2 .3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
2.4.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trến vốn chủ sở hữu = (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ
sở hữu)*100%
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CẢNG CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHÚC, QUẢN LÝ CỦA CẢNG CẦN THƠ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cảng Cần Thơ
Cảng Cần Thơ được xây dựng năm 1960 nhằm mục đích duy nhất là tiếp nhận bom đạn, phương tiện chiến tranh bằng đường thuỷ để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và chế độ nguỵ quyền tại Miền Nam và quy mô chỉ có 60 mét cầu cảng, ngoài ra không có công trình phụ trợ.
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhân dân Cần Thơ bắt tay vào công việc khôi phục kinh tế và xây dựng lại các ngành kinh tế ổnđịnh đời sống, chính trị, văn hoá xã hội của địa phương. Cảng Cần Thơ hình thành vào tháng 8 năm 1980 trên cơ sở tiếp nhận từ cảng quân sự thuộc Tiểu Đoàn Vận Tải Thủy (D804) Trung Đoàn Vận Tải
Quân Khu 9 (D659) cho Tỉnh Hậu Giang để phát triển kinh tế địa phương và Sở
Giao Thông Vận Tải Hậu Giang là cơ quan quản lý cấp trên của Cảng Cần Thơ.
Để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà Nước về chính sách đổi mới, Uỷ
Ban Nhân Dân Tỉnh Hậu Giang ra quyết định số 16/QĐ-UBT90 ngày10 tháng 01
năm 1990 cho phép Cảng Cần Thơ thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước theo quyết định số 1393/QĐ-UBT92 ngày 28 tháng 11 năm 1992.
Do cơ cấu ngành có nhiều chuyển đổi, để phù hợp với xu thế phát triển và tồn tại trên thị trường trong khu vực. Tháng 10 năm 1993 Cảng Cần Thơ được chuyển giao về cho Cục Hàng Hải Việt Nam quản lý theo quyết định số 282/KHĐT ngày 17 tháng 09 năm 1993. Năm 1997, để chuẩn bị cho tuyến vận chuyển từ Cần Thơ đến Sài Gòn, Cục Hàng Hải Việt Nam đầu tư nâng cấp Cảng Cần Thơ thành bến liền bờ và duy tu nạo vét luồng Định An để tàu có trọng tải
23.000DWT, mớn nước 8m ra vào làm hàng tại Cảng Cần Thơ.
Năm 1998, do yêu cầu phát triển kinh tế nhà nước theo mô hình hợp tác, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngành kinh tế vận tải biển trong khu vực theo quyết định số: 91/1998/QĐ-TTG ngày 08 tháng 05 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ đồng ý chuyển Cảng Cần Thơ từ Cục Hàng Hải Việt Nam về trực thuộc
Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, là đơn vị mạnh về kinh doanh vận tải biển,
có nhiều khả năng đầu tư cho Cảng Cần Thơ phát triển nhanh theo hướng Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá, đầu tư khai thác bến Container phía thượng lưu Cảng với diện tích 19.000m.
Triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Lần Thứ IX của Đảng và Hội Nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung Ương khoá IX về tiếp tục sắp xếp đổi
mới và phát triển nâng cao hiệu quả quản lý Doanh Nghiệp Nhà Nước. Được sự
thống nhất của Thủ Tướng Chính Phủ và Bộ Giao Thông Vận Tải, Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam ban hành và quyết định số:631.QĐ- HĐBT ngày 30 tháng 07 năm 2002 sáp nhập Cảng Cần Thơ với Công Ty Xếp Dỡ Cần Thơ thành một đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn với tên gọi chính thức là Cảng Cần Thơ, tên giao dịch là CANTHO PORT.
Đầu tháng 12- 2006, Cảng Cần Thơ đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn, chính thức được tách chuyển nguyên trạng về làm đơn vị hoạch toán phụ thuộc, trực thuộc tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Đây là bước ngoặt của ngành vận tải thuỷ ĐBSCL trong việc cụ thể hoá quy hoạch chi tiết nhóm Cảng biển ĐBSCL đến năm 2010 đã được chính phủ phê duyệt. Theo qui hoạch Cảng Cần Thơ hiện hữu (Cảng Hoàng Diệu trước đây) cùng các Cảng Trà Nóc, Cái Cui sẽ là cụm Cảng đầu mối của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.