĐ NỘI CHÍNH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG BẢO VỆ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG K.HOẠCH LĐ - T.LƯƠNG PHÒNG DỊCH VỤ PGĐ KHAI THÁC PHÒNG KHAI THÁC P. GIAO NHẬN KHO HÀNG PHÒNG BỐC XẾP TỔNG HỢP PHÒNG CƠ GIỚI THỦY BỘ

 Ban Khai Thác

- Tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có của Cảng.

- Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng giá cước phục vụ khai thác Cảng, tổ chức tiếp thị khách hàng phục vụ công tác xây dựng chiến lược, chính sách kinh doanh phát triển Cảng tương lai.

- Tổ chức thực hiện chỉ tiêu sản lượng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng Giám Đốc giao cho tổ chức khai thác có hiệu quả phương tiện, thiết bị, kho hàng, bến bãi hiện có tại Cảng.

 Ban Tài Chính- Kế Toán

- Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính, kế toán, quản lý sử dụng hiệu quả vốn- tài sản được giao trong phạm vi quản lý của Cảng Cần Thơ.

- Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động vốn đầu tư tài chính của Cảng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

- Lập sổ sách ghi chép kế toán phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác và trung thực toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên nguyên tắc bảo toàn và

phát triển vốn- tài sản Nhà nước được Tổng Công Ty giao.

- Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý của nhà nước và Tổng Giám đốc Công

Ty Hàng Hải Việt Nam.

- Tổ chức lưu trữ bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ gìn bí mật các số liệu kế toán, phục vụ kịp thời cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý cấp trên trong công tác kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật.

- Giúp giám đốc phân tích các hoạt động kinh tế, đánh giá đúng tình hình và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả các hoạt động kinh doanh, đề ra các biện pháp thiết thực thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

 Ban Tổ Chức Hành Chánh

- Là ban tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, nhân sự, đào tạo và công tác hành chánh quản trị, công tác thi đua khen thưởng và một số công tác khác do giám đốc giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực công tác này.

- Đề xuất nhu cầu tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên của Cảng.

- Thừa uỷ quyền của giám đốc, thẩm tra bảo vệ chính trị nội bộ, tiếp nhận

và quản lý hồ sơ nhân sự theo phân cấp, thống nhất việc cấp thẻ công nhân viên

chức toàn Cảng.

- Tổ chức phục vụ tiếp tân, tiếp khách giám đốc, hội họp cơ quan theo chỉ đạo của giám đốc

 Ban Kế Hoạch Tiền Lương

- Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực lao động tiền lương, phân phối thu nhập, thực hiện các chế độ về lao động tiền lương và công tác an toàn lao động.

- Theo dõi chấm công, chấm điểm, tính toán lương cho công nhân viên đảm bảo

công bằng hợp lý theo đúng quy định phân phối lương.

Giải quyết thủ tục thanh toán chế độ BHXH, ốm đau, thai sản, tai nạn lao

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại cảng cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 25)