Nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cty tnhh quảng cáo – in – bao bì sơn tùng (Trang 26 - 32)

II. PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH NỘI TẠI CỦA DOANH NGHIỆP 1 Cơ cấu tổ chức

2. Nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên lớn nhất và quí hiếm nhất. Việc quản trị nguồn nhân lực hữu hiệu ngày càng được quan tâm, nghiên cứu và phân tích cặn kẽ.

Bảng 2 : Tình hình bố trí cơ cấu nhân sự Cty TNHH Sơn Tùng

STT Đơn vị Tổng số

Trình độ

Đại học Trung học Phổ thông

SL % SL % SL % 1 Ban Giám đốc 4 3 75 1 25 - 2 Phòng Hành chính Tổ chức – Kế toán 3 - 3 100 - 3 Phòng Kinh doanh 2 - 2 100 - 4 Xưởng Sản xuất 17 - 6 35 11 75 Tổng số LĐ công ty 26 3 11,50 12 46,20 11 42,30

Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức Cty TNHH Sơn Tùng

- Trong một doanh nghiệp nhỏ, tỷ lệ trình độ đại học là 11.5% có thể nói là khá cao, đây là điểm mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý ngày càng có hiệu quả. Đặc biệt là trình độ đại học đều tập trung ở bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp. Hơn nữa, ngoài trình độ, ban lãnh đạo còn là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực của mình và họ cũng tham dự thêm

nhiều lớp huấn luyện nâng cao trình độ quản lý. Hơn nữa các nhân viên này đều là người trong gia đình nên mức độ gắn bó với công ty là rất cao. Đây là một điểm mạnh của công ty.

- Do doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, đòi hỏi nhân viên phải có trình độ tay nghề để điều khiển máy móc nên ta thấy tỷ lệ nhân viên có trình độ trung học, nghề là khá cao 46.2%. Đây chính là nguồn nội lực rất lớn trong sự cạnh tranh và phát triển của Cty trong hiện tại và kể cả tương lai.

- Nhân viên sản xuất: hiện nay có hai loại nhân viên sản xuất: đó là nhân viên có trình độ kỹ thuật và nhân viên lao động chân tay.

+Nhân viên lao động có kỹ thuật: 6 người chiếm 35% trong tổng số nhân viên của xưởng. Nhân viên kỹ thuật là những người được công ty gởi đi đào tạo để ứng dụng công nghệ mới. Đây là những người tạo ra phần lớn giá trị của công ty chiếm gần 57% doanh thu của công ty. Đây là lực lượng rất quan trọng cho sự phát triển của công ty sau này.

+Nhân viên lao động chân tay: gồm 11 người chiếm 75 %nhân viên của xưởng sản xuất. Lực lượng này được đào tạo tại chỗ vì kĩ thuật thao tác công việc đơn giản, chỉ cần học vài lần là có thể thành thạo công viêc và làm tốt công việc đươc giao.

Bảng 3: Thống kê số lượng - cơ cấu nguồn nhân lực của Cty TNHH Sơn Tùng

Chỉ tiêu 2003Năm Năm 2004 2005Năm

Chênh lệch

2003 / 2004 2005 / 2004Chênh lệch

Mức % Mức %

1. Tổng số cán bộ

công nhân viên 22 25 26 3 13,63 1 4,00

+ Lao động trực tiếp 16 18 19 2 12,50 1 5,56 + Lao động gián tiếp 6 7 7 1 16,67 0 0,00 2. Trình độ + Đại học 3 3 3 0 0,00 0 0,00 + Phổ thông 14 13 11 1 7,14 -2 - 15,38 + Trung học 5 9 12 4 80,00 3 33,33

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty TNHH quảng cáo- in-bao bì Sơn Tùng

- Tổng cán bộ công nhân viên trong công ty năm 2004 tăng lên 3 người , về tỉ lệ tăng 13.6 % so với năm 2003, tổng cán bộ công nhân viên trong công ty

- Trong đó:

+Lao động trực tiếp năm 2004 tăng so với năm 2003 là 2 nguời, tỉ lệ tăng là 12.5 %. Đến năm 2005 tăng lên 1 người chiếm tỉ lệ 4.0%

+Lao động gián tiếp năm 2004 tăng lên 1 người, tỉ lệ tăng 16,67% so với năm 2003, đến năm 2005 không tăng.

- Về trình độ:

+Trình độ đại học năm 2005 không tăng so với năm 2003

+Trình độ phổ thông năm 2004 giảm so với năm 2003 về mức là một người về tỷ lệ 7.14% , nhưng đến năm 2005 thì giảm 2 người so với năm 2004, chiếm tỉ lệ - 15.38 % so với năm 2004

+Trình độ trung học năm 2004 tăng 4 người so với năm 2003, tỷ lệ tăng là 80,0%. Đến năm 2005 tiếp tục tăng lên thêm 3 người so với năm 2004, tỷ lệ tăng là 33,33%

Nhận xét:

Qua bảng thống kê về số lượng – cơ cấu nguồn nhân lực Công ty TNHH Sơn Tùng, ta thấy có sự biến động lớn về trình độ của lực lượng lao động mà cụ thể là ở trình độ phổ thông và trình độ trung học. Nếu năm 2003 có tới 14 công nhân có trình độ phổ thông thì đế năm 2005 còn có 11 công nhân, giảm 21,1%. Ở trình độ trung học có sự tăng lên đáng kể, năm 2003 có 5 công nhân có trình độ trung học thì đến năm 2005 có đến 12 công nhân có trình độ trung học, tăng 114%. Điều này cho thấy sự thay đổi rõ nét trong định hướng phát triển của công ty. Định hướng chuyển từ lao động thủ công tạo ra giá trị thấp (in lụa) sang sản xuất có sử dụng máy móc công nghệ tạo ra giá cao ( in kỹ thuật số) đòi hỏi sử dụng lao động có trình độ, tay nghề.

Phần lớn nguồn lao động có trình độ tay nghề là do công ty tuyển chọn và gởi đi đào tạo ở cơ sở bạn ở Tp. HCM. Điều này cho thấy chính sách đào tạo của công ty cho định hướng phát triển là khá tốt tuy có một số công nhân sau khi được đào tạo xong không gắn bó với công ty. Tuy nhiên đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của công ty trong hiện tại và cả tương lai về nguồn lực con người trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, ta phân tích chỉ tiêu sinh lời bình quân của lao động.

Năm Đvt 2004 2005 Chênh lệch

Mức %

LNR đồng 30.750.134 47.928.302 17.178.168 55,86

Số lao động người 25 26 1 4,00

Sinh lời bình quân của lao

động

đồng/người 1.230.005 1.843.396 613.391 49,87

Nguồn: Phòng hành chính tổ chức Công ty TNHH Sơn Tùng

Qua bảng chi tiêu sinh lời bình quân của lao động ta thấy nếu năm 2004 mỗi lao động chỉ tạo ra 1.230.005 đồng lợi nhụân thì năm 2005 mỗi lao động tạo ra đến 1.843.396 đồng, về tỷ lệ tăng 49 %. Đây là mức tăng khá cao cho thấy việc sử dụng lao động của công ty ngày càng hiệu quả.

Lao động tiền lương

Hiện tại công ty có hai cách tính lương. Tính lương theo hệ số đối với lao động gián tiếp và tính lương theo sản phẩm đối với lao động trực tiếp. Cụ thể như sau:

+ Lao động trực tiếp: Đối với lao động trực tiếp, thì công ty trả lương theo sản phẩm làm ra. Nếu không có việc làm thì công ty trả cho mỗi lao động mỗi ngày là 25.000 đồng để ổn định cuộc sống.

+ Lao động gián tiếp:

Bảng5: Bảng tính lương cho lao động gián tiếp

Mức lương tối thiểu Thực hiện năm 2005 Kế hoạch năm 2006 Lao động ngắn hạn

Lao động dài hạn 310.000 x hệ số 350.000 x hệ số Mức lương tối đa

Lao động ngắn hạn

Lao động dài hạn 350.000 x hệ số 350.000 x hệ số Nguồn: Công ty TNHH Sơn Tùng

Thuyết minh quy chế trả lương:

Lương công nhân viên lãnh mỗi tháng là phần thực lãnh trên bảng thanh toán lương.

Thực lãnh = Lương khoán + Lương thời gian + Tiền bồi dưỡng ăn ca + độc hại (nếu có)

Để đánh giá công tác tiền lương tại công ty TNHH Sơn Tùng ta đi đến Bảng phân tích tiền lương ở trang sau để có cái nhìn tổng thể về công tác tiền lương tại công ty.

Qua bảng 7, ta thấy lương bình quân đầu người/tháng tại công ty Sơn Tùng có sự cải thiện đáng kể từ trong giai đọan từ năm 2003 đến năm 2005. Nếu năm 2003, lương bình quân đầu người tại công ty chỉ có 734.498 đồng/người/tháng thì đến năm 2004 là 901.871đồng/người/tháng, về mức tăng 167.373đồng/người/tháng và về tỉ lệ là tăng 22,78%, đây là mức tăng tiền lương cao nhất trong lịch sử của công ty, với mức tăng này đã cải thiện đáng kể đời sống vừa thúc đẩy tinh thần làm việc của anh em công nhân tại công ty . Có thể lý giải về sự tăng lương lên mức kỷ lục 22.78% là do công ty đã đưa lĩnh vực In kỹ thuật số vào họat động thành thạo và hiệu quả tạo ra giá trị cao. Đến năm 2005, tiền lương bình quân tại công ty tiếp tục tăng thêm 0.64% so với năm 2004 đưa lương bình quân tại công ty lên mức 907.635đồng/người/tháng hay 10.891.620đồng/người/năm. Đối với một công ty nhỏ, thì mức lương 10.891.620đồng/người/năm có thể xem là tương đối cao so với mức lương bình quân khoảng 9,3triệu đồng/người/năm tại Tp.Cần Thơ hiện nay (theo báo điện tử Cần Thơ).

Bảng 6: Lương bình quân thu nhập đầu người/tháng Cty TNHH Sơn Tùng

Chỉ tiêu Đvt Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch2005/2004 Mức % Mức % Tổng tiền lương đồng 193.907.659 249.623.326 259.984.368 - - - - Tổng tiền thưởng đồng - 20.983.000 23.198.000 - - - - Tổng thu nhập đồng 193.907.659 270.606.326 283.182.368 76.698.667 39,55 12.576.042 4,65

Số công nhân người 22 25 26 - - - -

Thu nhập bình quân đầu người

đồng/ người/ tháng

734.498 901.871 907.635 167.373 22,78 5.764 0,64

Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH Sơn Tùng .

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cty tnhh quảng cáo – in – bao bì sơn tùng (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w