Mặt khác, qua phân tích tình hình kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệptìm ra biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanhnghiệp, nhằm huy động mọi khả năng
Trang 1KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
NÔNG LÂM THỦY SẢN
TRƯỜNG THÀNH
NGUYỄN VĂN DUYỆT
Tháng 05/2009
NGUYỄN THỊ DIỂM
Mã số SV : 4054053 Lớp: KTNN 1 K31
Trang 2LỜI CẢM ƠN
******
Qua 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Trường Đại học CầnThơ, kết hợp với thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nông Lâm Thủy SảnTrường Thành, tôi đã học tập và tích lũy được khá nhiều kiến thức quý báu chobản thân Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực, cố gắnghọc hỏi của bản thân, tôi còn có được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô cùngcác anh chị trong Công ty
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô của Khoa Kinh tế & Quản trị kinhdoanh Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bảncho tôi trong 4 năm vừa qua, đặc biệt xin cám ơn thầy Nguyễn Văn Duyệt đã tậntình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp cuối khóa này.Trân trọng cám ơn Ban lãnh đạo, cùng các anh chị trong Công ty đã tạo cơhội cho tôi được tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc tại Công ty, để tôi cóthể tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức thưc tế cho bản thân, đồng thờitạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt bài nghiên cứu của mình
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, cùngcác anh chị trong Công ty dồi dào sức khỏe, hoàn thành tốt công tác Kính chúcCông ty TNHH Nông Lâm Thủy Sản Trường Thành ngày càng thành đạt và pháttriển
Tôi xin trân trọng cám ơn!
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2009 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Diễm
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
******
Tôi xin cam đoan rằng, đề tài là do tôi thực hiện, các số liệu thu thập được
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Diễm
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
******
Ngày…….tháng…….năm 2009
Đại diện công ty
Trang 5NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
******
Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN VĂN DUYỆT.
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác: Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Cần Thơ Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ DIỄM Mã số sinh viên: 4054059 Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tên đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Nông Lâm Thủy Sản Trường Thành NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
2 Về hình thức
Trang 6
3 Ý nghĩa khoa học thực tiễn
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
5 Nội dung và các kết quả đạt được
Trang 7
6 Nhận xét khác
7 Kết luận
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2009 Giáo viên hướng dẫn
Trang 8NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
******
Cần thơ, ngày…… tháng……năm 2009
Giáo viên phản biện
Trang 9MỤC LỤC
******
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 4
2.1.1.1 Khái niệm 3
2.1.1.2 Vai trò 4
2.1.2 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 5
2.1.2.1 Khái niệm 5
2.1.2.2 Nội dung 5
2.1.2.3 Mục đích 6
2.1.2.4 Nhiệm vụ 6
2.1.2.5 Vai trò 6
2.1.2.6 Ý nghĩa 7
2.1.3 Khái quát về doanh thu, chi phí và lợi nhuận 7
2.1.3.1 Doanh thu 7
2.1.3.2 Chi phí 7
Trang 102.1.3.3 Lợi nhuận 8
2.1.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 9
2.1.4.1 Lợi nhuận trên tài sản (ROA) 9
2.1.4.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 10
2.1.4.3 Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 10
2.2.2.1 Phương pháp so sánh 10
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 11
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NÔNG LÂM THUỶ SẢN TRƯỜNG THÀNH 17
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NÔNG LÂM THỦY SẢN TRƯỜNG THÀNH 17
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 17
3.3 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ 18
3.3.1 Cơ cấu tổ chức 18
3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 19
3.3.2.1 Ban giám đốc 19
3.3.2.2 Các phòng ban 20
3.4 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 21
3.4.1 Chức năng 21
3.4.2 Nhiệm vụ 22
3.5 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM TỪ 2006 – 2008 22
Trang 11CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH NÔNG LÂM THỦY SẢN TRƯỜNG THÀNH 25
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM TỪ 2006 – 2008 25
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu 25
4.1.1.1 Phân tích doanh thu theo mặt hàng xuất khẩu 25
4.1.1.2 Phân tích doanh thu theo thị trường xuất khẩu 29
4.1.1.3 Phân tích doanh thu theo thành phần 33
4.1.2 Phân tích tình hình chi phí 35
4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận 38
4.1.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận chung của công ty 38
4.1.3.2 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 39
4.1.3.3 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 40
4.1.3.4 Lợi nhuận từ hoạt động khác 40
4.1.4 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 42
4.1.4.1 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS) 42
4.1.4.2 Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) 42
4.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản 43
4.2 PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY 43
4.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng bán 43
4.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chi phí 44
4.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 45
4.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận 45
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 52
Trang 125.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 52
5.2 GIẢI PHÁP 52
5.2.1 Biện pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 53
5.2.2 Một số giải pháp khác 54
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
6.1 KẾT LUẬN 55
6.2 KIẾN NGHỊ 57
6.2.1 Đối với công ty 56
6.2.2 Đối với Nhà Nước 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 13DANH MỤC BIỂU BẢNG
******
Trang
Bảng 1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
từ 2006 – 2008 23
Bảng 2 Sản lượng và giá trị theo mặt hàng xuất khẩu 28
Bảng 3 Sản lượng và doanh thu theo thị trường xuất khẩu 32
Bảng 4 Tình hình doanh thu theo thành phần 34
Bảng 5 Bảng tổng hợp tình hình chi phí qua 3 năm 37
Bảng 6 Bảng tổng hợp tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 41
Bảng 7 Các chỉ số về khả năng sinh lời 43
Bảng 8 Doanh thu và giá vốn giai đoạn 2006 – 2007 45
Bảng 9 Doanh thu và giá vốn giai đoạn 2007 – 2008 48
Trang 14DANH MỤC HÌNH
******
Trang
Hình 1 Biểu đồ sản lượng và giá trị xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 27
Hình 2 Biểu đồ sản lượng theo thị trường xuất khẩu 31
Hình 3 Biểu đồ doanh thu theo thị trường xuất khẩu 31
Hình 4 Biểu đồ thể hiện sự tăng lên của tổng chi phí qua 3 năm 35
Hình 5 Biểu đồ biểu diễn tổng lợi nhuận sau thuế của công ty qua 3 năm 38
Trang 16CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, cạnh tranh để tồn tại và phát triển
là vấn đề không thể tránh khỏi của mỗi quốc gia, doanh nghiệp Đặc biệt là trong
xu thế ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của Thế Giới, Việt Nam đã chínhthức trở thành thành viên của tổ chức thương mại Thế Giới WTO Sự kiện này đãlàm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam càng trở nên náo nhiệt và sôi độnghơn, mở ra cho Việt Nam cả những cơ hội cũng như thách thức mới Chính vìvậy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng diễn ra gay gắt, đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải tự nỗ lực, phấn đấu không ngừng mới có thể tồn tại và pháttriển bền vững được
Để giúp cho các doanh nghiệp có thể đứng vững trên thương trường thì việcphân tích về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là việc làm hết sứcquan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp Nó giúp cho các doanh nghiệpnhìn thấy được điểm mạnh để phát huy và những mặt còn hạn chế để có biệnpháp khắc phục, từ đó đề ra định hướng phát triển kinh doanh trong tương lai mộtcách đúng đắn và phù hợp
Mặt khác, qua phân tích tình hình kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệptìm ra biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanhnghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quátrình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Ngoài ra, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn giúp các nhà quản trị hiểu
rõ về chính doanh nghiệp mình và có sự hiểu biết thêm về đối thủ cạnh tranh, nó
là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triểnsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra nhữngquyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn Chính vì tầm quan trọng
của vấn đề nên em quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại Công Ty TNHH Nông Lâm Thủy Sản Trường Thành” để làm đề
tài tốt nghiệp
Trang 171.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty qua 3 năm từ 2006 – 2008 Từ đó đề ra một số giải pháp thiếtthực nhằm nâng cao hiệu hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanhcủa công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa công ty
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu thông qua số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính,báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty qua 3 năm từ 2006 – 2008 và thông tinthu thập được từ các phòng ban trong quá trình thực tập Mặc dù công ty hoạtđộng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nông sản, lâm sản và các loại thủy hảisản…nhưng ở đây em chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình xuất khẩu cá tra, cábasa – hai sản phẩm chủ yếu (chiếm trên 90%) trong hoạt động kinh doanh củacông ty
Do thời gian thực hiện tương đối ngắn, kiến thức và kinh nghiệm thực tếchưa sâu, đặc biệt là về lĩnh vực xuất nhập khẩu, nên đề tài sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót, sai lầm… rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến củaquý thầy cô, anh chị và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 181.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài được nghiên cứu bên cạnh việc thu thập, phân tích số liệu; cũngnhư tìm hiểu những vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh củacông ty, còn được tham khảo, học hỏi từ các bài viết có liên quan sau:
- Hoàng Thanh Thúy (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre”.
Bài viết nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpthông qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả, so sánh sự biến động của cáckhoản mục trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kếtoán và đánh giá tình hình tài chính của công ty Xác định nguyên nhân làm tăng,giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đề ra một số biện pháp giúpnâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
- Nguyễn Thành Phúc (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động
xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vào thị trường EU”.
Đề tài nghiên cứu tình hình xuất khẩu cá tra, basa của công ty Cafatex vàothị trường EU, đồng thời đánh giá hiệu quả kinh doanh từ hoạt động này củacông ty, từ đó đưa ra những giải pháp và chiến lược giúp công ty đạt hiệu quảcao hơn trong tương lai
Trang 19CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu được hiểu trước hết đó là một hình thức trao đổi hàng hoá dịch
vụ trên thị trường mà thị trường được nói ở đây là thị trường thế giới nhằm đápứng và thoả mãn nhu cầu của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính mình,đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốcgia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước Như vậy xuất khẩu làmột hình thức kinh doanh nhằm thu được doanh lợi từ việc bán hàng hoá dịch vụ
ra thị trường nước ngoài
- Xuất khẩu còn thúc đẩy việc phát minh, sáng tạo, phát triển và ứng dụngkhoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất
- Xuất khẩu tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng
sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước
- Cuối cùng xuất khẩu góp phần thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tếgiữa các nước trên thế giới
Trang 202.1.2.Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Khái niệm
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trungcủa sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồnlực đó trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Nó làthước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giáviệc thực hiện mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là nghiên cứu tất cả các hiệntượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt độngkinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sátthực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin sốliệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạtđộng tiếp theo
cụ thể được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế
Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố
đã tác động đến kết quả kinh doanh Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp,sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại,dịch vụ
Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng cácnguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanhnghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếpảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanhthông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
Trang 21đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó Các nhân tố ảnh hưởng cóthể là nhân tố chủ quan hoặc khách quan.
Khi phân tích cần hiểu rõ ranh giới giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chấtlượng Chỉ tiêu số lượng phản ánh lên qui mô kết quả hay điều kiện kinh doanhnhư doanh thu, lao động, vốn, diện tích Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ảnhlên hiệu suất kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như: giáthành, tỷ suất chi phí, doanh lợi năng suất lao động
2.1.2.3 Mục đích
Phân tích hoạt động kinh doanh là đi vào phân tích những kết quả đã đạtđược, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra cácquyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiếnlược - dài hạn
2.1.2.4 Nhiệm vụ
- Đánh giá giữa kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hìnhthực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu thụ cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quânnội ngành và các thông số thị trường
- Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hìnhthực hiện kế hoạch
- Phân tích hiệu quả phương án đầu tư hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn
- Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích
- Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặthoạt động của doanh nghiệp
- Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trịcác báo cáo được thể hiện thành lời văn, biểu bảng và bằng các loại đồ thị hìnhtượng thuyết phục
2.1.2.5 Vai trò
Giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trongtrạng thái thực Trên cơ sở đó nêu lên một cách tổng quát về trình độ hoàn thànhcác mục tiêu – biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tài chính củadoanh nghiệp Đồng thời phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành haykhông hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng, từ đó có
Trang 22thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp.Mặt khác qua phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà quản trị tìm racác biện pháp để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệpnhằm huy động mọi khả năng tìm tàng về vốn, lao động, đất đai… vào quá trìnhsản xuất kinh doanh Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn là căn cứ phục
vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của doanhnghiệp…Ngoài ra phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn giúp cho các nhàđầu tư ra quyết định hướng đầu tư, giúp cho các nhà cho vay quyết định cho vayvốn…
2.1.3.2 Chi phí
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp
để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
Trang 23bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phívật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc
tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí quản lý gồmnhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao Đây lànhững khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên sovới kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể
2.1.3.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đãkhấu trừ mọi chi phí Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữadoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàngbán, chi phí hoạt động, thuế
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khácnhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau Mục tiêu của tổ chức phi lợinhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tínhchất kinh doanh Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đếncùng là lợi nhuận Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợinhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanhthu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạtđộng kinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo Chỉ tiêu này được tính toándựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đãcung cấp trong kì báo cáo
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tàichính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động
Trang 24tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này Lợi nhuận từ hoạt động tàichính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.+ Lợi nhuận cho vay vốn
+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tínhtrước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra Những khoản lợi nhuậnkhác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới
Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãngquên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợinhuận bất thường
2.1.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
2.1.4.1 Lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Tài sản
Trang 25Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận
2.1.4.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứmột đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra đượcbao nhiêu đồng về lợi nhuận
2.1.4.3 Lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có baonhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp càng cao
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủyếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của công ty, tạp chí thủy sản,
từ nguồn internet, và các bài viết có liên quan Kết hợp với việc ghi nhận cácnhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòngban cung cấp
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
a) Khái niệm và nguyên tắc
Trang 26Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc sosánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản và được
sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phântích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô
- Tiêu chuẩn so sánh:
+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh
+ Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua
+ Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành
+ Chỉ tiêu bình quân của nội ngành
+ Các thông số thị trường
+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác
- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tốkhông gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tínhtoán; quy mô và điều kiện kinh doanh
b) Phương pháp so sánh
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Ví dụ sosánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện
kỳ trước
Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thểhiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc
để nói lên tốc độ tăng trưởng
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình
tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần
Trang 27phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lầnthay thế.
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):
Trang 28= a1b1c1– a0b0c0
= Q: đối tượng phân tích
Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho cácbước thay thế sau
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích
a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; thể hiện bằngphương trình: Q=
Trang 29 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánhkết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức
độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàngbán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liênhoàn Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố sốlượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý Muốn vậy cần nghiên cứu mốiquan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau :
Z q g
q
L
1 1
L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Dựa vào phương trình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tíchvừa có mối quan hệ tổng và tích, ta xét riêng từng nhóm nhân tố có mối quan hệtích số:
Trang 30Một vấn đề đặt ra là khi xem xét mối quan hệ giữa các nhóm qiZi, qigi, ZBH,
lượng Trong phạm vi nghiên cứu này việc phân chia trên là không cần thiết, bởi
vì trong các nhân tố đó nhân tố nào thay thế trước hoặc sau thì kết quả mức độảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận không thay đổi
Với lý luận trên, quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn đượcthực hiện như sau:
1: kỳ phân tích
0: kỳ gốc
(1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận
g
q T
(2) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận
Trang 31g q
0 0
0 1
của doanh nghiệp:
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốđến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợinhuận cho doanh nghiệp
Trang 32CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NÔNG LÂM THUỶ SẢN
- Giám đốc: Ông NGUYỄN QUỐC THÁI HÒA
- Người giao dịch: Ông NGUYỄN QUỐC THÁI HÒA
- Địa chỉ: 168 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM
- Loại hình kinh doanh: thương mại
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Được thành lập vào năm 2003 với tên gọi là Công ty TNHH Nông LâmThủy Sản Trường Túc, hiện nay được đổi tên là Công ty TNHH Nông Lâm ThủySản Trường Thành
Chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản, lâm sản và các loại thủy hải sảnnhư cá tra, cá basa Ngoài ra còn có bột cá, khô dầu, đậu phộng, bắp hạt…
Là một doanh nghiệp mới thành lập vào năm 2003 và chính thức đi vàohoạt động kinh doanh vào tháng 3/2005, nhưng về cơ bản công ty đã đạt đượcmột số hiệu quả và thành công
Trang 33- Từ tháng 3 đến 6/2004, lúc này công ty mới bước vào thị trường, tìm kiếmđối tác hoạt động thương mại Công việc bước đầu là nghiên cứu thị trường trongnước nhằm phát triển kinh doanh mặt hàng nông sản Ở giai đoạn này mới nằmtrong dự án nuôi trồng, lập kế hoạch nghiên cứu và tìm khách hàng cho ngànhhàng thủy sản Chủ trương của công ty là ổn định mặt hàng nông sản trước đểphát triển ngành thủy sản về lâu dài.
- Từ tháng 6 đến tháng 12/2004 công ty mới bắt đầu đầu tư vào lĩnh vựcnuôi trồng và chế biến thủy sản, và bước đầu đã kí kết được một số hợp đồngxuất khẩu Trong giai đoạn này tuy mới bước vào kinh doanh trong lĩnh vực thủysản nhưng Công ty đã đầu tư được 54 bè cá dọc theo khu vực ĐBSCL tập trungchủ yếu ở Châu Đốc – An Giang và Hồng Ngự - Đồng Tháp Ngoài ra công tycũng đã triển khai mô hình nuôi cá hầm trên đất bãi bồi và nuôi cá đăng quầng ởLấp Vò – Đồng Tháp vào năm 2005
- Là một công ty với tên tuổi khá mới mẽ trên thị trường nhưng TrườngThành đã nhanh chóng tạo được một vị trí vững chắc và có uy tín trong lĩnh vựcnuôi trồng, chế biến và xuất khẩu sản phẩm thủy sản (cá tra, cá basa) Hàng nămcông ty luôn đưa vào thị trường những bè cá thịt trắng đạt tiêu chuẩn chất lượngcao, mỗi năm lượng cá hầm và cá bè cung cấp khoảng 24.000 tấn cá nguyên liệucho thị trường Do có điều kiện thuận lợi về nuôi trồng và cùng với sự hợp tácchế biến giữa công ty với các nhà máy chế biến thủy sản, Công ty đã tạo được uytín với chất lượng sản phẩm cao và giá cả cạnh tranh, phù hợp để xuất sang thịtrường Châu Âu và các nước khác
3.3 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
3.3.1 Cơ cấu tổ chức
- Sơ đồ tổ chức:
Trang 34P Giám ĐốcGiám Đốc
- Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đi sâu vào các
mặt tổ chức, nhân sự, chính sách lao động, tiền lương, định hướng chiến lượcphát triển sản xuất kinh doanh, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạchsản xuất kinh doanh, công tác xây dựng và phát triển đoàn thể
+ Có quyền nắm giữ và quyết định phân bổ tài chính của công ty theođúng pháp luật
+ Phân bổ nhiệm vụ và quyền hạn cho các phòng ban
+ Bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm, tiếp nhận, tuyển chọn, khen thưởng, kỷ luậtđối với nhân viên
- Lãnh đạo theo chế độ một thủ trưởng và điều lệ hoạt động của công ty
- Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đảng, nhà nước vàpháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 35- Tham mưu đề xuất lên Giám đốc những kiến nghị, chiến lược kinh doanh
có hiệu quả cho công ty Cùng tập thể Ban giám đốc chịu trách nhiệm nhữngquyết định quan trọng
- Thay mặt giám đốc điều hành công ty khi Giám đốc vắng mặt
3.3.2.2 Các phòng ban
a) Phòng kế hoạch – kinh doanh
- Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong việc lập kế hoạch kinhdoanh ngắn và dài hạn, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, vật tư, kho hàng vận tải,tiếp thị…
- Soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, tổ chức tốt các khâu đàm phángiao dịch, ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế đúng qui định
- Nghiên cứu thị trường, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Tổng hợp các tài liệu, các thông tin cần thiết về hàng hóa xuất nhập khẩu
b) Phòng tài chính – kế toán
- Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh đầy đủ,kịp thời, chính xác và trung thực về tình hình kinh doanh của công ty (hợp đồngmua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình thựchiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước) Lập các báo cáo quyết toán hàng tháng,hàng quý, hàng năm
- Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác hạch toán thống kê, quản lý tàisản, nguồn vốn… và việc thực hiện chế độ kế toán theo qui định hiện hành
Trang 36- Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trữ lạnh hàng hoá đông lạnh thành phẩm củacông ty đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hoá.
- Tham gia theo dõi, quản lý thiết bị kho đông lạnh nhằm luôn đảm bảo antoàn tuyệt đối cho hàng hoá
- Thực hiện báo cáo định kỳ các nghiệp vụ phát sinh theo quy định củacông ty
d) Phòng KCS
Làm nhiệm vụ giám sát quá trình chế biến hàng hóa, đảm bảo cho sản phẩmđúng chất lượng, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm
e) Bộ phận kho
- Chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa vào kho lạnh
- Xuất nhập hàng và theo dõi số lượng hàng tồn kho đáp ứng cho kế hoạchxuất khẩu hàng hóa
3.4 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Trang 373.4.2 Nhiệm vụ
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập doanhnghiệp
- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định
- Tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ kế toánthống kê nhà nước quy định
- Quản lý khai thác nguồn vốn, phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuấtkinh doanh Sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, thực hiện tốt việc bảo toàn vàphát triển nguồn vốn sản xuất kinh doanh, tạo hiệu quả kinh tế - xã hội
- Thực hiện phân phối lao động xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chấttinh thần, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên và toàn côngty
3.5 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM TỪ 2006 – 2008
Qua bảng tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ
2006 – 2008, ta thấy tình hình doanh thu của công ty được tăng lên qua các năm
Cụ thể năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 51.083triệu đồng, sang năm 2007 tăng lên 61.235 triệu đồng, tức doanh thu của công ty
đã tăng được 10.152 triệu đồng, tương đương tăng 19,9% Đến năm 2008 doanhthu tăng lên 67.407 triệu đồng, tức là tăng 6.172 triệu đồng so với năm 2007,tăng tương đương 10,1% Nhìn chung, tình hình doanh thu của công ty được tănglên, tuy nhiên tăng không đều từ 2006 – 2008, nguyên nhân là do trong năm 2007công ty mở rộng thêm được một số thị trường nhờ tăng cường hoạt động quảngcáo, bán hàng… và dần tạo lập được uy tín trong lĩnh vực ngành nghề đang kinhdoanh, tăng dần sản lượng hàng xuất khẩu Sang năm 2008, doanh thu của công
ty cũng có tăng nhưng không cao so với mức tăng của năm 2007 nguyên nhân là
do bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế Thế giới vào cuối năm 2008 làm cho một
số nước hạn chế nhập khẩu, và cũng trong thời gian này công ty bị mất thị trường
ở Nga (do việc đình chỉ nhập khẩu thủy sản VN từ 20/12/2008) nên cũng đã làmảnh hưởng tới doanh thu của công ty