Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Cảng Cần Thơ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại cảng cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 30)

2 .3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn

3.1.2Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Cảng Cần Thơ

3.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.

 Giám Đốc

Giám đốc là người có quyền lãnh đạo điều hành cao nhất trong Cảng, chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể theo quy chế đã đề ra hoặc uỷ nhiệm phân công một số lĩnh vực hoạt động cho các phó giám đốc uỷ nhiệm và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện.

 Phó giám đốc khai thác: Chức năng:

Được giám đốc phân công, uỷ quyền phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được giám đốc phân công, trực tiếp giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực quản lý kỹ thuật, điều hành sản xuất kinh

doanh của Cảng theo phân cấp của Tổng Giám Đốc.

Nhiệm vụ:

- Chỉ đạo thực hiện quy trình kỹ thuật xếp dỡ, quy trình an toàn thiết bị, các định mức trong sản xuất.

- Chỉ đạo giám sát kỹ thuật, quy trình bảo quản sửa chữa tất cả các trang thiết bị kỹ thuật, xe máy, phương tiện xếp dỡ, cơ sở hạ tầng, kho hàng bến bãi

theo phân cấp của Cảng.

- Trực tiếp phụ trách Ban Khai Thác: Đội Giao Nhận- Kho Hàng: Đội cơ giới thuỷ bộ; đội bốc xếp tổng hợp; chủ trì giao ban sản xuất hàng tuần.

SƠ ĐỒ 1.1: THỂ HIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CẢNG CẦN THƠ

 Phó Giám Đốc Nội Chính

Chức năng: được giám đốc phân công uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công trực tiếp giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực nội chính.

Nhiệm vụ:

- Phụ trách thi đua khen thưởng, các phong trào văn thể mỹ của Cảng. - Chăm lo quan hệ với cơ quan, đoàn thể chính quyền địa phương nơi Cảng thường trú và các cơ quan ban ngành có liên quan thuộc chính quyền thành phố, tham gia và hưởng ứng các phong trào địa phương và Thành Phố phát động, các hoạt động từ thiện.

- Chỉ đạo công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trật tự an toàn và an ninh chính trị các hoạt động của Cảng.

- Được giám đốc uỷ quyền ký duyệt thanh quyết toán trong phạm vi đảm nhiệm. GIÁM ĐỐC PGĐ NỘI CHÍNH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG BẢO VỆ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG K.HOẠCH LĐ - T.LƯƠNG PHÒNG DỊCH VỤ PGĐ KHAI THÁC PHÒNG KHAI THÁC P. GIAO NHẬN KHO HÀNG PHÒNG BỐC XẾP TỔNG HỢP PHÒNG CƠ GIỚI THỦY BỘ

 Ban Khai Thác

- Tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có của Cảng.

- Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng giá cước phục vụ khai thác Cảng, tổ chức tiếp thị khách hàng phục vụ công tác xây dựng chiến lược, chính sách kinh doanh phát triển Cảng tương lai.

- Tổ chức thực hiện chỉ tiêu sản lượng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng Giám Đốc giao cho tổ chức khai thác có hiệu quả phương tiện, thiết bị, kho hàng, bến bãi hiện có tại Cảng.

 Ban Tài Chính- Kế Toán

- Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính, kế toán, quản lý sử dụng hiệu quả vốn- tài sản được giao trong phạm vi quản lý của Cảng Cần Thơ.

- Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động vốn đầu tư tài chính của Cảng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

- Lập sổ sách ghi chép kế toán phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác và trung thực toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên nguyên tắc bảo toàn và

phát triển vốn- tài sản Nhà nước được Tổng Công Ty giao.

- Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý của nhà nước và Tổng Giám đốc Công

Ty Hàng Hải Việt Nam.

- Tổ chức lưu trữ bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ gìn bí mật các số liệu kế toán, phục vụ kịp thời cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý cấp trên trong công tác kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật.

- Giúp giám đốc phân tích các hoạt động kinh tế, đánh giá đúng tình hình và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả các hoạt động kinh doanh, đề ra các biện pháp thiết thực thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Ban Tổ Chức Hành Chánh

- Là ban tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, nhân sự, đào tạo và công tác hành chánh quản trị, công tác thi đua khen thưởng và một số công tác khác do giám đốc giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực công tác này.

- Đề xuất nhu cầu tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên của Cảng.

- Thừa uỷ quyền của giám đốc, thẩm tra bảo vệ chính trị nội bộ, tiếp nhận

và quản lý hồ sơ nhân sự theo phân cấp, thống nhất việc cấp thẻ công nhân viên

chức toàn Cảng.

- Tổ chức phục vụ tiếp tân, tiếp khách giám đốc, hội họp cơ quan theo chỉ đạo của giám đốc

 Ban Kế Hoạch Tiền Lương

- Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực lao động tiền lương, phân phối thu nhập, thực hiện các chế độ về lao động tiền lương và công tác an toàn lao động.

- Theo dõi chấm công, chấm điểm, tính toán lương cho công nhân viên đảm bảo

công bằng hợp lý theo đúng quy định phân phối lương.

Giải quyết thủ tục thanh toán chế độ BHXH, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tính toán chế độ độc hại, ca 3 và một số chế độ khác cho người lao động theo quy định của nhà nước và phân cấp cụ thể của Tổng Công

Ty Hàng Hải Việt Nam.

 Đội Cơ Giới Thủy Bộ

- Là đơn vị sản xuất trực tiếp, được trang bị các thiết bị xếp dỡ chuyên dụng, phương tiện vận tải thuỷ bộ để thực hiện nhiệm vụ bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, lái dắt, hỗ trợ tàu biển theo từng phương án sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện kế hoạch lái dắt, hỗ trợ tàu biển ra cầu bến phao neo và công tác cứu hộ hàng hải.

- Tổ chức vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện đường thủy, đường bộ theo từng phương án sản xuất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua Cảng hoặc vận chuyển đường dài theo các hợp đồng kinh tế đảm bảo an toàn hàng hoá phương tiện.

 Đội Bốc Xếp Tổng Hợp

- Là đơn vị sản xuất, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xếp dỡ hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua Cảng theo từng phương án sản xuất cụ thể trên cơ sở nguồn

- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất, chuẩn bị công cụ, phương tiện xếp dỡ, cần cẩu tàu.

- Quản lý công nhân bốc xếp thuê ngoài, phối hợp thực hiện kế hoạch xếp dỡ tàu, kho bãi, dịch vụ đóng nút hàng hoá Container theo từng lệnh sản xuất cụ thể với hiệu quả chất lượng cao, an toàn lao động và hàng hoá.

 Đội Giao Nhận Kho Hàng

- Là đơn vị sản xuất, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao nhận hàng hoá, tổ chức lưu kho-bãi, bảo quản giữ gìn hàng hoá thông qua Cảng theo yêu cầu của khách hàng.

- Tổ chức thực hiện các kế hoạch giao nhận hàng hoá của Cảng giao. - Theo dõi, kết toán hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua, báo cáo hàng ngày sản lượng hàng hoá thực hiện đảm bảo đầy đủ chính xác, xác nhận năng suất bốc xếp thủ công, năng suất cơ giới theo từng phương án sản xuất.

 Đội Dịch Vụ Tổng Hợp

- Là đơn vị sản xuất, trực tiếp khai thác các lĩnh vực dịch vụ hàng hải

thông qua Cảng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp pháp luật, chịu sự chỉ đạo của Phó

Giám đốc khai thác.

- Tổ chức bán sĩ và lẻ xăng dầu, thực hiện cung ứng nhiên liệu cho tàu biển trong nước, tàu biển nước ngoài khi có yêu cầu.

- Tổ chức phục vụ căn tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đội Bảo Vệ

- Tham mưu cho giám đốc nắm tình hình an ninh chính trị, tài sản và trật tự an toàn địa bàn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cảng được thuận lợi.

- Tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ an toàn an ninh chính trị địa bàn, an

toàn tài sản cơ quan, kịp thời phát hiện các vi phạm tiêu cực báo cáo Giám đốc

xử lý.

3.1.2.2 .Tổ chức công tác kế toán

 Hình thức kế toán

Công ty áp dụng các chuẩn mực của chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam. Niên độ kế toán của Cảng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Công ty đã tổ chức hình thức kế toán chứng từ ghi

sổ với hệ thống sổ sách, chứng từ đầy đủ hợp lệ, phù hợp với công tác kế toán tại công ty.

SƠ ĐỒ 1.2: HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày (định kỳ) Ghi cuối tháng

Đố chiếu, kiểm tra Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Chứng từ ghi sổ Sổ cái Thẻ và sổ kế toán chi tiết

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết

SƠ ĐỒ 1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

- Kế Toán Trưởng: là người điều hàng mọi hoạt động trong tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện toàn bộ công các công tác kế toán, thống kê thông tin về kinh tế và hoạch toán kế toán của đơn vị đồng thời làm nhiệm vụ kiểm tra và tổ chức chỉ đạo công tác kế toán tại đơn vị.

- Phó Phòng: điều hành công việc cùng kế toán trưởng.

- Kế Toán Tổng Hợp: tập hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra tính toán, ghi chép đối chiếu các tài khoản liên quan vào sổ cái, xác định kết quả kinh doanh củađơn vị, lập báo cáo tài chính (tháng, năm)

- Kế toán Ngân Hàng: tạm ứng, chế độ chính sách, liên hệ với ngân hàng theo dõi tình hình tăng giảm nợ vay, các khoản thu tiền của khách hàng bằng khoản, đồng thời thanh toán các khoản tạm ứng cho công nhân viên, giải quyết các chế độ theo chính sách. Kế Toán Ngân Hàng Kế Toán Trưởng Phó Phòng Kế Toán Tổng Hợp Kế toán Doanh Thu, Thuế Kế Toán Công Nợ Kế Toán Thu Chi Kế Toán TSCĐ-Vật Tư Thủ Quỹ

- Kế toán Doanh Thu - Thuế: theo dõi các loại hình doanh thu phát sinh từng ngày, lập các báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo công nợ hàng tuần, tháng. Cuối tháng chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp.

- Kế Toán thu chi: theo dõi chi tiết thu tiền mặt tại đơn vị, phải đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt hàng ngày và lập báo cáo thu chi, cuối tháng chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp.

- Kế Toán TSCĐ vật tư: theo dõi tình hình tài sản cố định của đơn vị về khoản thanh lý, mua sắm, sửa chữa, khấu hao tài sản cố định của toàn đơn vị đồng thời theo dõi tình hình xuất nhập, tồn vật tư của đơn vị.

- Kế Toán Công Nợ: trực tiếp đi thu hồi nợ.

- Thủ Quỹ: có trách nhiệm bảo quản tiền mặt của đơn vị, thu chi theo từng chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, vào sổ và đối chiếu với kế toán hàng ngày. Giúp cho kế toán trưởng hoàn thành các thủ tục tiền mặt.

3.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CẢNG CẦN THƠ 3.2.1 Thuận lợi

- Cảng Cần Thơ nằm cách bờ phía Nam Sông Hậu 8 km đựợc coi là một mấu chốt trong cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy sự phát triển và công nghiệp hoá của Thành phố Cần Thơ nói riêng và của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói

chung. Cảng Cần Thơ đã được chính phủ công nhận là “ Cảng Quốc Tế”

- Cảng Cần Thơ nằm ở một vị trí thuận lợi để đóng vai trò là Cảng trung chuyển với Cảng Singapore hoặc là Tanjung Pelepá, hai Cảng này được coi là Cảng trung tâm cho thương mại bằng đường thuỷ phía Đông gồm Nhật, Mỹ, tới phía Đông và Ấn Độ, Trung Đông, Châu Phi Và Châu Âu đến phía Tây

- Chính sách của chính phủ là khuyến khích giao thông bằng tàu và xà lan đối với những hàng hoá mà hiện nay đang chuyên chở bằng đường bộ do các vấn đề tắc nghẽn giao thông trên đường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là cảng có năng lực bốc xếp mạnh nhất khu vực đối với sản lượng hàng

hoá khoảng 1,2 triệu tấn/năm.

- Có những thiết bị phục vụ bốc xếp các loại hàng hoá siêu trường, siêu trọng mà các Cảng trong khu vực chưa có.

- Vấn đề an ninh trên đường đến Cảng(Cảng được bảo đảm an ninh về hư hỏng, mất mát, thất thoát).

- Lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm. - Gần thị trường chính của Nam Sông Bassac. 3.2.2 Khó khăn

- Kiến thức quản lý còn hạn chế về một số kỹ năng liên quan đến khai thác Cảng Quốc Tế.

- Cạnh tranh trực tiếp với những Cảng khác trên sông Hậu như: Cảng Trà

Nóc, Cảng X55, Cảng Cái Cui…

- Cảng Cần Thơ chưa khai thác tiềm năng giao thông trong khu vực đất liền của Cảng do nhiều lý do khác nhau như cơ sở hạ tầng yếu kém của Cảng Cần Thơ và vấn đề marketing chưa đầy đủ về các dịch vụ hiện có của Cảng. Vì người

ta không dự kiến Cảng Cần Thơ thay đổi mẫu hình buôn bán lịch sử giữa Đồng

Bằng và TP.HCM trong tương lai gần.

- Cảng không có một bộ phận marketing riêng biệt và ít các hoạt động về marketing và phát triển thương mại được thực hiện, và chỉ thực hiện không trên cơ sở trường kỳ.

- Thông tin trong niên giám Cảng Biển Việt Nam 2000 khiến cho các

khách hàng tiềm năng và hiện tại một bức tranh không đúng về Cảng vì những

thông tin này không phản ánh đầy đủ năng lực tàu, hàng và bốc dỡ của Cảng Cần

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CẢNG CẦN THƠ QUA

CÁC NĂM (2010- 2012)

4.1.1 Đánh giá chung về tình hình doanh thu thực tế của doanh nghiệp qua ba năm 2010-2012.

Để nắm bắt một cách đầy đử và chính xác tình hình điều phối hoạt động kinh doanh cũng như kết quả đạt được, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối

quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh qua các năm. Bảng báo cáo kết quả hoạt động còn có một tên gọi khác đó là bảng báo lỗ, nó là nguồn thông tin quan trọng bậc nhất để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn vào đó thì chúng ta sẽ có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

Bảng tổng hợp doanh thu qua ba năm 2010-2012 (Bảng 1) cho ta thấy tổng

doanh thu tăng qua các năm. Năm 2010 tổng doanh thu là 119.714.866 nghìn đồng, năm 2011 là 68.341.042 nghìn đồng giảm một lượng là 51.373.824 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 42,91 % so với năm 2010. Đến năm 2012 số

chênh lệch tăng so với năm 2011 là 12.669.912 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ

18,54 %. Muốn đánh giá chính xác kết quả tổng doanh thu tăng do các yếu tố nào

thì ta xét từng yếu tố cấu thành nên tổng nguồn thu. Kết cấu tổng doanh thu của Cảng Cần Thơ gồm ba khoản mục là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính; thu nhập khác

SVTH: Vy Thị Thu Thảo 27

BẢNG 1: Phân tích biến động doanh thu qua 3 năm 2010-2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại cảng cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 30)